Hôm nay,  

Làm Người Lớn

22/06/201100:00:00(Xem: 125605)

Làm Người Lớn

Tác giả: Gió Đồng Nội

Bài số 32101-12-28511vb4062211

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên viên làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida từ 1981, cùng năm với Columbia, chiếc phi thuyền đầu tiên được phóng lên không gian. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

***

Mai cố gắng sắp xếp mọi việc cho xong trước 8 giờ tối để có thể ngồi thảnh thơi theo dõi những con số hiện trên màn ảnh đài truyền hình 27 đang cập nhật từng phút. Các ứng cử viên hồi hộp chờ kết quả đếm phiếu, còn Mai cũng hồi hộp chờ xem sự nhận định của mình đúng đến đâu vì đây là lần đầu tiên được tham dự trò chơi dân chủ: phổ thông đầu phiếu.

Từ đầu năm, Mai đã biết là mình sẽ đủ tuổi để làm người lớn. Chờ mãi rồi cũng tới tháng 10, ngày sinh nhật 18 của Mai. Bố Mẹ cho cái xe Honda đời 2007 của ông anh truyền xuống. Mai thi đậu bằng lái xe cái một, le lói lái đến trường học một mình (đó là tưởng tượng chứ nhiều đứa lái xe từ lúc vừa tròn 16 cơ). Năm cuối của bậc Trung Học, dù bạn học chỉ hơn thua nhau vài tháng tuổi, hầu hết tụi nó đều nhỏ hơn Mai. Đứa nào cũng có bằng lái xe từ lâu rồi. Chỉ loè được tụi bạn khi Mai đưa ra cái thẻ cử tri của mình. Thấy oai dễ sợ. Tụi nó xúm lại nghe Mai khoe kinh nghiệm. Này nhé, mình hội đủ các điều kiện của Uỷ Ban Bầu Cử Trung Ương, chẳng hạn như: 

- Là công dân nước Hoa Kỳ (đương nhiên rồi, vì Mai sinh ở Mỹ, có giấy khai sinh đàng hoàng)

- Là Cư dân của một Tiểu Bang (cái bằng lái xe vừa lấy được đã chứng minh nơi cư trú hiện tại)

- Đủ 18 tuổi tính đến ngày bầu cử (phần lớn, các tiểu bang đòi hỏi phải 18 tuổi trước ngày bầu cử 30 ngày).

- Thêm vào đó, không đang bị giam giữ hay tạm dung trong ngày bầu cử.

- Không bị bệnh tâm thần theo phán quyết của tòa án.

Mai cao giọng: Trước khi có thể bầu, bạn phải ghi danh làm thẻ cử tri (ngoại trừ tiểu bang North Dakota), hầu hết các tiểu bang đòi phải làm thẻ cử tri 30 ngày trước ngày bầu cử. Nếu đây là lần đầu tiên đi bầu, bạn phải trình thêm một thẻ căn cước có hình như bằng lái xe hay thông hành xuất ngoại (U.S. Passport). Ngoaị trừ hai tiểu bang New Hampshire và Wyoming đòi bạn phải đến tận nơi để ghi danh làm thẻ cử tri, ở tất cả các nơi khác, bạn chỉ việc gửi thư đi (hay điện thư) là xong. Thời gian ghi danh thay đổi từ 1 đến 30 ngày tùy theo tiểu bang. Connecticut chỉ đòi 1 ngày. Ðặc biệt là Wyoming, tuy bạn phải đến tận nơi để ghi danh bầu cử nhưng đồng thời bạn có thể đi bầu luôn trong ngày hôm đó. (same-day registration).

Phần mình, dư còn hơn thiếu, để chắc ăn, Mai mang theo giấy khai sinh đến phòng ghi danh đầu phiếu nằm trong Toà Án của thảnh phố kèm với cái bằng lái xe mới đậu để ghi danh làm thẻ cử tri. 

Điền tên, địa chỉ, đủ thứ rồi đến phần chọn đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ thì Mai chọn thế đứng trung lập, không vào đảng nào cả vì chưa có thời giờ tìm hiểu. (Đây cũng là một thiệt thòi vì khi các đảng bầu sơ bộ, mình không được tham dự). Chưa đến nửa tiếng, mọi sự xong xuôi, Mai hớn hở ra về chờ thẻ cử tri sẽ gửi tới nhà. Vì đang trong mùa bầu cử nên chỉ hơn một tuần sau đó, phiếu bầu cử mẫu được gửi đến tận nhà để Mai nghiên cứu. Cách bầu thì dễ ợt, bôi đen kín một ô bên cạnh tên ứng cử viên mình lựa cho mỗi câu. Phần lựa các ông quan toà lại là câu hỏi: Bạn có muốn lưu nhiệm ông/bà A, B, C… – có hay không - cho từng ông toà của mỗi vùng. Ông nào đủ số phiếu tín nhiệm đương nhiên ngồi lại. Người bị mời về đuổi gà cho vợ thì nhường ghế trống sẽ được bầu lại cùng lúc với kỳ bấu cử Tổng Thống trong 2 năm nữa. Phần các đạo luật mới là nhiêu khê, in trên nguyên mặt sau của lá phiếu khổ lớn 11 x 14. Cách dùng chữ thật khó hiểu, phải đọc đi, đọc lại mấy lần để chắc ăn Mai mới dám phê: chuẩn hay bỏ. Cũng nhờ phiếu mẫu đã quen thuộc nên khi vào phòng bỏ phiếu Mai thấy rất tự tin.

Buổi sáng thứ ba đến trường mà lòng nôn nao, chỉ chờ giờ tan học để chạy ngay đến phòng đầu phiếu. Đây là một sân thể dục trong nhà (indoor gym) mướn của trường học thuộc một nhà thờ Tin Lành. Bên trong kê 2 dãy bàn dài dành cho những người làm việc kiểm soát thẻ cử tri, căn cước có in hình theo mẫu tự của tên họ (last name). Bàn cuối là người phát lá phiếu. Mỗi bàn đều có 2 người (có lẽ của 2 đảng chính để kiểm soát lẫn nhau). Cầm lá phiếu, Mai đi đến ngăn riêng làm việc chọn lựa. Có đến 30 ngăn kê chung quanh tường. Người nào nghĩ mình cần nhiều thời giờ thí cứ việc kéo ghế ngồi còn Mai thì chỉ tíc tắc đã xong vì đã nghiên cứu trước và biết điều mình muốn. Cầm lá phiếu bỏ vào thùng xong, Mai nhận một miếng giấy “Tôi đã bỏ phiếu” dán vào ngực áo rồi ra về. Kết quả của cuộc đầu phiếu sẽ được thông báo sau khi sự kiểm phiếu hoàn tất. 

Từ tháng 9, truyền thanh, truyền hình, báo chí đã quảng cáo lia lịa. Người này khoe kinh nghiệm, người kia kể thành tích. Cứ thay nhau tự khen mình và chê bai người. Ông bảo bà thiếu tài kinh doanh, làm mất công quỹ của người già. Ngược lại, bà tố cáo công ty của ông gian lận tiền bệnh nhân, bị đóng cửa hãng. Đều là chuyện có thật mà nếu không có cuộc bầu cử thì dân chúng chẳng ai biết đến. Quảng cáo cá nhân chưa đủ, các đảng phái cũng nhảy vào để ủng hộ gà nhà, dành ghế cho ứng cử viên trong đảng mình để kéo thêm vây cánh. Mỗi phút quảng cáo là tiền. Không biết ở đâu ra mà mỗi ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hòa đều sài hàng triệu bạc để đánh bóng người của “phe ta”. Lại có cả màn giả vờ làm người trung lập để đưa ra những lời khen ngợi vớ vẩn người trong đảng mình để hy vọng dân chúng bị mờ mắt mà tặng cho ít phiếu. Các vị đắc cử luôn luôn là người của đảng phái đưa ra. Chẳng thấy ông ứng cử viên độc lập nào trúng cử vào những chức vụ lớn như Dân Biểu, Nghị Sĩ Liên Bang cả. Các ghế nho nhỏ hơn môt chút như Thống Đốc Tiểu Bang, Dân Biểu Tiểu Bang cũng gần như thế mặc dù các ứng cử viên này đều giầu sụ, tiền bạc dư thừa, nay chỉ muốn mua chút danh vọng, làm ông nọ, bà kia. Có thể nói các cuộc bầu cử của người Mỹ thường mang tính chất chính trị mà không sợ sai.

Người Việt ở đất Mỹ có hơi khác hơn một chút. Sự hội nhập vào sinh hoạt giòng chính chưa nhiều nên ít thấy điều không hay xảy ra. Chỉ có những sinh hoạt nội bộ (giữa người Việt với nhau) như các cộng đồng, đoàn thể. Chả biết nơi khác như thế nào, riêng nơi Mai ở thì rất vui. Bầu cử cứ y như một trò chơi. Ví dụ như cuộc bầu cử mới diễn ra nơi cộng đoàn nhỏ mà Mai đang sống: 

“Hãy Dồn Phiếu Cho Ông Trần Thế

Có ba lý do để quý vị bỏ phiếu cho ông Thế:

Lý do thứ nhất: Ông là một người nói năng hoạt bát

Lý do thứ hai: Ông là người thích tiệc tùng.

Lý do thứ ba: Xem lại hai lý do trên.”

Đấy là lời lẽ đọc được trong tờ quảng cáo cho đề cử viên của phe “đối nghịch” với phía mà Mai ủng hộ. Theo như lời của “ủy ban vận động đầu phiếu” cho ông Thế thì họ sẽ tung “tờ rơi” ra ngay trước khi bầu cử vào ngày Chủ Nhật đầu tháng 12. Nghe vậy là Mai thấy chắc bụng lắm rồi. Thế nào phe mình ủng hộ cũng sẽ thắng.

Để đánh bóng cho người mà mình đề cử là ông Nguyễn Văn Thường; Mai đã chuẩn bị sẵn một bài “Debate”. Ngay trước giờ đầu phiếu, Mai sẽ xin 5 phút, chỉ 5 phút thôi, để trình bày với cử tri cái lợi của cộng đoàn nếu họ bầu cho ông Thường. Này nhé, ông Thường đã làm chủ tịch 2 năm nay, mọi việc đang ngon lành xuôi chảy như nước từ sông ra biển thì tại sao lại thay người, đổi ngựa làm gì nhỉ. Cái hay nhất của ông Thường là rất chịu khó mà lại không khó chịu với mọi người. Với ai ông cũng vui vẻ. Thế là quá xá tốt rồi. Có một điều hơi kẹt là gia đình ông Thường không muốn ông làm chủ tịch (kiêm nhân công) nữa. Mai hy vọng nếu mọi người hợp ý, dồn hết phiếu cho ông thì may ra bà vợ đổi ý mà tán thành cho ông làm thêm 1 nhiệm kỳ 2 năm nữa. Kể ra thì cũng khó thật. Ðâu phải chỉ mình ông chủ tịch làm việc. Cả nhà ông, từ ông bà nội, ngoại đến con, rồi cháu đều phải chung lưng ra gánh chuyện vác ngà voi này. Ngoài cái chức chủ tịch không lương, cộng thêm những bất đồng ý kiến gây bất hòa khi làm việc, chỉ có người chịu hy sinh mới dám lãnh nhận nên có ai dại mà ra ứng cử đâu. Toàn là bị đề cử không à. Không có mặt trong buổi họp (cố tình trốn) vẫn bị đề cử như thường.

Bầu cử trong cộng đoàn của An khổ như vậy vì chỉ thấy có trách nhiệm, bổn phận mà không thấy quyền, lợi, đâu cả nên ai cũng “ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ”; chẳng ai muốn làm “người khôn, người đến chốn lao xao” làm chi.

Kiểu nào thì kiểu, người đắc cử có thể vui hay có khi không muốn, chỉ những người đi bỏ phiếu (như Mai) là vui thôi. (dù đôi khi buồn tí xíu vì người mình chọn bị trật lất)

Gió Đồng Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,975,681
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến