Hôm nay,  

Ngôi Nhà Mười Triệu Đô

06/03/201100:00:00(Xem: 345777)
Ngôi Nhà Mười Triệu Đô

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 3135-28435 vb7030511

Tác giả đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009, Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông từng bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

-Ê, Chương, rảnh không, sáng nay thứ bảy 11 giờ lái xe tới nhà con gái tôi ở Anaheim Hills ăn bánh căng, nói chuyện, có mấy người bạn cũ, dân Phanrang mình nữa..Hôm kia tôi báo trước ông rồi đó..
-Trời sao ui ui… lạnh quá…làm biếng quá, để dịp khác được không "
-Trời, dưới này trời xanh nắng ấm lắm..chịu khó đi đi… Địa chỉ hả" Đây, nói chuyện với con gái tôi chỉ đường cho…
Tôi ngần ngại, co mình trong mền ấm, ngáp dài, nhìn ra bầu trời ngoài cửa sổ thấy nắng vàng hơi hửng sáng, tuy còn lạnh. Thôi kệ, bạn bè hồi niên thiếu, bên Pháp qua chơi, lâu ngày không viếng thăm cũng kỳ, nhân tiện coi cái nhà “to như cái lâu đài” của con gái hắn ra sao. Tắm rửa,thay đồ, mặc áo len dài tay, mang cho Phát cuốn đặc san Duy tân hội ngộ 2009, lên xe rồ máy ra freeway 91.

*
Tôi gặp lại Phát ở tiệc Xuân hội Ninh thuận đầu tháng giêngTân mão. Nghe MC giới thiệu tên Phát “Nghĩa lập”, dân Phanrang từ Pháp qua dự tiệc, tôi sửng sốt quay lại, chạy tới tay bắt mặt mừng. Hai đứa lúc nhỏ nhà ở gần nhau, học cùng lớp đệ lục tới đệ tứ Duy tân, 30 năm nay mới gặp lại. Ba má Phát ngày xưa vào Phanrang lập nghiệp một lượt với ba tôi từ Bắc Ninh những năm cuối thập niên 1930s, đông con, nhưng mở tiệm buôn vải lớn lấy tên Nghĩa lập, nên rất giàu có.
Phát vượt biên trước tôi, qua Pháp ở từ 1979, hôm nay mới gặp lại. Người và mặt Phát ốm đi, so với ngày xưa to béo cao lớn như Mỹ, nên mới nhìn, nhận không ra.
--Ủa , trời ơi, Phát đây sao, bây giờ mới qua Mỹ chơi " 40 năm rồi chứ ít đâu!
-Ồ, Chương, mừng quá, lâu ngày… Tại ông không biết chứ nhà con gái tui ở Anaheim Hills lâu nay, năm nào tụi này cũng qua đây ở 6 tháng vói con gái, trốn cái lạnh mùa đông bên Pháp. Con gái lớn theo chồng Pháp qua Mỹ 20 năm nay, làm ăn lớn lắm, nhà ở trên núi, hôm nào moa gọi mời qua chơi..
Tôi về lại chỗ cũ, một lúc Phát tới bắt tay chào về:
-Xin lỗi, tụi này phải đi coi đại nhạc hội Thúy Nga nên về sớm, con gái mua vé trước rồi. Ít hôm nữa tui sẽ gọi ông nói chuyện nhiều..Tui còn ở Cali mấy tháng nữa mới về lại Pháp.
Quả nhiên mấy ngày sau, Phát gọi qua, kể lể, nói chuyện tới ba tiếng đồng hồ. Từ chuyện hồi đi học, chuyện bồ bịch tuổi học tro… chuyện lấy vợ có 8 đứa con, đi học cải tạo VC, đi buôn chuyến bằng xe lửa, xe hơi, bị mất và gạt tiền bao nhiêu lần, vượt biên mang theo đứa con gái đầu ra sao, chuyện gia đình hồi tháng 3/75, bà mẹ để lại ba lon guigoz vàng lá, một hộp kim cương, nhưng sau nhiều chuyện rắc rối thời bị đánh tư sản, khi Phát đi tù về, khó nhọc lắm mới có được 3 cây vàng để hai bố con đi chui ở Cà ná.
Phát kể khi sống tại Pháp, cô gái lớn lấy chồng Pháp con nhà giàu, rồi chàng này qua Mỹ du học, mánh mung lấy quốc tịch Mỹ rồi bảo lãnh vợ. Phát nói tụi nó làm ăn lớn, có ba hãng may đồ jeans ở Los Angeles, có cả hãng ở VN, ở Đại hàn, ở Mễ, và cả hãng bán xe hơi… Anh còn khoe con gái chàng rể xây cái nhà như cái lâu đài tài tử xi nê Mỹ, có hồ bơi, 4 cái xe hơi “mấy trăm ngàn’’ một chiếc. Nghe chuyện Phát hùng hồn kể mấy tiếng đồng hồ mà tôi tưởng tượng ngay trong đầu ra một pho tiểu thuyết ly kỳ.
Qua tối thứ năm, để chứng minh sự giàu có khổng lồ của con gái là thật, Phát gọi tôi mời thứ bảy lái qua nhà con nó để bà xã đãi bánh căng ăn, cùng vài người bạn cũ Phanrang, rồi hôm khác sẽ đãi ăn một bữa thịnh soạn đông đủ bạn bè cũ sau.
Con gái Phát cho tôi directions tới nhà ở trên núi Anaheim Hills, từ freeway 55 South exit vô East Chapman, quẹo mặt qua NewPort blvd. Giọng nói tự tin, nhanh nhẩu, vắn gọn của người biết làm ăn. Hồi nào tới giờ tôi toàn đi thẳng 55 South, exit 22 West tới Bolsa đi chợ, đâu có quen ai ở đây mà rẽ vô East Chapman bao giờ, bây giờ mới đi lần đầu, trong bụng nhủ thầm, “Mua nhà chi mà mua phía núi non bên này, khỉ ho cò gáy, biết nhà có đồ sộ thực như hắn kể không”.
Ai dè càng chạy, càng thấy đường xá rộng rãi, thành phố khang trang sang trọng gấp ba bốn lần Little Saigon. Đường leo núi quanh co thoai thoải, đi một lúc lâu thấy Newport blvd bèn cua phải, thấy càng vắng vẻ, đường tráng nhựa rộng rất đẹp, hai bên có lâu đài lác đác trên đồi núi, biết ngay là khu triệu phú, chung tiền cho Sở Công chánh làm đường đặc biệt. Khi vào ngõ Hideaway dr. bên trái, nơi nhà con gái Phát tọa lạc, tôi càng sửng sốt, lái chầm chậm, kiếm số, ngơ ngác nhìn mấy lâu đài sang trọng, thấy một lâu đài chót vót trên đồi cao, ba bốn cụm phòng nhô ra 3 phía, tưởng là nhà này, không dè thấy vài ba người Phanrang quen mặt đứng chờ trước cái cổng sắt gần đó. Đậu xe, chạy tới chào hỏi mấy người này, thì thấy cổng sắt từ từ mở ra cho mình đi bộ lên một con đường dốc dài 50 mét, lát bằng đá tảng trắng phau đi lên cao. Nhận ra chị Cúc và con rễ, con gái. Chị khoảng trên 70, dân Tháp chàm, con ông Trần Bình Quý nổi tiếng giàu nhứt Ninh thuận về nhà đất. Phát đeo cà vạt nhanh nhẩu bước xuống đón khách. Thấy 3 chiếc xe hơi đắt tiền đậu trước garage, cửa 3-door garage bằng gỗ qúi màu sậm, hai cánh cửa 2 bên garage khép hờ, ghé mắt nhìn vào thấy có đường bậc thang cấp xi măng đi vòng xuống bên dưới như các nhà trên đồi bên Ý. Phát nói các bậc thang cấp này là lối đi riêng dành cho bồi mang thức ăn lên nhà mỗi khi nhà có party. Ngước lên, tòa nhà hiện ra cửa mở rộng lộng lẫy đón chào. Phát nói đó chỉ mới là tầng cao nhất, hai tầng kia nằm khuất bên dưới mặt đất, phải đứng phía bên kia đồi ngó qua mới thấy được. Những ngôi nhà láng giềng bên đó đều nằm bên dưới hồ bơi lâu đài của con Phát. Anh con rễ nhìn ngôi lâu đài, lắc đầu chép miệng:
-Nhà 10 triệu kiểu này đóng thuế “khẳm”.
Bước vào phòng khách, tôi sửng sốt trước mấy bức danh họa cổ điển của Pháp dài hơn 2 mét, rộng 1 mét rưỡi treo trên các bức tường. Trần nhà cao, nền nhà đá hoa bóng láng, vòng cầu thang xoáy, tay vịn mạ vàng tây vòng vòng đi xuống tầng dưới. Những salon bàn ghế đắt tiền khắp nơi, cái lò sưởi khổng lồ bằng đá quí chạm trổ cầu kỳ, và nhất là cái view toàn cảnh Orange county mênh mông bát ngát bên dưới đứng từ ban công nhìn xuống, làm tôi mê mẩn tưởng như đang ở tháp Eiffel nhìn xuống thành phố Paris. Ngạc nhiên thấy Liễu, bạn học cũ, và con gái, đã có mặt sẵn đó, vừa mở miệng hỏi thăm, đã thấy vợ Phát và con gái đon đả tiến ra chào mừng. Con gái tên Linh, vóc dáng thon gọn eo nhỏ như thiếu nữ 20 tuổi, nhuộm tóc vàng mướt óng ả, mắt bôi xanh, môi viền đỏ, áo quần đen đắt tiền lủng lẳng dây xích bạc ở cổ và lưng quần. Thấy tôi, cô ngạc nhiên nhìn bà Cúc hỏi:
-Ủa, đây là con trai bác hả"
-“Không,”Phát cải chính,” đây là Chương, bạn học cũ của ba. “
-“Con gái ông giống y ca sĩ Khánh Hà”, tôi nhìn mấy hình trên tủ, nhận xét.”Ông xã nó đâu không thấy" Coi hình thấy đẹp trai ác.”
-Nó đi Mễ lo chuyện làm ăn bên đó mấy hôm nay. Công nhận Chương giỏi thật, mới nhìn mà đã nói đúng chóc. Ai cũng khen con Linh giống Khánh hà.
Tôi thấy trên các tủ những bức hình vợ chồng Linh tươi cười chụp đủ kiểu, mấy cuốn album dày cộm đắt tiền xếp trên bàn, dở ra coi thấy hình anh chàng người Pháp chồng Linh đẹp trai phúc hậu, mắt đen rực, mũi cao như tài tử xi nê, 2 đứa con lai cũng sáng sủa thông minh tươi tắn, chạnh lòng không hiểu kiếp trước cô gái này làm những phước đức lớn lao gì mà lấy được chồng Pháp đẹp trai giàu có, bằng cấp, bây giờ lại qua đây sống như bà hoàng, vui hưởng vinh hoa phú quí, hạnh phúc không ai sánh bằng.
Linh tươi cười nhanh nhẩu xin phép hướng dẫn mọi người đi coi khắp nhà, vừa đi vừa nói:
-Nhà con rộng 17,000 square feet, 3 tầng, 7 phòng ngủ, tầng trên cùng vợ chồng con ở, tầng giữa phòng ngủ ba má con và 2 đứa con con, tầng dưới cùng dành cho khách. Nhà này 8 năm trước con mua 2 triệu, đập phá hết, bỏ ra hơn 9 triệu mướn architect vẽ kiểu, xây lại hết 5 năm mới xong, mấy nhà láng giềng đòi kiện vì xây cao hơn hẳn nhà họ, phải hối lộ mới yên. Cầu thang này mạ vàng 24 carats, lò sưởi này đặt làm từ bên Ý, 2 năm mới xong. Chùm đèn trên plafond rủ xuống này mua bên Pháp gửi qua. Mấy bức tượng và tranh này mua từ bên Ý.
Linh bỗng kêu mọi người chú ý, rồi đứng giữa phòng khách sang trọng đầy ghế bành nhung đắt tiền, cầm remote điều khiển một cái tivi lớn chầm chậm nhô đầu lên từ trong một cái tủ bằng gỗ quí ở giữa nhà. Đúng là tận hưởng văn minh hiện đại tối tân nhất, tôi nghĩ thầm. Cô nói tiếp:
-Đây là phòng ngủ, master bedroom vợ chồng con, đây là phòng tắm vợ chồng con ..
Tôi thấy cái giường cao 1 thước, nệm dày 3 tấc, phủ mền đắt tiền, 2 phòng closets hai bên rộng lớn nhiều hộc tủ, treo toàn quần áo đắt tiền xa hoa, có cả tranh cổ treo trên tường. Phòng ngủ phòng tắm gì mà rộng gần bằng nguyên cả tầng dưới cái nhà mình ở Riverside, lại có cửa đi thông ra một cái vườn cây nhỏ có ghế ngồi đọc sách thư giãn. Qua phòng tắm, ngoài một cái bath tub đồ sộ dày chắc nằm bên trái, men trắng, bên phải có cả 2 cái booths bằng kính trong suốt. Linh nói một cái booth là spa đứng tắm hơi, còn cái kia tắm nước lạnh. Bước thêm mấy bước lại thấy một phòng tắm khác, một bên là booth vợ tắm, một bên là booth chồng tắm, cửa kính trong veo thấy thân thể nhau mồn một, hai toilet seats bằng gỗ quí, trên kệ la liệt các lọ nước hoa lớn nhỏ đắt tiền. Bà Cúc suýt xoa trầm trồ khen luôn miệng mỗi lần Linh giới thiệu đồ đạc món này món kia . Anh con rễ bà cười nói đùa:
-Sao 2 ông bà không tắm chung 1 booth cho thân mật mà làm riêng 2 cái mất công vậy"
Bà Cúc thì luôn miệng khen ngợi:
-Bác cũng mừng cho dân Phanrang mình có người đượcgiàu sang như vầy.
Có 2 cái phòng lớn chứa toàn rượu đủ loại từ trên kệ cao xuống dưới, trên vách tường cầu thang cũng gắn vô số các chai rượu trang hoàng như một design lạ mắt. Kế phòng rượu là studio của chồng Linh, cũng gắn tivi. Linh nói:
-Nhà con có tất cả 17 cái tivi gắn khắp mọi phòng, để ai ở đâu cũng có thể coi bất cứ lúc nào, khỏi cần chạy qua chạy lại.
Theo cầu thang xuống tầng giữa, trần nhà thấp, bàn tủ, vách tường đều sơn màu nâu sẫm như phòng trà hay tiệm cà phê trang hoàng mỹ thuật ấm cúng, cũng có paronama view từ lan can nhìn xuống. Phát nói:
-Đây là phòng ngủ vợ chồng tui. Hai bên là phòng 2 đứa cháu ngoại.
Phát dẫn cả đám vô khoe cái phòng gym tập thể dục đầy các quả tạ đôi đủ kiểu, treadmill,máy tập kế bên phòng ngủ, nhấc một cặp tạ lên cao khỏi vai, kiêu hãnh tuyên bố, “70 tuổi rồi, tôi vẫn tập đều đều như hồi còn thanh niên”. Ai nấy trề môi, nhún vai, cười xuề xòa.
Bên trái, chúng tôi đi coi phòng ngủ con gái lớn Linh, 17 tuổi, vách tường, bàn ghế, thảm nệm màu đỏ hồng ấm cúng, có phòng closet, bathroom riêng biệt, lớn hơn master bedroom của một nhà cao cấp. Giữa nhà có cái tủ kính chưng bày vô số mấy chục cái “cúp” thể thao sáng choang của 2 đứa con được nhà trường thưởng. Bên phải là phòng ngủ đứa con trai 16 tuổi, vách tường và các đồ đạc sơn màu xanh lá cây. Bên cạnh, lại có một phòng chiếu phim ấm cúng, sang trọng với 10 ghế nệm rộng ngồi thoải mái và nhiều màn nhung dày đắt tiền xung quanh khiến ai nấy ngẩn ngơ trầm trồ.
Tầng dưới cùng chính giữa cũng có cái paranoma view nhìn xuống như 2 tầng trên, dòm xuống cái swimming nước xanh veo và cái nhà nghỉ to lớn bên cạnh. Bên trái có phòng ngủ bà người làm (maid) Mỹ đen giường cao cũng sang trọng không thua phòng ngủ Phát. Linh nói bà ở luôn đây từ thứ hai đến hết thứ sáu, coi sóc 2 đứa nhỏ và lau chùi bàn ghế trong nhà, ngoài ra có thêm 2 bà Mễ khác tới phụ hàng ngày nữa. Phát buột miệng khoe:
-Con gái tui còn mua cho bã một cái xe mới toanh để lái đi lái về nữa.
-“Thì đâu có đáng gì” tôi nói,” so với công lao bà ta coi sóc cái lâu đài đồ sộ này. Mười mấy ngàn một cái xe chứ mấy.”
Tầng dưới cùng cũng có 2 phòng ngủ khác dành cho khách( guests) tới chơi ngủ lại và nhiều phòng nhỏ linh tinh tôi không nhớ hết. Rồi Linh dẫn cả đám ra ngoài sân coi hồ tắm nước trong xanh, có một băng ghế đá cẩm thạch chìm dưới nước và băng ghế trên bờ để ngồi đối diện nhau qua mặt bàn bằng đá hoa láng bóng ở bờ hồ, dùng để ăn uống trong lúc đang tắm nửa chừng. Linh đưa khách vào xem cái nhà lớn vừa làm phòng ăn, bếp, nghỉ ngơi và restroom rộng dành cho hai phái riêng biệt bên cạnh, bên ngoài phòng là hệ thống cupboard bằng thiếc sáng choang,kéo cái cửa nào ra cũng là tủ lạnh, freezer đầy ắp thức ăn nước ngọt để sẵn. Linh nói:

-Nhà này tụi nó lau chùi 2 lần 1 tuần, còn trong nhà thì ngày nào cũng quét dọn lau chùi sạch sẽ. Con trả bà Mỹ đen 3500$ mỗi tháng, còn 2 đứa kia ít hơn. Hai tài xế chở 2 đứa nhỏ đi học cũng ăn lương 3 ngàn 1 tháng.

Đ “tour” toàn bộ ngôi nhà xong, cả bọn kéo lên lầu ba, vô nhà bếp ngồi ăn bánh căng. Nhà bếp rộng mênh mông. Có hai chậu hoa cúc vàng và mấy bồn pha lê đựng trái cây xanh đỏ vàng la liệt khắp nơi trên bàn cẩm thạch. Vợ Phát lui cui nướng bánh trong cái khuôn bánh lọt bằng thép. Linh lăng xăng tiếp đãi khách của cha, đem mắm nêm, nước cá kho, rót trà, pha café, bánh ngọt…ra mời. Phát ngồi huênh hoang kể lể cho vợ chồng con gái bà Cúc nghe.Tôi thấy kế bên có cái phòng khách nhỏ ngồi nói chuyện, có sofa, có couch để nằm, trông ra cái cửa sổ rộng mở ra như bức tranh khổng lồ, dài 2 thước cao 1 thước rưỡi, nhìn ra thấy suốt toàn cảnh bầu trời bao la, cây cối thành phố bên dưới, bèn bước tới ngồi chơi. Gió hây hây bên ngoài thổi vào mát mẻ, tôi ngồi thảnh thơi, ung dung, hạnh phúc, tưởng tượng mình là ông chủ nhà, tận hưởng cuộc sống sang trọng quí phái phút nào hay phút nấy. Bà Cúc bước tới ngồi bên bắt chuyện, kể chuyện cha bà là Trần bình Quý chết, để lại 1oo mẫu ruộng và 300 mẫu đất, cùng 45 căn phố cho thuê ở Phanrang cho 8 anh em bà trước 75, trong đó có nhà Hiệp thạnh mà gia đình tôi ở, lúc tôi còn nhỏ. Chị nói má chị là bạn thân của má tôi ngày xưa.Tôi tò mò hỏi:
-Ông nội và cha chị hồi đó sống bằng nghề gì mà giàu dữ vậy"
-Ông nội chị trồng và buôn thuốc lá. Cha chị là con trai một, đẻ ra 6 con gái và 2 con trai.
-Con một, mà sao để nhà chi nhiều vậy, không bán bớt, hay chia ra cho các con"
-Hồi đó bình yên, ai giàu nấy nhờ, Pháp đâu có đụng tới của cải mình. VC vô mới ăn cướp trắng của mình. Tiền , hồi đó, chị còn nhớ, lớp tiền cho thuê nhà, tiền bán lúa, tiền bán thuốc lá, Ba má chị dồn vô bao bố để đầy nhà, đâu có túng thiếu gì mà bán nhà. Hy vọng …sau này lật đổ CS, có thể đòi lại ruộng đất, chứ nhà cửa …chúng bán đi bán lại, cấp sổ đỏ… qua tay nhiều chủ, chắc khó lòng...
Bà kể sau 75 bị VC nhốt tù mấy tháng, ép buộc phải ký giấy hiến nhà đất. Bà cương quyết từ chối, nói,” 7 anh chị em tui lớp ra nước ngoài, lớp ở tỉnh khác , tui đâu phải chủ duy nhứt mà có quyền ký”, họ đành phải thả bà ra và tịch thu hết, hóa giá cho cán bộ và tư nhân mua, cấp sổ đỏ.
Vợ Phát đem mấy dĩa ăn khai vị tới. Tôi đủng đỉnh cầm miếng chả giò nhai, thấy dân Phanrang thiệt thà cởi mở thật, bà mới gặp tôi mà cứ xưng chị em thân mật, kể chuyện ngày xưa chồng bà làm lớn trong ngành Hành chánh Y tế ở Saigon, ai muốn gặp ông không phải dễ, nhưng hễ ông cấp giấy chứng nhận bệnh tật là khỏi đi lính ngay, rồi chuyện Phát 2 vợ, có 3 đứa con với vợ trước là con nhà xuất nhập cảng Tân hưng ở Saigon, sau giận cha mẹ vợ mới về Phanrang lấy vợ này đẻ ra Linh. Cha vợ Phát (vợ trước) giàu lắm, nhờ chồng bà cấp giấy cho 2 đứa con trai ruột trốn lính, nhưng lại không nhờ ông giúp Phát, là con rễ, sợ lộ chuyện. Xích mích với cha mẹ vợ, Phát bỏ về Phanrang lấy bà vợ sau. Chị này tên Bào, hiền lành như Bụt, không có khôn lanh đầu óc như Phát. Khi Phát qua Pháp thì bà trước cũng vượt biên dẫn 3 con qua Mỹ ở, nhưng ở vậy nuôi con. Tình cũ không rũ cũng tới, Phát có liên lạc với bà mấy năm gà trống nuôi con ở Pháp, nhưng tới khi bảo lãnh được toàn thể đám con bà Bào qua thì ngưng, sợ vợ lục đục ghen tương.Tôi thích thú, không hỏi mà biết được nhiều chuyện bí mật đời tư bà Cúc, Phát, tự miệng họ khai ra.Có lẽ già rồi, gần đất xa trời, nên chẳng ai thèm giữ bí mật làm gì, kể ra cho nó nhẹ lòng. Mỉa mai chê Phát lăng nhăng, Phát chỉ cười khà khà, nháy mắt về phía bà vợ lui cui nấu nướng, nói nhỏ:
-” Đừng nhắc chuyện đó, bã nghe được, bã “jalouse” (ghen) lắm”.
Rồi Phát uất ức nhắc tới chuyện ở tù dưới cả 2 chế độ: thời VNCH ở tù vì thù oán cá nhân do tánh cương trực của hắn, thời VC ở tù 8 tháng vì trước có thông dịch cho Mỹ ở bệnh viện một thời gian, khi ra tù lại không được trả quyền công dân, phải trốn vô Saigon bỏ mối vải cho các chủ sạp chợ Bến thành lấy tiền nuôi đám con đông, kể cả bỏ mối cho Bích Ngọc (bạn học cùng lớp ngày xưa) bán sạp vải chợ Bến thành năm 77. Sau bị mất hết vốn, phải cùng đường ra Cà ná vượt biên, may lọt qua Phi.
Lúc bánh căng nóng dọn ra, trứng gà vàng xôm xốp bốc mùi thoang thoảng, bà Cúc và tôi nhập bọn Phát ở bàn ăn. Thấy trên vách có 4 màn hình Tivi chiếu cảnh 4 góc bên ngoài lâu đài để coi chừng an ninh, hay có khách nào đang tới, y như trong xi nê. Tôi hỏi chuyện hồi mới qua Pháp, sống ra sao. Phát kể lúc mới qua, 8 đứa con được chính phủ trợ cấp vì lương Phát trung bình, không cao lắm, vợ cũng được cấp tiền tàn tật vì “điếc” cho đến mãn đời.
-“Bã điếc thật sao"”, tôi hỏi.
-Cũng hơi điếc điếc…Thì tui hỏi ông, vợ tui quê mùa, không rành tiếng Pháp tiếng Anh gì ráo, ở Pháp làm sao sống, nên tôi “khôn”, bày bã hễ ai hỏi, cứ giả đò không nghe, không hiểu gì hết. Họ bèn gửi bã qua bác sĩ khám . Tôi bèn “hối lộ” cho bác sĩ Pháp ký giấy, phê “điếc” , thế là bã hưởng 800 euro 1 tháng hợp pháp miết tới giờ..
Tôi nheo mắt lắc đầu cười . Ai nấy cũng cười theo. Phát tỉnh bơ kể tiếp:
-Tụi Pháp chế độ xã hội nó ngon hơn Mỹ nhiều. Địa phương nó lo bố trí tìm việc cho mình, không để mình thất nghiệp. Không đủ khả năng đi làm, nó cho hưởng trợ cấp hoài. Bác sĩ bên đó nó không cần tiền, chỉ cần mua quà biếu nó là hãnh diện lắm, khoe với bạn bè có khách hàng biết ơn, biếu quà này kia…
-Vậy ông mua quà gì cho ổng"
-Chai rượu thôi.
-Trời, tưởng gì" Xứ Pháp, ai cũng uống rượu vang như nước lạnh mỗi ngày. Quí giá gì"
-Ông lầm rồi, đâu phải rượu vang Pháp. Mà rượu Mỹ đắt tiền. Tụi Tây nó quí rượu Mỹ lắm. Một năm tui biếu ổng vài ba lần để tỏ lòng biết ơn. Bà này số bã sướng, suốt 30 năm nay ở không ăn tiền trợ cấp, không làm gì hết..
- Sao ông giỏi tiếng Anh, trước làm thông dịch cho USOM, mà qua đảo Phi sao không xin đi Mỹ" Ở Pháp ai cũng than đời sống đắt đỏ, không có cơ hội tiến thân…
-Hồi đó Mỹ và VN không có bang giao, nếu qua Mỹ làm sao tôi bảo lãnh vợ với 7 đứa con" Cho nên tôi chọn đi Pháp, vì thấy tòa đại sứ Pháp còn hoạt động ở Saigon. Ai cũng chê tôi ngu, nào dè 3 năm sau, vợ con tôi có visas qua Pháp ngay. Nhiều người còn làm khôn, chê Pháp chó ỉa đầy đường, cửa garage kéo xuống bằng tay, nhà cửa cổ lỗ sĩ…đúng là ếch ngồi đáy giếng, biết một mà không biết hai, đâu phải ở đâu cũng vậy…
-Ở Pháp sướng, mà sao con rễ con gái ông tìm cách qua Mỹ lập nghiệp chi" Nhờ vậy bây giờ mới thành triệu phú chứ"
-Đâu phải ai qua Mỹ cũng giàu đâu. Con người có số . Kiếp trước vợ chồng tôi ăn ở có đức, con cái cũng có phước báo, nên mới khiến may mắn được vậy. Có đức thì lộc tự nhiên đưa đến, không cần phải bon chen, sống lâu mình mới nghiệm ra điều đó. Con Linh này nó mộ đạo lắm. Nó bỏ tiền ra cất gần nguyên cái chùa GIác Lý ở Nam Cali cho ông chú ruột bà Liễu trụ trì, hỏi bã coi. Năm ngoái nó mới về VN phát tiền cho 200 học sinh nghèo làng Tri thủy, quê ông Thiệu. Con gái thứ nhì tôi ở lại Pháp, cũng làm ăn giàu có gần bằng con Linh này. Tôi hiện có 3 đứa ở Nam Cali do con Linh bảo lãnh qua, còn 4 đứa kia ở Pháp, kỹ sư, supervisor phi trường…đứa nào cũng ngon hết, không cần đi Mỹ làm chi.
-À mà tại sao con rễ ông hồi đó lấy con gái ông bên Pháp rồi, mà qua Mỹ du học còn lấy vợ khác được, hay vậy"
-Tụi Mỹ khác tụi Pháp,nó hay cái chỗ không “care” về quá khứ của anh, nó không điều tra truy tầm anh trước kia ở các nước khác làm gì, theo Đảng nào,có vợ chưa như tụi Pháp, làm đơn xin cưới mà sau 3 tháng không ai ở Mỹ khiếu nại là OK.
-Tôi có đọc truyện “Nến trăm đầu”của Khánh Vân trên Việt báo Xuân năm ngoái nói về chuyện nhiều người Việt ở Pháp có cả 2 quốc tịch Pháp và Mỹ, 65 tuổi bay qua bay về, ăn tiền già cả 2 bên. Mỹ nó không thèm điều tra những chuyện đó, nên mới ngày càng lụn bại về kinh tế…
-Chuyện đó tôi không rõ, nhưng hồi đó làm hôn thú dễ lắm, nhất là người Âu châu văn minh, Mỹ nó không có nghi ngờ. Bây giờ thì người Việt có cả đường dây quy mô làm chuyện đó, nên nó khó khăn đòi hỏi có chụp hình chung, bằng chứng có quen biết sống chung mấy năm mới được..
-Tôi thấy ông bà nên nhờ Linh bảo lãnh qua ở đây với nó, nó take care, khí hậu ấm áp, người Việt đông. Năm mười năm nữa , già nằm một chỗ bên đó, con mắc đi làm, ở xa, chịu lạnh nổi không"
-Tôi bên đó có medicare rất tốt, khỏi đóng premium hàng tháng như bên này. Mổ xẻ, bác sĩ, thuốc men …đều free… không trả đồng nào hết. Qua đây không có quốc tịch Mỹ, không được gì hết, phải bỏ tiền túi, chịu sao nỗi.
Tôi tính nói,”thì con gái ông lo cho ông, dư sức…” nhưng thấy Linh đứng gần đó, lại thôi. Thấy Phát rụng hết mấy cái răng cửa hàm dưới mà nói chuyện oang oang, tôi bèn chọc quê:
-Medicare bên Pháp tốt, sao nó không làm răng giả cho ông"
Phất liền đứng dậy, chạy vô phòng đem ra cái hàm răng giả vứt lên bàn:
-Có chứ, đây này, tại tôi không gắn vô .
Ai nấy cười ha hả. Phát bỗng xuống giọng:
-Không, cũng nên nói thật bà con nghe …mấy năm sau này tôi về hưu, Pháp nó truy ra “income” tiền hưu tôi cao mà không phải nuôi đứa con nào, nên cúp tiền “răng”, tôi phải bỏ tiền mặt ra làm cái hàm giả này…cũng rẽ.
Chợt bà Cúc coi đồng hồ, thấy gần 6 giờ chiều, đứng lên cáo từ:
-Chết , sắp tới giờ mấy đứa con ông tới ăn xuất tối, để tụi tôi về nhường chỗ.
Phát đứng lên tiễn cả bọn ra cửa. Thấy mấy chiếc xe đậu quay đít xuống dốc xa lắc, tôi hỏi “đậu kiểu này, làm sao “de” xuống"”.Phát nói bề ngang đường rộng, đứa con gái con Linh còn “de “ được huống chi cha mẹ nó. Rồi anh chàng lại huênh hoang:
-Ông biết không, 4 chiếc xe, vợ 2 chiếc, chồng 2 chiếc. Xe thằng chồng con Linh 280 ngàn đô, chiếc rẽ nhứt là 130 ngàn. Mướn 2 thằng tài xế đưa đón 2 đứa con đi học, đâu có nhọc nhằn gì mà ăn lương 1 tháng mấy ngàn ngon lành.
Tôi nghe, thấy dửng dưng. Xe mình có 5 ngàn đô mà vẫn chạy phom phom 5 năm nay, có sao đâu. Chiếc xe 280 ngàn có thể bán ra, mua được 40 chục xe Toyota Camry như mình, xe này hư, bỏ đi xe khác, nếu thay phiên chạy, suốt cả 1 đời người vẫn dùng chưa hết số xe đó.
Xuống dưới đường. bà Cúc xin số phone tôi, đưa địa chỉ nhà bà ở Little Saigon, mời hôm nào cùng Phát tới nhà bà đãi nem nướng, vợ chồng bà ở một mình không có đồng hương tới nói chuyện rất buồn. Phát hẹn hôm nào con gái đãi tiệc thịnh soạn sẽ mời tụi tôi tới ăn nữa, hắn ở đây tới tháng 6 mới về Pháp.
Tôi lái xe về Riverside, trong đầu chờn vờn hình ảnh tòa lâu đài đồ sộ con gái Phát với nền nhà lát toàn đá quí, những bàn tủ, trang trí đắt tiền, cái hồ bơi trong xanh, cái view nhìn bao quát cả Orange county. Sực nhớ đến các phòngnhỏ xíu cũ kỹ ở lâu đài cổ Hearst Castle gần San Francisco năm nào đi “tour” coi, so ra không bằng một góc nhỏ của tòa nhà 3 tầng hiện đại của Linh. Coi nhiều phim Âu Mỹ về giới thượng lưu quí phái, tôi chưa hề thấy nhà nào xây cất trang hoàng đắt tiền như vậy, cũng không biết ngôi nhà một tài tử xi nê Holywood hạng trung bình có sang trọng như vậy không, mà sao một cô gái nhỏ từ Việt nam theo cha vượt biên ngày xưa ở CÀ ná, lại có thể phây phây đường hoàng làm chủ như vậy. Sống kiêu sa ở Mỹ, trong lâu đài tráng lệ như vậy, chồng con hạnh phúc như vậy, tài sản khắp nơi, kẻ hầu người hạ túc trực, có khác chi đang sống ở cõi Trời, theo như kinh Phật nói. Mạng sống con người mỏng manh, vài ba chục năm, bệnh, già, chết, kéo tới liền liền, mà cái lâu đài bỏ tiền xây kiên cố như vậy thì trụ đến khi nào mới sụp đổ. Ăn ở rộng rãi thong dong, đi lại lên xuống mấy tầng lầu thênh thang như bà hoàng kể cũng sướng thật, nhưng cũng thấy quá uổng phí khi nghĩ đến hàng triệu người dân trên thế giới thiếu ăn, thiếu nhà ở Bắc Phi, hay Bắc hàn, ở đó, con người rách rưới,đói khát, phải bứt cỏ dại mà ăn như con thú.
Rồi tôi lại tự trách mình: Mình tu theo kinh Kim Cang, miệng nói “vô ngã, vô chúng sanh thọ tưởng, vạn sự giai không”, khuyên bạn bè con cái giữ tâm vắng lặng, đừng cho vướng mắc vọng cảnh, để tránh khỏi tạo Nghiệp, luân hồi”, mà sao thấy cái lâu đài đồ sộ giả tạm kia trong chốc lát cũng bị ám ảnh đến nỗi trong đầu nảy ra vô số phân biệt, tạp niệm như người MÊ. Kinh Kim Cang gọi tạp niệm đó là “chúng sinh” . “Phải diệt độ “chúng sinh”, nhưng diệt độ, mà không thấy “chúng sinh” nào thật được diệt độ”. Không thấy, vì tạp niệm đó không có hình tướng.Tiêu diệt Vọng niệm đẩy ra khỏi Vọng tâm, đừng giữ lại dấu vết gì. Thì tâm hoàn toàn trở lại thanh tịnh, trong sáng, như mặt nước yên lặng trong thau nước, soi vào thấy mặt , đó là Chơn tâm hiện tiền, là Giác, hay Niết bàn…
PHẠM HOÀNG CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
08/03/201117:07:41
Khách
Thấy người hạnh phúc giàu sang nên mừng cho họ, đừng chê bai hay bắt họ phải làm điều này điều kia. Mình chỉ nên làm điều nào mình làm được mà thôi.
Tôi chẳng tin vào số bói, chẳng mệnh nào cả , đạo chúa hay đạo phật đâu có dạy mê tín dị đoan?
06/03/201118:45:14
Khách
Hội ái hữu Ninh Thuận (?!) mà Hội trưởng/phó hay các hội viên có những ai biết hiện nay kẻ nào là chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh ủy, công an tỉnh ... và các thành tích hành dân hại tỉnh cũng như bầu đoàn thê tử của các ''đấng'' nổi cộm ấy ở Ninh Thuận không vậy ???
08/03/201104:23:30
Khách
Thiên phúc ở Mệnh có nghĩa là con người hiền, nhân đức, được tai qua nạn khỏi, không có nghĩa là giàu có. Gửi 2 bạn Titi và suthat,
Học cao, chịu khó làm việc cũng không nhất thiết sẽ dược giàu sang, hay thành công vĩ dại.
Cô gái này hưởng phúc , vì trước kia có lòng nhân, nhiều kiếp trước đã từng bố thí làm phúc nhiều đời, làm từ thiện nhiều, nên bây giờ nhân duyên chín mùi, trổ hoa, gặp may mắn hưởng phúc hơn người, chỉ đơn giản có vậy. Cô ta thừa biết điều đó (luật nhân quả), nên tiếp tục làm phước trong lúc hiện tại chứ không keo kiệt (như cúng chùa,bố thí..xây nhà thương, trường học...) Đó chỉ là một cách giải thích trong nhiều bí mật của Trời đất. Tử vi cô ta lá số tựa lá của như Bill Gates, MỆNH Thủy, có Thái âm miếu địa ở cung DI đóng tại Hợi (thủy) là cách Nguyêt lãng thiên môn(1 người đứng trên muôn người), các cung Phu,tài,điền đều sáng rực không bị sát tinh chiếu.(giờ MÃo,25/8/1966 duong lich).
Mrs. Duy, lò bánh căng băng đất sét mua ở VN, còn lò bánh thọt bằng gang thì ở chợ nào cũng có.
08/03/201103:23:04
Khách
Bài viết này gợi tôi nhớ lại những bài viết của Hồ Biểu Chánh cách nay hơn nửa thế kỷ ....
08/03/201103:20:05
Khách
good luck
07/03/201122:26:17
Khách
ngu7i` to6t' thi` dau ca6n` tung. kinh, a8 chay, d9 chua`
ne6u' muo6n' giau` thi` hoc hoi?, mo6i~ ngu7o7 mo6i~ khac'
Tui ngheo` tui co' tha8c' ma8c gi` da6u
07/03/201119:29:34
Khách
ngu+7i ban? tinh' to+^t thi` kho+^ng ca+^n tu hay d+9 c. kinh. Tui co' Thie+^n phuc' o+3 me+6nh.
07/03/201119:09:07
Khách
Tôi cũng mê món bánh căn, vì cũng là dân PR.
Tôi muốn nói với con cháu về quê hương mình, xin vui lòng chỉ giúp tôi nơi nào để có thể mua tậu một lò bánh căn chính hiệu như qúi vị đang có.
Rất cám ơn.
Chúc mãi mãi là bình an.
Mrs Duy.
06/03/201122:03:09
Khách
Bác Chương có cái cách nhìn đời thật sâu sắc đáng phục. Mong bác viết tiếp!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến