Hôm nay,  

Thiên Đường Trong Trái Tim Tôi

26/05/201100:00:00(Xem: 132121)
Thiên Đường Trong Trái Tim Tôi

Tác giả Mai Hồng Thu
Bài số 3186-12-28485vb5260511

Tác giả là cư dân San Jose, đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ." Mong Donna Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Ngày còn tôi ở Việt Nam, tôi vẫn thường nghe người ta kháo nhau rằng nước Mỹ là thiên đường của hạ giới. Dạo ấy, việc đi Mỹ không cùng người thân,không mong ngày được trở lại thì Thiên Đường này không hấp dẫn gì mấy.
Nhưng nếu ngày ấy tôi miễn cưỡng đi Mỹ một mình; thì ngày nay tôi đã vì sinh sống lâu ở đất Mỹ mà ngộ được ra thấp thoáng hình dáng của Thiên đường. Đối với tôi, nước Mỹ vẫn chưa phải là thiên đường theo định nghĩa chính xác của nó. Nhưng nhờ nước Mỹ mà tôi hiểu và tìm ra: thiên đường của tôi, thiên đường trong trái tim tôi.
Nay tôi viết những dòng này, để tạ ơn những điều tốt đẹp của nước Mỹ. Và cũng để lưu luyến những gì ưu ái của Việt Nam một thửơ xa xưa nào đó, nơi chôn nhau cắt rốn và đã nuôi dưỡng tôi làm người Việt Nam, hướng ngoại nhưng sẻ không bao giờ chối bỏ cội nguồn, quê hương.
Những ngày đầu nơi đất Mỹ xa lạ này, tôi rất bất bình khi có những người da trắng đôi lúc hay phát ngôn những câu nói rất láo xược :
-Go back where you are!
-Get out of my country, you are not belong here!
Nhưng tôi cũng đủ bản lĩnh để trả treo lại với họ rằng:
-Tell me exactly where you and your ancestors really came from!
Ngày đó tiếng Anh một thời được hạng A trong những năm trung học, đủ cho tôi nhiều tự tin để không cảm thấy những áp bức vô lý kia có thể dìm chết được mình. Hơn nữa quanh tôi vẫn còn nhiều người da trắng rất dể thương và lại rất gần gũi khi tôi tự xưng là người Việt Nam, da vàng mũi tẹt, tóc đen thùi.
Việc làm đầu tiên của tôi được dể dàng khi xin vì người phỏng vấn là một cựu quân nhân đã từng phục vụ ở Việt Nam ngày trước. Làm thâu ngân trong căn tin cho một hãng tiện, tôi có cơ hội tiếp xúc với hầu hết các nhân viên của hãng từ trên xuống dưới gồm rất nhiều chủng tộc khác nhau. Nhờ vậy mà tôi học được nhiều cái hay và tránh nhiều cái dở của những phong tục tập quán của mỗi dân tộc khác nhau. Điều may mắn này giúp tôi có cách nhìn phóng khoáng, khách quan, không bao giờ xử dụng định kiến bảo thủ để phê bình bất cứ một sắc tộc nào. Đối với tôi, ” ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có kẻ khùng, người điên.“
Bạn sẽ nghĩ gì khi người ta hay nói:
-Tôi không thích làm chung với người Việt và không thích sống gần khu người Viêt. Vì họ nhiều chuyện và xô bồ lắm!
Đôi lúc tôi cũng có cùng ý nghĩ này dù tôi đã rất vui mừng khi được từ bỏ miền Đông lạnh lẽo, cộng đồng người Việt ít ỏi để dọn sang Cali để tìm khu người Việt mà sinh hoạt, gần gũi.
Những ngày đầu háo hức được ăn đồ Việt, nghe tiếng Việt, gặp gở người Việt đã xa rồi. Có những kỹ niệm rất dể thương nhưng những điều bực mình cũng không ít. Nhưng dù sao, đối với người Việt hay người của sắc tộc nào, tôi cũng luôn luôn dùng ánh mắt khách quan để mà nhìn chứ không để thành kiến bảo thủ làm mờ đi quan điểm sống của mình nữa. Điều đáng tiếc ở chổ là tôi hay nhạy cãm, đôi lúc quá thẳng thắn nên vẫn bất bình khi nghe người ta hay nói Việt Kiều, Việt trong nước, người Mỹ thế này, thế nọ.
Thật lòng mà nói, nước Mỹ tân tiến và tự do trong luật lệ. Nước Mỹ có nhiều chương trình nhân đạo rất hữu ích. Sống ở nước Mỹ có thể nghèo nhưng không thể đói dài. Nước Mỹ không phải là thiên đường nơi hạ giới. Nhưng nước Mỹ không phải là địa ngục trong những ngày tôi sinh sống ở đây. Ở nước Mỹ, tôi được nếm mùi tự do tột đỉnh nếu tôi tôn trọng tự do của những người xung quanh. Ở Mỹ, tôi có được nhân quyền nếu tôi không xâm phạm nhân quyền của ai hết. Ở Mỹ, cũng có những người ỷ có tiền khinh khi người khác. Nhưng tôi cũng vẫn có quyền khinh khi họ nếu họ không phải là người cho tôi việc làm và sự tôn trọng tối thiểu giữa người và người này. Ở Mỹ cũng có tội phạm và tội ác rải rác đâu đây, nhưng người ta cũng có quyền lựa chọn phòng ngừa và tránh xa nó. Nước Mỹ “cũng có anh hùng”, người khùng người điên ” Nhưng ở đây, người khùng kẻ điên không tự do đến nổi được quyền xâm phạm và làm hại người khác được. Ở Mỹ, tôi được nói, suy nghĩ và hành động theo ý mình, miễn tôi không xâm phạm quyền lợi đó của ai là được rồi.
Bạn cũng biết, cuộc sống ở đây cũng có nhiều bất công cũng như ai đó đã hay nói ” Life is not fair “. Đời sống có thật sự công bằng hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người. Nhưng chuyện mà tôi đôi lúc nhớ lại vẫn còn thấy ấm ức là việc tôi bị cảnh sát cho giấy phạt vì chạy nhanh hơn quy định 5 mile một giờ trong khu gần trường học. Bị phạt đúng luật tôi không chối cải hình phạt được vì làm thế cũng chỉ tổn thọ và phí công thôi. Nhưng điều tôi làm tôi cảm thấy mình bị phạt oan là tại vì bao nhiêu người chạy xe lúc đó cũng không hề chạy chậm hơn tôi chút gì hết nhưng rỏ ràng là tôi xui đúng nghĩa nên bị chận phạt mà thôi. Sau mấy ngày tôi tránh không đi qua tuyến đường này, thì tôi quyết định phải làm một cuộc thử nghiệm. Tôi chạy ngang qua con đường đó, với tốc độ quy định, vừa chạy vừa ung dung vì mình làm đúng luật. Nhưng xe chạy chưa đầy một vài phút thì bà con bấm còi inh ỏi, tỏ vẻ bực mình vì tôi đang làm ”kỳ đà cản mũi“, chạy xe chậm như rùa. Tôi cứng đầu, thầm nghĩ mình cứ chạy đúng luật, thì đã sao. Vậy mà, có một vài chiếc xe đã nóng nãy, dành đường phóng qua tôi nhanh như tên lửa. Lúc đó tôi mới hoảng hồn, không khéo lại chọc tức thằng điên nào, mà hắn có súng dơ lên bắn tôi đùng một cái thì quả thật là oan mạng. Cho nên, thôi thì tôi đầu hàng, tấp lại bên đường, nhường bước cho bà con…”phạm luật” để có cơ hội bị “xui” như tôi ngày trước.

Cái cảm giác buồn, giận đó thỉnh thoảng vẫn đeo theo tôi cho đến ngày tôi thi hành nhiệm vụ học lại lớp Luật lái xe online. Trời ơi, đến lớp mà ngồi 8 tiếng để xóa điểm dơ trong bằng lái đối với tôi là một cực hình. Thôi thì làm liều học thử online coi sao. Lớp online này tính ra không phải dể và tốn thời gian lắm vì họ thiết kế mỗi câu hỏi phải có đủ thời gian nhất định thì họ mới cho mình chuyển tới câu hỏi kế tiếp. Điều quan trọng là những câu hỏi đó có những lời giảng giải rất chi tiết và hợp lý. Lớp học online này rất hữu dụng và thực tế. Những điều học được còn giúp tôi áp dụng vào cuộc sống đời thường nữa. Ví dụ như khi chạy xe trên đường, dù biết người ta có lổi khi sắp đụng mình, thì mình vẫn phải tránh. Vậy thì khi ra đời quan hệ giao tiếp, mình biết ai đó có lổi, cố ý va chạm mình, thì mình vẫn phải tránh để khỏi bị thiệt hại và khỏi cần phải kiện cáo ai cả. Luật lái xe giúp người ta giao thông trong trật tự và an toàn để chúng ta không bị tổn hại bất luận là ai lổi ai phải.
Luật pháp nơi chúng ta sinh hoạt, cũng dùng để bảo vệ sự an toàn và quyền lợi của mỗi một cá nhân của chúng ta. Nó giúp chúng ta có được một tinh thần tập thể cao và có đủ ý thức cộng đồng. Làm người đã khó, làm người tốt càng khó hơn. Tôi không nghĩ mình sẻ được lên thiên đàng sau khi được về bên kia thế giới. Nhưng tôi nghĩ mình sẻ có được thiên đàng của chính bản thân mình, khi áp dụng được những suy nghĩ này trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Nước Mỹ là nước của cơ hội và những lựa chọn. Tôi bây giờ mới cảm nhận được sự may mắn của mình khi được phép định cư ở đây.
Gần đây, trận động đất thiệt hại nặng nề và tinh thần dân tộc rất đáng tuyên dương của nước Nhật, đã khiến tôi càng biết trân trọng những điều mình đang có. Dù sao, ở Mỹ ý thức cộng đồng cũng khá, nếu đem so sánh với xã hội Việt Nam hiện tại thì là một trời một vực rồi. Nhiều nghĩ ngẫm nghĩ thấy mình may mắn ghê bạn ạ. Nếu mà ngày trước tôi không đi Mỹ, không biết bây giờ tôi làm gì ở xã hội Việt Nam đang đua nhau khóa lương tâm tìm lương tháng, xóa nghèo bạn nhỉ" Nhiều người hay đùa với nhau ” nếu không đi Mỹ chắc bây giờ đứa thì đạp xích lô, đứa thì bán hàng rong khắp phố ” , tôi nghe rồi mà vẫn…mắc ham đi…Mỹ.
Những ngày đầu trở về thăm quê hương, chúng tôi thường ngớ ra vì tiếng Việt lúc ấy hình như hơi ngớ ngẫn hơn bình thường. Vậy mà sau bao năm mở cửa và chạy đua theo thời đại điện tử và tư bản chủ nghĩa, tiếng Việt lại ngày càng “vớ vẫn ” đi nhiều. Ngày xưa tôi luyến tiếc tuổi thơ và kỷ niệm của những ngày sống ở Việt Nam với người thân bao nhiêu; thì ngày nay tôi lại càng ước gì đem được tất cả những người thân thương sang hết Mỹ bấy nhiêu. Việt Nam quê hương tôi, non sông gấm vóc vẫn ngọc ngà. Nhưng xã hội của Việt Nam nay đã xa lạ và xa cách còn nhiều và khó hơn là khoảng cách địa lý gần một ngày bay, từ cách nhìn đến tiếng nói, buồn thay.
Mấy năm gần đây,kinh tế và cuộc sống ở Mỹ khó khăn và căng thẳng hơn nhiều. Nhưng dù gì đi nữa, nếu biết ” khéo ăn thì no, khéo co thì ấm ” thì đời sống vẫn có thể ung dung sung túc. Và hạnh phúc vẫn có thể vẫn tràn…trề.
Những người công dân Mỹ chúng tôi đã biết quan tâm bảo vệ trái đất. Nhiều người đã vui vẻ đua nhau ăn chay, học thiền, bớt xa xỉ. Điều quan trọng nhất là một số không nhỏ, đã bắt đầu nhắc nhở nhau dành thêm thời gian và tâm tình để quan tâm người thân và bạn bè. Khoa học càng tân tiến với những phát minh mới,sáng kiến mới. Càng ngày càng nhiều món hàng lạ thi nhau ra đời cạnh tranh nhau trên thương trường. Kinh tế trì trệ nhưng bà con vẫn đua nhau nâng cao kiến thức và đời sống. Riêng tôi, tuy không đủ khả năng và sức lực chạy đua với thời đại, nhưng vẫn còn đủ tri thức để biết nhắc nhở bản thân ” hạnh phúc không phải là tất nhiên ” nên phải biết nhìn nhận và trân quý nó.
Mỗi ngày trôi qua, khi thiên tai, bệnh tật, tội ác và tai nạn không xãy ra trên mình tôi, là tôi biết mình cần phải tạ ơn đời. Bây giờ tôi cần biết cảm nhận đâu là hạnh phúc đâu là thiên đường. Miễn tôi có đủ sức khỏe và tinh thần, thì tôi thường nhắc nhở mình có “bánh mì ” thì chớ nên bon chen vì ”hoa hồng “mà hãy cố gắng sống hết lòng với đời với người. Thế là lòng tôi nhẹ nhàng thanh thản hơn, và sự thanh thản này đưa tôi lên thiên đàng với những phút giây bằng lòng với hiện tại. Thì ra thiên đàng chỉ có trong mình. Và nó chỉ hiện hữu khi tôi đang sống ở quê hương thứ hai nhưng sẽ là vĩnh viễn này. Tôi xin gởi lời cầu nguyện đến những người đang chiến đấu cho tự do, chiến thắng thiên tai, bệnh tật hoặc đang lạc lối đi tìm ý nghĩa cuộc sống và định nghĩa chính xác cho bản thân họ về hai chữ Thiên Đàøng.
With Love and Best wish,
Donna Nguyen

Ý kiến bạn đọc
07/06/201119:39:28
Khách
Cảm ơn độc giả Ngọc Nguyễn và Cô Hai ủng hộ bài viết. Donna sẻ cố gắng trau dồi kiến thức và Việt Ngữ để hy vọng bài viết tới sẻ được tốt hơn. Xin chúc mọi người một ngày nhiều niềm vui
07/06/201110:39:34
Khách
Chào chị, Bài viết của chị có nhiều điểm hay. Cách giải thích lập trường chị rất là hợp lý.

Bên nước Mỹ thì người ta có cơ hội thành công nhiều hơn tại nhiều nước khác. Lắm lúc sự thành công đó liên quan người đó siêng năng hay không. Họ có thái độ được tốt hay không. Vậy những điều đó chính vì người đó mà thôi. Cũng như chị nói trong bài viết trên này.

Dù bên Mỹ vẫn còn có một số điều không công bằng liên quan sự kỳ thị chủng tộc thì ít nhất luật pháp có bảo vệ quyền nhân. Vậy khi có gì không công bằng xảy ra thì hệ thống luật pháp đã có cách nào giải quyết vấn đề đó. Nhưng tại rất nhiều nước khác thì các dân tộc thiểu số bị đối xử thật không công bằng mà họ phải chịu thôi. Chẳng hạn chính quyền Việt Nam có đối xử nhóm họp dân tộc H'mong ở miền bắc thế nào mới đây. Có người chết, có người bị thương, có người bị bắt giam, có người trốn thoát vào rừng, vân vân. Những vụ như thế là điều bình thường tại nhiều nước khác.

Xin Cảm ơn
30/05/201114:36:57
Khách
Cám on Tác Giả .Ước gì Ông Xã Mình doc duoc bài viét này và sẽ cãm nhận những Hạnh Phúc và Thiên đừơng
mà Ông đang có Ông Ta luc nào cũng muốn nhiều hơn . Ông Ta than phiền lúc nhỏ nghèo không có tièn bây giò õ Mỹ có nhà có xe có con Trai có con Gái Con Trai học ra truờng có việt làm . Con gái dang hoc năm thu 4 Đai hoc . Tư ngày qua Mỹ va có Gia dình 30 mấy năm Ông chưa bao giò nỗ nụ cừoi . va hãnh diện vì con của mình . Lúc nào chê bai Không nâng đỡ mà còn đạp cho ngã khi ngã xong Ông còn dẫm dẫm lên Ông mói vua lòng .Hy Vọng sẽ đươc đọc dài dài bài viết của Tác Giả
27/05/201121:26:30
Khách
Chào chị, cám ơn chị đã bỏ thì giờ viết bài để mọi người có thể đọc và thưởng thức bài viết của chị trong đó có tui.
Tui nhớ lại có lần đọc trên mạng, gặp được 1 bài viết trong nước, của 1 anh ca sĩ vn quốc nội lấy vợ hoa hậu vk. Không biết phải chính do từ miệng của anh ta tâm sự hay là nhà báo thêm mắm dậm muối mà có cũng có câu ni "nuoc meo 0 phai la thien dang". Tui doc xong thay mac cuời cái cau nay ghê.
Sẵn day tui cung xin gop vai ý kiến nho nhỏ de moi nguoi cung tham khảo:
1. Ở tren trái dat này, noi nôm na là tran gian hạ giới, có bao nhieu quốc gia ấy, chỉ có quôc gia này better (tốt hơn) quoc gia kia mà thôi. Ví dụ, tot hon ve cach tri dan, lo cho dan, lo nuoc chang han...
2. Doi voi nhung ai o vn mà nghi là qua day có san nha lau xe hoi, com dưng nuoc rot, trai tham do chào mời là chuyen thieu thực tế, là chuyen quá mơ mộng.
Tóm tat lai, xu này tot hon xu khac ve nhieu thu (0 can noi nhieu ai cung biet) nhung dac biet là xu cho minh nhieu co hội de ngóc dau len (ví du nhu cho can cau de minh tu di kiem ca ve an vay)
Còn chuyen kỳ thi thi o dau cung có, o vn cung vay thoi: ky thi giau ngheo, ky thi cha chú con em cua che do cu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến