Hôm nay,  

Lội Biển Qua Anh

14/01/201100:00:00(Xem: 294602)
Lội Biển Qua Anh

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 3093-28393 vb6011411

Tác giả là nhà giáo hồi hưu, cư dân Nam Cali, đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. “Lội Biển Qua Anh” tuy không phải viết về nước Mỹ, nhưng là cũng là chuyện vượt biên, vượt biển mà người Việt tại Mỹ từng biết hoặc quan tâm. Do đó, ông viết lại câu chuyện thật về sinh hoạt của nhóm người Việt chờ vượt biển lậu vào nước Anh.

***

Sau nhiều tháng lặn lội theo người dẫn đường từ Quảng Ninh qua Tàu, rồi sang Âu châu, tới Pháp, Dũng mới hay rằng không một nước nào ở Âu châu muốn nhận người nhập cư lậu.
Năm ngàn đô la gia đình nộp cho đường dây tổ chức, coi như cái vé đường bộ từ Hải phòng qua tới Tây âu đã xong bổn phận. Giờ đây Dũng phải tự lo lấy thân. Gia đình đã hy sinh nhiều cho Dũng, con trai út, mạo hiểm để có được tương lai như một số thanh niên trong tỉnh được bảo lãnh qua Mỹ, qua Úc theo diện đoàn tụ.
Dũng chẳng có ai thân thích ở nước nào, nghe những người đi theo con đường này qua được Anh, cuộc sống cũng dễ thở, còn hơn là lây lất, cực khổ ở Việt nam. Những người ra đi gửi thư về cho hay chính phủ Anh nhân đạo nhất Âu châu, hơn cả Pháp và Đức, cảnh sát dung túng dân di trú lậu, trừ phi họ buôn bán sì ke hay phạm pháp.. Đi chuyến này, Dũng còn có mục đích khác, gặp lại cô bạn gái tên Hà đã theo gia đình qua Anh định cư hồi năm ngoái. Nhưng cuộc sống lén lút ngày núp, đêm lộ diện này làm nó mệt mỏi, đôi lúc muốn bỏ cuộc, nộp mình cho cảnh sát Pháp rồi ra sao thì ra.
Mới 18 tuổi, nó còn khỏe , chịu đựng đói khát dễ dàng, nhưng các nước Âu châu đời sống đắt đỏ, thực phẩm khan hiếm, khí hậu mùa đông khắc nghiệt, làm nó lo lắm. Tự do dân chủ hẳn nhiên là có, nhưng sống trên một xứ dân chủ văn minh mà lêu bêu, trong túi không tiền, thất nghiệp mãi thì cũng khốn khổ như ăn mày ở Việt nam. Số tiền đô la Mỹ mẹ nó dấm dúi cho đã cạn, đổi ra chỉ còn vài trăm euros, với một chỉ vàng khâu vào quần lót phòng thân. Dũng theo lời chỉ dẫn, quá giang xe tới một nơi có vài chục người Việt lẫn người Trung đông sống chui rúc trong lều vải, gần Calais, mà báo chí đăng tin. Họ nói cảnh sát Pháp ở đây tử tế làm ngơ, không muốn bố ráp nhốt tù mất công nuôi... Ở đây, ban đêm lai rai còn có cả mấy người Pháp nhân đạo dọn bàn ra phân phát cơm tối và nước uống cho họ sống qua ngày. Dũng làm quen với mấy người Việt cắm lều ở khu rừng, hỏi han cách sống du mục của họ, cảm thấy bớt lẻ loi phần nào.
Một hôm, đang đứng chờ cơm trong hàng, Dũng nghe có người nói tiếng Việt, quay lại chợt nhận ra Đằng và Hưng, hai người cùng quê, mặt mũi râu ria đang to tiếng với một người Việt khác tới đòi nợ. Dũng ngạc nhiên kêu to:
-Ủa, anh Đằng, nghe nói 2 anh qua được Anh hồi năm ngoái rồi mà"
Đằng ngượng ngập lúng túng:
-Nói láo... cho bà cụ khỏi lo đó mà, không dễ qua Anh như mày tưởng đâu.
-Hai anh kẹt ở đây mấy tháng rồi"
-6 tháng.
-Trời đất....
-Phải có người môi giới tài xế xe tải tới bến tàu mới có hy vọng. Tao hết tiền rồi. Mày còn tiền cho mượn 300 euros qua Anh tao trả lại.
-Em không có đủ. Bám dưới xe lửa đi đường ngầm qua Anh không được sao"
-Cho mà chết. Nhiều người đi kiểu đó bị nghiền nát chết tươi. Nguy hiểm lắm.
-Còn theo ghe đánh cá thì sao"
-Tụi cớm nó khóa hết mấy ghe đánh cá. Mỗi lần ghe ra khơi, nó nhảy lên rọi đèn, kiểm soát giấy tờ nghiêm nhặt lắm. Chỉ có cách trả tiền cho tài xế xe tải dấu trong container tới Calais rồi chuyển xuống tàu là cách an toàn nhứt.
Thế là Dũng theo hai người cùng quê này núp trong cái xe con chở tới một chỗ nọ, đậu sát cạnh xe tải, lén lút chuyền qua trên nóc mui xe tải dài bự 22 bánh, che mui bịt bùng, rồi chun xuống qua một lỗ hở.. Loại xe tải này ở Pháp nhiều lắm, ban đêm từ khắp nơi chạy ra bến tàu Calais, ngừng ở trạm cho cảnh sát khám xét. Họ có chó dữ sủa ăng ẳng, họ đút một cây que dài từ dưới lên trên dọc theo hai bên hông xe để xét nồng độ carbonic, coi có dấu người trong xe không. Dũng và mấy người đồng hành phải ngồi dưới đáy xe, trên để hàng hóa, phải chụp kín đầu mặt bằng một bao nylon, nín thở để khỏi bị cây dò này phát giác. Được mấy phút thì Dũng ngộp quá, tháo bao ra. Hai anh ngồi cạnh giận dữ la, Mày muốn chết cả lũ hả"" Trùm vô lại đầu nó. Được nửa phút nó lại sặc sụa kéo bao ra thở hổn hển, vừa lúc nhân viên đang khám bên ngoài phát giác la to lên,"Có người trong xe".
Lập tức, chó xông tới sủa ầm ỹ, cả bọn bị cảnh sát lôi ra, nhốt tù rồi giải ra tòa, mất toi tiền trả cho tài xế. Ra tòa, Dũng có luật sư chánh phủ biện hộ nên được chánh án tha bổng vì chưa tới 18 và không có thành tích bất hảo gì trước đây. Nó thất thểu đi ngang qua một trung tâm thể thao có hồ bơi, thấy ngứa ngáy trong người sau nhiều ngày không dược tắm rửa, bèn bỏ ra một euro mua vé vào bơi lội. Nó quan sát thấy có nhiều thiếu niên đang tập bơi dưới sự chỉ dẫn của một huấn luyện viên khoảng ngoài 40 tuổi tên là Simon Calmat, bèn lễ phép xin đóng tiền học bơi. Thấy mặt mũi nó như người Á châu, ông hỏi:
-Em từ nước nào tới đây"
-Dạ, từ Việt nam.Thưa thầy, muốn học một khóa bơi căn bản hết bao nhiêu tiền"
-200 euros, học hai khóa hai tháng là biết bơi rành rồi.
-Vậy thày cho em đóng tiền. Dạ chừng nào bắt đầu"
-Ngày mai, đúng 8 giờ sáng tới đây.
Tối hôm dó,đứng trong hàng chờ cơm từ thiện, Đằng đứng cạnh Dũng hít hít,phát giác ra đầu cổ Dũng thơm tho sạch sẽ, bèn hỏi:
-Mày tắm rửa ở đâu mà thơm vậy, chỉ tao với"
Nó đành phải thú thật, thế là ngay chiều hôm sau Đằng và một đám người tỵ nạn chen lấn nhau trước cửa phòng bán vé hồ bơi , mua vé vô tắm. Ông Calmat phải ra lệnh cho đóng cửa, không nhận khách nữa. Dũng bị ông khiển trách, nhưng thấy nó chịu khó, không bỏ sót một buổi tập nào, chú ý ngẩng cổ cao, tay vươn xa ra trước bơi theo cách ông chỉ, cũng đem lòng thương. Ông và vợ đang ly thân, nên ở có một mình cũng buồn. Có lần ông hỏi,"em học bơi để chi vậy" "thì nó nín thinh lẳng lặng cột dây giày, không nói, làm ông cũng không hỏi nữa. Ở đây các tiệm buôn, cơ sở kinh doanh, không cho khách di trú lậu vô mua sắm, nhất là dân Trung đông; chở hay chứa người lạ trong xe cũng bị rắc rối với cảnh sát nên tối xuống, Dũng cùng Đằng kiếm chỗ kín đáo trong công viên để qua đêm.
Một đêm Simon đang lái xe về nhà thì thấy Dũng và Đằng co ro trong áo lạnh trùm kín đầu, lang thang ngoài phố, ông động lòng thương gọi 2 đứa vô xe cho quá giang chở thẳng về nhà, cho ăn pizza, và thu xếp chỗ ngủ ngoài phòng khách. Dũng hiểu và biết nói chút ít tiếng Pháp, nên khi thấy ông tử tế, mới rụt rè thú thật chuyện bị bắt trên xe tải trước đây, và thố lộ là học bơi để lội biển qua Anh. Simon sửng sốt vì ý định táo bạo của thằng bé, nhưng không nói gì.
Được ba ngày thì Michelle tình cờ tới thăm thấy hai người lạ trong nhà, sợ hãi ra mặt. Khi hai người đi rồi, nàng khuyên anh lần sau đừng làm vậy nữa,vì có thể bị tù vài năm. Michelle rất thông cảm dân tỵ nạn bất hợp pháp, thường xuyên chống đối việc kỳ thị sắc tộc ở các tiệm buôn, nhưng nàng làm ở tòa án nên hiểu rõ luật. Quả nhiên,trưa hôm đó Simon được phone cảnh sát gọi lên hỏi:
-Có người báo cáo thấy anh cho 2 người hình như là di trú lậu vô xe chở đi tối hôm kía..Anh có công nhận không"
-Đúng, nhưng cho người quá giang là phạm luật sao"
-Phải, nếu là dân di trú lậu. Ông có biết mỗi tháng có khoảng 500 dân di trú lậu vượt biên qua Anh không" Chính phủ mướn tụi tôi làm để dẹp các trại tỵ nạn và chận đứng các vụ vượt biên như vậy. Ở trên ra lệnh cấm người địa phương không được giúp đỡ họ...vì như vậy sẽ khuyến khích có thêm nhiều người đi lậu tới đây nữa. Ông đã chở họ đi đâu"
-Tới rạp xi nê.
-Phim gì"
-Phim nói tiếng Anh. Tôi không nhớ tựa đề.
-Lần sau anh làm ơn nhớ kỹ, tuyệt đối không chở người lạ mặt. Bây giờ anh có thể về.
Được 5 tuần, Simon chở Dũng ra bãi bể cho nó bơi thử coi dai sức tới đâu. Nó bơi nguyên một tiếng rồi trở về bờ, mặt xanh, môi tím rịm vì lạnh, nhưng không đuối sức. Ông phục lắm, hỏi lại nó lí do thật sự qua Anh là gì, nó e thẹn thú thực để đoàn tụ với người yêu nó tên Hà, đang ở ngoại ô Luân đôn với gia đình, Anh trai Hà là bạn thân nó. Hà trước kia cũng ở cùng quê nó. Simon lắc đầu thán phục:
-Tao phục mầy. Đi bộ 4000 cây số tới đây, rồi lại học bơi để qua Anh gặp lại người yêu, quá giỏi.
Dũng có lần trốn lại trong gym ban đêm để có thêm thì giờ tập bơi cho nhuyễn, sau khi nhân viên khóa cửa về. Sáng hôm sau Simon tới mở của, lôi đồ nghề ra thì thấy một bàn chân thò ra khỏi tấm mousse, biết ngay là ai, lôi nó dậy tức giận mắng cho một trận,"Mày muốn tao bị đuổi việc sao chớ" Tuy vậy ông vẫn quan tâm tới cuộc sống lén lút của đám dân ở lậu.
Một đêm buồn không biết làm gì, ông lái xe ra bến tàu chỗ bàn cơm từ thiện nuôi người tỵ nạn đêm đêm đông đảo người xếp hàng, thấy cô chủ đang lui cui lượm lặt các thau cơm, thức ăn, bình nước đổ tung tóe dưới đất vì cảnh sát bố ráp, chạy xuống phụ một tay với cô, lo lắng hỏi:
-Họ chạy trốn đi đâu hết rồi"
-Tản mác trong rừng, ban đêm ngồi chụm lại từng nhóm, đốt lửa sưởi cho ấm..
Ông sục xạo đi kiếm, thấy Dũng bị đánh chảy máu mũi vì bị đòi nợ mà không có tiền trả lại người cho mượn để theo xe tải hôm nọ, bèn lại chở về nhà ngủ. Ông cho Dũng cái áo vét xanh, có công dụng như cái phao, treo trên móc áo. Dũng mượn phone gọi nhà Hà, ông cha bắt phone, cấm không cho gọi nữa, cấm cả con gái không được liên lạc với thằng "homeless" ở lậu nữa. Ông đang được người cháu họ tên Phúc 30 tuổi, qua Anh đã lâu, đang làm chủ hai nhà hàng đông khách, mới hứa hẹn cho gia đình ông cai quản một tiệm.

Trong con mắt lõi đời của ông, ông thấy rõ con gái ông đang lọt mắt xanh của người cháu đầy tương lai, và ông sắp lên chức cha vợ của anh chàng giàu có này. Ông chỉ chờ anh này ngỏ lời dạm hỏi Hà là sẵn sàng chấp thuận liền. Hà hiểu rõ mưu đồ của cha, biết ông làm vậy chỉ vì tương lai của gia đình mới chân ướt chân ráo qua Anh, nhưng không khỏi đau lòng vì tình yêu đã dành hết cho Dũng, cậu trai khôi ngô hiền lành bỏ làng theo qua đây vì mình, hiện đang còn kẹt bên Pháp.
Simon lại gặp rắc rối với cảnh sát vì láng giềng báo cáo ông chứa chấp dân di trú lậu. Bảy giờ sáng,viên trung úy tới gõ cửa, cho hai nhân viên xông vô nhà tìm kiếm Dũng. Thấy cái ghế salon có gối mền bừa bãi, hắn ngoắc tay kêu ông vô, hỏi:
-Ai ngủ đây"
Simon bình tĩnh nói:
-Tôi ngủ. Bộ nằm đây coi tivi cũng bị cấm sao" Láng giềng tôi còn báo cáo ông những gì nữa""
-Ông hành hung hắn ta nữa, phải không" Được rồi, lần sau, chúng tôi sẽ tới khám nhà ông sớm hơn."
Cảnh sát đi rồi, Simon đi tìm Dũng thì thấy cái áo vét xanh treo trên móc áo đã biến mất. Dũng đã lấy đi, có lẽ mặc nó để bơi qua biển Manche ngày hôm nay. Ông lái xe ra bờ biển, thấy một con chó ngoạm một chiếc dép, đúng là dép của Dũng. Một ông già nói con chó tha từ đống quần áo đàng kia, ông chạy vội lại coi thì đúng là quần áo Dũng. Hoảng hốt ông gọi ngay đồn biên phòng, báo cáo Dũng đã bơi ra khơi, nhờ họ cho trực thăng và thuyền ra biển cứu hộ.
-Tên nó là gì" Mấy tuổi"
-Dũng, 18 tuổi.
-Còn ông tên gì"
-Simon Calmat
-Thằng bé họ gì"
-Calmat. Nó là con nuôi tôi.
-Nó bắt đầu rời bến lúc nào"
-Cách đây khoảng hai ba tiếng.
Lủi thủi trở về căn gác, Simon thấy Michelle ngồi chờ ngoài cửa. Vào nhà, cô pha cà phê cho Simon, thấy ah ũ rũ, biết chuyện Dũng bơi ra khơi qua Anh sáng nay, an ủi:
-Nếu nhắm không đủ sức tiếp tục nữa, thế nào nó cũng sẽ quay về.
-Lúc đó thì đã trễ rồi.
-Em đã bảo anh. Cố gắng lâu nay giúp nó để phải lo lắng như vầy à"
Michelle suy nghĩ một lát, thở dài:
-Em sợ Hội từ thiện của tụi em bị liên lụy. Anh không bao giờ nghe lời em.
Qua ngày sau, cảnh sát mời Simon lên đồn. Viên trưởng đồn mời ngồi:
-Anh mới nhận thằng bé làm con nuôi hồi nào vậy" Good news. Họ đã tìm thấy nó. Nó bơi 5 tiếng trong nước cóng lạnh. Một ghe đánh cá thấy, đã tới vớt nó lên.Nó hiện đang bị giải về nhốt tạm ở nhà lao. Anh dạy nó bơi"
-Vâng, chỉ có hai bàì học căn bản thôi.
-Anh cho nó cái áo phao"
-Phải, áo ở nhà tôi..
-Vậy là anh nhận có chứa chấp người di trú lậu. Tôi có tờ khai của láng giềng anh. Ông ta không ưa anh. Ông nói anh có "quan hệ mờ ám" với thằng bé, chắc anh hiểu tôi muốn nói gì" Vụ này ra tòa tốn kém lắm, anh có biết không". Còn vợ anh, thế nào" Cô ấy là người tình nguyện tham gia công việc cứu giúp dân di trú lậu phải không"
-Phải. Chúng tôi ly thân đã 8 tháng nay, đang chuẩn bị ly dị.
-Ông láng giềng anh nói mới thấy anh và cô ta ở nhà anh sáng nay.
-Yêu cầu đừng kéo cô ta vào việc này. Cô ấy không dính dáng gì tới việc tôi chứa chấp thằng Dũng.
-Bổn phận chúng tôi là tìm cách buộc tội những ai bênh vực cho bọn di trú lậu. Việc anh ly thân hay còn ở với cô ấy không thành vấn đề.
-OK, được rồi, tôi là dân "gay", tôi đi với đàn ông, tôi chứa chấp thằng nhỏ, tôi ngủ với nó, nên Michelle ly dì tôi, ông bằng lòng chưa"
Viên trưởng đồn trố mắt nhìn Simon, không hiểu anh nói thực hay nói mỉa mai, bỏ lên văn phòng gọi phone báo cáo và thình ý cấp trên, nói Simon ngồi chờ. Một lát bước ra cho hay:
-Anh được hầu tra tại ngoại (bail), nhưng không được ra khỏi quận, mỗi ngày phải tới đây trình diện. Anh có thể về rồi đó.
Hai hôm sau, Simon đang coi chừng trẻ con bơi ở hồ tắm thì có phone gọi. Một giọng nói lạ, ướt sũng nước mắt vang lên trong phone , Simon biết ngay là của HÀ, bồ Dũng. Cô gái vừa nói vừa khóc, từ bên Anh gọi sang hỏi thăm Dũng.
-Em là Hà à" Tôi đang ở hồ bơi.
-Dạ, thưa chú, cảm ơn chú đã giúp cho anh Dũng . Dũng ..bây giờ đang ở đâu vậy chú"
-Đang bị nhốt tạm trong nhà lao.
-Nghe nói ảnh bơi qua biển bị bắt . Chừng nào họ thả ảnh ra vậy chú "
-Tôi không rõ, chắc khoảng một tuần. Em có gì nhắn Dũng không"
-Chú nói ...ảnh cứ ráng ở lại Pháp đi, đừng tìm cách qua Anh nữa, nguy hiểm lắm...Ba con ép con lấy chồng bên này ...Chú nói ảnh quên con đi.
Tháng chạp trời mùa đông giá buốt. Hai hôm sau, Simon nghe nói Dũng được thả ra, nhưng không biết đi đâu. Anh lái xe tới chỗ phát cơm từ thiện hy vọng sẽ gặp Dũng ở đó. Rất đông người không nhà co ro trong áo pardessus, đầu đội mũ len, cổ choàng khăn kín xếp hàng chờ lãnh thức ăn. Quả nhiên anh gặp Dũng, mừng rỡ:
-Mừng em có tự do lại. Đừng lo, tôi đang tìm cách coi ai có thể giúp em...
-Thôi...em không muốn gây rắc rối cho thày nữa.
-À, Hà có gọi em.
-Hồi nào"
-Thứ hai rồi.
-Nó nói gì vậy"
-Hà nói em đừng bơi qua biển nữa, nguy hiểm lắm. Nói em ráng ở lại Pháp, rồi từ từ qua mùa Xuân sẽ tính sau..Nó nói nó sắp lấy chồng bên đó, ba nó ép...Nó nói nếu được thì em nên quên nó đi.
Người đàn ông vẫn hay làm từ thiện với Michelle, bạn của Simon đang có mặt đó, thấy anh, tới bên cạnh, nhìn quanh quất, khuyên anh đừng ở đây lâu, hãy đi về:
-Nếu họ bắt gặp anh ở đây với thằng bé, sẽ đóng cửa quán cơm từ thiện này đó...Về đi...Tôi sẽ lo cho nó.
Thấy Simon ăn mặc phong phanh, hai mắt thẩn thờ, Simon cởi áo pardessus ra choàng lên vai Dũng. Ông bạn hối:
-Anh đừng lo, tôi sẽ kiếm quần áo cho nó sau. Về đi, coi chừng gây lụy cho tất cả mọi người ở dây.
Simon nhìn Dũng, đưa tay ngắt má nó thương hại:
-Tôi về nghe. Cần gì, em cứ gọi .
Dũng trân trân nhìn Simon cảm động ứa nước mắt, khe khẽ gật đầu. Simon bước ra xe, thoáng thấy Michelle đứng xới cơm ở trên cao đang trố mắt nhìn anh.
Một tháng qua..Simon có một đứa học trò học bơi mới, trạc tuổi Dũng, dân da trắng. Anh nhìn người thiếu niên thoăn thoắt sải tay bơi trong hồ mà nhớ tới Dũng ngày nào, thân hình rắn chắc, thon gọn, đôi mắt ngây thơ hiền lành đầy ước mơ ngước lên nhìn anh dò hỏi bơi có đúng không, đôi môi mọng rụt rè âp úng tiếng Pháp. Trong khi đó, ngoài biển Manche, trên những con sóng nhấp nhô, Dũng lại can đảm lao mình bơi, mình mặc bộ đồ nhái che phủ kín từ đầu xuống chân, chỉ chừa mặt. Từng sải, từng sải, nó cố gắng bơi đã mấy tiếng đồng hồ, xung quanh chỉ toàn là sóng nước không thấy bờ bến đâu. Thình lình trước mặt, một chiếc tàu khổng lồ của Anh hiện ra dài bè bè, lứng thửng trên nước..Trên nóc tàu, lá cờ Anh phất phới như chào mừng. Trời đất bỗng vần vũ nhiều mây đen kéo tới. Trời biển xám mờ mịt. Dũng ngóc đầu lên. Gương mặt ngây thơ non nớt của nó bỗng sáng ngời. Xa xa, trước mặt nó chừng 600 mét, dải đất liền hiện ra lờ mờ trong sương chiều. Mưa lất phất rơi. Bỗng một chiếc thuyền đi tuần trắng nhỏ, sơn chữ UK S 75 ở đâu xuất hiện. Chiếc thuyền di chuyển vù vù, Một viên hải quan trông thấy một thân người bì bõm lội xa xa, kêu lên ầm ỹ rồi chạy đi kêu gọi đồng bạn. Sóng vẫn dập dềnh, hai bàn tay gầy ốm của đứa trẻ sắp đạt hy vọng từng sải từng sải, hai bàn chân đeo chân vịt nhấp nhô..Một người thủy thủ xách phao đỏ chạy tới. Một người khác xách súng trường chạy tới, ba người lao xao bàn tán. Đèn trên cao bật sáng rực.Ca nô hụ lên một tiếng còi dài, trực chỉ chạy tới phía Dũng. Dũng nhô mình lên trên sóng, thấy mấy người tuần tiểu, chới với, lật đật quay người lại, cuống quit bơi lui , hai chân vịt đập loạn xạ, rồi lặn hụp xuống dưới làn sóng dữ. Ba người Anh trên tầu đăm đăm theo dõi tìm kiếm. Đầu Dũng lại nhô lên, tay tiếp tục bơi. Được một phút lại cút lặn sâu xuống biển. Một trong ba người, chắc là viên chỉ huy, thấy vậy, dang tay ra lệnh viên hoa tiêu ngừng chạy. Anh hét lên:
- Stop swimming. We ll get you.
Không có tiếng trả lời. Mặt biển lạnh lùng, vô tình. Sóng khắp mọi nơi đánh nhấp nhô, vật vã. Cái đầu người không còn nhô lên nữa. Ba người Anh loay hoay nhìn tứ phía. hơn mười phút, vẫn không thấy tăm hơi gì.
*
Simon hấp tấp lên đồn cảnh sát. Viên cảnh sát trực gọi phone báo cáo Simon tới. Cảnh sát trưởng mọi lần vẫn nói chuyện vói Simon xuống, đưa anh lên văn phòng, hỏi;
-Té ra ông là nhà bơi lội vô địch 400 mét của nước Pháp trước đây"
-Vâng. Bây giờ ông mới biết"
-Tại sao ông không dự thi thế vận hội năm 2000"
-Bởi vì người huấn luyện tôi là cảnh sát. Ông gọi tôi lên đây để chỉ hỏi về chuyện đó"
Viên cảnh sát trưởng vô phòng, mở một hồ sơ ra, bước ra, đưa Simon một cái Ziploc, trong có chiếc nhẫn vàng.
-Họ tìm thấy cái này trong người thằng bé. Có phải nó ăn cắp của anh"
Simon dơ tay cầm lấy cái bao, ngạc nhiên:
-Không, tôi cho nó . Sao, nó có đi lọt không"
-Nó đi lọt.
Simon tươi nét mặt. Bỗng ông cảnh sát rầu rầu, nghiêm nét mặt, giọng chùng xuống:
-Anh Simon, tôi báo cho anh một tin buồn. Tuần tiểu Anh đã đưa nó trờ lại Pháp.
Simon tái mặt:
-Hiện giờ nó ở đâu"
-"Ở đây", viên cảnh sát trầm giọng... " trong một bọc nylon lớn.
Simon mở to mắt như nghe lầm.
-Họ thấy nó đang bơi cách bờ nước Anh khoảng 700 mét. Chưa ai đã có thể bơi xa được như vậy".
Simon cúi nhìn xuống đất, đứng như trời trồng. Hai ngày sau, xác Dũng được liệm vào quan tài, hạ huyệt trong nghĩa trang quận với sự chứng kiến của Simon, Michelle, và một vài người bạn. Một vòng hoa hồng vàng Simon order ở tiệm hoa được đặt trước mộ nó, với hàng chữ "Vĩnh biệt em" bằng tiếng Việt...
Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
11/05/201302:16:55
Khách
Phim hay mà truyện kể cũng rất ấn tượng, cảm động...
04/08/201113:32:55
Khách
Anh vừa thông báo họ đã bắt 12 người Việt Nam nhập cư lậu vào Anh trong nửa cuối tháng 7, theo một thông cáo báo chí phát đi từ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.

Tất cả những người Việt Nam này đều bị phát hiện ở cảng Calais ở miền bắc nước Pháp khi họ trốn trong những chiếc xe tải đang chuẩn bị vượt eo biển Manche để đến Anh.
Các bài liên quan

* Nạn trồng cần sa và người Việt ở Anh

Họ bị phát hiện khi Cục Biên phòng Anh tiến hành công việc kiểm tra hàng ngày các xe tải đang trên đường vào lãnh thổ Anh.

Ngày 16/7, chó nghiệp vụ đã đánh hơi thấy sáu người Việt Nam đang trốn trong một chiếc xe tải đăng ký ở Hà Lan, đang trên đường chở hàng đến Scotland.(source: BBC on 8/3/2011)
03/02/201107:49:54
Khách
Truyện viết rất hay và cảm động, nói lên hoàn cảnh tuyệt vọng và thân phận những kẻ lìa quê hương đi tìm hạnh phúc ấm no.
14/01/201120:06:54
Khách
Truyện "Lội Biển Qua Anh" này không phải là một "câu chuyện thật về sinh hoạt của nhóm người Việt chờ vượt biển lậu vào nước Anh" như lời giới thiệu bài viết đã dẫn.

Đây chỉ là một câu chuyện đã "Việt hoá" từ cuốn phim Welcome (2009) (Xin xem: http://movies.nytimes.com/2010/05/07/movies/07welcome.html )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến