Hôm nay,  

Tháng Tư - Đêm... & Tình Yêu Của Lính

28/04/201100:00:00(Xem: 861721)

Tháng Tư - Đêm... & Tình Yêu Của Lính

Tác giả: Phan
Bài số 3178-28478 vb5042811

Tháng Tư là tháng tưởng niệm Tưởng niệm Đức Giáo Hoàng John Paul II, vị chủ chăn và chcủ xướng việc xoá bỏ chế độ Cộng Sản tàn bạo. Ngày 30 Tháng Tư năm nay, Vatican có đại lễ phong chân phước cho ngài. Cùng ngày này, người Việt người Việt có họp mặt tưởng nhớ. Sau đây là 2 bài viết đặc biệt về tháng Tư của Phan, tác giả tGiải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Ông là một nhà báo tại Dallas, từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và trong nhóm chủ biên của báo Trẻ.

***

1. Tháng Tư -Đêm - Vì Sao
Những khái niệm về tháng tư; thời gian trên cuốn lịch thay đổi; cây đinh cũng chỉ cưu mang được một thời vì vạn vật luân hoán. Như người vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi đã cưu mang nhân loại ra khỏi tối tăm của chủ nghĩa cộng sản mà hễ tháng tư về là nghĩ đến người trước những sự kiện đời thường. Tháng tư đã vào đêm thứ nhất muộn màng vì trời đã bắt đầu lâu tối hơn mùa đông; có vì sao lung linh sau không giờ trên bầu trời tĩnh lặng. Gọi là sao cuối ngày 1 tháng tư hay sao đầu ngày 2 tháng tư" Vì sao trên biển tối làm phương hướng cho sinh linh mù loà. Hay là ngài, ngày này của 5 năm trước, người đã vĩnh biệt trần gian; trao lại cây quyền trượng cho người kế nhiệm theo nghi thức tôn giáo.
Nhưng có lẽ ngài là vị chủ chăn duy nhất hợp nhất được với cây quyền trượng vì có thể làm cho người ngoại giáo cũng tin theo. Cây quyền trượng khuất phục hay bản thân ngài khuất phục được lòng tin ngoại giáo; điều đó không quan trọng bằng một nhân cách có thể soi sáng triệu triệu tâm linh như vì sao trong đêm nay là cột mốc phương hướng; chỉ lối soi đường cho vạn vật…
Xin chào ngày mới 2 tháng Tư, những đau buồn của người lạc xứ xa quê tạm xếp lại để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng John Paul II. Mới đó, ngài đã đi đến 5 lần tháng tư lại về! Bao giờ ngài về" Thế gian này không mấy ai làm thay đổi được thế giới, ông chủ nhà trắng tượng trưng cho dân chủ, tự do và giàu mạnh; ông trùm cộng sản, trùm khủng bố, những nhà độc tài… tượng trưng cho đối lập, thì dẫn dắt nhân loại về đâu" Chiến tranh và hận thù bước ra khỏi quốc gia để nâng lên tầm quốc tế. -Họ như những ông bầu gánh hát chỉ muốn tạo ra những sân khấu đẫm lệ để trục lợi; xúi người ta đánh nhau trong bóng tối để bán vũ khí; nhưng sáng ra rao giảng hoà bình, can thiệp thiện chí, viện trợ nhân đạo… Thế giới ác quỷ ngày càng sản sinh nhiều đầu xỏ ác ôn và tinh vi hơn cả bom nguyên tử.
Nhưng thế kỷ 20 có một người thực sự vì hòa bình thế giới, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo. Đức Giáo Hoàng John Paul II là biểu tượng của lòng tin tạo nên sức mạnh đủ để xóa bỏ chế độ bất công và tàn bạo ở Ba Lan trong năm 1989, châm ngòi công phá khối Đông Âu và Liên Xô. Thực sự giải phóng con người khỏi xích xiềng cộng sản. Ngài vì nhân loại hơn là một tôn giáo nên ngài có cả nhân loại kính ngưỡng. Lời nói của Ngài tại Quảng trường Chiến Thắng, Ba Lan khi còn là nước cộng sản năm 1979, "Xin Chúa hãy hiển linh. Để thay đổi diện mạo của đất. Và Các con đừng sợ hãi." Lời kêu gọi, nhắn nhủ đã đi xa hơn một tôn giáo; lời kêu gọi nhân loại hãy can đảm xoá sổ chủ nghĩa vô thần, phi nhân tính trong cuối thế kỷ 20.
Giáo Hội Vatican đã sáng suốt chọn lựa Tổng Giám mục địa phận Krakow của Ba Lan, Karol Jozef Wojtyla (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice) làm Giáo Hoàng ngày 16 tháng 10 năm 1978. Người kế nhiệm thứ 264 của Thánh Peter. Đây là người đứng đầu Giáo hội đầu tiên sau 455 năm không phải người Ý mà là người Slaver, xuất thân từ một nước cộng sản. Đó là quyết định thiên ý trong thế kỷ 20, sự chọn lựa một người thấu hiểu nhất về chủ nghĩa vô thần để xoá bỏ chủ nghĩa vô thần. Sự sáng suốt của Giáo Hội Vatican hay Ý Chúa Muốn Thế" Với một người ngoại giáo chỉ biết kính ngưỡng con người cống hiến trọn đời cho Hoà bình của toàn nhân loại, đoàn kết các tôn giáo dưới mái nhà thế giới để cùng vui sống đời tự do.
Ngài là vị Giáo hoàng công du nhiều nhất trong lịch sử Giáo hoàng với 104 chuyến đi. Ngay Fidel Castro cũng đã trịnh trọng đón tiếp ngài là bằng chứng về đức độ có một không hai của Đức Giáo Hoàng John Paul II. Một trùm vô thần nghiêng mình kính ngưỡng trước vị chủ chăn của một tôn giáo; là câu trả lời rõ ràng nhất về tính chất chủ nghĩa. Và ngài đã nói tại Havana: "Cuba hãy mở với thế giới và thế giới hãy mở cửa cho Cuba, để đất nước này có thể nhìn về phía trước với hy vọng". Thông điệp từ tâm, bác ái nhưng không kém phần minh định chủ nghĩa của loài người tiến bộ. Ngài cũng đã từng hôn kinh Koran tại Assisi trong đại hội các tôn giáo trên thế giới. Ngài đã đi qua thiên chức của một vị chủ chăn của một tôn giáo để đến với nhân loại.
Ngài là chủ chăn của nhân loại cuối thế kỷ 20 đã như cây đinh cưu mang những tháng tư tiếp nối từ quá khứ tới tương lai. Cây đinh trong tuần hoàn vũ trụ đã nói lời cuối cùng: "Hãy cho tôi về với Chúa Cha" lúc 21 giờ 37 phút ngày 2 tháng 4 năm 2005. Làm thức tỉnh 200 vị tổng thống, thủ tướng và đại diện các tín ngưỡng của thế giới, luôn cả giáo sĩ Hồi giáo và Do Thái. Hàng triệu người trên Quảng trường Thánh Peter, 5 triệu người khác đến Roma nhưng không có cơ hội vào Quảng trường Thánh Peter, phải theo dõi tang lễ qua màn hình, 1,5 triệu người Ba Lan đến tiễn biệt vị anh hùng dân tộc Ba Lan…
Giáo Hoàng John Paul II được cả thế giới ngưỡng mộ về di sản cống hiến của ngài cho nhân loại. Năm nay, việc phong thánh cho ngài vẫn chưa được Vatican kết thúc tiến trình phong thánh, dù ngay trong tang lễ ngài đã xuất hiện nhiều biểu ngữ: "Phong thánh ngay lập tức". Việc thủ tục cũng do con người đặt ra, không quan trọng. Đức Giáo Hoàng John Paul II đã thực sự trở thành Vị Thánh của nhân loại, trong lòng người-bất kể tôn giáo-từ khi ngài còn sống.
Tháng tư lại về, tháng tư-đêm-ngôi sao. Ngồi hoài niệm lại dạt trôi của một người lưu xứ. May mắn trong ưu phiền là được kính ngưỡng Đức Giáo Hoàng John Paul trong cuộc đời đánh mất niềm tin.

2. Người Yêu Của Lính
Bài số 3179-28479 vb5042811

Từ hồi qua Mỹ bà Thời chỉ ở nhà. Nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ… cho chồng con đi học, đi làm. Đôi lần ông Thời có nói: “Tụi nhỏ đã lớn hết rồi, để tụi nó tự lo bữa ăn, cái mặc… cho biết cách xoay sở khi xa nhà. Bà cũng nên ra ngoài, đi làm công việc gì đó cho có tiếp xúc…” Nhưng chuyện ông nói đâu phải lần đầu mà quan trọng; phần con cái đả đảo: Má đi làm. -Vì quyền lợi được ăn ngon, mặc sạch, không phải dọn dẹp phòng, nhà cửa… tụi nhỏ phản đối kịch liệt làm bà cũng thương con. Nhưng không ra ngoài thì bà cũng biết đời sống Mỹ, con cái đi đại học không phải chỉ là 4 năm, 6 năm hay 8 năm… nó đi tới hết cuộc đời. Hôm đứa nào đi đại học cũng run như đi quân dịch, làm cha mẹ lo không hết. Nhưng năm sau là gọi rát cổ nó cũng bận - không về. Rồi từ đó kệ nó, chừng nào về thì về. Và nó chỉ về khi gặp khó khăn gì đó! Thời ba nó 18 tuổi đi lính, khi trở về đâu còn như lúc ra đi; thời nay con đi cũng đâu có về, một đứa nhỏ đi ra khỏi nhà; nhưng chỉ có một người khác hẳn nó trở về… Bà Thời tin suy nghĩ của mình đúng lắm! Thằng lớn đó, đã lập gia đình thì vợ con nó về thăm ông bà nội còn nhiều hơn nó.
Cuối cùng là đời bà đã thổi sáu cây nến lớn trên ổ bánh sinh nhật lần thứ sáu mươi. Nếu còn ở Việt Nam thì lễ thượng thọ này lớn lắm… bà nghĩ thế thôi. Đâu có gì buồn khi đời sống thay đổi tốt đẹp hơn, thay vì thằng lớn đi đạp xích lô thì thằng kế làm thợ hồ; mấy đứa con gái lấy chồng cho xong chuyện… sao bì được với gia đình bà bây giờ toàn sư với sĩ,… đời bà không nghĩ đến chữ sư; chữ sĩ thì bà có chồng là trung sĩ tài xế cho ông đại tá - hồi xưa. Nhiều lúc nấu nướng mệt mờ mắt cho bọn trẻ ăn nhưng bà vui ghê lắm khi nghe con gái nói chuyện với bạn bè nó là bác sĩ, nha sĩ, họa sĩ… không tưởng tượng nổi con nhỏ chỉ ước đủ lớn để đi bán vé số mà bây giờ bạn bè với toàn sĩ; thì nó cũng hàng sư chứ thua kém ai.

Nhưng từ hôm nhà vắng đến chỉ còn hai người, bà Thời nói với chồng: “Ông ơi, bây giờ tui rảnh tới cháu nội cũng không được giữ; vợ chồng thằng Hai chạy theo việc đi xa. Tui theo tụi nó để giữ cháu thì ai lo cơm nước cho ông. Ở nhà thì buồn cả ngày… Ông coi, tìm việc cho tui đi làm được rồi!
Ông Thời thở dài, “Tui nói bà ra ngoài có đã chục năm hơn thì bà không nghe. Bây giờ…”
“Ông đừng trách tui, tui biết ông cực khổ từ hồi qua đây, nhiều lúc tui cũng muốn đi làm để giúp ông, nhưng tui tính cho cùng, ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho ông an tâm đi làm, con cái đi học… tui không ân hận gì hết. Bây giờ, tui đi làm là cho bớt rảnh, làm cho tui…”
“Bà coi, đi chùa làm công quả cho vui. Đi làm, thời buổi này… mà mình cũng đâu cần tiền bạc gì nhiều nữa. Bà đi làm làm chi cho cực. Tui cũng tính đi làm vài năm nữa cho tới hưu rồi thôi. Mà cũng không biết có được không"...”
Lần thứ ba, bà đòi đi làm. Ông Thời chỉ nói: “Thằng Mỹ hàng xóm nó nói: Chó nhà mình ỉa bên sân nhà nó, bà phải qua hốt. Bà thankyou rồi vô nhà đóng cửa. Bây giờ bà đòi đi làm, tui cũng không biết ai nhận bà già sáu mốt, tiếng Anh chỉ biết thankyou!”
”Tui biết mà ông, tui nói là không hối hận từ hồi qua Mỹ, tui chỉ lo cho gia đình, con cái. Hôm nay tụi nhỏ không còn gì phải lo là tui thành công rồi…”
”Thì bà lo cho bà đi, lo hưởng thụ. Tội gì phải đi ”Tui còn một chuyện, tui tính đi làm vài năm là đủ; cũng vừa tuổi nghỉ hưu”"
”Bà cần bao nhiêu tiền" Làm gì, tui không cần biết! Cho bà xài hết tiền tui để giành được. Nếu thiếu thì nói tụi nhỏ cho thêm. Bà cứ nghỉ ngơi, đi chùa, đi chơi" chỗ nào bà thích…”
Bà Thời thở dài, đầu hàng… nhưng không vui. Buộc ông Thời an ủi, “Hay bà nấu cho tui mớ thức ăn, bỏ tủ lạnh rồi đi thăm vợ chồng thằng Hai cả tháng cũng không sao. Người ta có dâu thảo để hưởng phước; bà có dâu biết phải quấy chỉ thêm mệt. Rồi nay mai mấy đứa con gái lấy chồng, bà bay không kịp tụi nó réo…”
Buổi tối hai người kết thúc không như ý, bà Thời thao thức tới canh khuya. Ông cũng không ngủ được, “Bà nghĩ coi, bây giờ bà làm được việc gì, tui đi xin việc cho bà.”"
”Tui tính hết rồi, vô hãng xưởng thì ai nhận tui, nhất là thời buổi đuổi người không kịp… nhưng tui đọc báo thấy nhiều người cần người lớn tuổi giữ con nít tại gia. Tui nhắm mình làm được đó ông!”
”Trời ơi, nhớ cháu thì bay đi thăm cháu, mắc gì phải đi coi con người ta.”
“Nhưng mà…”
“Tui nói rõ với bà, tuy bà không đi làm từ hồi qua đây, nhưng bà đã làm nhiều giờ hơn tui đi làm; con cái có được hôm nay là do công sức của bà nhiều hơn tui. Chuyện con cái thì nước chảy xuôi, không tính. Chuyện vợ chồng thì… cũng không nói là của chồng công vợ được. Của bà hết đó. Trong bank có nhiêu, bà cứ việc xài việc gì bà thích. Không hơi đâu tuổi này rồi, không nghèo không khổ, mà phải đi coi con người ta.”"
Ông Thời đón ly cà phê sáng từ tay vợ như mọi ngày, nhưng hôm nay đi làm không yên bụng! Bả khóc suốt đêm qua, mình ngủ mê nên không biết, hai con mắt xưng húp. Chiều về, ông ngồi đợi dọn cơm với tờ báo. Bà vui mừng khi thấy ông đọc trang rao vặt… Khấp khởi trông tin rồi thất vọng… bà Thời nén lòng chờ đợi, chờ đợi đến cả tuần mới nghe ông báo tin: “Tui đã tìm được chỗ giữ trẻ cho bà. Gia đình này gần nhà mình, hai vợ chồng trẻ như thằng Hai nhà mình. Họ chỉ có một con gái, 3 tuổi. Yêu cầu chỉ giữ từ sáng tới chiều họ đi làm về, không phải nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì hết… Tuần năm ngày, tuần nào làm thêm thứ bảy thì họ báo trước và trả thêm tiền. Tui có nói chuyện với họ rồi, vợ chồng trẻ thì thỉnh thoảng đi chơi khuya, con họ sẽ theo bà về nhà mình. Khi nào họ về thì ghé đón. Tui không đồng ý cho bà ở nhà người ta qua đêm…”
Bà Thời nghe như được tuyên dương trước sân trường thuở bé, niền hãnh diện hoà trong vui sướng biết bao… “Được quá rồi ông! Mà ông cho tui đi làm thiệt hả"” Giá như bốn chục năm trước mà bà ôm cổ ông, hôn lên gò má thì ước mơ của ông đã thành sự thật; thề không mộng mị lâu dài theo gót giày saut nay đây mai đó…" Người lính già ngấn lệ sau lớp kính lão, ngồi yên. Mong thời gian ngừng trôi! Phút yên lặng thay câu trả lời: Tui đã đồng ý cho bà đi làm. Không khí gian phòng như chùng xuống. Ông Thời chỉ mong con cái đừng hiểu lầm ông…
Ngôi nhà sang trọng mở cửa đón tiếp ông bà Thời, đôi vợ chồng trẻ trí thức, phong độ có giáo dục gia đình là nhận xét đầu tiên làm ông Thời có thiện cảm. Đến cháu bé làm mê hoặc ông bà vì nó ngoan, sáng sủa… đúng là con gái nên nhẹ nhàng, không bậm trợn như thằng cháu nội bắt ông nội làm ngựa cho nó cỡi; ngủ thì gối đầu lên tay bà nội chứ không xài gối, bà nội tê tay, đau nhức tới ứa nước mắt cũng cắn răng chịu đựng…"
Rất tiếc cho vấn đề đặt ra không phải là lương bổng, cha của đứa bé chỉ hỏi: “Khi ở nhà với bà, nếu cháu té ngã, ngất xỉu hay bị chảy máu… Bà sẽ làm sao"” Bà Thời không biết phải làm sao! Những biện pháp thoa dầu, kêu cha mẹ cháu đều muộn vì cha mẹ cháu bé muốn bà kêu 911 liền tức khắc!
Ông Thời không nói gì nhưng cảm phục đôi vợ chồng trẻ này lắm, người vợ vui vẻ, tế nhị… đúng là của cho không bằng cách cho, cô ấy vào phòng rồi trở ra với phong bì mới toanh, “Con xin gởi hai bác tiền xăng đã đến thăm vợ chồng con và cháu bé…”
Ông đưa bà Thời ra về mà cứ nhớ hôm mình đậu cái xe jeep lần cuối cùng, ném chìa khóa vô bụi cây, thay bộ quần áo dân sự, rồi tìm đường về nhà. Cái nhục, buồn, tủi, tự trách của một người thất trận đã 36 năm qua như hiện về trên gương mặt vợ! Hôm ấy, ông về được tới nhà thì bà cũng thất trận như ông, buồn ghê gớm lắm! Bây giờ ông cũng vẫn buồn mỗi tháng tư về; nhưng 11 tháng còn lại trong năm thì chẳng sợ ai, không hờn tủi gì hết. Không khoe khoang thì thôi chớ thua gì ai mà tủi hờn… nhưng bà, “Bà ơi! Họ là hai vợ chồng tốt nhất mà tui được gặp, từ hồi qua Mỹ. Họ nói hoàn toàn đúng là khi có chuyện gì ở nhà thì phải gọi 911, để cấp cứu trước, rồi mọi chuyện tính sau. Tiếc là bà…””Thì tui không biết tiếng Anh mà!” Bà Thời khóc thành tiếng.
. . .
Chuyện đó đã ba năm, hôm nay nhà ông Thời tưng bừng kỷ niệm 30 tháng 4. Con cháu về đông đủ, vợ chồng đứa con nuôi là vợ chồng nhận bà Thời giữ trẻ sau một tuần từ chối! Ông Thời chờ họ giải thích vì sao sau một tuần mới gọi bà Thời giữ con cho họ" Con bé đã sáu tuổi, đi lớp 1, ăn ở nhà ông bà, gọi ông nội, bà nội như ruột thịt, không chịu về nhà cha mẹ…
Tiệc tùng đã sẵn, ông Thời giận trong bụng nhưng chưa tới lúc phát tiết ra ngoài: Người thân của ông có thể vui với ngày này hay sao" Rồi vợ chồng thằng con nuôi chưa bao giờ đến muộn, chúng nó đã đi đâu, để cả nhà chờ"!...
Chúng nó đã đến với chiếc xe jeep mới cáu, màu nhà binh… cả nhà ùa ra xem xem xe mới, trầm trồ: đẹp quá, ngầu quá!... Ông Thời không có hứng với bon chen nên là người duy nhất còn lại trong nhà để thấy bà Thời lặng lẽ nhỏ những giọt nước mắt hạnh phúc trong bếp, ông đến như ở đâu có Việt cộng thì lính quốc gia đến can thiệp… bà cười như mấy chục năn về trước, “Tui nhờ tụi nó mua cái xe jeep cho ông đó! Hồi đó, ông ước gì được chở tui đi xe jeep một lần. Tui cũng thích lắm, rồi qua đây thì nói là ráng mua cho ông… nhưng rồi!”"
”Thì ra bà đòi đi làm mấy năm nay là để mua xe cho tui"”
”Thì xong con cái rồi, thì tui lo cho tui-là lo cho ông. Chớ tui cần tiền hồi nào đâu...” 
Mặc kệ xấp nhỏ đã ùa vào nhà trao chìa khoá cho ba. Thằng con nuôi đứng ngậm ngùi một góc, “… tiếc là ba con đã chết trong trại tù cải tạo. Nên khi con nghe má nói ý định đi làm để mua xe jeep cho ba. Con tin má không biết tiếng Anh, nhưng chắc chắn không có nguy hiểm gì cho con của con. Con thành con nuôi của ba má cũng vì giúp má cỡ nào má cũng không chịu; anh em trong nhà cũng giúp má khi biết ý má - cũng không được. Má tự làm tự mua cho ba đó! Chúc mừng ba!”
Phan

Ý kiến bạn đọc
09/09/201720:10:47
Khách
Đầu óc ông Phan quá phong phú , viết truyện gì đọc đến đâu cảm động đến đó muốn khóc , quá hay .Bái phục và cảm ơn
29/04/201120:53:40
Khách
Ông Phan viết rất hay, bất cứ đề tài nào
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến