Hôm nay,  

Ông Mễ Tốt Bụng Trong Quán Cơm Chỉ

12/06/201100:00:00(Xem: 176686)

Ông Mễ Tốt Bụng Trong Quán Cơm Chỉ

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 3200-12-28500vb8061211

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Sau đây là bài mới của cô.

***

Chiều Chủ Nhật, sau khi tham dự buổi họp ban điều hành của Hội Thân Hữu ĐL để bàn soạn về việc tổ chức ngày picnic ĐL2011 về, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm nữa. Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc đường Bolsa và Brookhurst để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống thành phố tiểu Sài Gòn.
Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn ngọt để mua bánh tiêu. Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh tiêu nằm trong khay bánh. Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!” -, rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa. Thấy vậy, người khách hàng đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi tôi:
- Chị muốn mua mấy cái"
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.
Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao"
Bà bán hàng, bỏ riêng hai cái bánh vào túi giấy nhỏ cho tôi, để qua một bên, rồi tiếp tục gắp hết bánh tiêu vào cái túi lớn, gật gù đồng ý với bà khách bánh tiêu: 
- Bánh tiêu ở đây nổi tiếng là ngon, tới cỡ giờ này là hết ráo, nhưng nhà bếp không làm nữa, sợ bán dư phải đổ. Cô còn mua gì nữa không"
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo. 
Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi. 
Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon. Bữa nay tôi mua nhiều như vậy để tối nay đem đi họp bạn. Tôi có con nhỏ bạn ở New Orleans qua chơi. Từ nào tới giờ nó chỉ được ăn bánh Beignet với café thôi, bởi bên đó đâu có bánh ngon như vầy. Chị có biết bánh Beignet không" 
Tôi trả lời:
- Tôi biết, loại bánh chiên có phủ thêm đường bột phải không" Tôi đã có dịp ăn bánh này rồi ở quán Café Du Monde. Theo tôi thì bánh Beignet cũng thường thôi. Nhưng chắc tại nó mang nhãn hiệu “Tây” nên nổi tiếng.
Bà khách bánh tiêu lắc đầu:
- Tôi thì không thích loại bánh này, bột đặc quá, ăn vô nặng bụng gần chết. Nó lạ, vì là đặc sản của vùng bên đó, với lại tại “truyền thống” thôi, ai tới thăm New Orleans cũng “được” đi ăn thử bánh Beignet. Hồi tôi qua bên đó chơi, con nhỏ bạn dẫn đi vòng vòng coi French Quarter buổi tối, chừng nửa khuya nó đưa vô quán café ăn Beignet cho biết. Tối nay, tôi pha café phin sữa nóng, cho con nhỏ bạn tôi tráng miệng với bánh tiêu này thì bảo đảm là nó sẽ cho Beignet ra rìa luôn. 
Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm sao. Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng. Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào hộp vừa nói với anh: 
- Nhiều quá ăn sao hết. 
Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng, anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà. Anh có vẻ vội vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân bua với tôi và bà khách bánh tiêu:
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết. 
Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: - “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. - Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người “homeless” đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không. 

Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây"


Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả"
Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng, thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:
- What are you guys saying" I don’t understand.
Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay. What can we help you, sir" Do you need to buy anything"
Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay.
Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này. 
Bà bán hàng hả hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa. 
Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi, khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong mỗi bước đi khập khễnh. Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:
- What is going on" Why was there so much commotion in here" Why didn’t she give the food to the customer" 
Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:
- Because the saleswoman did not know who would pay for the food. That man is homeless, you know.
Tôi thêm vào:
- That man ordered too much food for one person to eat. The saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage of the people who were trying to help him. 
Ông Mễ lắc đầu nói:
- It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says. How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same boat.
Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào. Sự im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi bàng hoàng. 
Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì… trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì… người gì đâu mà.... 
Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế" Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”. 
Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua" 
Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm" Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay" Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống"! 
Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông. Ông đã chia bát cơm Phiếu Mẫu cho một người viễn xứ xa lạ, kém may mắn hơn ông, đang lang thang trên vùng đất tạm dung để xây dựng lại cuộc đời. Tôi thành tâm cầu nguyện Trời Phật cho ông luôn có được sức khỏe dồi dào, giữ vững được việc làm, thăng quan, tiến chức, có thật nhiều tiền, để có thể làm theo tiếng nói của trái tim. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.
Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
13/09/201818:24:04
Khách
Những đề tài của em luôn có tính cách nhân bản, sâu sắc. Tôi vui thêm hôm nầy biết được một người có cách suy nghĩ rất "con người" (thật sự!) Chúng ta thường qua chú trọng về những sự thành công trên bằng cấp, mức lương, nhà ở mà quên đi rằng đời sống xã hội không đơn giản như thế. Những người không may phần nhiều không phải là lỗi của họ hay họ cố tình gây ra. Ai mà chẳng muốn sống một cách tích cực? Nhưng cũng giống như sức khỏe thể chất, tất cả chúng ta sinh ra không phải ai cũng có được sự toàn hảo về ca về sức khoẻ vật chất lẫn tinh thần, hay hoàn cảnh gia đình hoàn toàn tốt đẹp, hạnh phúc, cuộc đời êm ả, may mắn, etc. . Chỉ một lý do như tinh thần không đủ mạnh để phấn đấu với những thử thách trong đời sống đủ dẫn con người ta đến tình trạng vô vọng.
Nếu ai cũng nghĩ được vay nghĩ được như vậy, như em đã viết trên đây thì chúng ta sẽ không có thái độ bất nhân coi những người thiếu mày mắn này là thành phần ngoài lề của xã hội.
 
Họ cần sự giúp đỡ nhưng quan trọng nhất, như ông Mễ đã "dạy" một bài học nhân bản ở đây, là sự thông cảm và chút tôn trọng ta dành cho họ là điều có ý nghĩa hơn cả những đồng xu thẩy vào trongchiếc nón rách.

Chúng tôi trong đại gia đình hay bàn luận về những điều này và tự"giáo dục" chúng tôi là Chúa, hay Phật hay những đấng thiêng liêng của bất cứ tôn giáo nào không hề dạy chúng ta là chỉ những người "thành công" mới là con của Chúa, của Phật (để cha, mẹ đi chùa, nhà thờ, hãnh diện trao đổi những tin tức về bằng cấp, nhà cửa và mức lượng của con, cháu mình)
"Mọi người đều là con của chúa". Chúng tôi luôn dạy các con, cháu nhất là những đứa "thành công" luôn nhớ điều giản dị này giúp chúng xác định quan điểm sống, để có cách cư xử đúng đắn với mọi người chung quanh.

Cám ơn BT đã "nhắc nhở" tôi về cái nhân bản tôi thiểu này.

Nhớ viết nhiều nữa BT nhé. Mong chờ bài mới của em. Cảm ơn em trước..
12/06/201104:36:25
Khách
Xin cho biết tên tiệm này để tôi đến mua bánh tiêu ăn thử. Xin cám ơn.
26/06/201117:20:56
Khách
Khá bất ngờ vì lại là người Mễ!!!

KHÔNG NÊN PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC VÌ BÊN NGOÀI.
chỉ có Bề Trên có quyền ấy mà thôi.
15/06/201103:11:41
Khách
Xin cám ơn BT và Hoàng Yến đã trả lời cho câu hỏi của tôi. Sẽ đến mua thử vào cuối tuần này. Trân trọng.
17/06/201114:14:16
Khách
Xin cám ơn BT và Hoàng Yến đã trả lời câu hỏi của tôi. Sẽ đến mua thử ở tiệm này. Trân trọng.
14/06/201101:45:09
Khách
Thưa ông/bà,
Đó là tiệm bánh mì số 1.
14/06/201100:29:36
Khách
Tên tiệm là BÁNH MÌ SỐ 1, kế bên Lục Đỉnh Ký Tập 1, trên đường Bolsa gần góc đường Brookhurst . Bánh tiêu đó không có ruột rất ngon. Các món cơm phần như canh, món xào, món mặn ngon hơn những tiệm khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến