Hôm nay,  

Hợp Tác Lao Ðộng

02/04/201100:00:00(Xem: 823349)
Hợp Tác Lao Ðộng

Tác giả: Phan
Bài số 3155-28455 vb7040211

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự 2007. Bài mới của Phan là một gia đình tử tế vào thời có... hợp tác lao động.

***
Bà Tư không có chai dầu xanh, dầu gió nào trong túi áo vì ít đau bệnh vặt. Nguyên tắc của bà là giữ ấm cho cơ thể, không tắm tối, không gội đầu sau mặt trời lặn. Ông Tư không nghe lời bà, cứ nhậu xỉn rồi đi tắm cho tỉnh rượu, bất kể nửa đêm hay hừng đông tới nơi, ông mất vì trúng nước sau một tiệc rượu tới khuya dạo nọ, làm cho những nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ của bà thêm vững chắc. Con cháu đều mừng cho sức khoẻ của bà Tư không có gì lo ngại, bác sĩ cũng nói hiếm thấy người già nào không có vấn đề gì về sức khoẻ như bà.
Chỉ có nỗi lo thầm kín trong lòng bà Tư khó nói ra, là những người lớn tuổi, bệnh rề rề nhưng sống lâu trăm tuổi. Ngược lại, người không đau bệnh vặt, thường chỉ một trận cảm cúm sơ sơ nhưng lại theo ông bà. Chuyện kể của bà Tư thường nhắc lại những người dì, ông dượng trong dòng họ thường qua đời nhẹ hều như ngủ quên. Nhưng con cháu cứ trấn an bà nhiều hơn là chia sẻ nỗi lo canh cánh trong lòng già. Bà biết tỏ cùng ai khi những người bạn già hiếm hoi cũng lặng lẽ ra đi không từ biệt, người thì vô Viện dưỡng lão không lâu, đã quên hết người quen, bạn cũ...
Không ngờ tới tuổi già, bà Tư chỉ còn người con rể thứ Tư, nhiều khi mê kể chuyện tới hối hận khi chợt thấy anh ta đã mệt mỏi quá chừng, nhưng vẫn ngồi nghe bà kể lể những chuyện không đầu không đuôi của tuổi tác. Bà Tư, dù có nói, "Má mệt rồi, thôi má đi nằm..." thì anh ta cũng rất hiếu để, "Má nói tiếp con nghe cho hết chuyện đó đi má. Không ngờ, má không nói tới thì con đã quên." Nhưng khi bà thật sự quên một tên gọi, người quen, chốn cũ... thì anh ta lại nhắc. Bà Tư vui bụng âm thầm với người con rể duy nhất - do chính bà chọn lựa cho người con gái thứ Tư trong gia đình. Ðứa con yếu ớt trong đàn con khoẻ mạnh của bà.
Nỗi lo âm thầm như hạt lúa giống đã ngâm nước, một hôm nó nảy mầm, bụng đau lạ thường, bà Tư không cho con cháu hay nhưng sắc thái bà không qua nổi mắt anh Tư-rể. Cũng nhờ Trời Phật độ kẻ hiền lương nên chưa quá muộn. Bác sĩ cắt bỏ những thứ tuổi già không xài nữa cho nhẹ bụng bà Tư. Kẻ được ghi công phát hiện kịp thời, được anh chị em trong gia đình cảm ơn hết lời, làm bà Tư vui lây, mãn nguyện - người ta gieo gì gặt nấy! Ngày xưa anh Tư không có gì để cạnh tranh với những người cũng theo đuổi người con gái thứ Tư của bà Tư. Nhưng chính bà duy nhất can thiệp vào chuyện hôn nhân của con cái là chị Tư trong đàn con đông. Bà khuyên chị Tư nên chọn anh Tư tay trắng lòng đầy.
Cái ơn má vợ không lộ ra lời ngon tiếng ngọt vì anh Tư ít nói, nhưng lòng anh đầy ơn nghĩa đúng như bà Tư đã tin tưởng vào con người nghèo khó nhưng không nghèo lòng... anh đối xử với má vợ từng ngày tới đàn con đông của bà cũng tin tưởng để má ở với vợ chồng con Tư thì mọi người được an tâm.
Sáng mai bà Tư xuất viện thì tối nay anh Tư nhóm họp anh chị em trong gia đình vợ, "đã đến lúc không thể để má ở nhà một mình..." Buổi họp kết thúc nhanh lẹ với đồng thuận mướn người chăm sóc cho bà Tư tại gia.

Từ đó, bà Tư sống trong căn nhà sang trọng, to lớn. Nhưng chẳng có việc gì để làm ngoài việc xem đồng hồ, trông xe bus vàng đưa cháu ngoại bà về tới cửa sau mỗi buổi học, để bà chăm sóc cho nó. Nó như mẹ nó hồi nhỏ, mỏng manh như tàu lá, tháng bệnh đủ ba mươi ngày, tới lấy chồng mới thôi níu áo bà Tư để nhũng nhẽo... thời gian ma bắt, gió đuổi đã mấy chục năm. Lụi hụi sang Mỹ cũng đã hơn mười năm trời, mồ mả ông bà, cha mẹ năm nay không biết mấy cậu nó có còn sức để trang hoàng cho người khuất mặt khuất mày cùng vui ăn tết... Bà Tư không ngớt lời tâm sự cùng cô ở, nói cô ra vườn giúp bà dọn giàn mướp tháng Chạp xơ xác như năm tàn tháng tận. Hình như cô ấy không ăn lương để làm việc ngoài vườn nên không hứng thú giúp bà, cũng không nghe bà trò chuyện vì hai tai nhét chặt headphone của cái MP3, miệng hát nhép theo lời nhạc và thả hồn lên mây...
Bà Tư không phải người dễ giận, không để bụng chuyện vặt nên thấy thương người đàn bà trẻ phải xa gia đình, xa con. Cái khổ bị chồng hành hung, đánh chửi qua được thì tiếp theo cái khổ xa nhà. Nghĩ đến hoàn cảnh con người không ai giống ai nên phước phần có được cũng cần chia sẻ bớt cho người hoạn nạn. Bà gọi cô Thanh vô nhà, giở gối nằm bà lên, và cho cô một trăm đồng, "Thanh ơi! Con coi gởi tiền này về cho má con ăn tết, sắm mấy bộ đồ cho con gái của con. Tết này chắc con không về ăn tết với gia đình được rồi..."
Người đàn bà trẻ úp mặt xuống đùi bà Tư đang ngồi trên giường, cô ấy khóc nức nở như bao nhiêu khổ lụy đàn bà chỉ biết khóc với mẹ đẻ. Bà tư cũng sụt sùi thương cảm, ra bếp làm bữa trưa cho hai người ăn.
Bữa ăn trưa đơn giản, làm ít việc vặt trong nhà như quét tước, dọn phòng cháu ngoại chút đỉnh... bà Tư vẫn thường làm theo thói quen, không kể con cháu mướn cô Thanh để làm những chuyện đó cho bà. Hai người đàn bà ở nhà thường xuyên như mẹ con, vui vẻ...
Không ai biết hay nghĩ đến việc bà Tư vẫn làm những việc cũ như trước khi đi mổ. Bà thật sự không cần sự giúp đỡ của cô Thanh, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh của cô, nghĩ đến con cháu bà khá giả, nên bà lờ đi cho cô có cơ hội kiếm tiền, mong cho cô ấy có chút vốn liếng khi trở về quê để làm ăn, nuôi con... cảnh đàn bà gặp chồng say sưa, đánh đập. Gia cảnh nghèo khổ thì bà Tư cũng biết nên thương người.
Bữa trưa vừa xong, bà Tư còn rửa mớ chén dĩa thì cô Thanh đã nhảy lên bàn của bé Thuỷ, mở internet để chát với quê hương. Anh Tư về bất tử, mặt tím giận nói rằng: "Tụi con mướn cô Thanh để lo cho má. Sao má dễ dãi với cô ấy quá, trưa nào con về cũng thấy má nấu ăn, rửa chén... có khi giặt đồ. Là sao""
"Tư à! Cái khổ bởi nghèo thì đời má đã qua. Má nghĩ... con cũng hiểu. Con Thanh nó đang khủng hoảng tinh thần vì sau khi ly dị được người chồng say sưa đánh đập, là tiếp theo xa nhà, bỏ con... Má thương người khổ cũng như cúng dường. Con đừng bận tâm tới chuyện của má với con Thanh nữa. Trưa, không cần bỏ ăn để chạy về nhà coi chừng má nữa. Má khoẻ rồi!
Bà Tư nói xong thở dốc. Anh Tư vội đưa bà lên phòng, kêu vợ bỏ việc về để lo cho má vì anh có cuộc họp quan trọng ở công ty sau bữa trưa. Ngồi chờ vợ về bên bà nhạc như cây đèn cạn dầu, anh Tư nổi nóng với cô ở oang oang cười - chát ở phòng bên. Anh bước sang phòng con gái mình để nói phải-trái với cô ấy! Vừa lúc vợ anh về, thấy má nằm trơ lơ, đi tìm anh Tư không thấy ttrên phòng vợ chồng, trở xuống phòng con gái thì chỉ kịp nghe cô ở nói: "Chị Tư bệnh hoạn thê thảm quá! Anh Tư làm khó em chi. Anh Tư ưa bỏ việc về nhà buổi trưa từ khi có em đến giúp việc, anh Tư có muốn hợp tác lao động thì em sẵn sàng mà..."
Chị Tư chỉ thấy cô ở loã lồ trước người chồng chị tin tưởng đã lâu - trong phòng con gái rượu - làm chị ngất xỉu.
Và bây giờ thì anh Tư ngồi ngoài hành lang bệnh viện - nhưng lòng trong phòng chị Tư đang thở oxy. Em ơi!...
Phan

Ý kiến bạn đọc
11/04/201104:15:55
Khách
Chuyện đọc vớ vẩn, chẳng hiểu gì hết.
02/04/201117:05:12
Khách
Sao anh Tư vừa mới mắng cô Thanh lười biếng đó mà đã "hợp tác lao động" ngay với cô ta ở phòng con gái, làm vợ anh bất tỉnh vô nhà thương emargency rồi?
Tác giả hình như đã SKIP một đoạn chuyển tiếp...làm độc giả ngơ ngẩn,không hiểu cô Thanh mày tài phép gì mà cao siêu thế.
03/04/201112:51:50
Khách
Tôi thật sự không hiểu gì hết. Xin tác giã bổ túc thêm. Thường chuyện ông Phan kể rắt hay, tôi vẫn thích đọc, nhưng chuyen nầy tôi thật sự mù tịt.
Nguoi thu c/s
03/04/201123:03:01
Khách
Tôi hiểu là "anh Tư" bị oan, nhưng kết thúc này nó nhanh quá, làm câu chuyện có không lột tả được ý chính nhất của tác giả "Phan" ! Tôi thương bà má Tư thôi, nhưng ~ cái hay của má Tư không làm cho kết thúc của bài hay :( Hình như phần kết thúc này được viết bởi người khác hay sao đó ?
02/04/201121:50:09
Khách
Chuyen tào lao, dở tệ, đáng 3 xu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,122,833
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến