Hôm nay,  

“Hổ Mẫu” Và Cái “Quê” của xứ Hoa kỳ

13/05/201100:00:00(Xem: 259617)

“Hổ Mẫu” Và Cái “Quê” của xứ Hoa kỳ

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3173-28473 vb6130511

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông nhân dịp Mother’s Day 2011.

***

Phải nói là xứ Mỹ này cái gì cũng là vào bậc nhứt thế giới, từ khoa học kỹ thuatä cho đến văn minh vật chất nhưng mơí đây, có một vị nữ lưu tư xưng mình là “hổ mẫu”, “Tiger Mother”, làm chạm tự ái đến các bậc phụ huynh xứ Cờ Hoa này về việc “không biết dạy con học hành cho ra hồn.” Nhân mùa Mother’s Day 2011, xin được sơ lược câu chuyện về “hổ mẫu” này vơí các bạn.
Đó là một nữ giáo sư luật bốn mươi tám tuổi, gốc Hoa, ở đại học danh tiếng Yale tên Amy Chua và cuốn sách của bà đang gây ra thật nhiều tranh cãi về cách giáo dục hai đứa con gái của mình theo lối cổ điển Á đông là “Battle Hymn of the Tiger Mother” (có thể tạm dịch nôm na là “Chiến ca của bà mẹ cọp, hoặc theo lối chữ nghĩa: “Chiến Ca Của Hổ Mẫu”” được xuất bản năm 2011 này.
Amy Chu xuất thân trong một gia đình khoa bảng, cha là giáo sư ngành computer tại ĐH California, chông ngươì gốc Do thaí và cũng là giáo sư ở Yale. Amy ra trương với bằng tiến sĩ luật hạng danh dự và đã viết hai quyển sách về kinh tế trong đó quyển: World on Fire, bàn về việc xuất cảng [hệ thống] dân chủ tư do thị trường nẩy sinh ra sự thù ghét trong các sắc tộc và tạo sự mất cân bằng toàn câù) được tạp chí The Econiomist chọn là một trong những quyển sách hay nhất năm 2003 và được tạp chí The Guardian gọi là một trong những cuốn về chính trị đáng đọc năm 2003.
Có thể chính nhờ thành tích kể trên mà cuốn sách bàn về việc dạy con của bà được truyền thông và dư luận chú ý. Xin được nói thêm là hai cô con gái của Amy vừa được hai đại học danh tiếng nhất là Yale và Havard chấp nhận.
Trong những lần được báo chí và đài truyền hình phỏng vấn, Amy nói đây chỉ là những kinh nghiệm dạy con theo lối của mình và không hề có ý chỉ trích hay phê bình về đường lối giáo dục hiện tại ở xứ này. Chẳng hạn như đưa ra một chương trình và thời biểu phải nói là cực kỳ nghiêm nhặt cho con mình kể cả việc không chấp nhận con mình học mà dưới điểm A, không xem tv, chơi games, học nhiều giờ cho môn toán và chánh tả, phải học piano và vĩ cầm như là môn giải trí vào cuối tuần và cả trong kỳ nghỉ hè.
Amy phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Thiệt tình mà nóí thì tôi biết là nhiều phụ huynh Á châu trong lòng rất kinh ngạc và lo sợ ở nhiều mặt về cách giáo dục theo lối Âu Mỹ…họ [phụ huynh Mỹ] đã để phí biết bao nhiêu thời giờ với Facebook và các trò chơi computer – và hình như là họ không chuẩn bị đầy đủ cho tuơng lai của con mình… Cuộc đơì này đâu có dễ dàng [cho chúng] như vậy.”
Ý kiến trên đây còn được Amy Chu viết thành một bài báo trên Wall Street Journal với tựa đề “Why Chinese Mothers Are Superior"” kèm hình ảnh khoe sự thành công của hai cô con gái. Và bài báo này bỗng gây ra sự phẩn nộ khác thường ở công chúng Mỹ. Trên internet, có bài báo vớí tựa đề là “Tại sao bà mẹ Trung hoa lại ưu hạng” đã khởi đầu vơí những phản ứng aò ạt, bài báo này có hơn một triệu người đọc trên online và tính đến nay đã thu hút ý kiến bình phẩm của hơn 7 ngàn người.
Theo dõi những ý kiến này, sẽ thấy cả một trận đại chiến. Tại sao vậy"
Dù đây chỉ là cách giáo dục con của cá nhân mình nhưng quan điểm của Amy đã vô tình đánh trúng vào “điểm nhược” của phụ huynh Mỹ và vấn đề giáo dục đang đi xuống tại Mỹ trong hiện tại, cái “quê” về mặt bị thua sức thiên hạ, nhất là vớí đám con Trời! Cái “quê” của dân Mỹ là sợ thua kém con cháu Mao chủ… tịt và những nước đang trở thành cường quốc và không đào tạo con cái mình có đủ khả năng cạnh tranh để sống còn trong nền kinh tế có tính cách toàn cầu hiện nay.

Câu chuyện dạy con của “hổ mẫu” này vừa làm cho độc giả nổi điên lại vưà làm cho họ …ơn ớn vì bà mẹ dữ như cọp này noí đúng quá! Cách dạy con theo lối nuông chìu và thiếu nghị lực sẽ đi đến thất bại trong thời cạnh tranh thị trường mảnh liệt này. Gìới phụ nhuynh người Mỹ cảm thấy…nhột và tự hỏi là không biết bà…chằng nầy có đang ám chỉ bọn mình hay không đây" Sau đây là vài lời bình phẩm về …bà mẹ dữ như cọp này.
Một độc giả tung lại một chưởng mạnh tới mười thành công lực là lối giaó dục này thiếu trách nhiệm về tinh thần và đạo đức. Con cái của chúng ta phải cần chăm học ở trường và học thêm về các môn nghệ thuật. Quan trọng hơn nữa là chúng cần tự nguyện đi quyên góp từ thiện, giúp đở người vô gia cư, làm sạch môi trường ở địa phương mình ở, đóng góp tiến noí của mình cho những người yếu thế và giúp đở kẻ khốn cùng. Chúng ta không cần thêm những người chỉ biết lợi ích cho riêng mình . Chúng ta cần những công dân có học và có ý thức đóng góp cho xã hội. Có người lại về phe với hổ mẫu và nói là các nhóm sắc tộc khác ở Mỹ này con cái cũng thành công theo lối dạy trong quyển sách. Ví dụ như người Do thái tuy không rập khuôn theo hổ mẫu nhưng họ cũng quí trọng giáo dục và đoì hỏi con cái mình nổ lực cao. Có người lại phản bác là tỷ lệ ngưòi Do thái thành đạt cũng rất cao ở xứ này nhưng những bà mẹ người Do thái đâu có dạy con như lối dạy của hổ mẫu đâu!
Có một bà mẹ ngươì Mỹ gốc Á sống đã lâu ở Mỹ lại có phần nào đồng quan điểm với lối dại “kiểu xưa” và cho rằng nhiều trẻ vị thành niên Mỹ hư hỏng và không nghĩ gì đến tuơng lai sau này của mình. Bà này cho biết là cha mẹ tôi luôn luôn thúc đẩy tôi học cho giỏi và muốn tôi lấy những môn khó khi ở trung học dù tôi khổ sở với chúng. Lúc đó tôi không cải lại được nhưng sau này khi lớn lên tôi tôi mới thấy điều đó có lợi cho mình…Tôi có người bạn là cô giáo, cô ấ y nói phụ huynh bây giờ làm hư con cái của họ. Ngày xưa trong lớp thầy cô là “chủ” giờ thì không còn biết ai là “chủ” nữa…Tôi đồng ý với các nhà tâm lý học là thúc đẩy con cái học hành là điều không có hại miễn là đường đi đến mức độc đoán. Giờ xin được cho mình có chút ý kiến về vấn đề nóng hổi đang gây ra nhiều tranh cải này.
Công bằng mà nói thì, có lẽ, Amy Chua chỉ viết ra lối dạy và con của mình chứ không xem đây là một “khuôn thước giáo dục” gì cả. Phải chăng vì “có tật hay giật mình” mà các bậc phụ huynh người Mỹ bị “quê”"
Nói chung thì người Á châu mình rất trọng việc học và phụ hynh cũng lấ viêc giao dục on làm đầu. Thêm vào đó với thân phận “ở nhờ xứ ngươì” thì cái vôn học vấn là điều cầmn để mưu sinh sau này. Còn như phụ huynh người bản xứ thì họ có quan niệm và lói song khác ảnh hưởng phần nào đến lối dạy con của họ. Sự suy luạn của học có thể cởi mở hơn và không chỉ xem mục đích cái học là …để “kiếm cơm”. Tuy nhiên có lẽ sự việc là ở đời này có mặt phải thì cũng có mặt trái.
Coi trọng việc học ở trường quá mức có thể làm cho học sinh đó “mụ người” hay trở thanh “ẻo lã thư sinh”. Ra trưóc công chúng thì e dè sợ sệt, không tham gia vào những hoat động có ích cho xã hội và phát tiển mặt giao tế của mình. Còn coị nhẹ việc học lại đưa đến viêc ăn chơi lêu lỏng, bỏ mất thơì gian học hành và làm thiệt hại đến tương lai của mình. Những phụ huynh mang đầu óc trọng khoa bảng có thể đưa con mình vào cảnh bị dồn nén chỉ chờ dịp bùng nổ. Những phụ huynh để cho con mình “tự do” học có lúc sẽ thấy con mình …chẳng học gì cả! Nhưng các bạn cũng đồng ý với mình là nói thì dễ nhưng chắc gì đã làm đưọc.
Thật ra theo như mình nghỉ thì sở dĩ có chuyện tranh luận ồn ào về các dạy con của người “hổ mẫu” này là vì lòng tự tôn của con cháu Chú Sam bị va chạm. Trên thực tế thì tình trạng giáo dục của nươc này có lẽ đang xuống thật so với các nước China, Nam Hàn, Ấn độ …, cho nên khi bị một “hổ mẫu” gốc Hoa vô ý xỏ xiên con cái mình thì cũng là chuyện không khó hiểu, phải không thưa các bạn./.
Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
14/05/201121:18:32
Khách
học mà không chơi, hao mòn tuổi trẻ.
chơi mà không học, mất cả tương lai.
13/05/201116:35:26
Khách
Đây là một đề tài rất đáng chú ý cho chúng ta hôm nay. Vì lẻ đa số chúng ta để con cái tự phát triển theo sở thích của chúng. Ngày nay đa số học sinh, học theo kiểu trả nợ quỉ thần; chứ không phải củng cố kiến thức do trường học cung cấp để áp dụng thực tiển giúp ích cho xã hội giống như ngày xưa chúng ta từng đi học ở VN. Do đó tác giả bài này lưu ý chúng ta là đã đến lúc cần phải nghiêm khắc đối với con em trong vấn đề giáo dục trước khi quá trể. Quả là đúng! Hổ Mẩu ơi Hổ Mẩu.
13/05/201116:37:26
Khách
She wants to sell her book. Let see what they will be 10 years later.
13/05/201123:58:36
Khách
Bài viết của chú Trương Tấn Thành rất hay! Và cháu cũng rất đồng ý với quan điểm của chú là giáo dục trẻ em đừng nên quá khắc nghiệt, nhưng cũng đừng nên lơ là sẽ uổng phí tương lai của con em. Chúng ta "Không cần những người chỉ biết học cho lợi ích riêng mình" và "chúng ta cần những công dân có học và có ý thức đóng góp cho xã hội. Cám ơn bài viết của chú!
13/05/201120:26:45
Khách
Đồng ý với tác giả là nghĩ thì dễ nhưng làm thì rất khó. Cha mẹ nào cũng muốn con mình ngoan, hiền, học giỏi, kỷ luật, lễ phép, hãy cầu nguyện tất cả ở trong tay chúa. Con nít cần có vui chơi, không nên vì tham vọng của cha mẹ mà giết chết tuổi thơ. Mỹ với chủ nghĩa cá nhân nhưng vẫn có nhiều cái hay hơn người Việt chúng ta, hãy để ý mà học hỏi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến