Hôm nay,  

Ngày Ra Trường Của Út

03/01/201100:00:00(Xem: 139252)

Ngày Ra Trường Của Út

Tác giả: Lynh Phương
Bài số 3082-28382-vb2010311 

Tác giả và gia đình cư trú lại Long Beach, California. Bài viết ôn lại chuyện 35 năm với nhiều biến chuyển vui buồn. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

***

Đưa tay phủi nhẹ những gịot mưa bám đầy trên mái tóc, Ut vội vả làch mình vào trong xe, thở phào nhẹ nhỏm vì đã trút đựợc gánh nặng bên mình. Út ngã người ra chiếc ghế, vội tìm kiếm miếng sandwich mà sáng nay cô vợ đã cho vào caí box lunch. Gần một tháng nay cu Út quá mệt mỏi và bận rộn vì mớ baì vở cuối mùa rối tung mà phải hòan tất cho xong. Sau bao nhiêu năm miệt mài cố gắng dưới maí trường Pomona nay mới có được thành quả này, trong đó biết bao sự hy-sinh của những người thân yêu, bố mẹ cùng công lao của vợ mình. Bên cạnh đó, Út cũng mang ơn nước Mỹ đã cưu mang cứu giúp, nếu không được đặt chân qua xứ sở này thì gìơ đây mình chỉ là một công nhân nghèo khó, vât vả chật-vật để tìm cách mưu-sinh như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa làm sao mà ngửng đầu, ngước mặt với xã-hội tối

CHUYỆN 35 NĂM VỀ TRƯỚC
Chuyện một thằng bé út ít, sinh ra được ba năm bố đi "Tù Cải Tạo". Mẹ kể lại lúc bố ra đi vì còn bé nên không hề biết măt. Ba anh em Út sống bên tình thương yêu của mẹ. Chị Uyên lên sáu tuổi, anh trai Vũ hơn môt tuổi. Mẹ hay thủ-thỉ với mấy đứa: "Không có bố ở nhà các con phải thương yêu đùm bọc lẩn nhau, nếu các con thương me thì phải biết vâng lời".
Mẹ Cu Út hay khóc vaò những đêm tối nằm kề các con thơ dại, thấy mẹ hay thở dài vì qúa khổ cực để kiếm tiền nuôi nấng các con nên mấy anh em thương mẹ lắm.
Ngày 30 tháng tư đen năm 75, khi miền Nam bị bọn họ vaò xâm chiếm đã tườc hết tài sản cuả ông nội, chúng lấy khách-san, đồn-điền ở Bao lộc và còn bắt đi tù cũng chỉ vì tội "Tư-bản" và ngày ấy râu tóc ông cũng đã bạc màu, bà nội thương mấy cháu nhưng không làm sao giúp đở nhiều cho gia-đình mẹ con của Út. Bà chia sớt từng miếng ăn, từng chút thực phẩm bà đã kiếm được nơi cái qúan ọp ẹp bán bánh kẹo, thuốc lá, khép nép trước cửa nhà đắp đổi qua ngày, ba thằng con trai sĩ-quan vào tù mổi đứa giam một nơi. Bao nhiêu đắng cay buồn khổ đã làm cho bà khóc đến cạn dòng lệ và mờ cả mắt.
Những ngày ra đi sống nơi xứ lạ, cu Út nhớ maĩ căn nhà nhỏ op-ẹp nằm trên đường Hai-Bà-Trưng nơi trú ẩn trong thời gian bố đi tù. Phía sau nhà có con suối chảy ngang được xây một bức tường để ngăn lại, khi mùa mưa đến nước từ con suối sau nhà tràn vào mang theo đất đỏ sình lầy nhớp nháp, mẹ con Út phaỉ thường xuyên sắn quần lên để lau dọn.
Đến cái ăn của cả nhà, than ôi thê thảm không còn gì để nói, hàng ngày tòan là bo bo, bột mì khoai lang độn chung với vai hột gạo mốc meo, hoặc những hạt bắp vàng cứng như đá để nuôi gia-súc. Anh em Út không đủ dinh-dưởng nên còm cỏi xanh xao trông thật đáng thương. Chị Uyên lại mang bệnh hen syển, có khi phải lên nằm bệnh viện, làm mẹ lo tất bật rất tội.
Những ngày mẹ đi bán chợ trời nên khóa chặt cổng nhốt ba đứa nhỏ ở nhà tự săn sóc lẩn nhau, mấy đứa cứ lấp ló sau hàng raò nhìn người ta đi qua laị và trông ngóng từng giờ chờ đơi mẹ về. Thời thơ ấu còn âm vang lắng đọng những mùa Xuân không bao giờ quên được.
Năm 1976
Lần đầu tiên Cu Út được mẹ cho đi thăm bố cùng với bà nội ở tận Tà Dôn, trải qua bao nhiêu gian-khổ, lội qua đèo núi, rồi đến những bải cát vàng nắng cháy da, bụi bặm bám đầy lên người lên tóc, lê lết mãi mới tìm đến trại giam.
Tất cả mọi người mừng vui đến rơi lệ. Còn phần Cu Út nhìn bố với ánh mắt ngỡ ngàng xa lạ, hình ảnh ông trong đầu óc nhỏ bé của nó là một thần tượng cao cả, là những tấm chân dung mà ngày ngày mẹ Út đã đem ra khoe với các con lồng theo những mẫu chuyện xông pha chiến trường của bố, người khoác bộ đồ lính có gắn ba mai vàng nơi cổ áo, bên cạnh khẩu đại -bác to ơi là to. Vậy mà sao giờ đây trước mặt Cu Út laị là người bố gìa nua áo quần rách tươm tả, mồ-hôi nhể nhại nươc da đen đúa, gầy còm, còn đôi chân nứt nẻ khô cằn. Khi chia tay ra về bố đã bịn rịn ôm từng đứa nghẹn ngào và nhắn nhủ đôi lời: "Các con về nhớ ngoan ngoản và nghe lời mẹ nhé".
Năm lên mẫu-giáo có câu chuyện xảy ra làm Cu Út nhớ mãi, trên đường tan học về đã bị con ông Tổ-Trưởng đánh và xô xuống cái mương nhỏ trước nhà, Út khóc thét lên. Mẹ biết tin này chạy vội ra đở con lên mà nước mắt chảy dài trên khuôn mặt đỏ gay vì tức giân. Mẹ hét lớn: "Ai cho mày hiếp đáp cu Út, con nhà vô giáo-dục". Chỉ có thế thôi mà bị họ trù dập và kêu họp hành làm công tác liên tục. Ở đời ỷ mạnh hiếp kẻ yếu: "Đón gío trở cờ". Ngày trước họ chỉ là người buôn vịt, thợ sữa xe, bây giờ cậy thế, nịnh hót, chèn ép người thấp cổ bé miệng cô-thế chồng con bị đi tù như mẹ. Vào những đêm mưa tầm tả bị gọi đi họp hành, me mang ba đứa theo ngồi nghe bà hội trửơng phụ nữ gỉang chính-trị, chuyện không đầu không đuôi, gío rét thổi lạnh ơi là lạnh, Út tựa vào vai me ngủ gà ngủ gật, chỉ mong cho sớm về để lên giường nằm trùm chăn cho ấm. 
Đêm mẹ dành thì gìơ dạy cho ba đứa học, hai anh chi của Út thì siêng năng, còn thằng bé thì biếng nhác, một đôi khi nằm bò ra bàn ngủ, bị mẹ lấy thước quật vào mông, đau buốt.
Bố đi tù về 
Những ngày cuối tuần anh em Út theo mẹ về nhà ngoại chơi, ông thương các cháu nên hì hục bỏ thì giờ để đóng cho hai cái xe bằng gổ kéo chơi, không biết loay-hoay thế nào mà búa đập trúng tay sưng vù tím bầm, vài ngày sau mới lành lặn tội nghiêp cho ông.
Sau cơn mưa trời lại sáng, thời-gian khốn đốn qua đi, rồi bố cũng đựơc thả về, không còn niềm vui nào lớn hơn cho ca nhà đã trải qua thời gian daì đăng đẳng bảy năm trời mới xum vầy. Bố Út về bước đi trên đôi chân khập khểnh ốm tong teo. Nghe bố kể lại bị công-an nhốt biệt giam, hai bàn chân tra vào cùm đến lở loét tươm máu, bỏ đói suốt ròng rả ba tháng dưới cái nắng cháy da của miền cát nóng. Bố về mang theo một thân thể bệnh hoạn gầy còm thật là đáng thương. Mẹ dành phiếu mua lương-thực dồn hết để tẩm bổ cho bố, từng lạng đường, miếng thịt, ông sớm bình -phục, bệnh bao-tử, và thấp khớp cũng giãm dần. Về đến địa phương lại bị quản chế tiếp, kêu họp hành lien-tục, mẹ phaỉ đèo bố bằng chiếc xe đạp op-ẹp đẩy lên con dốc dưới trời mưa dầm dề trơn trợt.
Bố cu Út là một người lính trong thời chiến, gìơ này ở tù về đã trở thành ông thợ ống nước, thơ hồ, thợ mộc, nghề gì cũng làm miễn là kiếm tiền lương thiện.
Năm 1983. Vào dịp Giao Thừa cuối năm, bên cạnh nhà hang xóm thừa tiền bạc đốt pháo vang trời, hai anh em nghe lòng háo hức, lẻn trốn kéo nhau đi lượm pháo lép về chơi, bố phát hiện mắng rày một trận nên thân.
Năm l985. Bố làm ăn danh dụm được một số tiền gom góp cho hai anh em Út đi vượt biên, hai đứa mới mười hai tuổi đã nếm lấy mùi vị dầm mưa giải nắng trên sông nước, có lần ăn Tết dưới ghe, hai đứa nhớ nhà buồn phát khóc. Qua bao lần thất bại chỉ mỗi một mình anh Vũ may mắn đến bến bờ tự-do, sau một năm tỵ-nạn ở Mã-lai và qua Mỹ đoàn tụ với chú.

NGAY ÚT QUA MỸ


Người ta bảo ra đi mang theo quê-hương. Út ra đi mang theo nhiều lắm, đã 19 năm mà Út vẩn không quên được, Út mang theo hình ảnh mấy đứa bạn cùng xóm thằng Tèo, Haỉ Tẹt, thằng Tùng Bò, thằng Bụi .. còn mang theo những kỷ-niêm êm-đềm lúc học Trung-Học BTX, bỏ lớp trốn thày, đi xem phim, đến quán chè chị Hằng ăn chịu vì không có tiền..
Chuyến bay Northwest rời Thái Lan để đến Mỹ, đã mang theo gia-đình Út bốn người. Qua mấy ngaỳ daì nằm ở trại Tỵ nạn, ăn toàn là trứng luôc với mì tôm.
Ra đi Út còn giữ canh cánh trong lòng bóng dáng thân yêu của người con gái có cái tên ngộ nghĩnh là bé Chút, khi mới gặp gở lần đầu đã làm tim Út rung động bồi-hồi, Chút có đôi mắt màu hạt dẻ, to tròn tinh nghịch dễ thương, mái tóc dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt trái soan xinh sắn.
Ngày qua Mỹ gia-đình ôm ấp nhiều hy-vọng sẽ có cuộc sống huy-hoàng vì được đoàn-tụ xum-họp cùng anh Vũ và bà con máu mũ ruột thịt sau nhiều năm xa cách. Cuộc hội ngô ở phi-trường L.A thật là cảm động ai nấy điều ôm choàng lấy nhau mừng đến rơi lệ. Nhưng niềm vui không trọn vẹn vì tấm lòng không rộng mở của những người qua trước, dù nhà cao cửa rộng hảng xưởng to đùng, đón nhận người thân bằng ánh mắt lạnh lùng xa lạ hẹp hoài. Người ta xem mình như gánh nặng, và là những kẻ ngu ngơ chả biết gì. Thời gian sẽ trả lời cuộc đơì chưa biết ai hay, ai dở, có chăng hoàn cảnh nó đã đẩy đưa họ đến bến bờ tự-do sớm hơn gia-đình mình mà thôi. Cũng vì động lực đó mà bố nhất-định vươn lên không để người ta khinh miệt, cu Út cũng vậy, tự nhủ lòng: "phải cố lên, cố lên".
Trong vòng một tháng đành phải dọn ra khỏi nhà chú và thuê căn apartment để sống. 
Út qua đây đã đủ 18 tuổi nên không còn cơ-hội vào ngồi ở trung-học. Cả nhà ghi tên đi học trường dạy nghề ở tận San Pedro. Những đoạn phim dĩ-vãng đó khó mà xóa nhoà trong đầu của Út, con đường đi đầy gập ghềnh và chông gai, cay đắng mà những gia-đình HO vấp phải chắc hẳn là không ít.
Những ngày đi học, cả nhà bốn người thúc giấc lúc 5giò và vội vả mang túi sách cặp vở đón xe bus đến trường, đổi hai chuyến xe. Trời vào Đông Cali lạnh tê tái mặc dù gia-đình đã sống ở thành phố cao-nguyên nhưng vẩn chưa quen được thời tiết nơi này. Có những hôm tan học ngồi chờ xe, gío rét cả nhà áo mặc không đủ ấm, bụng đói meo, cơ thể không chống chọi nổi nên đau ốm sụt sùi nứơc mắt nước mũi chảy ròng.
Với số tiền trợ cấp ít ỏi cho nên ngày bố đi học, tối đến phải làm thêm, nhà Út chỉ được ăn thịt gà, và rau cỏ caí nào rẻ nhất thì mua về ăn.

CÔNG VIỆC LÀM 
Một năm qua đi sau khi mản khóa Machine shop, Út xin đi làm cho hảng Metronic. Nhờ mượn được tiền Financial Aid ở trường Vũ mua đựơc chiếc xe Honda hai cửa một ngàn dollars để có phương tiện đi lại.
Khi rời trường Long Beach, Vũ bước lên Đại học Pomona theo nghành chuyên môn là Architeture, cũng gian nan và vất vả muôn phần, nếu không có chí thì đã bỏ cuộc nữa chừng.
Mẹ qua đây đi làm nghề phụ bếp, nghề may mặc để giúp thêm cho gia-đình. 
Hai năm sau qua Mỹ bố mạnh dạn ký món nợ đời dài lê thê để mua căn nhà, giá rẻ nhất để khoỉ phaỉ thuê, thơì điểm lúc này nhà đang xuống thấp, kinh tế khó khăn nên nhiều người chủ bán nhà để đi tiểu bang xa làm ăn. Bố chỉ có hai bàn tay trắng vậy mà can đãm đương đầu chấp nhận với khó khăn.
Thời gian cứ thế dần trôi, năm 2000 anh chị đã đội mũ ra trường, và hảng Út lại đóng cửa dọn qua tiểu ban Arizona.
Cơ-hội tốt đã đến Út ghi tên đi học lại. Ngày bước chân vào trường College Long Beach, phải vất vả cố gắng vượt mực, cái gì cũng mò mẫm để học hỏi. Mùa đầu lấy 12 units chạy bắt khờ luôn, hai năm học full time Út lấy dược bằng AA, và chuẩn bị bước thêm bước nửa.
Cửa trường Pomona rộng mỡ để đón những cậu sinh-viên chân ướt chân ráo qua đây ty-nạn, Cu Út không theo anh, mà chọn ngành Mechanical vì vốn tính thích học hỏi tìm tòi về maý móc, xe cộ, cơ- khí. Chỉ có một trở ngại lớn về vốn liếng sinh-ngử qúa ít ỏi, nhưng Út hứa sẽ cố gằng vượt qua và sẽ đạt đến mục-tiêu của mình dù bước đầu có khó khăn.
Cuộc sống cứ thế mà trôi đi đã đến lúc Út phải lo việc lập gia-đình không thể sống khi hai đứa hai phương trời cách biệt. Vào dịp nghĩ Hè, bố mẹ và anh chị em đi về Việt Nam tổ chức cưới vợ cho Út.
Khi đã tự đặt trên vai mình thêm trách-nhiệm Út đã phải cố-gắng vượt mực, nên vừa đi học vừa làm partime. Thời gian ra trường sẽ phải kéo dài lâu hơn các sinh-viên khác. Út bân rộn vừa lái xe từ Long Beach đến trường rồi chạy đến hảng làm, đôi lúc muốn ngả qụy và chùn chân, nhưng trong sự khích-lệ thương yêu và lo lắng của nhiều người Út nguyện sẽ không bỏ cuộc, vốn đã lớn lên trên mãnh đất quê hương nghèo khổ, nếm đủ mùi vị đắng cay chua sót, bây gìơ qua Mỹ không có gì mà không làm đưọc.Tự nhũ với lòng sẽ có thành qủa tốt đẹp về sau.
Một năm sau đám cưới bé Chút đến Mỹ đoàn tụ chung sống với gia-đình.
Lớp học ở trường những bài luân văn, baì toán càng ngày càng khó khăn, đôi khi phải miệt maì mò mẫm trên máy computer đến thâu đêm, nhưng có bé Chút bên cạnh đem lại nụ cười phấn chấn, an uỉ cho Út rất nhiều. Cuối mùa để hòan thành dự án ra trường nhóm học của Út nhận cái project thật là năng đầu, gồm có 6 người đảm trách, đề tài luận án, thuyết minh về hoạt-động của máy bơm nước, thời gian hai tuần lể. May mắn thay nhóm đã được chấm điễm xuất sắc nhất lớp. Cu Út về mở Website cho cả nhà cùng xem thành qủa của mình, ai nấy cùng mĩm cười hảnh diện.
Để mừng ngày lễ ra trường cho thằng con út, bố mẹ chuẩn bị lo thiết đãi bạn bè, và gia-đình. Cả nhà đầy ắp tiềng cười, không gian vui nhộn hẳn lên vì có những người thân trong họ từ tiểu bang xa về tham-dự.
Nhưng ai có ngờ đâu mọi sự đã đổi thay, chỉ còn môt tuần lễ nữa thôi, bỗng gia-đình nhận hung tin bên nhà gọi phone báo cho biết ông ngoại bị té ngã đột qụy phải đưa vào bệnh viện, bệnh tình rất là trầm trọng chắc khó vựợt qua. Cả nhà lo âu, buồn phiền, và mẹ đã khóc vì sợ không còn gặp mặt đưọc ông lần cuối. Bố mẹ thu xếp mua vé về VN ngày hôm sau. Khi mẹ về được ba hôm thì ông qua đời.
Hôm lên nhận lãnh bằng tốt-nghiệp niềm vui không còn trọn vẹn, Út mang một nổi buồn, vì không có bố mẹ mình đến tham dự, nơi bải cỏ trong sân trường anh em bạn bè đến chúc mừng, vợ của Út đã đến ôm hôn quàng vòng hoa thật là cảm đông. Dứơi bóng mát những hàng cây thông mọi người đến chụp hình lưu- niêm, xôn xao. Lòng vẩn hằng mơ ứơc ngày lễ ra trường sẽ được ôm choàng lấy hai người để tỏ lòng chân thành biết ơn. Tiếc là mẹ đã không đựơc cùng thằng con trai cười thật tươi khi đứng dưới hàng phượng tím, chụp những tấm ảnh để đời . Tất cả điều là sự xếp đặt của Thượng-Đế.
Út gọi phone về găp mẹ gởi gắm vài lời đến người đầu máy: Mẹ và Bố có khoẻ không" Giờ con đang làm lễ ra trường, ở đây quang cảnh rất là náo-nhiệt, nhưng tiếc không có mặt bố mẹ. Mẹ hãy thay con thắp cho ông nén nhang, con thương ông lắm, con mong ngày về được khoe áo lễ ra trường và đưa ông cùng đi thăm làng quê củ ở Cẩm-Kim, nơi chôn nhau cắt rốn của ông, cái làng nhỏ nằm bên kia sông Thu Bồn, nhưng giờ không còn kịp nữa rồi mẹ ạ.
LYNH PHƯƠNG 

Ý kiến bạn đọc
26/01/201118:41:31
Khách
Đọc bài viết tôi cảm động quá. Đúng thật bản chất người Việt, cần cù và vô cùng chịu khó, dù có khó khăn mấy cũng cam chịu và vượt qua mọi thử thách. Điều đó đã làm nên sự thành công của người Việt hải ngoại chúng ta và đã làm biết bao người Mỹ bản xứ phải nghiêng mình thán phục. Thật tự hào khi mang dòng họ Việt trên đất Mỹ !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến