Hôm nay,  

Tro Việt Nam

13/04/201100:00:00(Xem: 137621)

Tro Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng

Bài số 3164-28464 vb4041311

Tác giả là một nhà giáo, hiện là hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Đồng thời, ông cũng là huynh trưởng hướng đạo với danh hiệu "Trâu Nước Lý Luận.". Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Người Vợ Bắc Kỳ". Chuyện mới của Nguyễn Đức Thắng lần này kể lại kinh nghiệm về tuần lễ Huấn Luyện Trưởng (Adult Leadership Training) ở Four Winds Camp, Longhorn Council, Texas.

***

Trọng tâm của mỗi cuộc cắm trại là đêm lửa trại. Đêm lửa trại luôn là đêm đáng ghi nhớ nhất, bởi vì mọi sinh hoạt, bàn cãi, thu xếp là để chuẩn bị cho đêm nay. 

Chúng tôi tập dợt nguyên buổi chiều và đợi cho đến khi màn đêm buông xuống. Khoảng 6 giờ chiều, trung ương cử người dắt chúng tôi đến nơi đốt lửa trại. Nơi này được coi là nơi linh thiêng nên các trại viên không ai được biết chỗ. Người dẫn đường được gọi là Troop Guide bắt chúng tôi đi luồn lách qua rừng cây tối mò khoảng 15 phút. Khi đi thì phải tuyệt đối im lặng, và không lộ tiếng chân bước. Khi ông ra hiệu dừng thì mọi người đứng dán vào với nhau để khỏi lạc. Trời không trăng sao, cộng thêm đi dưới tàn cây trong rừng, nên không ai nhìn thấy ai cả.

Một mũi tên lửa từ phía đông loé lên rồi cắm phập xuống đống củi xếp sẵn. Ánh sáng bùng lên soi rõ mảnh đất rộng và chúng tôi trông thấy lố nhố những đội khác đứng đó từ lúc nào. Đêm đen, tiết trời lành lạnh, ánh lửa sưởi ấm lòng mọi người ngay tức khắc. Nhìn ngọn lửa cháy sáng, chúng tôi bỗng dưng cảm thấy mình thân thiết và gần gũi với tất cả mọi trại sinh đang hiện diện. Chúng tôi nối đuôi họ xếp hàng đi vòng quanh đống lửa và mỗi người thẩy góp vào đó một nhánh củi khô. Người cuối cùng trong vòng tròn nhập bọn thì là màn múa đón thần lửa. Mọi người bắt chước dân da đỏ thủa xưa, giơ tay cao lên đầu rồi cúi gập người đưa tay xuống đầu ngón chân. Chúng tôi cùng nhau làm động tác này chưa được vài lần, thì trong rừng bỗng vang lên hằng trăm tiếng hú. Một đám đông mọi da đỏ túa ra vây quanh chúng tôi. Dẫn đầu là vị tù trưởng với bộ lông chim ó phủ dài từ đầu xuống chân. Mọi da đỏ đây chính là những người trong ban tổ chức hoá trang.

Nhìn số người trong ban tổ chức đông bằng với trại viên, tôi tự hứa với lòng sẽ bắt chước tinh thần dấn thân của họ. Tách rời đám đông, vị tù trưởng, cũng chính là ông trại trưởng bước vào trung tâm vòng tròn nơi đống lửa đang cháy bùng. Ông lấy ra một túi tro vừa rải ông vừa đọc lớn:

- "Hỡi các trại sinh, hướng đạo một ngày là hướng đạo một đời. Chúng ta họp nhau đây gồm đủ loại sắc tộc, ngôn ngữ, màu da, tín ngưỡng, nhưng tim chúng ta được nung nấu chung bởi một ngọn lửa. Đó là ngọn lửa hướng đạo. Chúng ta cùng chung một lý tưởng và một mục đích duy nhất, đó là dạy trẻ em thành người chỉ đạo. (train boys to be leaders) Chính chúng ta và các hướng đạo sinh do chúng ta dẫn dắt, sẽ trở nên hạt giống mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Nay tôi đổ xuống đây nắm tro này. Những hạt tro thu lại từ các cuộc lửa trại Hướng Đạo khắp năm châu bốn bể. Những hạt tro gom góp từ các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Hy Lạp, Hoa Kỳ, Mông cổ, Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện…Nhờ nắm tro này, chúng ta không là Hướng Đạo Sinh của riêng ai, của riêng quốc gia nào. Chúng ta là hướng đạo sinh của nhân loại. Nắm tro này góp tình thương của mọi hướng đạo sinh trên thế giới đến với chúng ta..."

Nghe đến đây thì tôi cảm động và thổn thức khóc. Tôi không nén được nên nước mắt cứ chảy ra rồi nấc hinh hích. Sarri, người cùng đội đại bàng, ôm tôi và lấy tay xoa xoa lưng. Nhà tôi nhìn tôi thương xót. Steven, người đội trưởng, nắm tay phải của tôi bóp nhè nhẹ. Tôi vốn giàu tình cảm. Hành động của họ chỉ làm tôi nấc thêm mà thôi. Tôi không biết tại sao tôi khóc nữa. Mỗi lần mà có gì trân trọng quá sức hay đáng cảm động, tôi có tính bộc lộ cảm xúc ra như thế này. Nhưng tôi nhớ rằng, trong khi ông trại trưởng nêu tên các quốc gia, tôi vẫn chờ đợi ông nêu lên hạt tro của Việt Nam nhưng không có. Tôi nhìn lại tôi, rồi tôi thấy tôi cô lẻ trong nhóm người ngoại quốc. Trái tim Hướng Đạo của tôi không lớn đủ để ôm vào lòng tình thương nhân loại. Tôi chỉ đủ tình yêu cho nước tôi, dân tộc tôi. Kêu gọi tình thương nhân loại mà không có nêu tên quốc gia tôi, thì tai tôi ù đi, không tiếp nhận thêm được điều gì nữa. Tôi tủi thân tấm tức. Sự săn sóc ân cần đột nhiên của những người bên cạnh, làm tôi biến thành trọng tâm của buổi sinh hoạt. Mọi người đổ dồn cặp mắt vào tôi.

Ông trại trưởng bị tôi làm gián đoạn nên ngừng nói. Ông bước đến chỗ chúng tôi, dìu tôi vào khúc cây gần đó rồi cởi tấm áo lông ó khoác lên người tôi. Hành động của ông không an ủi được tôi, mà ngược lại làm tôi tủi thân thêm. Tôi nghĩ tôi có bệnh. Căn bệnh này tôi có từ lâu rồi. Trong đám đông náo nhiệt, tôi vui đấy rồi buồn ngay đấy. Chung quanh tôi đều là những người thân yêu nhất, nhưng lắm khi tôi lại cảm thấy cô đơn nhất. Bệnh gì đây" Bệnh xa quê" Nhà tôi rời hàng, đến ngồi im cạnh tôi từ lúc nào. Nàng không hiểu tôi nhưng hành động của Nàng lại thông cảm được tôi. Nàng không nói, không hỏi, chỉ ngồi bên. Bên ngoài kia, mọi sinh hoạt lại tiếp tục. Họ đang đọc 3 lời hứa và mười điều luật của Hướng Đạo. Tôi lẩm nhẩm đọc và Nhà tôi hoà theo:

- "Hướng Đạo Sinh trọng danh dự, ai cũng tin lời nói của Hướng Đạo Sinh"

- " Hướng Đạo Sinh giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào"

- "Hướng Đạo Sinh là bạn của tất cả mọi người, và coi Hướng

Đạo Sinh khác như anh em ruột thịt"

- "Hướng Đạo Sinh thương yêu súc vật, cây cỏ"

-

-

-

- Hướng Đạo Sinh trong sạch từ tư tưởng, đến lời nói và việc làm

Đọc hết mười điều luật thì nước mắt tôi đã khô. Dắt tay Nhà tôi đứng lên, tôi than:

- "Họ đốt khỉ gì mà khói cay quá."

Nhà tôi nhìn sâu vào mắt tôi rồi nheo mắt cười bí hiểm:

- "Họ đốt tro Việt Nam anh ạ."

Cảm động quá, tôi không biết nói gì. Tôi xiết mạnh tay nhà tôi để chuyển đến Nàng lời biết ơn sâu đậm.

Cuộc lửa trại tiếp diễn liên tục với những bài hát dân ca phổ thông như những bài:

"Old Mc. Donald has a farm, e, i, e, i, o "

"Row, row your boat .."

"She 'll be coming 'round the mountain when she comes. "

Hay bài "Clementine" .

Có những bài hát nguyên thuỷ, có những bài được chế biến cung điệu hoặc thay bằng lời khác. Ông Palmer, người láng giềng của chúng tôi, ngày mới bước chân ra khỏi cửa nhà thì than đau vì chứng viêm khớp xương. Nay chúng tôi thấy ông hò hét nhẩy múa mà không hiểu ông uống loại thần dược gì. Tinh thần mạnh quả thực có thể vượt qua mọi trở ngại thân xác.

Lửa tàn, cuộc vui tan. Sau bài chia tay, tôi hát nho nhỏ bài "Tàn Lửa" và thông dịch cho mọi người nghe:

"Màn đêm buông trôi theo ánh lửa dần tàn…Tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan . Tim ta đây, còn khắc ghi bao nhiêu mối tình mặn nồng. Lửa đêm nay tan, nhưng lửa thiêng còn cháy âm thầm ngàn đời. Biệt ly muôn phương, ta nguyện đem lửa thiêng rải rác khắp chốn mong mai sau, ngọn lửa thiêng cháy lên đốt lòng mọi người. .."

Điệu nhạc và lời tàn lửa nói đúng tâm trạng của mọi người. Ai nấy quyến luyến cầm tay nhau mãi không muốn rời. Sáng mai nhổ trại, chúng tôi ai nấy mặc nhiên biến thành huynh trưởng để hướng dẫn đám trẻ ở nhà. Tôi hy vọng tôi và Nhà tôi sẽ giữ được tinh thần Hướng Đạo theo đúng nghĩa của nó. Theo mọi người, chúng tôi mỗi người bốc một nắm tro và đi biến vào trong bóng tối của rừng. Nắm vốc tro tàn, óc tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi mong một ngày nào về đến quê nhà, tôi được đốt ngọn lửa trại với bạn bè thân thương. Tôi sẽ rải nắm tro này vào trong đó. Tôi sẽ kể in hệt câu chuyện của ông trại trưởng. Rồi tôi sẽ trân trọng hốt nắm tro cuối ngày. Từ đây, tro Việt Nam của tôi cũng sẽ hiện hữu trên các cuộc họp trại toàn thế giới. Hội chứng "Tro Việt Nam" sẽ mất vĩnh viễn, và các trại sinh Việt Nam sau tôi sẽ không bao giờ rơi lệ.

Nguyễn Đức Thắng

Ý kiến bạn đọc
19/04/201122:07:09
Khách
Sẽ nhớ mãi 5 từ "hội chứng tro Việt Nam" !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến