Hôm nay,  

Có Tội Hay Không Có Tội"

29/01/201100:00:00(Xem: 207626)
Có Tội Hay Không Có Tội"

Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số 3106-28406 vb7012911

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ, từng là học trò năm đệ nhứt tại Gia Long. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên là tự sự về “chuyện đời lộn xộn” của một phụ nữ Việt thời chiến tranh, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø “Hai đứa gặp nhau tại Đà Nẵng khi ông xã làm việc tại bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ, núi Non Nước Đà Nẵng. Cưới nhau: 1972, hiện có 5 con. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach.”
Chuyện hơn 40 năm, giữa đủ loại ngang trái từ tập quán, văn hoá tới tôn giáo, rất khó gom lại vài trang giấy. Nhờ cách viết bộc trực, bài viết cho thấy được tấm lòng của người vợ, người mẹ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

*** 

Tôi thật không biết phải bắt đầu từ đâu để câu chuyện đời lộn xộn của mình có được một chút ngăn nắp để bạn hiểu tôi hơn. Thôi thì bắt đầu vào một ngày nắng đẹp, tôi bước ra khỏi toà án Saigon với cái giấy ly dị trên tay. Tôi có một trai và một gái và quan toà đã rộng lượng xử cho tôi được trọn quyền giữ cả hai với điều kiện là không nhận được chu cấp từ người chồng. Tôi hoan hô quan toà cả hai tay. Đó là năm 1969.
Bà chị tôi có hãng thầu cung cấp dịch vụ hớt tóc, giặt quần áo, bán hàng kỷ niệm cho quân nhân Mỹ tại Việt Nam và hàng ngàn xe đá để hãng RMK làm phi trường. Đó là một công cuộc làm ăn lớn lao có tới vài trăm nhân viên nên chị nhận cho tôi theo làm để nuôi con. Do đó tôi gặp Ron, người chồng hiện tại.
Bạn ơi, không biết tôi đã tốn bao nhiêu nước mắt cho cuộc hôn nhân nầy. Không biết tôi đã nhận được bao nhiêu lời sỉ nhục khi đi sánh đôi với người chồng Mỹ tại Việt Nam. Nếu phải đếm hết những danh từ thô bỉ, những ánh mắt chê bai, những đối xử khinh bạc của bạn bè, của những người quen biết cho đến những kẻ qua đường vì tôi "lấy Mỹ" thì chắc tôi phải biến thành con rết khổng lồ với cả ngàn chân tay mới đếm hết nổi. Thôi thì chẳng qua là cái nghiệp. Chắc mình đã dè bỉu, chê bai bao nhiêu là người ở những kiếp trước nên kiếp nầy nhận lại "gậy ông đập lưng ông" thôi mà.
Mỗi lần bị "tai nạn" như vậy, tôi giã vờ phớt tỉnh. Những dòng nước mắt tủi hổ cứ chực tràn ra. Ông xã cứ hỏi là "họ nói gì vậy"", tôi thì cứ ai biết đâu, họ dùng danh từ em không hiểu!". Nhưng ông xã thì biết vì anh có rất nhiều nhân viên Việt Nam làm việc cho anh và chắc họ đã giải nghĩa cho anh hiểu địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội khi họ vô phước kết hôn với ngươì Mỹ.
Sau khi anh hiểu được, tôi không bao giờ quên được ánh mắt của anh nhìn tôi trong những lần "tai nạn" đó. Đôi mắt anh chứa đầy những biết ơn, những chia xẻ, những đau thương, những căm giận, những cảm thông.. Anh cầm tay tôi nói: "Thật là không công bình cho em. Anh rất biết ơn em. Sự chịu đựng những nỗi nhục nhằn của em làm tan nát tim anh. Anh cảm thấy không xứng đáng với sự hy sinh của em." Tôi chỉ nói nhỏ: "Cả hai, em và họ đều là nạn nhân, mỗi người mỗi cách. Có phải chúng ta đã hứa là sẽ cùng chung chịu những niềm vui và nỗi khổ trên đời không" Vậy đó không phải là sự hy sinh. Đó chỉ là sự chia xẻ."õ
Và tôi đã sát cánh cùng anh nổi, chìm trong cõi ta bà, trong nụ cười khi gia đình xum hợp, trong nuớc mắt khi một đứa con sớm vội ra đi, trong thành công, trong thất bại suốt bốn chục năm qua.
Rồi Trời Đất nổi cơn gió bụi. Năm 1975 tôi dắt díu các con về Mỹ sống tại California. Bà mẹ chồng ở tận Boston qua CA thăm cháu nội và dâu lần đầu tiên.
Mẹ ruột kẹt lại quê nhà, mẹ chồng ở kề cận, thôi thì hãy vui với hiện tại và những gì mình có. Gạo trồng ở Việt Nam hay trồng ở Mỹ thì cũng nấu thành cơm. Mẹ ruột hay mẹ chồng thì người đàn bà đó cũng đã thương yêu và duỡng nuôi người mình yệu dấu. Bà hỏi chớ các cháu đã được rữa tội chưa" Tôi nói ngắn gọn "Dạ chưa. Con đạo Phật." Bà mỉm cười không nói gì và không bao giờ nhắc lại.
Hình như người Mỹ có tâm hồn rộng rãi hơn. Bà thường hay lục lọi và gởi về cho cháu nội những quyển thánh kinh rất củ của gia đình. Tôi nhận và trân trọng giao lại cho các con. Mẹ chồng gần với con dâu hơn người con ruột.
Thời gian qua, một hôm thằng con cả báo cho mẹ biết là nó muốn cưới vợ. Mình đã già rồi mà không hay bạn ơi. Khi nghe con trình bày mọi điều, bà chị la làng chói lói. Trời ơi, nó là con trai lớn nhứt mà theo đạo Chúa thì lấy ai mà thờ phượng em" Bạn ơi, bạn nghỉ sao" To be or not to be" Nói Yes, con cứ tiếp tục lo hôn lễ hay nói No, No Way.
Hừm, thờ phượng là nó sẽ nhớ tới ngày mình theo Phật, mua một mâm đủ cả heo quay, gà vịt, có cả bia rượu, bưng lên bàn thờ để một tiếng đồng hồ rồi dọn xuống mời bạn nhậu" Hay là nó cúng mâm chay nhưng lại không ăn" Hay là nó tới chùa nhờ thầy đọc một thời kinh" Thầy lo đọc, nó lo nhớ tới cái đầu gối hơi đau vì quì lâu! Hay nó dọn một cái bàn thờ trong nhà, chưng cái hình mình lên. Có ai đó hỏi con nó chớ hình của ai vậy thì thằng cháu nội nhìn hình và nói "I don't know"!
Chỉ còn cách hỏi nó.
Cô đó hiền không" Dạ hiền. Cô đó giỏi không" Dạ giỏi. Cô đó thích săn sóc con cái, nhà cửa không" Dạ thích. Cô đó thương con không" Dạ thương. Vậy thì Yes, con ơi, Yes. Mẹ chỉ cần thấy con được hạnh phúc, an vui. Mẹ tin vào sự khôn ngoan và lựa chọn của con (cho con học bao lâu chắc con không ngu đâu, phải không). Vợ chồng con thương yêu nhau và tử tế với Mẹ khi Mẹ còn sống là con đã "thờ phượng" Mẹ rồi. Trong con đã có dòng máu của Mẹ. Con làm một người chồng tốt, một người cha tốt, một con người tốt là con thờ phượng Mẹ đó, phải không" Bạn ơi, bạn có thấy tôi quá "văn minh" không" Quá... quá... tiếng gì hả mà người Mỷ thường hay chỉ mấy ông nghị viên trong đảng dân chủ đó" À à, quá "liberal" không"
Vậy là tôi có hai thằng con theo đạo Chúa của vợ và năm đứa cháu nội biết Phật là Budha chớ chẳng biết Nam Mô. Quên cho bạn hay là tôi đã không rửa tội hoặc bắt các con theo đạo nào hết. Tôi để cho chúng tự do chọn lựa khi chúng đến tuổi trưởng thành (hoặc "được" vợ dẫn dắt). Tuy nhiên tôi cũng thường đem các con đi chùa khi chúng còn nhỏ và mỗi khi tết tôi đều dạy chúng lạy bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Cho đến bây giờ vẫn vậy. Phải lạy bàn thờ. Đó là điều kiện duy nhứt tôi đòi hỏi gia đình các xuôi gia trong ngày cưới, dù họ là đạo nào. Tôi kính trọng tất cả các đấng dẫn dắt linh hồn.
Mỗi khi gia đình tụ họp tại nhà thằng con cả, nhằm ngày ăn chay, tôi luôn có ít nhứt một món chay rất ngon do con dâu Công giáo nấu. Tôi biết ơn chúa Jesus quá đỗi vì con dân của Ngài quả là một người đầu bếp giỏi và là một đứa con dâu rất hiếu thảo.

Thế là tôi trở thành minority, có nghĩa là thiểu số trong gia đình tôi. Ông xã, hai thằng con, hai cô dâu, năm đứa cháu nội, tất cả là mười người con Chúa. Một đứa con gái và chồng cùng ba đứa con tin tưởng cả Phật lẫn Chúa. Ngày lễ Giáng Sinh và cuối tuần thằng cháu ngoại mười hai tuổi đi đờn violin trong nhà thờ. Khi về nhà ngoại thì vô lạy Phật và... ngồi thiền!
Thằng con út thì , bạn có thể gọi nó là người vô tôn giáo, khuyên các cháu không nên mỗi chút mỗi đổ thừa cho Chúa và khi xin tội thì phải nhớ chừa cái tội đó đừng lập lại và nhận xét rằng thuyết nhân quả của nhà Phật rất hay nhưng đôi khi Phật tử lạm dụng thuyết nhân quả để chê đè nguời khác và vì thế làm cho người ta đau khổ. Bạn thấy nó đúng không" Nó mới hai mươi bảy tuổi và đôi khi nó nói chuyện đạo Phật làm tôi cũng ngẩn ngơ. Nó nghiên cứu đạo Phật bằng tiếng Mỹ. Tôi học Phật bằng tiếng Việt. Không biết có khác nhau nhiều không"
Nói cho bạn mừng dùm là dù thiểu số nhưng đạo Phật trong nhà tôi vẫn thịnh vượng. Tôi chưng bày tượng Phật tùm lum, trong vườn hoa đằng trước, trong sân đằng trước, trong vườn hoa đằng sau, trong sân đằng sau, ngay giữa vườn, trong luống hoa, giữa bụi lan... Bàn thờ Phật ở phòng khách, bàn thờ Phật trong phòng thờ, tượng Phật trên đàn dương cầm, tượng Phật trên đầu ti vi. Đây cũng là một tội ăn hiếp người (chồng) quá đáng, chắc kiếp sau lại phải trả thôi.
Rồi cách đây hai tháng, khi anh và tôi cùng ở tuổi bẩy mươi, phải bạn ơi cái tuổi 'thất thập cổ lai hi' đó, thì có một người quen từ Việt Nam qua chơi. Người nầy đã đi tu Chúa khi còn con gái mười bẩy tuổi và hiện nay năm mươi bẩy tuổi và đã được lên chức Mẹ Bề Trên. Trong khi trò chuyện, Sơ (xin tạm gọi như thế cho gọn) khám phá ra là chồng thì đạo Chúa chánh gốc (quên nói cho bạn biết là mẹ chồng mình gốc gác người Ý), đã được rửa tội, đã hưởng hết các phép ban ơn v.v.. mà lại đi cưới một người vợ ngoại đạo, lại còn không bắt vợ theo đạo của mình. Thế thì khi chết sẽ không được vào nước Thiên Đàng, sẽ không được Chúa tha thứ, sẽ xuống địa ngục v.v.. Và Sơ chỉ cho tôi nên đi kiếm Cha để xin Cha làm phép, xin Chúa tha tội cho ông xã để ông xã được trở về với Chúa.
Tôi hoảng hồn nghĩ mình thật là tội lỗi, bấy lâu nay chỉ lo cho linh hồn của mình , còn người bạn đời thì mình lại thờ ơ, may mà có Sơ nhắc nhở. Tôi bèn dịch lại những lời Sơ nói. Ông xã vẫn làm thinh (lại cho bạn biết anh là người ít nói nhứt thế gian, bạn có biết tại sao không" Vì chị vợ đã nói hết thời gian rồi, anh chồng làm gì còn chỗ và thời gian để nói nữa, đã cưới nhau bốn mươi năm rồi, phải quen tánh quen nết chớ, phải không bạn"). À hình như anh có lầm thầm cái gì là anh chưa từng bao giờ bỏ Chúa thì tại sao phải trở lại" Tôi thì sợ hãi nên thúc giục anh mau đến tìm Cha.
Bạn có thấu hiểu được nỗi đau lòng của tôi không" Chắc là không. Vì để hiểu được bạn phải ở trong hoàn cảnh nầy và tôi thì không muốn cho bất cứ ai vướng vào cái vòng tục lụy nầy hết. Giống như cái ông gì đó (trí óc tôi lúc nầy chậm chạp quá, đã quên béng tên ổng) đang làm quan lớn với đầy đủ vợ đẹp, con khôn, quyền cao, chức trọng thì bỗng giựt mình tỉnh giấc nam kha thấy mình vẫn đang ngồi dưới đất, vợ con không, lầu đài không, tiền bạc không, quan chức không.
Giống như bạn, tôi đã "cho anh cả cuộc đời", những tưởng mình đã cùng ai chung chịu nhục nhằn, hạnh phúc, đã cùng ai nở nụ cười, lau nước mắt, đã cùng ai ngẩng mặt, cúi đầu... Ngờ đâu bừng con mắt dậy thấy mình tay không! Mình đã đẩy người ta xuống địa ngục, mình là nguyên nhân để người ta xuống địa ngục. Bạn khuyên tôi phải làm sao" Người ta xuống địa ngục chưa thì tôi không biết, mà tôi thì đã ở trong đó rồi. Lòng tôi tan nát, bạn ơi. Tôi phải đọc tụng kinh gì hả bạn" Lương Hoàng Sám" Thủy Sám" Mà tụng thì ăn thua gì! Nếu tụng mà hết được tội đẩy người xuống địa ngục thì tôi nguyện đọc mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút , từ đây cho đến hết cuộc đời.
Ngày hôm sau khi ngồi ăn cơm, dưới cái diã, tôi thấy một cái bao thơ, giống như cái card chúc tết hay chúc sinh nhựt vậy. Tôi ngạc nhiên vì không phải tết, cũng chẳng là sinh nhựt. Anh chẳng nói gì. Tôi mở card ra đọc những dòng chữ có thể dịch ra Việt ngữ như sau:

"Nếu phải xuống địa ngục và vĩnh viễn bị cấm cữa thiên đàng thì anh sẵn sàng và hạnh phúc chấp nhận. Ngày em nhận lời làm vợ anh là ngày Chúa đã ban ơn phước cho anh và chấp nhận anh vào cõi Thiên Đàng và anh đã ở Thiên Đàng từ dạo đó, nay sao lại còn phải xin xỏ để trở vào" Anh không ăn năn. Anh không ân hận. Anh không van xin. Anh chắc rằng Sơ đã không nhìn thấy những giọt nước mắt của em đã đổ ra cho anh, vì anh, vì hạnh phúc của anh, vì tội lổi của anh. Nếu thấy thì anh lại tin chắc rằng Sơ sẽ bảo anh : ' Con hãy cám ơn Chúa đã cho con gặp người vợ ngoại đạo nầy'. Em hãy yên lòng, đừng thúc giục anh tìm Cha. Chúa rất nhân từ và thông cảm. Anh đang ở Thiên Đàng."

Đọc xong, tôi ngẩng lên nhìn anh. Tôi lại để cho nước mắt chảy ra thấm ướt tờ thư. Đã lâu rồi tôi không khóc. Lần nầy tôi không cố ngăn lại. Khóc được cứ khóc bạn ơi. Chỉ sợ rằng mình không khóc được và không được khóc!
Bạn có thấy dị không khi một bà già bẩy muơi tuổi còn khóc được vì một lá thư.. (có thể gọi là thư tình không bạn"). Không, đây không phải là thư Tình! Đây là thư Nghiã! Tình yêu sôi nổi với dục vọng, với ghen tương, với giận hờn đã qua lâu rồi. Đây là sự thương yêu, nâng đỡ, dắt dìu nhau của hai con người đang đi vào đoạn cuối của cuộc đời mà không lãng quên những hứa hẹn ở buổi ban đầu. Đây là Nghiã Vợ Chồng. Dù cho bạn có thành hôn với người Việt Nam, người Mỹ, người Trung Quốc, người Đại Hàn, người Pháp, người da đen, da trắng, da màu... thì nó vẫn tồn tại và rực rỡ trong tâm bạn.
Tôi hy vọng mãnh liệt rằng Chúa sẽ không bắt tội anh vì tôi tin rằng anh đã sống giống như ý Chúa: Thương Yêu, Trung Thành và Nhân Ái.
Đây là một phần câu chuyện đời lộn xộn của tôi và tôi xin chia xẻ cùng bạn với tất cả trái tim tôi. Có tội hay không có tội" Anh đã đi trật đường của Chúa dạy" Anh đang từ bỏ Thiên Đàng và trên đường xuống địa ngục " Anh thật không biết. Tôi là tên ác quỷ đang đẩy người vào chốn tối tăm " Tôi thật không biết. Chúng tôi chỉ biết cầu xin Chúa và Phật cho chúng tôi được có mặt bên nhau những khi hoạn nạn, được giúp đở nhau những lúc vấp ngã, được nấu cho nhau chén cháo trong lúc ốm đau, được nắm tay nhau mĩm cười khi mở cữa nhà đón đàn con cháu.
Bạn ơi, tôi không cần phải có bàn thờ và anh thì không cần phải kiếm Cha để rữa tội. Tôi vẫn là một Phật tử thuần thành và anh vẫn làm dấu thánh giá. Chúng tôi không quá "liberal" phải không bạn " Thiên Đàng và Niết Bàn của chúng tôi có nghĩa là " in the here, in the now" như Sư Ông Nhất Hạnh vẫn nói. Không biết chúng tôi có hiểu đúng ý của Sư Ông không"
Hai chúng tôi Tội Lỗi và Hạnh Phúc ngang nhau. Cả Phật, cả Chúa đều rất Bác Ái và Công Bằng, Bạn đồng ý không"
Le Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
13/02/201103:23:15
Khách
Dearest Ba Co,

I'm so happy and very lucky to be part of this family. You and grandpa have been so great. You have taught me so much: love, appreciation, respect, sharing, and so much more of the good virtues. This is the best baggage that I can carry it throughout my life. Gods are generous and loving. You and grandpa are always in my heart; and you are always appreciated for all that you have been giving and sharing.

With love,
Tammy
02/02/201101:02:55
Khách
Dear bac Le Hoa,

I am touched by your sharing. Thank you for for this beautiful essay about endurance, persistence, tolerance, and loving kindness. These are the very virtues that Buddhists try to achieve as Buddha taught us to have love, respect, and compassion to all sentient beings and consider them as our relatives. I hope that people respect and appreciate the beauty of others' faiths as you do.
01/02/201123:23:53
Khách
Dear Mom,

Thank you for sharing your article with me. You have always been the best, most loving and most generous mother (and grandmother) to all of us. We love you very much.

I agree with your analysis. God (a Christian god or a Buddist god) is a very loving god. He would want his people to be happy and live in peace. You should not be concerned too much with the rules and customs created by man. God loves all of us regardless of our shortcomings and sins.

You have endured so much in your life. I can't imagine the hardship you went through to raise us in Vietnam, being a single mom and eventually married to Dad. You demonstrated your strength and your love for us.

You did not have to take my four cousins to the US when we escaped in 75. You and Dad raised 8 kids plus countless number of other kids and family members who came afterward. Through it all, you and Dad showed us your commitment to each other and your love for all of us. I learned so much from you and Dad.

I do believe in karma. You and Dad are very happy now. Your children have grown and became successful. You have 8 wonderful grandkids. You have each other. You have peace and good will from your friends and family. Enjoy it and remember that all of us (your children and grandchildren) love you and Dad very much.

Love,

Michael.
31/01/201123:09:39
Khách
Chi Le Hoa kinh thuong .Duoc biet Chi lan dau trong chuyen hanh huong dau nam voi Dao Trang Phap Hoa ,Em da phuc va nguong mo Chi . Chi da co biet tai lam MC giup cho moi nguoi tren chuyen hanh huong nam do that la vui ve...Sau do nhieu lan duoc sinh hoat cung Chi o Dao Trang Phap Hoa , Em duoc vao ban nhac'' Lieu Mang''
cua Dao Trang du da hon 6 bo! De cung voi cac Anh Chi trong Dao trang giup vui van nghe voi nhung bai hat Chi da viet lai loi Dao rat la hay .Doc bai viet cua Chi that la cam dong va biet Chi nhieu them .
rat cam on Chi . Kinh chuc Anh Chi va Gia Dinh 1 nam moi nhieu Suc Khoe.
31/01/201122:35:12
Khách
Lệ Hoa chân thành cám ơn tất cả lời chia xẻ cuả các bạn. Đó thật là một món quà quí giá cho năm mới. Xin mời quí bạn vô đài 44.4 vào tối ngày 3o tháng 12 ( gần giờ giao thừa ), ban hợp ca của đạo tràng PHáp Hoa ( có Lệ Hoa thất thập cổ lai hi nầy hát nữa), hát bản Nén Tâm Hương, tức là bản Ly Rượu Mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Lời hát được mạn phép đổi lại chút ít cho phù hợp với tinh thần Phật giáo.
Xn thương chúc tất cả các bạn "Thương Yêu như nước sông ĐÀ. Thứ tha tràn ngập chan hòa sông Hương!
31/01/201121:09:18
Khách
Chi Le Hoa men, bai viet cua chi that la cam dong. Em dong y' voi chi la Chua hay Phat khong bat toi nhung nguoi co' long thanh tam nhu anh chi vay dau. Em chi muon noi them y' cua nguoi ban gai cua chi noi, do' la` anh chi vao nha tho, xin ong Cha lam le thanh hon, nhu chi hay thay tren movie do'. co' dieu la` anh chi thi` dao cua ai nay giu. Chi khong can phai di nha tho, con anh thi` muon di tro lai thi`cang tot. Con viec xuong hoa nguc hay len thien dang thi` khong ai doan xet duoc tru ra Thien Chua. Ma` Thien Chua thi` rat nhan lanh, luon thuong xot. Su tam dau y' hop cua anh chi la nen tang cho hanh phuc cua gia dinh anh chi, em rat la cam phuc. Chuc anh chi luon luon va mai mai trong hanh phuc nay.

Thanh Ng.
30/01/201117:26:57
Khách
Đọc bài viết của cô tôi cũng cảm động vô cùng. Một người phụ nữ đã chịu đựng biết bao điều khổ sở vì chồng con vì gia đình để có tương lai sáng lạng như ngày nay. Được như vậy là hạnh phúc lắm rồi cô ạ, biết bao người ước mơ hạnh phúc mà không có được. Vậy hãy bình yên tuổi già cô nhé và cô thật xứng đáng để được nhận sự ban phước của ơn trên !!!
29/01/201123:46:15
Khách
Chị Lệ Hoa mến, em rất thương chị khi đọc bài viết kể lại tâm sự của chị. Khi còn ở VN trước 1975, một phụ nữ VN có chồng Mỹ chịu đựng bao nhiêu tiếng dèm pha, nhưng chị may mắn và hạnh phúc gặp được người chồng tốt đã cùng chị đi suốt cuộc đời còn lại. Em và gia đình đã làm hồ sơ thi quốc tịch tại văn phòng Di Trú (Long Beach) năm 1999, em rất mến và ngưỡng mộ chị qua cách giao tiếp với khách, chị rất chân tình với tất cả mọi người, không vì vụ lợi mà mất lương tâm và đạo đức làm người. Mến chúc chị và gia đình luôn dồi dào sức khoẻ, an vui và Hạnh Phúc. Một người em gái cùng quê Cần Thơ.
29/01/201114:21:08
Khách
CôLệ Hoa kính mến, thật xúc động khi đọc bài viết của Cô. Những giọt nước mắt của Châu Hà chia sẻ buồn vui, thông cảm cùng Cô: . Kính chúc Cô Lệ Hoa cùng gia đình luôn nhiều sức khoẻ.
06/02/201117:37:07
Khách
Chào bác Lệ Hoa, đã có những giọt nước mắt hạnh phúc, những giọt nước mắt cảm phục trước một tình yêu tuyệt vời 2 bác dành cho nhau và cho con cháu. Có tội hay không có tội? Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng 1 điều con tin rằng Chúa hay Phật chắc sẽ không bắt tội những người đã dành cả trái tim mình cho những người thân yêu đang sống trong thế giới này đâu!
Thank you anh Huy for sharing us a little window from your life!
I wish your family be happy forever!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến