Hôm nay,  

Người Đàn Bà Tuổi Dần

25/05/201100:00:00(Xem: 265810)

Người Đàn Bà Tuổi Dần

Tác giả: Phạm Hồng Ân

Bài số 3185-12-28485vb4250511

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông,

***

Lần đầu tiên ngồi trên xe đò Hoàng đi một mạch từ Santa Ana đến San Jose, tôi cảm thấy thú vị biết bao. Thú vị vì phong cảnh rất lạ mắt ở hai bên đường. Nào là đồi núi chập chùng với những nông trại nuôi bò sữa bao la. Nào là bình nguyên trải rộng một màu xanh ngút ngàn với những vườn cây mơn mởn oằn trái. Nhìn hình ảnh thanh bình đó, phải công nhận nước Mỹ đất Mỹ quá phì nhiêu, và ở bất cứ nơi đâu hơi hướm tự do cũng bàng bạc trong không gian.

Điều thú vị trong chuyến đi này là tôi sẽ được gặp lại các bạn học ngày xưa, thời còn Trung Học. 43 năm rồi, từ ngày bỏ xứ tha hương, tôi không có dịp gặp lại các bạn đồng môn đó. 43 năm trôi nhanh như một giấc mộng, từ những cô nữ sinh những cậu nam sinh chỉ vừa tròn 18 tuổi, đến nay…đã vụt trở thành những ông cụ bà cụ quá tuổi lục tuần.

Điều thú vị hơn nữa là tôi sẽ chạm mặt với Mỹ Miều, mối tình học trò trong trắng, nhưng cũng gay go. Đúng là chúng tôi s8áp hội ngộ trên đất Mỹ, một vùng đất mơ ước tuyệt vời mà thuở học trò ai ai cũng đều khát khao có được một lần đặt chân đến.

Cách đây vài ngày, cô bạn Kiều My ở San Jose đã khéo léo gửi cho tôi một tấm hình mới nhất, chụp những cặp đồng môn mà tôi sẽ gặp mặt. Để tôi khỏi ngỡ ngàng, Kiều My cẩn thận "chua" tên của từng người trong hình. Và tôi cũng đã bỏ một ngày dài chăm chú nhìn lại từng người, ngắm nghía từng góc cạnh trên hình hài từng bạn. Cuối cùng đành bó tay, không nhận diện được một ai.

Thời gian và tháng năm sinh hoạt ở Mỹ đã làm thay đổi vóc dáng của các bạn, nó cũng làm thay đổi cách sống và cách nghĩ của từng người. Riêng cặp Jack và Mỹ Miều, tôi phỏng đoán dễ dàng, vì các đồng môn đã xôn xao báo tin, ngay từ khi Mỹ Miều bước chân lên xe hoa về nhà một anh chàng Mỹ. Vả lại, đôi mắt bồ câu tròn xoe ngày xưa, hôm nay vẫn tròn như ngày nào, dù có điểm chút ít chân chim trên đuôi mắt đẹp.

San Jose quả xứng đáng với mỹ danh "thung lũng hoa vàng". Phố xá, chợ búa, nhà cửa, hãng xưởng…đều nằm trên vùng đất lõm, xung quanh là đồi núi chập chùng. Hoa mọc khắp nơi. Hoa trải thảm nơi sân của những ngôi biệt thự . Hoa đủ loại, đủ sắc đủ màu, nhưng tôi không tài nào tìm thấy đặc trưng của loài hoa vàng trên vùng đất đầy dấu chân bằng hữu này. Có thể đó là một mỹ danh cổ tích, được dân gian truyền tụng từ đời xưa đến đời nay chăng"

Phòng khách nhà Kiều My vừa đủ sức chứa khoảng 50 bạn từ các nơi đổ về. Bạn đồng môn của tôi qua Mỹ gần hết. Có người đi từ 1975 bằng các chiến hạm, bằng phi cơ, bằng các phương tiện hàng không của Mỹ. Có nguời vượt biển bạt mạng trên những con tàu nhỏ, những chiếc ghe đánh cá ọp ẹp. Có người đi theo diện ODP, diện HO, diện tỵ nạn chính trị, tôn giáo..v…v…Đa số muốn bỏ xứ ra đi, muốn tìm cho mình quyền sống, quyền được làm người. Tôi cũng gặp lại những ông bạn lính "dữ dội" ngày xưa. Hiên từng lái skyraider. Xía, trưởng toán viễn thám. Bỉnh, Biệt Động Quân. Huấn, nhảy dù…43 năm mới tao ngộ, những cái bắt tay thân mật, những vòng ôm mến mộ…cứ vồn vã, liên tiếp.

Vợ chồng Mỹ Miều đến sau cùng. Nàng cặp tay Jack ung dung tiến vào phòng với nụ cười rạng rỡ. Nhìn khuôn mặt hạnh phúc của Jack, tôi chợt cảm nhận những bí ẩn về cuộc đời của nàng chỉ là những huyền thoại phi lý. Ngày xưa, Nàng là một trong "ngũ đại mỹ nhân" của trường trung học An Xuyên. Rất tiếc, nàng sinh vào năm Dần, dưới đuôi mắt lại có một nốùt ruồi. Con gái tuổi Cọp, trên mặt còn có nút ruồi "thương phu trích lệ", chắc vào thời đó, ít bậc cha mẹ chịu cưới cô gái này cho con trai mình. Nghe đâu mãi tới năm 1970, có ông thiếu úy sư đoàn 21 bộ binh từ xa đổi về, trú đóng tại thị xã Cà Mau. Nhìn thấy Mỹ Miều vài lần, trái tim ông chợt rung động, liền năn nỉ ba má mang trầu cau đến hỏi nàng làm vợ. Chưa kịp đến ngày đám cưới, Mỹ Miều đã ngã lăn ra khóc trước quan tài của vị hôn phu từ chiến trận chở về.

Jack cụng ly với chúng tôi một chập, rồi vội vã cáo từ.

- Xin phép các bạn, tôi phải đi có công việc. Mỹ Miều vẫn ở đây họp mặt với các bạn đêm nay. Chúc tất cả vui vẻ và thú vị.

Đêm sóng sánh ánh đèn. Mùi hương dạ lý từ sân ngoài bay vào thơm phức. Cả bọn kéo nhau ra patio tiếp tục cuộc vui. Chỉ còn lại tôi và Mỹ Miều trong phòng khách rộng lớn.

- Miều nhớ, anh rời Cà Mau đi năm 18 tuổi và…biền biệt luôn. Bây giờ, 43 năm mới gặp lại, trông anh khác lạ hơn xưa nhiều.

- Phải, Anh đã trở thành ông lão rồi, lục tuần rồi. Cũng may là chưa đến nỗi cầm gậy.

Mỹ Miều nhìn vào khoảng trống, nửa trách móc, nửa than van:

- Anh biết, con gái tuổi Dần khổ lắm, thiên hạ cứ thay phiên nhau đổ oan lên đầu mình. Năm 1970, vị hôn phu của em tử trận lúc đám cưới của tụi em được người nhà hai bên chuẩn bị một cách chu đáo. Khi nghe hung tin đó, em buồn quá…đến nỗi muốn tự vận cho rồi. Nhưng sau suy nghĩ lại, em bỗng chai lì ra, ngẩng mặt lên cao để thách thức cuộc đời.

- Và năm 1975, Mỹ Miều qua Mỹ, gặp Jack.

- Chưa. Năm 1973, vì buồn cho số phận truân chuyên kéo dài, em nhận lời cầu hôn của một ông già đáng tuổi cha mình. Vài năm sau, ông ta bỗng ngã lăn ra từ giã cõi đời. Anh thấy đó, con gái tuổi Cọp, dễ sợ thật…

- Không. Anh không tin con gái tuổi Cọp đều sát chồng. Anh không tin nút ruồi "vô thưởng vô phạt" trên khuôn mặt em là nút ruồi "thương phu trích lệ". Hơn 30 năm sống bình an và hạnh phúc với Jack đủ để xóa bỏ những huyền thoại hoang đường về tuổi Cọp. Những mối tình trước đó gãy đổ, chẳng qua vì Lão Tơ Hồng đã sắp sẵn duyên số em với Jack.

- Anh nói vậy thôi nhưng chính anh cũng cũng đã từng bỏ đi, anh cũng sợ chết như thiên hạ.

- Anh xin lỗi, anh…Chỉ là duyên phận. Cũng có thể tại chính anh tầm thường không đáng được hưởng hạnh phúc với em như Jack. Nhìn hai người hạnh phúc bên nhau cho đến ngày đầu bạc răng long, anh thấy mừng cho em.

Đêm quá khuya. Bạn bè chia tay ra về từ lâu. Jack cũng đến đón Mỹ Miều và nói lời tạm biệt. Kiều My và chồng cũng dắt nhau về phòng riêng. Chỉ còn lại tôi quạnh hiu trong căn phòng rộng lớn này.

Đêm nay không tài nào ngủ được. Có thể niềm vui quá dâng tràn. Có thể chút xót xa nào đó còn lảng vảng quanh đây. Tôi nhớ đến thời học trò son vàng. Một thời đã qua và không bao giờ trở lại. Tôi nhớ đến cuộc chiến dâng cao đến mức dữ dội năm 1968. Lệnh Tổng Động Viên ban hành. Lớp học vơi dần. Học trò xếp bút nghiêng lên đường nhập ngũ. Rồi…từ những chiến trường, các quan tài phủ quốc kỳ được chuyển về hậu phương. Những người vợ trẻ, có người chưa đầy 20, quằn quại sau quan tài chồng, thảm thiết khóc than cho một cuộc tình sao quá ngắn ngủi.

Số người vợ trẻ đó, đâu phải chỉ có Mỹ Miều, đâu phải chỉ có những người đàn bà tuổi Cọp, đâu phải chỉ có những người mang nút ruồi "thương phu trích lệ"" Và nút ruồi tự nhiên dưới đuôi mắt của người con gái, có thật sự là nút ruồi "sát chồng" không" Ngày nay, khoa học thẩm mỹ có thể bôi xóa tất cả dấu vết xấu trên cơ thể, vậy số phận "thương phu trích lệ" sẽ ra sao, khi chiếc nút ruồi độc địa đó bỗng dưng mất tích nơi chỗ nghiệt"

Ngày xưa, trong chế độ phong kiến khắc nghiệt đã sản sinh ra những tên tướng số ác độc. Họ dựa vào một vài quan niệm thiếu cơ sở khoa học, gieo rắc thành kiến và dị đoan. Bây giờ, tuổi trẻ hải ngoại có cách nhìn cách nghĩ khác xa, những cô gái tuổi Cọp chẳng còn mặc cảm gì . Dăm ba nốt rồi nghiệt ngã cũng chẳng thành mối lo. Mọi người đều bình đẳng, đều tự do hạnh phúc như nhau, tương tự trường hợp của Mỹ Miều, của Jack.

PHẠM HỒNG ÂN

Ý kiến bạn đọc
27/05/201102:33:16
Khách
cám ơn tác giả đã chạnh lòng thương xót cho những người đàn bà tuổi Dần...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến