Hôm nay,  

Tôi Làm Thông Dịch Ba Thứ Tiếng

23/06/201100:00:00(Xem: 118647)
Tôi Làm Thông Dịch Ba Thứ Tiếng

Tác giả: Lý Quang Tú
Bài số 32102-12-28512vb5062311

Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú. Vì tình trạng sức khoẻ, ông Tú phải bỏ nghề điêu khắc, chuyển về sống tại Georgia 6 năm với nghề đánh bóng cầu thang và đồ gỗ. Hiện nay, tác giả đã về hưu và là cư dân Sacramento, California. Sau đây là bài viết thứ hai của ông Tú.

***

Khi nghe nói tới người nào đó nói được ba thứ tiếng thì người ta nghĩ là người đó giỏi lắm nhưng trong trường-hợp tôi sắp kễ ra đây thì người đó không giỏi như người ta nghĩ mà còn dở tệ nữa! Người đó là tôi!
Lúc mới qua Mỹ trình-độ tiếng Anh của tôi “không đầy lá mít” khi nói chuyện phải nhờ hai tay phụ giúp. Về phần tiếng Hoa thì tôi còn dốt hơn nữa! Tôi chỉ biết có hai câu “ngộ tả nị xẩy” và “ngộ ái nị” do tôi học lóm của người bạn, vậy mà tôi được đề-cử đi thông-dịch miễn-phí ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa. Chuyện nầy khó tin nhưng có thật. Tôi xin đổi tên những người có liên-quan trong câu chuyện nầy.
Năm 1979, gia-đình tôi may-mắn được người Mỹ là Bà Marilyn bảo lãnh qua Mỹ từ trại tỵ-nạn ở Thái-Lan. Bà rất tốt, đưa chúng tôi về định-cư ở gần nhà Bà tại vùng bờ biển Pacific Grove thuộc Monterey County, California.
Trong gia-đình chỉ có tôi biết tiếng Anh chút ít, nhưng lưỡi tôi đã thấm-nhuần nước mắm nên tôi nói Bà không hiểu và Bà nói thì tôi chỉ hiểu chút-chút, mỗi lần nói chuyện thì mỗi bên phải viết vô cuốn tập, chữ nào không biết thì tôi tra tự-điển! Vì nói và nghe dở quá nên đi đâu tôi cũng phải đem cuốn tập và cây viết theo!
Vào cuối thập niên 1970 dân tỵ-nạn càng ngày càng đông nên Monterey County lập ra Indochinese Center để giúp đở nhiều việc như dạy tiếng Anh, thông-dịch, đưa đi làm giấy tờ, đi bác-sĩ hay cần đi đâu có xe đưa rước v.v... lúc gia-đình tôi tới Mỹ thì trung-tâm nầy đã hoạt-động được vài năm.
Trung-Tâm là một ngôi nhà lớn ở thành-phố Seaside, CA., cách chỗ tôi ở khoảng 20 phút lái xe, gồm có ba lớp học tiếng Anh chiếm 1/3 và văn-phòng làm việc chiếm 2/3.
Ba lớp học Anh Văn gồm có lớp một vở lòng, lớp hai biết chút ít và lớp ba cao hơn do một bà giáo người Mỹ phụ-trách và một nữ phụ-giáo là người Việt-Nam.
Tôi được vào học lớp hai, lớp nầy được gần 20 người, có cả người Việt, người Hoa và Đại-Hàn. Thời gian mới tới Mỹ cái gì cũng xa lạ, nhờ các lớp học nầy mà tôi gặp được nhiều người Việt-Nam, chúng tôi cảm thấy được nhiều an-ủi nơi xứ lạ quê người.
Văn-phòng có hơn 10 người gồm có khoảng 5 người Mỹ, số còn lại là người Việt-Nam. Có ông Bill, một người Mỹ trắng nói tiếng Việt khá trôi-chảy. Vì biết ông nầy có qua phục-vụ ở Việt-Nam một thời-gian nên bà con mình thỉnh-thoảng mời ông tới nhà “nhậu”, cả nước mắm, mắm nêm và tiết canh vịt ông đều không... từ-chối.
Khi tôi học xong ba lớp Anh Văn thì Trung-Tâm có mở thêm một khóa đặc-biệt, tôi không ghi danh học khóa nầy, ông Bill kêu tôi vô văn-phòng nói chuyện, tôi không ngờ ông ấy dùng những từ-ngữ Việt-Nam hay như vậy. Nguyên văn câu nói của ông tới nay tôi còn nhớ như sau:
- Tại sao anh Tú không học khóa Anh Văn nầy. Anh học khóa nầy rất hữu-hiệu, nó sẽ giúp cho anh giỏi tiếng Anh hơn, anh là đầu máy của gia-đình anh phải biết tiếng Anh, mà tiếng Anh là chìa khóa kiếm ra tiền, anh nên ghi danh đi học nhen!”
Tôi học tiếng Anh buổi sáng, trưa xe của Sở Xã-Hội tới Trung-Tâm chở tôi vô xưởng gổ ở Monterey để tôi học nghề đánh bóng đồ gổ. Nơi đây tôi được học miển phí mà còn được huởng bửa ăn trưa, chiều bà bảo lãnh tới rước tôi về, bửa nào Bà bận thì tôi đi xe bus về.
Học Anh-văn chừng hơn một tháng. Có một ngày vừa mới nghỉ giải lao thì Bác Viên, làm bên văn-phòng, vào lớp kêu tôi:
- Chú Tú! Tôi có chuyện nhờ chú, mời chú vào văn-phòng với tôi nhé!
Tôi dạ và theo Bác Viên vô văn-phòng, Bác mời tôi ngồi. Sau vài câu thăm hỏi, Bác nói:
- Chú rất may-mắn gặp được bà bảo lãnh tốt, tôi mừng cho Chú! Giờ tôi có chuyện nầy nhờ chú giúp tôi nhé!
- Thưa chuyện chi vậy Bác"
- Bảy giờ tối mai có một gia-đình người Việt gốc Hoa từ trại Tỵ-Nạn qua tới phi-trường Monterey, có một số người Mỹ đi đón nhưng họ không biết tiếng Anh, nhờ chú đi tới đó thông-dịch giùm.
Tôi như bị điện giật vì hai chữ “thông-dịch”, tiếng Anh của tôi như vầy mà đi thông-dịch là một chuyện lạ, tôi sợ là tôi nghe lộn nên hỏi lại:
- Bác nói con giúp gì cho họ"
- Chú thông-dịch cho họ.
- Thưa Bác! Tiếng Anh của con như vầy mà đi thông-dịch sao được"
- Tôi biết trình-độ Anh Văn của chú mà, chú sẽ làm được. Không sao đâu, họ chỉ nói những câu thông-thường, chú đừng lo.
Bác khuyến-khích thêm:
- Chú đi như vậy có lợi cho chú lắm, chú có dịp đi chỗ nầy chỗ kia để mở-mang kiến-thức và có dịp thực-tập tiếng Anh, chú sẽ mau tiến-bộ hơn chú ở nhà.
Bác Viên nói thêm:
- Tôi đã nói chuyện với Bà Marilyn rồi, chú ăn cơm chiều xong, khoảng 6:15 thì Bà tới rước chú đi.
Tôi nhận lời Bác Viên mà trong bụng không yên. Thôi thì đi một chuyến để giúp-đỡ phần nào cho đồng-hương mình và học-hỏi thêm cho biết.
Ra đón gia-đình anh Hon ở phi-trường gồm có 5 người: Ông John., người bảo lãnh cho gia-đình anh Hon, hai người ở trong Hội USCC, bà Marilyn và tôi.
Xem ra thì tôi cũng “nổi” lắm chớ! Năm người chờ ở đây chỉ có tôi là người Việt-Nam mà hiện giờ họ đang lo giúp-đở người tỵ-nạn Việt-Nam, hơn nữa tôi là “thông-dịch-viên” của họ nên họ rất niềm-nở với tôi.
Sau bảy giờ tối, gia-đình anh Hon gồm có bốn người từ trong đi ra với những túi có ghi số T, (số T là số do trại tỵ-nan Thái-Lan ấn-định cho mỗi người tỵ-nạn) Ông John kêu tôi đi gần bên ông để đón họ. Khi giáp mặt ông nói:
- Good evening Hon. How are you" My name is John, I am your sponsor.

Tôi thông-dịch lại, anh Hon nói:
- Chào ông John, tôi khỏe, cám ơn ông đã bảo lãnh gia-đình tôi.
Tôi kêu anh Hon giới-thiệu vợ con anh với mọi người. Ông John và những người Mỹ rất vui-vẻ bắt tay từng người một.
Vì chỗ nầy đông người rất ồn-ào nên Ông John đưa mọi người đi chỗ khác, trong lúc đi, tôi tự giới-thiệu:
- Tôi là Tú, tôi cũng là người tỵ-nạn như anh, tôi qua đây mới hơn một tháng, họ kêu tôi đi với họ tới đây đón gia-đình anh, hồi ở Việt-nam anh ở đâu"
- Dạ tôi ở Chợ-Lớn, qua đây gặp anh nói tiếng Việt tôi mừng quá!
Tới một chỗ trống chúng tôi dừng lại, ông John hỏi:
- Anh Hon có đói bụng không"
- Dạ đói!
- Tôi mời mọi người đi vô nhà hàng ăn nhé!
- Dạ!
Chúng tôi vô nhà hàng tại phi-trường ăn. Quý vị đi chung rất niềm-nở tiếp vợ và hai đứa con của anh Hon. Những người nầy hỏi nhiều lắm nhưng tôi chỉ thông-dịch được những câu thông-thường mà còn phải nhờ hai bàn tay yểm-trợ!
Trong khi ăn ông John nói:
- Tôi đã mướn nhà cho gia-đình anh rồi, ăn xong tôi sẽ đưa gia-đình anh về nhà, anh có cần gì nữa không"
- Dạ không, cám ơn ông giúp-đỡ.
- Anh có muốn nói gì không"
- Tôi xin hỏi: Tôi không có tiền, Tôi có được giúp-đỡ lúc ban đầu không"
- Được! Mỗi tháng gia-đình anh sẽ nhận được tiền trợ-cấp do Sở Xã-Hội gởi tới.
- Xin cám ơn ông.
Ăn xong, khi trả tiền chúng tôi vô cùng ngạc-nhiên: Ông John chỉ trả tiền cho phần ăn của ông và gia-đình anh Hon còn những người kia thì mạnh ai nấy trả. Đây là chuyện lạ vì ở VN người nào trả tiền thì “bao” hết mấy người kia. Chúng tôi biết thêm được một phong-tục của người Mỹ.
Trước ngày anh Hon qua đây, ông John đã mướn nhà hai phòng, ông đã mua sắm những thứ cần thiết như giường ngũ, đồ-đạc, thực-phẩm v.v... Khi chúng tôi tới nhà thì những vật-dụng đó đã sẵn-sàng. Ông John dẩn gia-đình anh Hon đi khắp nhà và chỉ-dẩn cách xử-dụng lò nấu, tủ lạnh, phone v.v... ông đưa cho anh Hon môt bao thơ tiền và một tờ giấy có ghi số điện-thoại của ông. Ông nhờ tôi ghi số điện-thoại của tôi vô đó luôn, ông nói:
- Đây là những số điện-thoại cần-thiết, nếu có gì khẩn-cấp thì anh gọi cho tôi hoặc ông Tú.
Rồi ông hỏi tôi:
- Ông Tú! Tối mai tôi đến rước ông để cùng đi thăm anh Hon được không"
- Dạ được!
Chúng tôi từ-giả gia-đình anh để ra về.
Khi chia tay, anh Hon cầm tay tôi lưu-luyến nói:
- Anh Tú! Ở đây Mỹ không hè! Tôi không quen ai hết! Gặp được anh tôi mừng lắm! Anh nhớ tới chơi với tôi thường nhen anh Tú.
Tôi biết tâm-trạng của anh Hon, cũng như tôi, anh nhớ Việt-Nam nhiều lắm, chúng tôi cần người đồng hương tâm-sự với nhau để vơi đi phần nào nỗi nhớ quê-hương xứ-sở. Tôi nói:
- Tôi không có xe nhưng tôi sẽ cố-gắng tới thăm anh vì tôi cũng cần anh để trò chuyện.
Khoảng hơn một tuần sau tôi lại được Bác Viên nhờ đi ra phi-trường đón và thông-dịch cho gia- đình anh Mùi, gia-đình nầy chỉ có hai vợ chồng.
Vì lần đầu thông-dịch được suông sẻ nên tôi lên tinh-thần, liền “thừa thắng xông lên” nhận lời của Bác Viên. Lần nầy tôi cũng được thành-công lúc đầu nhưng phần sau lại xảy ra một việc quá khả-năng của tôi nên việc thông-dịch không được như ý muốn!
Anh chị Mùi được ở trong căn nhà một phòng, cách nhà tôi chừng hai miles vì vậy tôi có thể đi bộ qua thăm anh chị.
Mặc-dù Bà Marilyn không phải là người bảo-lãnh nhưng mỗi tuần Bà đều tới chở tôi đi thăm và giúp-đỡ anh chị Mùi. Có một điều không tốt là chị Mùi vì buồn nhớ bà con bên nhà nên hay khóc và bỏ ăn bỏ ngủ, mới hơn hai tuần mà chị gần như kiệt sức!
Một buổi sáng tôi nghỉ học, đi bộ lại thăm anh chị.Vừa mở cửa thấy tôi thì anh Mùi nói thật lẹ:
- Anh Tú! Vợ tôi bị bịnh nặng lắm!
Anh vội-vã đi lại sofa chỗ chị Mùi nằm cầm tờ báo quạt cho Chị Mùi. Tôi thấy mặt chị tái xanh và hơi thở mệt-nhọc nên tới gần, chưa kịp hỏi thì chị bị ngất-xỉu. anh Mùi thì khóc lớn lên và kêu tên chị liên-tục. Tôi run-rẩy gọi cho Bà Marilyn hay, bà nói Bà kêu xe cứu cấp liền để chở chị Mùi vô bệnh-viện. Tôi cũng gọi Trung-Tâm Tỵ-Nạn Đông-Dương để cho Bác Viên hay và xin người đến bệnh-viện giúp thông-dịch. Vài phút sau tôi nghe tiếng còi hú và xe cứu-cấp tới.
Anh Mùi theo chị Mùi lên xe cứu cấp vô bệnh-viện, xe vừa rời nhà thì Bà Marilyn tới chở tôi chạy theo. Tới bệnh-viện, nhân-viên làm giấy tờ hỏi anh Mùi về tên tuổi, địa-chỉ, số phone v.v…tôi thông-dịch được hết. Tới chừng họ hỏi về bệnh-trạng thì tôi bí lối, không thông-dịch được gì hết. Tôi đang bối-rối chưa biết làm sao thì thấy anh Hưng của Indochinese Center đi ngang qua cửa, đúng là nắng hạn gặp mưa rào tôi mừng quá nên quên hết những người xung-quanh, bất-ngờ tôi la lớn: - Anh Hưng! Rồi chạy thật lẹ ra cửa để theo anh và nắm tay anh kéo vô phòng nhờ anh thông-dịch thế cho tôi, nhờ anh mà mọi việc được suông-sẻ.
Tới lần thứ ba, “nhứt quá tam”, là lần “lòi tẩy”!
Tuần lễ sau, tôi được chị Muội, người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt, kêu tôi vô văn-phòng. Sau khi an-tọa, chị có phone, tôi ngồi đợi. Bổng tôi nghe một tràng tiếng Tàu (ở địa-phương tôi, tôi chỉ nghe mọi người kêu là tiếng Tàu chớ không nghe kêu là tiếng Hoa) tôi nhìn ngay chị Muội, chị cũng nhìn tôi và xổ một tràng tiếng Tàu nữa. Tôi vẫn “tỉnh-bơ” ngó chị. Chị nhíu mày nói bằng tiếng Việt:
- Ông Tú hiểu tôi nói gì không"
Tôi ngạc-nhiên nhìn chị, hỏi lại:
- Dạ không, chị nói gì vậy"
- Bộ ông Tú không biết tiếng Tàu hả"
- Dạ không!
- Ủa! Vậy sao hai lần trước ông Tú đi thông-dịch cho người Tàu được suông-sẻ"
- Tôi đâu có thông-dịch tiếng Tàu. Hai gia-đình đó nói tiếng Việt mà.
- Vậy mà tôi tưởng ông biết tiếng Tàu, tôi tính nhờ ông đi thông-dịch cho một gia-đình từ Hồng-Kông sắp qua đây. Ông họ Lý, ông là người Tàu sao ông không biết tiếng Tàu"
- Từ nhỏ tới lớn tôi sống với người Việt-Nam, nói toàn tiếng Việt-Nam, tôi đâu có học tiếng Tàu mà biết nói. Trong người tôi có dòng máu Tàu, tôi có một phần là người Tàu nhưng mà là Tàu... mất gốc …
LÝ QUANG TÚ

Ý kiến bạn đọc
27/06/201118:26:36
Khách
Toi o canh may gia -dinh Tau Viet, ho giau cai goc Tau Viet rat la` ky~, khong muon noi chuyen = tieng Viet, khi don -di cho khac cung khong them chao 1 tieng, nhung khi ho -den kiem nha` muon thi` ngot nhu mia', vi`ho can minh cho so phone cua manager, nhung sau -do' thi` hoi lanh lung. Toi cung khong hieu nua.
03/07/201111:47:41
Khách
Người Việt gốc Hoa không lợi dụng để được đi định cư như Thuy Lan viết. Họ là những người tị nạn thật sự sau khi bị chính quyền cộng sản Việt Nam kì thị đuổi ra khỏi nước trong cuộc chiến Việt Trung năm 78-79 trong nhũng đợt đi bán chính thức vơ vét tiền của người Hoa
23/06/201119:22:54
Khách
Bai viet nay co duyen qua! Toi rat men phuc anh Ly Quang Tu nay da nhan minh la nguoi Viet mac du doc ten anh len ,ai cung nghi anh la nguoi Tau. Co mot so nguoi Viet goc Hoa, khi di ty nan, thi nhan minh la nguoi Viet, nhung den duoc xu so thu 3 roi thi ho noi ho la nguoi Tau, va thay ten doi ho , de ho tro thanh E. Chen, thay vi nhu cai ten T. Tran khi moi dat chan len nuoc My. ( Day la chuyen co that voi mot nguoi toi quen biet o xu My nay ). Nghi ma cay dang cho nguon goc ti nan VN, chi bi ho loi dung de duoc di dinh cu+ ma thoi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến