Hôm nay,  

Tôi Đã Lấy Được Bằng Lái Xe!

22/02/201100:00:00(Xem: 232328)
Tôi Đã Lấy Được Bằng Lái Xe!

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 3127-28427 vb3022211

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã viết về nước Mỹ từ 2009 với các bài "Tấm Nón Lá Và Cái Lưng Còng", "Tôi Đi Học"... Sang năm thứ 11, với bài viết "Thương Yêu Còn Mãi" Tịnh Tâm cho thấy bút pháp sống động hơn khi kể chuyện xẩy ra tại một cửa hàng tại Bolsa chuyên chuyển tiền về Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của tác giả.

***

- Tôi đã lấy được bằng lái xe! Tôi đã lấy được bằng lái xe!...
- Phúc ơi! Lộc ơi! Má lấy được bằng lái xe rồi!
- Ba mẹ ơi! Con lấy được bằng lái xe rồi!
- Các em ơi! Chị lấy được bằng lái xe rồi!
- Các bạn ơi, Tâm đậu rồi!
- Đậu bằng tiến sĩ hả"
- Không, bằng lái xe!
- Trời đất! Tưởng gì…
- Nhưng đối với Tâm, nó giá trị hơn tất cả mọi bằng cấp trên đời nầy!
Các con tôi í ới phone cho nhau, rằng má mình đậu rồi! Chúng bảo nhau, rằng đây là một sự kiện làm “chấn động” cả thế giới, bởi những cú phone khắp nước Mỹ. Rồi từ Mỹ sang Canada, sang Pháp, Úc, và về tận Việt Nam! Nghe tin hành lang rằng ông Obama tính gọi điện chúc mừng và gửi tặng má chiếc xe Lexus đời mới nhất nhưng vì bận quá nên ổng quên mất tiêu!
Ừ, đối với tôi, cái bằng lái xe giá trị hơn tất cả mọi bằng cấp trên đời nầy!
Ừ, đối với tôi, đây là niềm vui lớn nhất kể từ khi tôi đặt chân lên đất Mỹ! Tôi đã khao khát, thèm thuồng lái xe biết chừng nào nhưng không dám. Trời ơi! Chỉ ngồi trên xe thôi, mà tôi đã tối tăm mặt mũi với tốc độ, với các làn xe ngang dọc cứ nối đuôi nhau, huống chi là lái!
Cho nên, lái xe chỉ là niềm mộng tưởng trong tôi.
Nhưng mà, Chúa ơi! Hôm nay con đã đậu được bằng lái xe! Chuyện tưởng chỉ trong mơ mà bây giờ đã trở thành sự thật!
Tôi cắn môi, véo đùi mình mấy lần mới dám tin chắc đây là sự thật! Rành rành là sự thật!
Niềm vui của tôi đã vỡ òa khi anh chàng giám khảo Mỹ đen, mỉm cười tuyên bố tôi đã pass! Tôi thank you very much chàng ta rối rít.
Vừa ở DMV ra, tôi bấm cái cell phone liên tục. Ông xã nhắc:
- Coi chừng cháy máy!
- Cháy thì mua máy khác, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó!
- Cha chả, bữa nay bà “kẹo” chơi bảnh quá ta ơi! Ước gì từ nay em mãi mãi coi mọi sự đều “nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó” để anh nhờ với!
Ha ha! Ông xã tôi cũng khoái chí lắm bởi từ nay đi tiệc tùng ổng tha hồ… nhậu!
***
Trước giờ phút đậu bằng lái, gặp ai tôi cũng “nhỏ to tâm sự” hai điều ước: Biết lái xe và nghe nói được tiếng Anh.
- Lái xe hả" Chuyện quá nhỏ, có gì mà phải ước với ao!
- Nếu có hai điều ước, hãy ước mua được nhà, được khỏe mạnh hay cái gì khác. Đừng ước chuyện lái xe phí đi. Tiếng Anh ư" Thì chịu khó đi học, xem Tivi, dạn miệng trong giao tiếp thì sẽ được thôi. Đừng nóng vội. Ngôn ngữ mà, nó sẽ thấm từ từ, rồi chị sẽ giỏi lúc nào không hay. Đến nỗi chị sẽ ngạc nhiên về chính bản thân chị cho mà coi.
- Với người lớn tuổi như cô thì lái xe và nghe nói tiếng Anh có thể không dễ dàng như bọn trẻ, nhưng không phải là không làm được. Đừng quá lo lắng.
- …
Bao nhiêu lời khuyên, lời động viên. Tiếng Anh thì OK! Đi học. Làm học trò vừa vui, vừa có kiến thức, vừa trẻ ra, lại vừa… rủng rỉnh tiền financial aid. Thi bằng viết thì cũng OK! Quá dễ! Tôi đậu 100%. Thế nhưng cái khó là thực hành, là lái xe kia kìa! Bao nhiêu lần quyết tâm rồi thụt lui vì… sợ!
Ông xã nhắc:
- Nè, lo mà thi lấy bằng lái, kẻo cái bằng viết bị thúi!
Tôi lừng khừng, ổng phang tiếp:
- Nè, phải biết lái xe, kẻo anh chết ai lái xe đưa em đi học" Đưa em đi chợ" Đưa em về thăm ba má"
- Hổng sao đâu. Sức khỏe em tệ hơn anh. Chắc em chết trước anh.
- Nè, lỡ mai mốt ông bà nội mấy nhỏ mất, anh phải về Việt Nam chịu tang, em sẽ xoay xở ra sao"
- Uhm… Em… nhờ thằng Bin, con Ngọc… Uhm… Em đi xe bus… Mà nè, có phải anh ham em lái xe để mỗi lần có dịp đi đâu, anh tha hồ uống rượu"
- Ừ, cũng có lý do đó, nhưng chỉ chút chút. Quan trọng là cho bản thân em.
- Uhm… ở xứ Mỹ nầy khối người không biết lái xe vẫn sống phây phây, ngon ơ! Đó, ngay trong gia đình mình, dì Tư nè, mợ Hồng nè, cô Châu nè…
Nói thì nói vậy chứ tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Ừ, không có ông xã bên cạnh coi bộ kẹt dữ ta ơi! Ai lái xe cho tôi" Cực chẳng đã chứ nhờ ai cũng thấy phiền quá. Lúc ai đó vui vẻ hổng nói gì. Lúc ai đó hổng vui, mình phải ngồi bên cạnh một ai đó đang làm tài xế cho mình mà mặt mày chù ụ coi cũng ngán! Ôi, xe bus ư" Phải đi bộ cả đoạn đường dài, rồi ngồi chờ, rồi chuyển xe. Mùa hè không sao, còn mùa đông giá buốt! Rồi đêm hôm khuya khoắt, thân bà già dặm trường…
- Em thấy đó, trong trường mình có nhiều người khuyết tật vẫn lái xe ngon lành. Ngay trong lớp mình cũng có cô Mai đó.
Có lần nhỏ Trang gửi cho tôi cái email, kèm cái file về một cô gái không tay mà lái được … máy bay! Đó là Jessica Cox ở Arizona. Cô ấy vừa lái máy bay bằng chân, vừa nhìn tôi cười tủm tỉm, vui vẻ và khích lệ.
Rồi gặp bữa Trang đưa tôi đi shopping. Mèng ơi, Trang vừa lái xe, vừa trò chuyện rôm rả. Trang quẹo trái quẹo phải, đổi lane đường một cách nhẹ nhàng, cứ như giỡn chơi vậy. Cứ như hồi ở Việt Nam tôi lái xe honda, xe đạp vậy.
Bỗng ngay lúc ấy tôi chợt nghĩ, ủa, sao người ta lái xe một cách thoải mái như vậy mà tôi thì không" Tại sao" Tại sao" Hai chị em vừa ra khỏi xe, gặp một bà Mỹ trắng già lụ khụ, tay chân run rẩy, đang khó nhọc chuyển những túi đồ từ cái shopping cart qua cái trunk của xe bà. Chúng tôi liền nhào vô giúp bà. Xong, bà “thanks a lot” rồi lên xe dọt ngon ơ, lẹ làng, cũng cứ như giỡn chơi!
Thế là sáng hôm sau tôi phone cho Thu, cô giáo dạy lái xe, cũng là người thân của gia đình.
Lần đầu tiên cầm vô- lăng, tôi run lắm. Thu trấn an:
- Chị đừng lo! Có gì em thắng ngay.
Biết là như vậy, biết Thu luôn luôn chú ý mọi việc cho tôi và luôn luôn sẵn sàng đạp chân lên bàn đạp thắng riêng ở chỗ ngồi của cô ấy nhưng tôi vẫn cứ run. Và tôi luôn luôn cầu nguyện Chúa gìn giữ tay lái cho tôi trước khi ngồi vào lái.
- Chị Tâm à, chắc mỗi lần tập xong về nhà chị mỏi tay lắm phải không"
- Sao Thu biết"
- Vì em thấy chị bê nguyên cả cái xe kia kìa!
- Chọc chị hoài!
- Thêm nữa, mỗi lần tập xong, khi xuống xe, chị nhẹ nhõm người phải không"
- Sao em biết"
- Thì ngay bây giờ nè, bộ dạng của chị cứng nhắc, nét mặt rất căng thẳng.
- Uhm!... Mà thôi Thu ơi, đừng nói chuyện nữa! Để yên cho chị tập trung lái.
- Thu ơi, tắt nhạc đi cho chị tập trung lái!
- Thu ơi, em tắt điện thoại của em đi cho chị tập trung lái. Dù em nói chuyện điện thoại với ai đó cũng khiến chị phân tán tư tưởng. Làm ơn đi Thu!
Có lẽ Thu tập cho tôi khoảng vài chục tiếng. Thu cho tôi quần tới quần lui riết quanh DMV, trên những con đường mà giám khảo thường cho thí sinh lái. Tội nghiệp Thu, thời gian đầu, tôi thường lộn tùng phèo đèn signal phải, trái. Vài lần đạp nhầm bàn đạp thắng với bàn đạp ga. Quên tới quên lui một số dấu hiệu giao thông.
Rồi những ngày… gian khổ tập luyện cũng qua. Thu ghi danh cho tôi thi. Tôi ngần ngừ. Thu bảo cứ thi để rút kinh nghiệm!

Thế là tôi đi thi. Dĩ nhiên tôi cầu nguyện. Tôi cầu nguyện đậu được thì ít mà cầu nguyện Chúa gìn giữ tay lái cho tôi, đưa tôi đi đến nơi về đến chốn bình an thì nhiều.
Khi tôi đang ngồi trên xe đợi giám khảo thì dân dạy lái xe xôn xao trò chuyện, bàn tán. Không biết tính toán như thế nào mà Thu phát hiện rằng tôi có nguy cơ sẽ gặp bà sát thủ!
Ngay lập tức Thu leo lên xe bảo tôi quành trở lại chỗ xuất phát để tránh… bà sát thủ. Thế là thay vì tôi đang được ở phía trước, giờ đứng sau cùng.
Các vị giám khảo lần lượt đi ra. Kìa! Người chấm tôi là anh chàng Mỹ đen trẻ tuổi, đẹp trai như một diễn viên điện ảnh. Thu chạy tới cười toe toét:
- Chị Tâm đậu là cái chắc! “Thằng” nầy dễ nhất đó!
Chàng giám khảo nổi tiếng dễ tính, đeo bông tai, ăn mặc rất lịch sự và có ánh mắt thật hiền lành dễ thương.
Tôi vui vẻ cười và nhanh nhẩu chào hỏi đúng bài bản đã được học trong nhà trường:
- Hi! Nice to meet you!
Chàng cũng đáp lại nụ cười vui vẻ:
- Hi! Nice to meet you, too.
Sau mấy câu hỏi để kiểm tra sự an toàn của xe… Chàng hỏi tôi có cảm thấy nervous không" Tôi cười đầy tự tin, trả lời rằng không, tôi hoàn toàn bình tĩnh.
Rồi chàng vào xe ngồi bên cạnh tôi, bảo: “ Let’s go!” Tội nghiệp chàng giám khảo, tôi nghĩ chắc khi đang ngồi cho tôi lái, chàng ta lo sợ đến thót tim! Có lẽ vì vậy mà chàng giám khảo dễ tính đẹp trai đeo bông tai chỉ cho tôi chạy vài vòng rồi nhanh chóng trở về DMV.
Có điều, tôi không thể nào đoán biết được cảm nghĩ của chàng giám khảo khi thấy tôi lái xe với đôi bàn chân trần, có nghĩa là chân tôi không mang dày dép tất vớ gì ráo trọi!
Và như đã kể ở ngay phần đầu câu chuyện nầy, là tôi đậu!
Kể cũng mắc cười, tôi đây, một bà già nhà quê sống trong một cái hóc lò tó của nước Việt Nam, suốt đời chưa bao giờ được ngồi lên xe hơi, vậy mà bây giờ lấy được cái bằng lái xe ở nước Mỹ ngon ơ!
Kể cũng mắc cười, một bà già quê một cục như tôi đây, ngồi trên xe hơi là sợ xanh mặt vì tốc độ. Và nghĩ rằng suốt đời mình sẽ không bao giờ dám lái xe, bỗng đi thi một phát là đậu ngay! Vậy mà hổng dương dương tự đắc là uổng quá, bà già hen!
Tính ra bà già tôi đây cũng còn ngon chán so với nhiều cô cậu trẻ tuổi qua một số chuyện có thật 100% mà Thu kể. Cậu con trai nọ, ở độ tuổi hăm, vừa bắt đầu cho xe khởi hành, đáng lẽ quẹo trái để ra khỏi DMV, cậu ta cứ cho xe chạy thẳng tới phía trước và leo luôn lên lề! Giám khảo kinh ngạc, cho fail ngay lập tức. Cậu trả lời với cô giáo dạy lái xe, rằng bả biểu em là “If I don’t say turn follow the road ahead.” Hoặc cô bé kia, khi giám khảo bảo cô: “Turn the windshield wipers on!”, dù đã được Thu dạy trước, nhưng cô bé không nghe được nên cứ ngồi im. Thu đứng gần đó, giơ cánh tay quay qua quay lại giống in hình cái gạt nước đang quay để làm hiệu, thì cô bé lại giơ tay vẫy chào Thu. Sau đó cô bé giải thích: “Em tưởng chị chào em nên em chào lại!”. Hay một chị nọ, trong khi tập lái, Thu dặn nhớ đi đúng tốc độ. Gặp lúc, tốc độ trên đường là 45 dặm, mà dòng xe đang chậm, chị nhìn kim đồng hồ chỉ 30 dặm, bèn lo lắng: “ Chết rồi cô Thu ơi! Tui phải làm sao cho đúng 45"” Thu đùa: “ Thì chị cho xe bay vèo qua mấy cái xe kia, coi khúc đường nào trống đáp xuống rồi chạy cho đúng 45!”… Ô ồ, còn khối chuyện đại khái như vậy nữa! Tính ra thì mình cũng chưa đến nỗi nào.
Tối hôm đó tôi không ngủ được vì quá vui và vì trông cho trời mau sáng để tôi lên lớp khoe.
Sáng đó tôi ra xe trước đợi ông xã. (Thường thì ổng luôn đợi tôi.) Tôi thèm lái muốn chết mà không dám bởi chưa có bảo hiểm.
Ổng cười hóm hỉnh:
- Biết tỏng tòng tong à nghen!
- Biết gì"
- Bữa nay lên trường sớm để khoe cái dzụ đậu lái xe. Đúng không"
Tôi làm thinh, cười lỏn lẻn.
Các cô cậu cùng lớp xúm lại hỏi han khi nghe tôi trịnh trọng tuyên bố là đã lấy được bằng lái.
- Cô thi mấy lần"
Tôi ráng kìm nén chân tay để khỏi múa may vô duyên, ráng kìm nén giọng điệu, câu chữ để bớt vẻ huyênh hoang khoác lác:
- Một lần là đậu ngay! Mà cô chỉ bị có năm lỗi thôi đấy!
- Trời ơi, cô giỏi quá! Cháu hồi đó thi ba lần mới đậu.
- Cháu thì năm lần.
- Cháu hai lần.
- …
- Mẹ cháu trẻ hơn cô mà thi tới sáu lần mới đậu. Cô giỏi thiệt hen!
Anh bạn ngồi bên cạnh:
- Chúc mừng chị!
- Cám ơn anh.
- Lái xe được có nghĩa là mình mọc thêm hai cái chân. Tha hồ bay nhảy.
- Dạ.
- Còn nghe và nói được tiếng Mỹ có nghĩa là miệng mọc thêm hai cái lỗ tai và một cái miệng.
- Anh có lối ví von thật dí dỏm.
- Thiệt mà. Để rồi chị coi.
Nhỏ gái ngồi bên dưới hỏi vọng lên:
- Cô ơi, vậy là bữa nay cô tự lái xe đi học một mình được rồi hả"
- Úy, chưa được đâu cháu! Cô lái nhưng phải có ông xã cô ngồi bên cạnh. Ổng dòm kính chiếu hậu cho cô. Nói chung ổng biểu sao cô làm vậy.
- Dạ, mà cô phải tập thêm nhiều. Quan trọng nhất là cô đừng sợ. Mẹ cháu cũng lấy được bằng lái rồi mà cứ sợ nên bây giờ vẫn chưa lái được.
- Dì của cháu cũng vậy, lấy được bằng lái rồi cất vô tủ luôn. Đi đâu nhờ ai chở hoặc xe bus. Thấy cực lắm!
- Với lại chị cũng may mắn là có anh bên cạnh. Anh chị luôn cùng đi với nhau.
- Ở Mỹ mà không lái xe giống như người không có chân.
- Nói vậy cũng chưa đúng. Đó, như chị Mai lớp mình kìa, chị không có cả hai chân mà chị vẫn tự lái xe đi học, đưa đón con đến trường…
- À há.
Vậy là tôi biết lái xe được hai tháng nay. Cứ mỗi sáng khi đi học ông xã lái để khỏi lo bị trễ. Khi về tôi lái. OK.
Cứ mỗi cuối tuần gia đình tôi họp mặt. Tôi lái đi và lái về. Khi đi ông xã còn tươi tỉnh. Khi về ổng đã lè nhè. Dĩ nhiên ổng vẫn điều khiển tôi. Còn tôi điều khiển cái xe. Có lần tôi hỏi:
- Anh uống rượu vậy làm sao còn sáng suốt để nhìn trước nhìn sau cho em lái.
- Em yên tâm. Anh biết anh dừng lại chỗ nào để lo cho cái thân anh. Bộ em tưởng anh không lo sợ khi ngồi cho em lái hả" Em có biết là anh… són đái trong quần bao nhiêu lần mà không dám nói sợ em cười không"
- Thiệt vậy hả" Tội nghiệp chưa"
- Bộ em không thấy anh xin dì Út mấy cái tả lót của thằng cu Tí đó sao"
Có bữa đang lái, thấy ổng ngồi im re bên cạnh, tôi hỏi:
- Anh ngủ hả"
Ông xã đãi dài giọng ra:
- Tội quá đi bà ơi! Tui mà dám ngủ là chết liền" Nếu tui có được chục cái lá gan cũng chưa chắc dám ngủ! Ngồi són đái ra đây nè. Ở đó mà ngủ với nghê!
***
Tôi đã lấy được bằng lái xe. Tôi đang cố gắng để sẽ tự lái một mình. Tôi tin là tôi sẽ làm được. Vạn sự khởi đầu nan. Cái khó nhất là đã can đảm điều khiển cái vô - lăng, tôi đã vượt qua rồi. Phần còn lại chỉ là chuyện nhỏ, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó!
À, một bí mật xin quý độc giả giữ kín dùm, là tôi vẫn đang lái xe với cái chân trần! Bởi tôi dễ cảm nhận hơn, tự tin hơn khi đạp chân trần lên cái bàn đạp ga, bàn đạp thắng.
Tôi vẫn đang học Tiếng Anh. Tôi đang cố gắng hết mình. Tôi tin là tôi sẽ nghe và nói được Tiếng Anh một cách dễ dàng. Chuyện nhỏ, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó!
Và, ha ha… tôi sẽ hòa nhập vào cuộc sống nơi đây một cách thoải mái!
Vui quá ta ơi!

Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,939,009
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.