Hôm nay,  

Xếp Tôi

14/04/201100:00:00(Xem: 301981)

Xếp Tôi

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 3165-28465 vb5041411

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau biến cố Tháng Tư 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới của ông.

***

Khi qua Mỹ, tôi vừa đúng 43 tuổi. Cái tuổi vẫn còn chín chắn để chọn cho mình một nghề sinh sống. Nghề ở Mỹ thì quá nhiều, nhưng nghề nào hợp với tuổi mình và nửa chừng không sợ thất nghiệp - mới là điều quan trọng. Suy đi tính lại, tôi chỉ thấy có nghề thuộc lãnh vực y tế là bền bỉ và lâu dài nhất. Sinh, lão, bệnh , tử mà…Chỗ nào, thời nào, lúc nào, giờ nào, phút nào …cũng có người dẫn xác đến nhà thương , hay lò mò tới các nơi khám bệnh.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply vào các hãng Medical. Và vài ngày sau, tôi đã nghiễm nhiên trở thành nhân viên của Medical Instrument. Lần đầu tiên tiếp xúc với máy móc tinh xảo và cũng là lần đầu tiên đi làm công cho Hãng, nên tôi rất thích chí lao đầu vào sản xuất một cách siêng năng và tháo vác. Khi nói đến điều này, có người thắc mắc hỏi tôi, ông đã 43 tuổi rồi, chứ đâu phải là thanh niên mới vào đời mà lần đầu tiên đi làm công cho Hãng" Thật tình, từ nhỏ tới lớn tôi chỉ đi học. Đến tuổi thanh niên, chiến tranh bùng nổ dữ dội, tôi chỉ còn có con đường đi lính. Rồi chiến tranh chấm dứt, vận nước điêu linh, tôi đành phải xách túi đi tù. Rồi mãn tù, về nhà giặt quần áo cho vợ con, chờ đến ngày leo máy bay qua Mỹ định cư. Do đó, khi tóc đã bạc phếch trên đầu, tôi mới được nếm mùi Hãng Xưởng, mới biết được cách xử dụng máy móc là như thế nào.
Nghề sản xuất dụng cụ y tế là một nghề sạch sẽ và nhân hậu. Sạch sẽ, vì chúng tôi phải rửa tay cẩn thận bằng foam sát trùng, mặc gown tươm tất, trước khi bước vào phòng làm việc đã đươc vô trùng. Nhân hậu, vì đã đóng góp một phần công sức lương thiện để chữa bệnh cho nhân loại - một nghĩa cử tốt đẹp, mà khi nghĩ đến nó tâm hồn tôi cảm thấy ấm áp và khoan khoái vô cùng. Đối với tôi, cách làm việc cũng quá nhẹ nhàng, quá dễ dàng như lật ngược bàn tay. Tôi miệt mài từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm…Chẳng bao lâu, hình tôi được chụp lớn, tên tôi được ghi đậm nét trên tấm bảng Employee of the month, rồi Employee of the year…Tôi nhận lãnh các phần thưởng xứng đáng. Xếp hãnh diện khoe thành tích tôi với Boss và Ban Trị Sự.
Tôi ôm nghề nghiệp với tất cả tấm lòng. Tôi tự bồi đắp và vuốt ve niềm hạnh phúc hiện có, và ước mơ đến ngày về hưu sẽ được thảnh thơi an hưởng tuổi già. Bỗng dưng, có một ngày, Xếp thình lình triệu tập nhân viên thông báo một tin buồn : Vì tình hình kinh tế xuống dốc ở Mỹ, Hãng sẽ chính thức đóng cửa ở đây, và dời toàn bộ cơ sở qua Mễ hoạt động. Nghe tin buồn đó, tôi rụng rời tay chân, uể oải, không còn muốn làm việc nữa.
Mười mấy năm trời gắn bó với nghề sản xuất dụng cụ y tế, nay bỗng thất nghiệp nằm nhà, đi ra đi vô như kẻ mất hồn. Năm nay tôi đã 60 rồi. Còn 6 mùa xuân nữa mới chính thức về hưu. Muốn hưu non, cũng phải đợi thêm 2 năm, mà tiền hàng tháng chỉ được vài trăm, làm sao đủ sở hụi đây" Đã vậy, vợ tôi cứ lục đục cằn nhằn :
- Ông tính toán tài quá! Có bằng điện tử mà không chịu vào hãng điện tử làm, đi apply vào chỗ sản xuất y tế. Rồi lại còn tự hào về cái sự tính toán của mình. Ông chống mắt lên nhìn coi! Nghề y tế này có kéo dài được suốt đời không" Hay nửa chừng gãy gánh"
- Bà để yên cho tôi suy nghĩ một thời gian đi! Còn nước còn tát, tôi không chịu nằm yên ăn tiền thất nghiệp đâu" Ngày xưa tôi tính toán sai, tôi nghĩ trước sau gì thiên hạ cũng dẫn xác đến nhà thương, nên chọn nghề y tế. Chứ đâu biết rằng đa số nhân loại đều nghèo nàn, họ có tiền đâu để đi trị bệnh tới nơi tới chốn. Bây giờ, tôi sẽ chọn nghề nào có liên quan đến chiến tranh. Chiến tranh thì nước giàu hay nước nghèo nào cũng đánh nhau hết. Họ đánh nhau dài dài. Đánh từ ngàn xưa đến hôm nay. Đánh từ xã hội này sang xã hội khác. Đánh từ thời đại nọ tới thời đại kia. Với lại, cái ông triết gia nào đó đã nói " muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh".
- Ông biết năm nay ông bao nhiêu tuổi chưa" Gần 60 rồi. Người ta mướn ông về để nuôi cơm hay nuôi bệnh sao"
- Tôi già nhưng tôi có quyết tâm, có kinh nghiệm. Bà đừng khi dễ nghen!

Từ nhỏ tôi đã ghét câu "bôn ba không qua thời vận". Tôi cũng giận sự buông xuôi, sự thất vọng vội vàng của bà vợ mình, nên cố phấn đấu nộp đơn vào các hãng sản xuất phục vụ cho chiến tranh. Tôi lên Google tìm địa chỉ các Hãng. Tôi kiếm các Agency trên online, gửi Resume đi khắp nơi. Cuối cùng, tôi được hãng GR gọi interview, sau khi đi lên đi xuống nộp đơn khoảng chục lần. Ngày hẹn interview, cùng đến với tôi có 2 thằng Mỹ trẻ măng và 1 thằng Phi, trạc tuổi con tôi. Cả 3 đứa nói tiếng Anh lưu loát như gió thổi mây trôi. Ngồi chờ ở lobby, nghe tụi nó nói chuyện với nhau, tôi bắt đầu chồn chân nao núng, muốn cuốn gói bỏ cuộc, "trở về mái nhà xưa". Tụi nó trẻ quá, còn mình già khằn. Tụi nó đang thời trai tráng sung sức, một vật nhỏ li ti như sợi chỉ cây kim cũng không qua lọt được cặp mắt trần linh động của chúng. Còn mình, muốn làm việc gì, phải lệ mệ đeo kính ngó tới ngó lui…cũng chưa chắc phát giác được sợi chỉ cây kim. Nhưng nao núng một lát, tôi chợt vững dạ trở lại, khi nghĩ đến thời gian dài thòng ngồi không thất nghiệp, ra thở vào than, chẳng biết làm sao cho tuổi già có một ý nghĩa an vui.
Xếp interview chúng tôi là một xếp Mỹ, lão niên cũng cỡ tôi. Sau khi đọc resume, gạn hỏi đủ thứ, cân nhắc tới lui - xếp lướt mắt ngó tôi từ trên xuống dưới như giám khảo ngó một thí sinh dự thi hoa hậu.
- Này, nhìn đây. ông có biết cái này là cái gì không"
Tôi cầm tấm board điện tử lên từ tay xếp và trả lời không chút chần chừ :
- Đây là capacitor.
- Nó giữ chức năng gì trong tấm board này"
- Nó là cái tụ điện, trữ điện trong tấm board này.
- OK, good. Đây là cái capacitor rất nhỏ, chỉ bằng đầu ngón tay út. Ở đây chúng ta sẽ sản xuất ra những capacitor lớn, có loại lớn hơn bắp chân của ông. Vì thế chúng ta cần phải có an toàn trong sản xuất. Về điều này, ông sẽ được training sau. Bây giờ, xin tự giới thiệu tôi tên là ED, hân hạnh nhận ông AN vào làm tạm thời trong department large CAP này. Chúc ông một ngày tốt lành.
Thế là cả 4 chúng tôi đều được xếp chiếu cố nhận vào làm nhân viên tạm thời. Tôi mừng quính như lượm được vàng, vội chạy về nhà rước vợ đến nhà hàng đãi một chầu ăn để mong mụ ngồi ngoáy lỗ tai lắng nghe tôi thao thao về thành tích phi thường của mình.
Hãng GR chuyên làm bình trữ điện cho máy bay, phi thuyền, tàu chiến, thiết giáp…Đúng như sự tính toán của tôi, muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh. Nghĩa là bất cứ thời nào, thời bình hay thời chiến cũng đều có contract để sản xuất, khỏi lo gảy gánh nửa chừng. Mỗi sáng, tôi đến department trước giờ làm việc 15 phút, cẩn thận clean-up chỗ làm, bày sẵn các dụng cụ lên bàn cho các đồng nghiệp dễ dàng bắt tay vào công việc. Trước khi ra về, tôi cũng tự động clean-up, quét dọn department sạch sẽ và sắp xếp dụng cụ trở lại các locker một cách an toàn. Tôi làm việc chăm chỉ và hăng say. Tôi rất thích thú khi ghép các CAP (capacitor) vào thành một unit theo dạng nối tiếp hoặc song song, vì nó làm tôi nhớ đến những bài toán vật lý thời trung học. Nó vô tình đưa tôi trở về kỷ niệm thuở học trò, với mối tình đầu thơ dại và trong trắng.
Trong lúc tôi say sưa lao đầu vào công việc, nhiều khi quên lửng cả giờ giấc breaktime - thì ba người bạn mới của tôi tà tà ra vào lunchroom pha cà phê uống liền tù tì. Đôi khi họ vô trễ về sớm và trút trọn gánh nặng quét dọn dơ dáy vào tay kẻ già này. Trong giờ làm việc, họ tụm nhau lại cà kê dê ngỗng, hoặc tự động bỏ ra ngoài nhàn rỗi hút thuốc.
Năm tháng ròng rã trôi qua, rồi có một ngày, xếp lạnh lùng kêu ba người bạn mới của tôi lên văn phòng. Từ ngày đó trở đi, tôi không còn gặp ba người bạn tội nghiệp đó nữa. Vài ngày sau, xếp cũng kêu tôi lên văn phòng. Xếp kéo ghế mời ngồi và trịnh trọng bắt tay tôi.
- Tôi muốn báo cho ông một tin mừng. Ông vừa được hãng chính thức nhận ông là regular employee kể từ hôm nay. Đây là giấy thông báo, ông sẽ đi dự một orientation để biết về quyền lợi của mình. Xin chúc mừng ông.
Tôi mừng quá đến nổi muốn ngã quỵ tại chỗ. Tôi vội vàng chào xếp để quay lưng ra cửa hầu giấu đi những giọt nước mắt hạnh phúc đang lăn ràn rụa trên đôi má nhăn nheo. Mr. Ed, xin chân thành cám ơn và ngã nón bái phục xếp. Xếp đã công bình và vô tư thưởng phạt một cách sáng suốt từng nhân viên một do xếp chỉ huy. Xếp không đặt tuổi tác lên trên, không kỳ thị chủng tộc, không đặt trình độ Anh ngữ là quan trọng. Điều chủ yếu là phải có tài năng, phải siêng năng, bền bỉ, cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc.
Hãng xưởng bên Việt Nam ngày nay có được bao nhiêu supervisor như Mr. Ed không" Hay từ ngàn xưa đến giờ vẫn giữ y nguyên thói hư tật xấu đã trở thành cội rễ" Nghĩa là họ vẫn tuyển nhân viên gái nhiều hơn trai, trẻ nhiều hơn già…để hàng ngày các cô đua nhau tô son trác phấn, liếc mắt đẩy đưa với xếp…để các bạn trẻ kết bè lập nhóm nịnh hót cấp trên…đưa đất nước đi vào con đường khánh tận.
Năm nay, tôi đã hơn ba năm làm việc với xếp. Và tới bây giờ tôi vẫn hoàn toàn khư khư xác nhận: tôi rất hài lòng vì chọn đúng cái nghề mình đã ước mong.
PHẠM HỒNG ÂN

Ý kiến bạn đọc
21/04/201119:48:35
Khách
Ba'c oi, cho bac lam o dau vay? Co the cho biet khong de chau di xin viec voi.
15/04/201114:19:09
Khách
Toi rat thich bai viet nay cua ong. Xin chan thanh cam on ong da bo thi gio qui bau VVNMY. Bai viet cua ong da lam cho toi suy nghi ve gia tri cua dao lam nguoi.
14/04/201122:32:16
Khách
Xin cám ơn bài viết chân thành của ông. Chúc gia đình ông được bình an và may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến