Hôm nay,  

Bài Học Yêu Thương

04/04/201100:00:00(Xem: 118384)
Bài Học Yêu Thương

Tác giả: Lan Anh, WA.
Bài số 3157-28457 vb2040411

Tác giả là cư dân Washington State, địa danh viết tắt WA do toà báo ghi kèm bút hiệu để phân biệt với tác giả Lan Anh, một computer progammer cư dân Melbourne, Úc Châu, đã có bài tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2001. Mong cả hai tác giả Lan Anh tại Úc và Mỹ sẽ góp thêm bài mới.

***

Những ngày sống xa gia đình, con kiểm nghiệm ra rằng tất cả những gì con có được như hôm nay về tinh thần lẩn vật chất và cả những bài học yêu thương cũng từ ba, mạ mà ra.
Ngày xưa lúc còn bé, con chưa bao giờ nghe ba mạ dặn “mấy đứa phải yêu thương nha!' Như những gia đình khác. Không phải ba, mạ không biết dạy dỗ con cái nhưng đối với bọn trẻ như chúng con, nói giống như “Nước đỗ lá môn”. Dặn dò chi cho mệt tai, bọn con có nhớ chi đâu. Nên ba, mạ đã truyền đạt những kiến thức yêu thương trong cuộc sống, không chỉ bằng lời nói mà chủ yếy là bằng cách ă
Ngày xưa , lúc còn bé nhỏ chưa đi Mẫu giáo, nhà mình có người giúp việc. Bà Tài đối với con thời đó như một người bà (lúc con sinh ta cho đến lớn nhà mình chẳng có bà nào để gọi bằng nội hay ngoại cả) vì bà cùng ăn, cùng làm việc... Bà luôn vui vẻ. Ngoài bà Tài còn có bà Thu nhưng bà Thu ba, mạ cho qua giúp bác gái. Bà Thu thì khuôn mặt nhăn nhăn, nhó nhó, khó chịu như bị bệnh kinh niên".
Bà Thu thường qua nhà mình lấy khi thì mắm, muối, gạo, củi những thứ cần thiết. Con không cảm thấy gần gũi bà Thu và thương yêu được như với bà Tài. Mạ giải thích sự khó chịu tại bà không được khỏe. Mặc dầu thỉnh thoảng bà sang giúp nhà mình nấu ăn những lúc bà Tài về quê. Sau này con hiểu và bớt thành kiến vì bác gái chẳng bao giờ nở nụ cười và vui vẻ như ba, mạ nên bà cũng tắt nụ cười vậy thôi.
Bà Tài với con là người tuyệt vời nhất. Con chưa bao giờ bị len lén cú đầu hay bị nhéo tai như con đã từng bị với dì Liễu, dì thường than:
- Tại tụi bây mà tau khổ!”. Dì thấy con nhớ dai không"
Lúc con lên lớp 5 bà Tài còn muốn trở lại giúp gia đình mình và bảo nhớ: “Cô Ánh nhất!” Giờ nghỉ trưa, mạ cho bà tự do nên đi gánh nước thuê kiếm thêm thu nhập gởi về quê nuôi con trai ăn học. Con còn bé nhưng nhớ có lần nhìn thấy anh Thu đến nhà thăm, trông anh Thu giống như một công tử vườn ăn mặc rất gọn gàng, lịch sự.
Lâu lâu, con lại thấy nhà mình thật đông người vào bếp làm bánh thuẫn. Con còn bé nên ngồi sớ rớ một bên để nhìn và để chờ những cái bánh không đạt chuẩn. Mạ và bà Tài cho con ăn nhưng nói vậy thôi, làm gì có bánh không đạt yêu cầu. Những cái bánh ngon ơi là ngon vì con được ưu tiên ăn trước mọi người. Những cái bánh làm xong lại đem đi phân phát cho ai đó hình như là láng giềng. Tiếc ơi là tiếc!
Con sợ nhất những ngày trong nhà giết gà, vịt. Không biết có ai thông cảm cho con không" Con rất ư sợ hãi mà không biết tỏ cùng ai! Vì cứ mỗi lần có một con gà bị giết là con phải ăn cái gan chỉ vì con nhỏ hơn hai chị. Sợ nhưng vẫn phải ăn, không dám liệng bỏ sợ có tội nên, một lần con ói tới mật xanh, mật vàng vì buộc phải ăn cho hết. Mạ nói:
- Hắn gan to nên không cần ăn nữa." Tạ ơn Chúa! Bây giờ con mới thấy mình thoát nạn, nhẹ cả người.
Mạ quan tâm đến các con nên mặc dù chẳng đứa nào đau yếu, bệnh tật. Nhưng để đám con cái, đứa nào cũng khỏe mạnh nên phải ăn thuốc tễ (loại thuốc y chang cứt dê vì nó tròn tròn, nho nhỏ và đen đen). Mạ không để ý nên con lâu lâu giã bộ quên uống. Ở Huế, con đã đi học, có bạn bè đến nhà chơi. Con thường dụ khị bạn con ăn dùm thuốc tể, món canh bún... ăn dùm để con khỏi phải ăn. Chi em nhà con Vinh chắc nghèo và thiếu thốn nên hai chị em hắn thường đến trong bữa ăn. Con sốt sắng nhắc mạ cho hắn ăn. Bọn con tốt lành chi đâu có người ăn dùm thì đở phải mất công ăn.

Ngày đó cha Tuệ dạy bọn con làm hoa thiêng liêng, ăn chay, hãm mình... Con thời đó chỉ là Chiên con vì mới lớp 1,2 con chỉ ăn ké thôi. Con thích khoãn này lăm vì... mỗi bữa ăn con có thể hiên ngang đem chén muối ớt ra mâm cơm mà không bị la. Mạ tội nghiệp còn ai cũng khen con giỏi biết hy sinh, hãm mình không ăn thịt, cá. Có ai biết được ăn cơm với muối, ớt là niềm vui của con. Thậm chí con còn lén lút gói theo gói muối ớt bỏ vào cặp để chấm mút khơi khơi với ngón tay trỏ mà " ngon ơi là ngon!"
Trong các chị em dâu, mạ được o Sinh thương nhất nên con vẫn tưởng o là chị em ruột với ba. Nhưng đâu ai ngờ o chỉ là họ hàng của ba thôi nhưng thật gần gủi, thật thân thương. Cho đến bây giờ, ba đã mất, o vẫn thế. Mỗi khi ở nhà có chuyện gì, o thường cầu cứu ba mạ. Nhớ ngày xưa, anh Giáo chưa đủ tuổi đã trốn nhà khai man để đăng lính. O khóc lóc vậy là ba chạy vô trung tâm nhập ngũ xách cổ ông con về. Chưa bao lâu, lại tái diễn. Ba lại đi tìm. Hình như hơn ba lần ba đành đầu hàng cho anh đi cho xong chuyện. Trong ba cậu, anh Giáo thương cậu Lạc nhất. Anh kể:
-Mi biết không, có lần tao lén hút thuốc.
-Rồi sao"
-Cậu thấy nhưng không la om sòm như cậu Trường, cậu Thịnh. Cậu còn cho tao gói thuốc.
-Rứa anh có lấy không"
-Tao đâu dám lấy!
-Ba em nói sao"
-Cậu dặn hút ít thôi kẻo hại phổi! Cậu không la mà tao sợ gần chết không dám nhận gói thuốc.
Anh Giáo đi lính ba là người đi thăm và tiếp tế thuốc lá. Hèn chi không thương cậu Lạc sao được.
Ngày tết, sau khi chúc tết mạ, anh chị em; các cháu mừng tuổi bà nội, ngoại, cô, bác, chú,dì, mợ, thím…(có mưa xuân rơi chút chút! Hì! Hì! đầu năm nhớ những người vắng mặt, nhớ ba nên thấm tí mưa xuân), rồi lì xì. Chạy đi kiếm một cái thùng khá bự, dán kín và khoét một lỗ hình chữ nhật nho nhỏ (đủ để nhét một lúc chục cái bì thư dày cui nhưng tiếc cái là khi khui thùng, thấy bì thư nào cũng mỏng dính, lại còn bỏ lai rai từ trưa cho đến tối). Tuyên bố lý do và yêu cầu ai bỏ tiền vào thùng phải cho vào một bì thư hoặc phong bì lì xì, có ghi rõ tên và số tiền. Hà! Hà! Nhờ vậy mà biết đứa nhỏ nào chưa bỏ, ông bố bà mẹ nào chưa ủng hộ và lập được cái danh sách. Đứa nhỏ nào quên, sẽ hỏi thăm đích danh…vậy là sau đó phải bỏ thôi! Hì! Hì! Làm từ thiện tự nguyện nhưng có kiểm tra! Người lớn thì khác, có người chẳng chiụ vâng lời, không thèm ghi tên , ghi số tiền. Có người hỏi:
-Hết tết là khóa sổ hã"
-Không, có dịp muốn bỏ thì bỏ, chẳng hạn như dịp giỗ ba! Nói thì nói vậy nhưng tới ngày đó không biết có ai nhớ không"
Vào lúc xế trưa ngày mồng một tết, bé Tí Nị chạy vào thỏ thẻ:
-Cô ơi có dây thun không"
-Bé mần chi"
Tí Nị chìa ra một tờ giấy học trò không được thẳng thớm cho lắm, gấp làm ba, hình như có chữ nhưng không đeo kiếng nên không nhìn rõ viết gì. Cho Tí Nị cọng thun rồi hỏi
-Con cột cái chi trong nớ, có bí mật không cho cô coi với"
Tí Nị đưa và nói
-Cột bỏ vô thùng.
Bên ngoài tờ giấy ghi Thùy Dương $50, bên trong là tờ giấy bạc. Gần tối, sau khi kiểm tra tuyên dương bé Tí Nị là người bỏ vào thùng qủi từ thiện nhiều nhất để bé biết việc làm của con bé mới lớp 1 đáng hoan nghênh như thế nào. Tí Nị chạy đi, một lúc vào đưa tin sốt dẻo
-Chị Ti mới là người bỏ nhiều nhất!
-Sao bé biết"
-Chị Ti nói!
-Bao nhiêu mà nhiều"
-Một trăm năm chục!
-Làm gì có chuyện đó"
-Thật mà!
Thật vậy khui thùng kiểm tra thì y chang như bé nói! Bé Ti xộp thiệt!
-Bé không sợ hết tiền sao"
-Bé còn mà! Bé đâu có xài gì!
Hỏi Tí Nị,
-Con có biết bỏ tiền vào thùng để làm gì không"
Sợ bé không hiểu tưởng để dành cho bà nội.
-Bé biết chứ! Để bà nội cho người nghèo!
-Bà nội cho cách nào"
-Bé không biết"
-Để bà nội mua gạo, bánh trái cho người nghèo.
-Vậy mình có xây nhà tình thương cho người nghèo không"
Nghe mà tá hoả, chuyện đại sự mà một đứa nhỏ mới 7 tuổi hỏi làm người lớn thấy đáng suy nghĩ nhưng biết làm sao đây" Có ai có thể giúp bé hoàn thành ước nguyện không"
Thôi thì bà nội, ngoại, xây dựng lòng từ tâm.” Của cho thì còn, của ăn thì hết!” Ươm mầm cho bé và cho cả đám cháu chắt lớn nhỏ trong nhà biết yêu thương và chia sẻ chút từ tâm cho những người thua kém mình. Mặc dầu anh em, bằng hữu của mình vẫn chưa thực sự dư dã, giàu có gì.

Lan Anh, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,323,253
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.