Tết Đến Nhớ Nhà
Tác giả: Nguyễn Kim
Bài số 3116-28416 vb4020911
Sáu năm trước đây, thứ bẩy, mùng 1 tháng Một, năm 2005, một bài Viết Về Nước Mỹ mang tên “Con Tàu Ma” của “Người Giấu Tên” được phổ biến lần đầu, với lời giới thiệu như sau: “Không thứ ma quỉ nào so nổi với nó. Đó là chiếc tầu sắt Panama đậu ngoài khơi để công an CSVN ở Bến Tre đưa người lên đi “bán chính thức”. Sau khi đã thu đủ số vàng tính theo đầu người, chính công an đưa người lên tầu, nêm chặt, rồi bỏ mặc cho chết đói, chết khát, chết ngạt. Hàng ngày con tầú hụ còi, không phải để khởi hành, mà chỉ để báo hiệu là đã ném xác một số người xuống biển, có chỗ nhét thêm người mới. Con tầu ấy không bao giờ ra khơi...
Lần đầu tiên câu chuyện trên được kể lại bởi một người chỉ vừa từ Việt Nam tới Los Angeles 2 ngày, và đã dành cả một đêm không ngủ để viết ra những điều bao năm phải kín miệng. Tác giả cho biết vì thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên chưa thể phổ biến tên thật.
Sáu năm sau bài viết kể trên, mới đây, Việt Báo vừa nhận bài mới và thư của tác giả, cho biết như sau: “Với bài viết đầu tiên “Từ Con Tàu Ma Đến Nước Mỹ” với bút hiệu “Người dấu tên” và những tác phẩm kế tiếp, tôi đã nhận được giải thưởng đặc biệt do toà soạn Việt Báo trao tặng. Sau ba lần đi du lịch tôi đã trở lại Hoa Kỳ với tấm thẻ xanh cầm trên tay và xin gửi theo đây những dòng suy nghĩ miên man của một người xa xứ.”
Sau đây là vài nét tiểu sử, do chính tác giả tự sơ lược: Tên thật: Nguyễn Thị Kim Thu. Bút hiệu: Nguyễn Kim. Sanh năm 1949 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Học vấn: Tốt nghiệp đại học sư phạm, và cao học đại học khoa học Sài Gòn 1972. Nghề nghiệp: Dạy học và làm công việc quản lý. Đi du lịch sang Mỹ năm 2005 và những năm kế tiếp. Định cư tại Mỹ năm 2008. Hiện là cư dân thành phố Henderson, CO 80640
Việt Báo trân trọng mừng tác giả Nguyễn Kim đoàn tụ cùng con cháu. Kính chúc bà và gia đình một năm mới an khang, vui khoẻ.
***
Đã ba tuần rồi, tuyết vẫn còn rơi, bầu trời xám xịt với những cơn gió cuốn từng lớp tuyết phủ kín mặt đường, nóc nhà, góc phố… Mặt trời lên khiến cho lớp tuyết trên mặt đường tan ra rồi đông lại, tạo thành một lớp băng trơn trợt, lạng quạng là trợt té như chơi.
Thêm một lần tết đến, nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ mà lòng lòng không khỏi nhớ đâu đây khi còn ở quê hương, mỗi lần tết đến là lăng xăng, lính quýnh, tất bật lau chùi, quét dọn, sơn phết nhà cửa, sẵn sàng mọi thứ tiêu hành tỏi nghệ, chả nem thịt cá chuẩn bị đón ông bà về ăn tết.
Mỗi nỗi buồn man mác len nhẹ vào lòng. Nhìn đăm đăm vào lớp tuyết trước mặt giống như một tấm màn trắng đang quay lại những thước phim quá khứ.
Tết đến nhớ nhà, nhớ những gì xảy ra trên quê hương, đất nước mình.
Nhớ đến người cha màu da rám nắng, nhăn nhíu, nhấp nhô xung quanh cặp mắt quầng sâu. Nhô nhô cái cằm nhòn nhọn với cái miệng mom móm nổi bật bằng những nụ cười dễ thương, phúc hậu làm sao! Nhớ cái lưng cong cong với đôi chân khẳng khiu đã mỏi, vậy mà vẫn luôn luôn kẻo cà kẻo kẹt trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chở trái cây từ Bến Tre qua Mỹ Tho cho các con ăn. Những giọt mồ hôi cha đã đổ xuống bao nhiêu thì những giọt nước mắt của các con cũng đổ xuống bấy nhiêu! Còn mẹ tôi, một người đàn bà dáng nho nhỏ thanh trang với vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ miền quê, sống một cuộc sống kim chỉ, nhẫn nại, đảm đang lo từng bữa ăn, cái mặc cho chồng, cho con.
Chúng tôi lớn dần trong vòng tay ấm áp của cha, trong tiếng ru nồng của mẹ, đứa nào giờ đây cũng đã thành nhân, thành tài. Lúc cha mẹ còn sống, chưa có ai có sự nghiệp công danh, thân phận lận đận, lao đao bởi sự thay đổi thời cuộc. Nay đã thành tài nhưng cha mẹ đã không còn nữa…
Cha mẹ mất sớm, gia đình tôi chỉ còn sáu người, đứa nào cũng có chồng, có vợ. Tuy vậy chị em chúng tôi lại sống gần nhau, nhà cách nhà bởi những con hẻm quanh co. Nhờ vậy chủ nhật tuần nào, chỉ 1 cuốc xe đạp, chúng tôi lại gặp nhau. Mỗi tuần, hết nhà đứa này rồi sang nhà đứa khác, tổ chức ăn uống, hát hò động làng, động xóm. Nhà người nào cũng có bàn thờ cha mẹ, chúng tôi luân phiên thay đổi để mỗi năm nhà ai cũng tổ chức cúng lạy cha mẹ cho trọn đạo làm con. Tết đên phân công mỗi đứa làm một thứ rồi chia nhau mỗi người một ít, thế là đứa nào cũng đủ dưa cải, củ kiệu,… để ăn ngày tết. Ôi những ngày anh chị em thân gần vui vẻ ấy nay còn đâu.
Vì bận kế mưu sinh, chị em chúng tôi chỉ về quê mỗi năm một lần, vào khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám tết. Về quê tảo mộ, lau chùi, sơn phết mồ mả, chuẩn bị trà nhang nguyện vái linh hồn cha mẹ phù hộ độ trì cho con cháu. Tết năm nay và có thể nhiều cái tết khác nữa tôi cũng vắng mặt. Chắc bà chị và mấy đứa em tôi buồn lắm, còn tôi có vui bao giờ đâu! Nghĩ đến đây mà nước mắt lưng tròng.
Vật lộn với cuộc sống hằng ngày, gần như không có thì giờ để nhớ điều gì cả, sáng bảnh mắt ra là phải lo toan mọi việc, chợ búa, cơm nước. Đi làm đến tối về lại phải tiếp tục trăm điều với chồng, con. Cho đến khi bình yên trong giấc ngủ. Chỉ có những ngày tư ngày tết, những ngày gia đình đoàn tụ, những ngày vui chơi thỏa thích, những ngày cảnh sắc hữu tình muôn hoa đua nở. Và cũng chính những ngày này, thời gian dường như lắng đọng, mọi ký ức cũng quay trở lại để nhớ thương, để buồn giận và để nuối tiếc. Xuân về, tết đến nhưng sao nó lại buồn da diết…
Tết đến nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ chị em. Nhớ đến những ngày sau bước ngoặt lịch sử ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Giơiù trí thức chế độ cũ, giáo viên lưu dung, quân đội, quan chức cộng hòa phải sống trong lâu âu sợ hãi, phải tìm đủ mọi cách để xuống tàu vượt biển, đi ngã đường bộ, băng rừng lội suối, ém quân xuống bãi, cá lớn nuốt cá bé, đánh đổi bằng sinh mạng, mằng máu nước mắt, bằng sự chia lìa để đến được một miền đất hứa. Miền đất tự do cách xa nửa vòng Trái Đất. Lại cái cảnh khóc mà không còn nước mắt, năm trăm đồng đổi bằng một đồng cộng sản, những người giàu có mất trắng tiền bạc của cải.
Cảnh nước lụt kéo dài hồi năm bảy bảy, bảy tám, người dân gặp cảnh thiên tai mất mùa, cộng thêm hợp tác hóa nộng nghiệp, ruộng đất vô tập thể, đi làm tính công điểm, cha chung không ai khóc, đưa đến cảnh ăn bắp, bo bo thay cho gạo. Người dân phải xếp hàng dài cả cây số để mua hàng công thương nghiệp, một thước vải cắt ra mỗi người chỉ mua được vài tấc. Giáo viên phải xếp hàng bốc thăm để mua được cái thùng, cái thau, cái báng xe đạp… Gạo ẩm, gạo hôi đếm ký mới mua được từng tháng. Ôi thôi, đủ mọi thứ, đủ mọi cách khổ, nhớ làm sao cho hết. Ăn bo bo làm sao mà no" Vải chỉ có vài tấc thì làm sao mà ấm" “Giải phóng” cái kiểu gì" Mà cha tôi phải còng lưng đạp xe đạp từ Mỹ Tho lên Sài Gòn đem gạo, thịt cho chị em chúng tôi ăn. Những chốt trạm kiểm soát rắt máu trên trục lộ giao thông tịch thu tất cả những món hàng. Các chị em đi buôn đường dài cười ra nước mắt. Luồn đúc, giầu diếm gạo thịt đủ mọi nơi, đủ mọi cách ở trên xe đem lên Sài Gòn bán. Mười chuyến mới lọt được một chuyến, những chuyến không trót mất cả vôn lẫn lờ, chỉ còn biết dậm chân kêu trời.
Nước mắt vẫn tiếp tục rơi, vợ con phải khóc chồng, khóc cha. Cha mẹ phải khóc con chết dần chết mòn trong các trại cải tạo. Cảnh chồng con vượt biển bỏ thây, cảnh những người may mắn thoát chết cũng bị giam cầm lao lý. Thê thảm hơn, đau xót hơn là gia đình của những người liên quan đến chế độ cũ bị buộc phải rời bỏ Sài Gòn đi vùng kinh tế mới mà ăn khoai, ăn sắn lao động vất vả để chờ ngày chồng con về. Còn biết bao thảm cảnh khác nữa, nhớ sao cho hết…
Để thoát khỏi cánh lao tù xiềng gông, mọi người phải tìm đủ mọi cách để ra đi, đánh đổi mọi thứ để đến được bến bờ tự do, trong số đó có gia đình tôi, có những người thân yêu bạn bè tôi. Và rồi những ngày tết tha hương trôi qua trôi qua… Những người đã rời xa đất tổ vẫn còn dai dẳng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ mồ mả ông bà cha mẹ, nhớ anh em bà con hàng xóm. Nhớ mảnh đất bờ nương, ruộng lúa hàng tre, nhớ con nước lớn nước lớn nước ròng, hoa tím lục bình nhấp nhô lên xuống…
*
Một chiếc xe chạy ngang qua làm tuyết văng lên tung tóe, thước phim dừng lại trong nuối tiếc, tôi thẫn thờ đứng dậy trong lòng như còn bàng hoàng mê ngủ. Ở các tiểu bang cộng đồng người Việt đông, tổ chức nào chợ tết, nào hội hoa xuân, cũng làm vui dạ kẻ tha hương, còn ở đây chỉ có tuyết rơi trắng xóa.
Tiếng cháu ngoại oa oa khóc làm tôi như bừng tỉnh dậy. Mình phải làm gì để các cháu ăn tết chứ. Dưa món, dưa cải, nồi khổ qua hầm, thịt kho tàu với bánh chưng, bánh tét. Phải chuẩn bị mọi thứ để bửa ba mươi tết còn đón ông bà về vui với con cháu.
Ngoài sân tuyết đã ngừng rơi, lòng tôi cũng đã ngừng thổn thức. Đầu năm, mâm cơm dưa thịt, khói hương nghi ngút trên bàn thờ ông bà, con cháu quây quần vui vẻ chắc chắn sẽ làm ấm lòng người xa xứ.
Một ngày tuyết ngừng rơi.
Nguyễn Kim
Tác giả: Nguyễn Kim
Bài số 3116-28416 vb4020911
Sáu năm trước đây, thứ bẩy, mùng 1 tháng Một, năm 2005, một bài Viết Về Nước Mỹ mang tên “Con Tàu Ma” của “Người Giấu Tên” được phổ biến lần đầu, với lời giới thiệu như sau: “Không thứ ma quỉ nào so nổi với nó. Đó là chiếc tầu sắt Panama đậu ngoài khơi để công an CSVN ở Bến Tre đưa người lên đi “bán chính thức”. Sau khi đã thu đủ số vàng tính theo đầu người, chính công an đưa người lên tầu, nêm chặt, rồi bỏ mặc cho chết đói, chết khát, chết ngạt. Hàng ngày con tầú hụ còi, không phải để khởi hành, mà chỉ để báo hiệu là đã ném xác một số người xuống biển, có chỗ nhét thêm người mới. Con tầu ấy không bao giờ ra khơi...
Lần đầu tiên câu chuyện trên được kể lại bởi một người chỉ vừa từ Việt Nam tới Los Angeles 2 ngày, và đã dành cả một đêm không ngủ để viết ra những điều bao năm phải kín miệng. Tác giả cho biết vì thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên chưa thể phổ biến tên thật.
Sáu năm sau bài viết kể trên, mới đây, Việt Báo vừa nhận bài mới và thư của tác giả, cho biết như sau: “Với bài viết đầu tiên “Từ Con Tàu Ma Đến Nước Mỹ” với bút hiệu “Người dấu tên” và những tác phẩm kế tiếp, tôi đã nhận được giải thưởng đặc biệt do toà soạn Việt Báo trao tặng. Sau ba lần đi du lịch tôi đã trở lại Hoa Kỳ với tấm thẻ xanh cầm trên tay và xin gửi theo đây những dòng suy nghĩ miên man của một người xa xứ.”
Sau đây là vài nét tiểu sử, do chính tác giả tự sơ lược: Tên thật: Nguyễn Thị Kim Thu. Bút hiệu: Nguyễn Kim. Sanh năm 1949 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Học vấn: Tốt nghiệp đại học sư phạm, và cao học đại học khoa học Sài Gòn 1972. Nghề nghiệp: Dạy học và làm công việc quản lý. Đi du lịch sang Mỹ năm 2005 và những năm kế tiếp. Định cư tại Mỹ năm 2008. Hiện là cư dân thành phố Henderson, CO 80640
Việt Báo trân trọng mừng tác giả Nguyễn Kim đoàn tụ cùng con cháu. Kính chúc bà và gia đình một năm mới an khang, vui khoẻ.
***
Đã ba tuần rồi, tuyết vẫn còn rơi, bầu trời xám xịt với những cơn gió cuốn từng lớp tuyết phủ kín mặt đường, nóc nhà, góc phố… Mặt trời lên khiến cho lớp tuyết trên mặt đường tan ra rồi đông lại, tạo thành một lớp băng trơn trợt, lạng quạng là trợt té như chơi.
Thêm một lần tết đến, nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ mà lòng lòng không khỏi nhớ đâu đây khi còn ở quê hương, mỗi lần tết đến là lăng xăng, lính quýnh, tất bật lau chùi, quét dọn, sơn phết nhà cửa, sẵn sàng mọi thứ tiêu hành tỏi nghệ, chả nem thịt cá chuẩn bị đón ông bà về ăn tết.
Mỗi nỗi buồn man mác len nhẹ vào lòng. Nhìn đăm đăm vào lớp tuyết trước mặt giống như một tấm màn trắng đang quay lại những thước phim quá khứ.
Tết đến nhớ nhà, nhớ những gì xảy ra trên quê hương, đất nước mình.
Nhớ đến người cha màu da rám nắng, nhăn nhíu, nhấp nhô xung quanh cặp mắt quầng sâu. Nhô nhô cái cằm nhòn nhọn với cái miệng mom móm nổi bật bằng những nụ cười dễ thương, phúc hậu làm sao! Nhớ cái lưng cong cong với đôi chân khẳng khiu đã mỏi, vậy mà vẫn luôn luôn kẻo cà kẻo kẹt trên chiếc xe đạp cũ kỹ, chở trái cây từ Bến Tre qua Mỹ Tho cho các con ăn. Những giọt mồ hôi cha đã đổ xuống bao nhiêu thì những giọt nước mắt của các con cũng đổ xuống bấy nhiêu! Còn mẹ tôi, một người đàn bà dáng nho nhỏ thanh trang với vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ miền quê, sống một cuộc sống kim chỉ, nhẫn nại, đảm đang lo từng bữa ăn, cái mặc cho chồng, cho con.
Chúng tôi lớn dần trong vòng tay ấm áp của cha, trong tiếng ru nồng của mẹ, đứa nào giờ đây cũng đã thành nhân, thành tài. Lúc cha mẹ còn sống, chưa có ai có sự nghiệp công danh, thân phận lận đận, lao đao bởi sự thay đổi thời cuộc. Nay đã thành tài nhưng cha mẹ đã không còn nữa…
Cha mẹ mất sớm, gia đình tôi chỉ còn sáu người, đứa nào cũng có chồng, có vợ. Tuy vậy chị em chúng tôi lại sống gần nhau, nhà cách nhà bởi những con hẻm quanh co. Nhờ vậy chủ nhật tuần nào, chỉ 1 cuốc xe đạp, chúng tôi lại gặp nhau. Mỗi tuần, hết nhà đứa này rồi sang nhà đứa khác, tổ chức ăn uống, hát hò động làng, động xóm. Nhà người nào cũng có bàn thờ cha mẹ, chúng tôi luân phiên thay đổi để mỗi năm nhà ai cũng tổ chức cúng lạy cha mẹ cho trọn đạo làm con. Tết đên phân công mỗi đứa làm một thứ rồi chia nhau mỗi người một ít, thế là đứa nào cũng đủ dưa cải, củ kiệu,… để ăn ngày tết. Ôi những ngày anh chị em thân gần vui vẻ ấy nay còn đâu.
Vì bận kế mưu sinh, chị em chúng tôi chỉ về quê mỗi năm một lần, vào khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám tết. Về quê tảo mộ, lau chùi, sơn phết mồ mả, chuẩn bị trà nhang nguyện vái linh hồn cha mẹ phù hộ độ trì cho con cháu. Tết năm nay và có thể nhiều cái tết khác nữa tôi cũng vắng mặt. Chắc bà chị và mấy đứa em tôi buồn lắm, còn tôi có vui bao giờ đâu! Nghĩ đến đây mà nước mắt lưng tròng.
Vật lộn với cuộc sống hằng ngày, gần như không có thì giờ để nhớ điều gì cả, sáng bảnh mắt ra là phải lo toan mọi việc, chợ búa, cơm nước. Đi làm đến tối về lại phải tiếp tục trăm điều với chồng, con. Cho đến khi bình yên trong giấc ngủ. Chỉ có những ngày tư ngày tết, những ngày gia đình đoàn tụ, những ngày vui chơi thỏa thích, những ngày cảnh sắc hữu tình muôn hoa đua nở. Và cũng chính những ngày này, thời gian dường như lắng đọng, mọi ký ức cũng quay trở lại để nhớ thương, để buồn giận và để nuối tiếc. Xuân về, tết đến nhưng sao nó lại buồn da diết…
Tết đến nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ chị em. Nhớ đến những ngày sau bước ngoặt lịch sử ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Giơiù trí thức chế độ cũ, giáo viên lưu dung, quân đội, quan chức cộng hòa phải sống trong lâu âu sợ hãi, phải tìm đủ mọi cách để xuống tàu vượt biển, đi ngã đường bộ, băng rừng lội suối, ém quân xuống bãi, cá lớn nuốt cá bé, đánh đổi bằng sinh mạng, mằng máu nước mắt, bằng sự chia lìa để đến được một miền đất hứa. Miền đất tự do cách xa nửa vòng Trái Đất. Lại cái cảnh khóc mà không còn nước mắt, năm trăm đồng đổi bằng một đồng cộng sản, những người giàu có mất trắng tiền bạc của cải.
Cảnh nước lụt kéo dài hồi năm bảy bảy, bảy tám, người dân gặp cảnh thiên tai mất mùa, cộng thêm hợp tác hóa nộng nghiệp, ruộng đất vô tập thể, đi làm tính công điểm, cha chung không ai khóc, đưa đến cảnh ăn bắp, bo bo thay cho gạo. Người dân phải xếp hàng dài cả cây số để mua hàng công thương nghiệp, một thước vải cắt ra mỗi người chỉ mua được vài tấc. Giáo viên phải xếp hàng bốc thăm để mua được cái thùng, cái thau, cái báng xe đạp… Gạo ẩm, gạo hôi đếm ký mới mua được từng tháng. Ôi thôi, đủ mọi thứ, đủ mọi cách khổ, nhớ làm sao cho hết. Ăn bo bo làm sao mà no" Vải chỉ có vài tấc thì làm sao mà ấm" “Giải phóng” cái kiểu gì" Mà cha tôi phải còng lưng đạp xe đạp từ Mỹ Tho lên Sài Gòn đem gạo, thịt cho chị em chúng tôi ăn. Những chốt trạm kiểm soát rắt máu trên trục lộ giao thông tịch thu tất cả những món hàng. Các chị em đi buôn đường dài cười ra nước mắt. Luồn đúc, giầu diếm gạo thịt đủ mọi nơi, đủ mọi cách ở trên xe đem lên Sài Gòn bán. Mười chuyến mới lọt được một chuyến, những chuyến không trót mất cả vôn lẫn lờ, chỉ còn biết dậm chân kêu trời.
Nước mắt vẫn tiếp tục rơi, vợ con phải khóc chồng, khóc cha. Cha mẹ phải khóc con chết dần chết mòn trong các trại cải tạo. Cảnh chồng con vượt biển bỏ thây, cảnh những người may mắn thoát chết cũng bị giam cầm lao lý. Thê thảm hơn, đau xót hơn là gia đình của những người liên quan đến chế độ cũ bị buộc phải rời bỏ Sài Gòn đi vùng kinh tế mới mà ăn khoai, ăn sắn lao động vất vả để chờ ngày chồng con về. Còn biết bao thảm cảnh khác nữa, nhớ sao cho hết…
Để thoát khỏi cánh lao tù xiềng gông, mọi người phải tìm đủ mọi cách để ra đi, đánh đổi mọi thứ để đến được bến bờ tự do, trong số đó có gia đình tôi, có những người thân yêu bạn bè tôi. Và rồi những ngày tết tha hương trôi qua trôi qua… Những người đã rời xa đất tổ vẫn còn dai dẳng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ mồ mả ông bà cha mẹ, nhớ anh em bà con hàng xóm. Nhớ mảnh đất bờ nương, ruộng lúa hàng tre, nhớ con nước lớn nước lớn nước ròng, hoa tím lục bình nhấp nhô lên xuống…
*
Một chiếc xe chạy ngang qua làm tuyết văng lên tung tóe, thước phim dừng lại trong nuối tiếc, tôi thẫn thờ đứng dậy trong lòng như còn bàng hoàng mê ngủ. Ở các tiểu bang cộng đồng người Việt đông, tổ chức nào chợ tết, nào hội hoa xuân, cũng làm vui dạ kẻ tha hương, còn ở đây chỉ có tuyết rơi trắng xóa.
Tiếng cháu ngoại oa oa khóc làm tôi như bừng tỉnh dậy. Mình phải làm gì để các cháu ăn tết chứ. Dưa món, dưa cải, nồi khổ qua hầm, thịt kho tàu với bánh chưng, bánh tét. Phải chuẩn bị mọi thứ để bửa ba mươi tết còn đón ông bà về vui với con cháu.
Ngoài sân tuyết đã ngừng rơi, lòng tôi cũng đã ngừng thổn thức. Đầu năm, mâm cơm dưa thịt, khói hương nghi ngút trên bàn thờ ông bà, con cháu quây quần vui vẻ chắc chắn sẽ làm ấm lòng người xa xứ.
Một ngày tuyết ngừng rơi.
Nguyễn Kim
Ý kiến bạn đọc
11/02/201101:02:57
jane MNT
Khách
Bài viết thật cãm động. Cảm ơn thật nhiều .