Hôm nay,  

Dòng Nhật Ký Cho Con

24/05/201100:00:00(Xem: 36688)

Dòng Nhật Ký Cho Con

Tác giả: TTGS

Bài số 3184-28484vb3240511

Bài viết là nhật ký của một bà mẹ trẻ viếtnhân ngày lễ mẹ, nhưng để nói với con gái về tình yêu thương của người cha dành cho con. Ngày 19 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father's Day 2011. Mong tác giả sẽ có thêm bài viết mới và vui lòng bổ túc dùm sơ lược tiểu sử.

***

Con gái yêu của mẹ!

Chiều nay trên đường về con có những lời nói không hay với ba con. Mẹ nghe mà lòng buồn lắm! Chắc ba con không quan tâm vì ba quá thương con, nhưng mẹ thấy cần kể cho nghe chuyện này.

Cách đây mười năm, vào một đêm đông vài ngày trước lễ Giáng Sinh. Lúc đó độ chừng hai giờ sáng. Mẹ giật mình thức dậy vì những cơn đau vã mồ hôi. Ba con đang ngủ say. Mẹ trở dậy chuẩn bị, thay quần áo, coi lại mấy giỏ sách đã chu đáo để trong tủ từ mấy tuần nay chờ đợi. Những cơn đau càng lúc càng gắt và càng gần. Mẹ biết đến lúc phải đáng thức ba con dậy nhưng không còn đi nỗi nữa. Dường như linh tính cũng đến với ba trong giấc ngủ. Ba con bất chợt thức dậy và tìm thấy mẹ đang vật vã trên nền nhà. Ba mẹ trao đổi nhau những cái gật đầu và mỉm cười. Cảm xúc quá nhiều để có thể bày tỏ thành lời. Ba biết ngay chuyện gì sắp xảy ra…con gái của ba sắp sửa chào đời. Ba con nhanh chóng chuẩn bị rồi giúp mẹ ra xe trong lúc vừa luôn miệng an ủi, còn mẹ thì thỉnh thoảng nhắc ba con cứ thong thả lái xe mà đừng chạy quá tốc độ.

Sau đó là những giờ chờ đợi trong hồi hộp và lo lắng. Ba đau mười khi thấy mẹ đau một. Ngay sau khi có thể được, ba năn nỉ bác sĩ cấp tốc giúp mẹ thuốc giảm đau. Sau gần hai mươi giờ chờ đợi dài như cả tuần lễ, ba mẹ được nghe con khóc tiếng khóc chào đời. Mẹ liếc nhìn ba con và nhận thấy hai giọt nước mắt rưng rưng. Lần đầu tiên mẹ thấy ba con khóc! Ôi những giọt nước mắt của yêu thương và hạnh phúc! Mẹ còn nhớ như in nụ cười lẫn trong nước mắt của ba khi đưa tay sờ mái tóc còn ướt đẫm của con, khi hồi hộp ôm con vào lòng lần đầu tiên, khi lần đầu nghe con gọi "bah, bah..."

Con gái yêu của mẹ, mẹ biết con biết ba yêu con đến là dường nào. Như văn thơ ví sánh "cao hơn núi, rộng hơn đại dương." Như ca dao tả "núi Thái Sơn." Con biết không, văn thơ hình như không diễn đạt đủ tình yêu thương của người cha có lẽ vì các ông cha không bày tỏ tình thương yêu với con cái cách âu yếm, gần gũi như các bà mẹ, nhưng mẹ nhớ biết bao, những lúc con ngủ say sưa trên ngực ba, những buổi tối cha con chơi đùa với nhau và ba làm ngựa cho con cưỡi, hay những đêm ba thức trắng vì con gái yêu của ba bị sốt…

Con thương yêu của mẹ, con nhớ không hồi con bốn năm tuổi có lần con hỏi mẹ:

"Sắp tới sinh nhật mẹ con muốn có quà cho mẹ."

"Con là món quà lớn nhất mà Thượng Đế ban cho me."ï

"Thiệt hả mẹ""

"Thiệt chứ!"

Rồi mắt con bỗng sáng lên.

"Mẹ, lúc gởi con cho mẹ để làm quà tặng mẹ, Thượng Đế có gói lại không"

"A a có chứ." Mẹ mỉm cười bởi ý nghĩ dễ thương

"Thùng quà thiệt là bự hả mẹ" Gói bằng giấy màu hồng hả mẹ" Có cái nơ thật là to nữa hả mẹ"

"Ừ…Ba mẹ lúc đó nhìn nhau không thể nhịn cười.

"Còn có thêm một bình sữa cũng thiệt to. Ba phụ họa.

Con lăn ra cười ngặt nghẽo.

Có lẽ con cũng đang cười khi đọc chuyện vừa rồi. Sự thật là vậy, con yêu. Con là món quà quý giá nhất của cả ba lẫn mẹ. Ba mẹ nâng niu món quà ấy khi nó vui vẻ, khoẻ mạnh, ngoan ngoãn cũng như lúc nó ủ dột, đau yếu, hờn dỗi, hư đốn. Nhưng mẹ muốn nhấn mạnh tình thương của ba con ở đây. Tình thương vô điều kiện, hy sinh, cao cả, bao la…

Con yêu, như mẹ đã nói, ba con yêu con và không ghi nhớ những lỗi lầm của con. Ba không để bụng để giận con lâu. Nhưng mẹ biết con cũng yêu thương ba con lắm và hiểu rõ tình yêu thương của ba. Như vậy không có lý gì mà con muốn ba buồn đúng không" Một chúc ích ỷ nhỏ nhoi như mảng mây xám làm ủ dột bầu trời xanh. Hãy chạy đến bên ba chiều nay nghen con, và ôm ba, và nói với ba rằng con yêu ba, và con xin lỗi vì đã làm ba buồn. Con sẽ làm bầu trời yêu thương của con trở lại đẹp tuyệt vời với những áng mây trắng và hồng bồng bềnh.

Yêu con thật nhiều!

TTGS

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến