Hôm nay,  

Vietnamese Remedy: Cạo Gió

04/01/201100:00:00(Xem: 209950)

Vietnamese Remedy: Cạo Gió

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Bài số 3083-28383-vb3010411

Tác giả là một nhà giáo và huynh trưởng hướng đạo, hiện là hiệu trưởng trường trung học trường St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Người Vợ Bắc Kỳ”. Chuyện các bà vợ chắc không bao giờ hết, mời đọc tiếp sang bài thứ hai, chuyện vui về cạo gió trị cảm kiểu Việt Nam trong một khu xóm toàn bạn người Mỹ.

***

Hôm nay, tôi không đi làm. Con trai tôi ốm. Tôi ở bên cạnh Nhà tôi canh con cho có bạn. Tôi lấy tay rờ trán thằng bé. Tội nghiệp, đôi môi đỏ như máu và và con mắt dại đi vì mệt. Tôi thương cảm luồn tay vào bụng, thì thằng bé bỗng ưỡn người lên. Miệng nó sùi bọt ra mép và mắt chỉ nhìn thấy lòng trắng đang đảo đảo. Nhà tôi hốt hoảng kêu rú lên thất thanh. Tôi hét thật to bảo Nàng gọi cho ông bác sĩ. Nhà tôi vừa bấm điện thoại vừa cầu nguyện. Ông bác sĩ đi vắng. Y tá trực bảo Nàng hãy gấp rút ngâm người thằng bé vào bồn nước lạnh. Nhà tôi nói tôi gọi cho Steven (Anh bạn láng giềng.) nhờ hắn ra quán rượu Long Horn gọi ông bác sĩ về. Bây giờ là lúc tôi nhận thức rõ ràng sự bất lực của thằng đàn ông. Tôi bối rối đứng ngó trong khi nhà tôi lăng xăng làm việc này việc nọ. Nhà tôi bắt tôi giữ thằng bé, rồi tự mình gọi điện thoại về nhà cho Má để vấn kế. Nhà tôi có cái điện speaker phone. Điện thoại này khuyếch âm to cho cả nhà nghe và mình có thể nói chuyện mà không cần cầm ống.
Tiếng Má tôi oang oang.
- "Chúng mày muốn nó chết hay sao" Kéo ngay nó ra khỏi bồn"
Tôi trù trừ thì lại nghe tiếng Bà hét lên:
- " Kéo nó ra ngay bây giờ"
Tôi đưa mắt nhìn Nhà tôi rồi lúng túng kéo thằng bé ra. Má tôi lại lên tiếng:
- "Áp rốn nó vào bụng nhà mày, mau lên"
Thiệt tình, lúc này là lúc tai tôi ù đi và làm việc như một người máy. Sự bất lực, dốt nát biến mình thành nô lệ cho bất cứ gì đại diện kiến thức. Có bệnh thì vái tứ phương. Kiến thức của Má tôi bây giờ đại diện quyền uy. Tôi riu ríu làm theo.
- "Lấy đồng bạc ra mau rồi cạo gió cho nó gấp"
Tôi móc trong túi ra đồng 25 cents (quarter) và với tay lấy lọ dầu xanh đổ đầy lưng thằng bé. Tôi bắt đầu cầm đồng tiền cạo loạn xạ. Đồng tiền đi đến đâu thì tạo thành vệt đỏ ở đấy. Tiếng Má tôi lại hỏi:
- " Đến đâu rồi" Cạo xuôi chứ không được cạo ngược. Cạo ngược thì nó chạy vào trong là khốn."
Nhà tôi mách lẻo hét vọng ra:
- "Ảnh cạo tùm lum má ơi"
Tiếng Má tôi rõ ràng:
- " Rõ khổ ! bắt đầu từ sau gáy, cạo dọc xuống sống lưng"
Tôi khờ khạo:
- " Con lỡ cạo lưng trước rồi bây giờ làm sao""
Nhà tôi chắc quen với ba cái trò cạo quẹt này từ bé nên cướp lời:
- " Thì anh cứ cạo tiếp đi."
Tay tôi cứ thế vẽ thành vệt dài từ gáy kéo đến cổ. Tôi thương thằng bé không dám cạo mạnh. Đồng tiền vì dầu nóng làm trơn tuột như thoa mỡ, chốc chốc lại rơi xuống sàn. Nhà tôi ngứa mắt cầm đồng tiền khác tiếp tay tôi. Nàng đang nằm với rốn thằng bé áp trên bụng nên phải cạo ngang. Ấy thế mà những vệt Nàng cạo lại đỏ hơn của tôi.
Tiếng Má tôi vọng vào:
- "Đến đâu rồi""
- "Đỏ hết người rồi Má" Tôi mau mắn.
- "Hoả nó bốc đấy. Anh luộc dùm tôi trái trứng gà mau lên"
Tôi vội buông tay và ra bếp luộc trứng. Sau lưng tôi còn nghe thấy Má tôi dặn:
- "Nhớ dùng đồng bạc mà Má để lại cho đấy nhé."
- "Con đi lấy bây ngay giờ Má ơi" tôi đáp vọng vào.
Tôi biết đồng tiền này cất ở đâu vì chính tôi là người dấu nó. Không biết Má tôi kiếm đâu mà ra cái đồng tiền bằng bạc thật. Trên mặt có in hình của ông vua nào đó đã mòn hết nét khắc. Đồng tiền này có giá trị với tôi vì nó là đồng tiền cổ. Đối với Nhà tôi thì lại có giá trị gia bảo. Nghe Má tôi kể lại là ngày bà còn bé đã thấy ông ngoại dùng rồi. Tôi cầm đồng bạc và hai quả trứng đã đập ra trên đĩa đưa vào cho Nhà tôi. Nàng hỏi:
- " Sao mau vậy anh ""
- "Anh dùng (microwave oven) lò vi ba cho lẹ
Nói tiếng nhỏ như vậy mà Má tôi qua đường dây điện thoại cũng nghe rõ:
- "Không được, phải luộc bằng nước"
Tôi không hiểu tại sao, và cũng không có giờ tranh cãi. Tôi nhẫn nại vừa bốc trứng ăn vừa nấu mấy quả khác bằng nước cho Má tôi hài lòng. Trong phòng, Nhà tôi vẫn tìm những chỗ da chưa đỏ mà cạo tuốt luốt. Tôi thương hại thằng bé:
- "Thôi em ạ, nó còn bé nên chưa biết than vãn. Đau lắm chứ không phải thường đâu. Xem nó kìa, thấy nó có sinh khí trở lại rồi."
Quả tình vậy, thằng bé đã thấy tinh anh hơn trước. Tôi lấy ly nước kề sát miệng và thằng bé mút lấy mút lể. Nhà tôi cười tươi rói miệng la lớn:
- "Nó tỉnh lại rồi Má ơi. Nó đang uống nước kia"
Cùng lúc đó thì cửa phòng bật mở. Steven và ông bác sĩ già bước vào. Quang cảnh lạ lùng đập vào mắt làm ông nẩy người như vừa ở cung trăng rơi xuống. Nhà tôi cũng vừa nhận ra là mình đang hở nửa ngực nên ngượng ngùng kéo chiếc chăn trùm lên trên.
Ông bác sĩ hình như cũng ngượng hộ Nàng nên mau miệng thốt:
- "Don t mind me, I ve seen em all" (đừng lo tôi, tôi thấy nhiều rồi mà).
Ông bác sĩ này già nên có cái lợi điểm là ông ta có quyền nói nhiều thứ mà người khác ngại không dám nói. Hình như ông ta quen quá nên coi thường những việc mà người khác phải chậm rãi suy nghĩ đôi lần. Ông ta bước vội đến bên thằng bé và đặt tay áp vào hai má.
(Đây là ông Bác sĩ trong tỉnh. Chỗ chúng tôi ở là những tỉnh lẻ. Ở đây, ba bốn tỉnh chia nhau một văn phòng bác sĩ. Bởi vì tỉnh nhỏ quá nên chả bác sĩ nào muốn về vì sợ không đủ bệnh nhân. Đáp ứng sự e ngại đó, nên các thành phố tí hon này, rủ nhau chung tiền biếu ông bác sĩ một món tiền phụ trội. Lẽ đương nhiên ông ta vẫn có quyền tính tiền thân chủ". Ở đây lâu ngày, hầu hết thanh niên thiếu nữ trong vùng là do một bàn tay ông giúp đỡ chào đời. Ông ta thuộc tên từng đứa và chính ông ta là người giúp nhà tôi sanh đứa con đầu lòng. Thói thường, có nhiều cách làm thân nhau. Có thể do quen biết lâu ngày và hợp tính hợp nết, có thể do cùng hoàn cảnh giúp đỡ lẫn nhau và cần nhau. Nhưng cách làm thân nhanh nhất là làm phiền ! Ông bác sĩ này cũng khốn khổ vì nhà tôi không ít kể từ khi thằng bé còn nằm trong bào thai. Hai người đã quen và thân nhau trong thời gian đốt giai đoạn.)
Lúc này Nhà tôi nhớ ra là mình vẫn còn chạm rốn với con. Nàng ngoái lại nói to:
- " Má ơi, có bác sĩ đến. Kéo thằng bé ra khỏi rốn được chưa""
- "Rờ chân nó xem, lạnh hay ấm""
- "Cũng thường thôi má à"
- "Thế thì tốt. Đánh cảm cho nó ngay đi."
Ông bác sĩ chả hiểu gì sốt. Ông ta thấy nhà tôi loay hoay kéo thằng bé ra khỏi chăn. Ông bước lại gần lấy tay rờ trán:
- "Nó có nóng lắm đâu, sao mà cuống lên thế""
- "Lúc nãy nó 105 độ đấy"
- "Lấy ở miệng hay nách"
- "Trong miệng, và tôi đã làm đi làm lại hai lần cho chắc chắn"
- "Thế à" Sao lạ nhỉ"
Vừa nói ông vừa xoay thằng bé lại. Nhìn thấy những vệt đỏ ngang dọc trên lưng, ông hốt hoảng:
- "Sao thế này " "
Nhà tôi ngắt lời:
- "Oh, Vietnamese remedy. Oriental treatment."
- "What did you do""
Nhà tôi không nói không rằng, đưa đồng 25 cents (quarter) ra rồi ra dấu cạo cạo.
- "Chỉ làm sau lưng thôi à""
- "Tôi không biết, chỉ thấy Má tôi bắt áp rốn rồi cạo"
Lúc này thì ông ta hiểu ra lý do thằng bé trần truồng và nằm trên bụng Nhà tôi"
Ông ta tò mò:
- "Từ lúc mấy người gọi về văn phòng tôi đến nay là bao lâu rồi"
- "Khoảng một tiếng"
Ông lầm bầm:
- "Chị có chắc là nó 105 độ không""
Tôi chen vào:
- "Mắt nó trắng dã và trợn trừng đảo đảo trông khiếp lắm"
- "Thế thì đúng rồi, vậy có nhúng nó vào nước lạnh ngay không""
- "Có, được khoảng 5 phút thì mang ra đây cạo"
Ông ta ngẩn người giơ tay gãi gãi trán:
- "Không có thế được. "
Ông ta lại lấy tay rờ trán thằng bé và rà khắp thân thể nó một lần nữa cho chắc ăn. Rốt cục ông lẩm bẩm:
- "Thôi, mọi sự tốt đẹp, cháu không sao thì coi như xong"
Cùng lúc đó tôi đưa hai quả trứng cho Nhà tôi. Ông ta tò mò nhìn theo:
- "Gì nữa đây""
Nhà tôi không nói không rằng, ngoái cổ lại hỏi to lên:
- "Có trứng rồi Má."
- " Bóc lấy lòng trắng, bóp vụn ra, lấy khăn bọc chung đồng tiền rồi lau cho nó"
Tiếng Má tôi trong điện thoại vang lên làm ông thấy mình thừa thãi. Ông bác sĩ bước ngược ra khỏi phòng, mắt không rời khỏi bàn tay Nhà tôi.
- "Bắt đầu từ trán đi ngược xuống chân."
Ông nhìn cử động của Nhà tôi bằng ánh mắt lạ lùng. Tôi đứng bên cạnh không biết nói câu gì. Steven cũng không khá hơn, hắn đi ra bếp kiếm vào mấy ly bia rồi cũng đứng ké vào nhóm.
- "Xong chưa" "
- "Rồi Má"
- "Mở túi ra xem đồng tiền màu gì"
Nhà tôi lúi húi mở và đưa cho tôi mang ra ngoài xem nhờ ánh sáng cửa sổ. Tôi nói vọng vào:
- "Màu đỏ Má ơi"
- "Thế thì nó bị cảm nóng"
Ông bác sĩ không bỏ lơ một động tác nào của chúng tôi. Lúc này ông chen vào:
- "Anh vừa nói gì vậy"
- "Tôi nói đồng tiền có mầu đỏ"
- " Bộ nó có ra mầu khác nữa Sao"
- "Tôi không biết, nhưng tôi có thể hỏi Má tôi"
- "Thế thì anh làm ơn hỏi dùm tôi xem"
Tôi quay sang hỏi, thì Má tôi dạy cho biết màu đỏ thì cảm nóng. Mầu đen thì cảm gió cảm nước. Bà trả lời cặn kẽ và chi tiết hơn cả ý người muốn hỏi. Chả phải chỉ riêng ông bác sĩ lấy làm lạ lùng, mà chính tôi cũng ngạc nhiên về cách nói tự tin như phán của Má tôi.
Ồng bác sĩ mau mắn:
- "Vậy đồng tiền là dùng để chẩn bệnh hay trị bệnh" Nếu trị bệnh thì mình phải làm gì""


Tôi ra hiệu cho ông im lặng rồi lên tiếng hỏi Má tôi. Câu hỏi này làm Má tôi bối rối. Ngay cả câu hỏi Người cũng không hiểu. Tôi thấy có ép thêm thì cũng khó có câu trả lời. Tôi nghĩ là Bà chỉ biết làm theo lời chỉ dẫn của người xưa truyền lại, chứ không có lý luận lô gích gì cả. Tôi cám ơn Bà và cúp máy. Ông bác sĩ thấy tôi cúp máy thì tiếc rẻ:
- "Tôi chưa hỏi hết mà."
- "Thì hỏi tôi nè, những gì Bà biết Bà đã kể tôi nghe rồi."
Ông bác sĩ e dè:
- "Nói bạn đừng buồn, tôi không tin là đồng tiền đổi mầu là dấu chỉ của căn bệnh. Tôi cũng không tin là quả trứng có hiệu năng ngần nấy." (No offense please, I do not believe the coin s change in color is the indication of type of sickness. Furthermore, I do not feel confident in the effectivity of an egg.)
Tôi bắt chước câu nói của ông hôm nao:
- "Put your money where your mouth is." (Thế thì đánh cá đi)
Tên bác sĩ già này có máu cờ bạc. Hở ra đụng một tí là đòi đánh cuộc. Tuổi đã cao mà háo thắng lắm. Hắn đã thua tôi nhiều lần rồi nên đâm tức khí. Có lần hắn thua tôi một cái đồng hồ loại tốt chỉ vì con số 4 La Mã chỉ giờ. Bình thường thì con số bốn La Mã được cấu thành bởi chữ I và chữ V kết lạI (IV). Nhưng trên hầu hết các mặt đồng hồ, không hiểu sao con số 4 lại là bốn chữ IIII. Ông ta đeo đồng hồ này đã lâu, và cũng chủ quan tin tưởng vào kiến thức số La Mã của mình. Rốt cuộc là ông ta phải cởi đồng hồ đưa cho tôi. Ông ta cay lắm. Lần cuối cùng ông ta thua tôi trong canh bài xì phé chỉ vì con bồi một mắt "one eye jack". (trong cỗ bài tây, 4 con bồi (Jack) thì có một con chỉ nhìn thấy một mắt) Lối chơi thì cũng giống như xì phé bên nhà. Nhưng tụi tôi muốn cho hứng thú nên gọi con bồi một mắt là con Wild (thú hoang). để người chơi có thể muốn biến thành con gì cũng được. Trên mặt bài tôi có một con bồi thường và một con bồi một mắt. Ông ta đinh ninh là tôi tối đa chỉ có hai đôi hay ba con nên đi cạn láng. Ván bài đó ông ta đụng "suốt" (mười-bồi-đầm-già-xì) của tôi nên hết tiền phải đứng chầu rìa. Lắm khi chẳng phải thua tiền làm người ta tức khí, nhưng vì thua trí nên người đâm ra khó ở. Tôi biết thế, vì khi đứng chầu rìa bên ngoài, ông ta cứ cầm lên bỏ xuống con bồi một mắt (one eye jack) và miệng lảm nhảm những câu vô nghĩa.
Bây giờ được cơ hội gỡ lại sĩ diện nên ông ta bỡ ngỡ giây lát rồi hăng hái:
- "Đồng tiền đổi mầu là do chất acid trong trái trứng."
Tôi cầm ngay đồng tiền đưa ra. (Đồng tiền sau một hồi ở mầu đỏ, nay đã trở lại mầu bạc lạnh lẽo nguyên thuỷ của nó.)
- "Đây, tiền đây. Đây, trứng đây."
Tôi chìa tay đưa ông ta đĩa trứng nấu lò vi ba (Microwave) bị Má tôi chê lúc nãy. Ông ta chực cầm lấy đồng tiền và trứng thì Steven cản lại:
- "Name the price first." (cá gì đây")
Steve (Bạn láng giềng thân thiết) từ nãy giờ thấy sự tình trở nên màn thách đố thì thích thú nhập cuộc. Tôi biết là hắn cũng chả tin quả trứng đâu, nhưng có điều hắn lại tin tôi. Hắn hay cá theo tôi và thường là thắng.
Ông bác sĩ chưng hửng:
- "You name it." (nêu giá đi")
Steve nói thay tôi:
- "We lost to you a golf game last weekend, make it double or nothing. Myself included.) (lần trước tụi tôi thua, lần này ông dám chơi một ăn hai chăng")
- "What do you mean "we" Steve " I thought I only bet with him" (Bạn dùng chữ "chúng tôi" là sao Steve " Tôi tưởng tôi chỉ cá riêng với hắn thôi mà)
Steven cười hề hề:
- "Then make it tripple or nothing!" (Thì cá một ăn ba đi !)
- "Fair enough, I will go for it!" (Chuyện nhỏ, chơi luôn)
Vừa nói ông vưa đưa tay ra đòi tôi đồng tiền với đĩa trứng. Ông bóp cho choẹt ra rồi áp đồng tiền vào. Đợi một hồi không có biến chuyển, ông tách riêng lòng đỏ và lòng trắng rồi thử với từng phần một cũng chẳng có gì đổi thay.
Ông lầm bầm:
- "Acid ở trong mồ hôi"
Vừa nói ông quay qua Steve:
- "Làm ơn ịn vào chỗ có mồ hôi tôi một lát"
Steve nham nhở giở nách lên. Nhà tôi thấy vậy la lên oai oái:
- "Don t you dare !" (đừng hòng !)
Steve thối lui và cười hề hề:
- "Just kidding, beside, that s the only place my sweat is" (giỡn chút xíu, mà thật ra chỉ có chỗ đó tôi mới có mồ hôi thôi.)
Ông bác sĩ đòi lại:
- "Give it here." (trả lại đây)
Ông lấy đồng tiền chà sát hết khắp nơi trên mặt trên cổ. Khi ông lật đồng tiền ra, nó vẫn trơ trơ như cũ. Ông bắt đầu nản chí và cãi cối:
- "Đồng tiền này có gì đặc biệt."
Steve ngứa miệng chen vào:
- "Nhưng lúc cá là nói về đồng tiền này thôi nhé "
- "Sao mày hay bênh nó vậy""
- "Tôi cũng có phần trong đó mà."
Tôi giảng hoà:
- "Mỗi dân tộc có cách chữa bệnh riêng biệt. Tôi cũng không hiểu thì làm sao mà ông hiểu được. Ông nhìn lưng thằng con tôi kìa. Đố ông cạo cho đỏ được như thế."
Ông bác sĩ cáu sườn và tỏ ý không tin:
- "Bộ anh muốn cá thêm nữa hả"
Vừa nói ông vừa hỏi xin nhà tôi chút dầu nóng:
- "Steve, anh nằm ra dùm đi."
Steve phản đối:
- "Sao lại tôi" Sao ông không cạo tay mình kia kìa""
- "Tôi không tự cạo được. Anh làm ơn cho tôi thử chút xíu. Mẹ kiếp, anh là kẻ đang thắng trận mà." (I can t scrape myself. Please let me try it on you a bit. Damn it, you are winning")
Vừa nói ông vừa đưa tay đòi cởi áo Steven. Hắn ta chùng chình giây lát rồi tặc lưỡi kéo áo ra nằm lăn trên thảm.
- "Go ahead, do your thing"
Ông bác sĩ lúng túng quay ra hỏi tôi:
- "Cạo sao đây""
Tôi đằng hắng lấy giọng rồi bắt chước Má tôi mà ra lệnh:
- "Bắt đầu từ gáy mà kéo xuống sống lưng. Không được cạo ngược kẻo nó chạy vào trong"
Cả ông bác sĩ và Steve chưa kịp ngạc nhiên thì nghe tiếng Nhà tôi phì ra cười:
- "Anh này chỉ phá."
Nghe chúng tôi nói tiếng Việt với nhau, Steve tỏ ý nghi ngại:
- "What is running inward "" (Cái gì chạy vào trong")
Tôi nham nhở:
- "It"
- "What is the so called "it""" (Cái mà gọi là "it" này là gì vậy""
Nhà tôi cướp lời:
- "Ảnh nói vậy chứ Ảnh cũng không biết "nó" là gì đâu"
Steve dợm đứng lên:
- "Woo, Woo, I am not making myself a guinea pig"
Ông bác sĩ đè hắn xuống.
- "Cạo chút xíu thôi, có gì đâu mà nhát thế"
- "Thì ông nằm đi, tôi cạo cho. May ra ông là bác sĩ thì "nó" sợ mà chạy ra chỗ khác." ( Maybe you are the doctor, "it" s afraid of you and run elsewhere )
Ông bác sĩ nhẫn nại vừa cởi áo nằm xuống vừa mắng Steve.
- "Damn, you re a little chicken shit" (Mẹ kiếp, Anh đúng là đồ gà chết)
Steven vừa nháy tôi vừa cười. Hắn tiếp lấy lọ dầu xanh trên tay Nhà tôi, mở nắp và rẩy trên lưng ông bác sĩ. Đây là lọ dầu lớn, độ vung quá tay làm bắn ra nhiều giọt không đúng hướng. Hai ba giọt dầu quyện vào nhau thành gịot lớn đọng trên lưng và bắt đầu chảy xuống hai bên cạnh sườn. Người Mỹ có phong tục là không chạm vào thân thể người cùng phái, nên thay vì lấy tay xoa cho đều, Steven lấy đồng tiền đuổi theo cho kịp những dòng dầu nóng đó. Hắn cạo được vài cú đầu tiên thì ông bác sĩ đã la lên oai oái:
- " Darn it, take it easy will you ." (Mẹ kiếp, nhẹ tay thôi chớ)
Steve không đáp mà quay qua tôi nửa hỏi nửa bắt tôi đồng ý:
- "I did not do it so hard, did I"" (Tôi đâu có cạo mạnh tay đâu nhỉ")
Thật tình thì Steven đâu có cạo mạnh, nhưng ông bác sĩ đã hất tay hắn ra rồi ngó tôi:
- "Take his place will you" Pleaseee" ( Thay chỗ nó dùm tôi. Làm ơn đi mà.)
Nghe chữ "please" kéo dài của ông, tôi lật đật cầm đồng tiền của Steve và bắt đầu cạo nhanh tay. Ông bác sĩ này nói thì hay nhưng lại nhát đau. Tôi làm được chừng mươi động tác thì ông ta đòi đứng dậy. Tôi đoán là ông ta đau không phải là do tôi cạo mạnh tay, mà vì lưng ông ta lông nhiều quá. Động tác cạo gió thì như nhổ lông gà làm ông ta chịu không nổi. Ông bác sĩ vùng đứng dậy. Thay vì mặc áo lại, thì ông ta chạy vội ra ngoài nhà. Tôi và Steven tò mò theo sau thì thấy ông ta đang vặn ống nước và tưới vào lưng mình. Tôi và Steven bật cười thành tiếng.
Ông ta tưởng là chúng tôi chế diễu nên nổi cáu:
- "That s not funny" (không có gì đáng cười hết.)
Tôi thấy ông ta chỉ xịt vào nách thì hiểu ra và vừa cười vừa xin lỗi.
- "We are not laughing at you. We are laughing with you." (Chúng tôi cười với ông mà. Chúng tôi không cười ông đâu.)
Chắc là ông ta thấy động tác mình cũng không được thanh nhã cho lắm nên nói khoả lấp:
- "Damn it, it rolled right into my arm pit" (Mẹ, nó, dầu nóng chảy ngay vào trong nách).
Lúc này thì tôi và Steven không nín thêm được nữa. Chúng tôi cùng cười phá lên và ông bác sĩ cũng cười chung che ngượng. Dầu nóng mà chảy vào chỗ da non thì bảo sao ông ta không hét. Thiệt tình ! Nhưng ông ta không ngượng lâu. Ông day lưng lại và hỏi chúng tôi xem có đỏ không.
Steve hớn hở đáp:
- "Pay up time" (đến lúc ông phải trả tiền rồi).
Ông không tin mà đi bộ đến chỗ đậu xe, xây lưng lại rồi xem ở kính chiếu hậu. Lúc này Nhà tôi đã ra đến cửa và đưa lại cho ông ta cái áo và túi đồ nghề. Ông ta cầm nhưng không mặc vào người mà lên xe đi ngay.
Steven xoè bàn tay qua tôi:
- "Give me five"
(người Mỹ có thói quen là khi thắng một trái banh vô gôn hay cùng làm nên một điều gì thích thú thì hay giơ tay ra để cho người kia đập vào. Give me ten ("cho tôi mười " có nghĩa là xoè cả hai bàn tay và ngưòi kia cũng dùng hai bàn tay đập vào. ) "Give me five" là chỉ giơ một tay. Ngoài ra họ còn đẻ ra trò "high five" và "low five" nữa. Nếu Bạn nào thắc mắc, tôi sẽ giải thích sau.)
Tôi đập bàn tay tôi vào tay hắn rồi hai đứa tôi cùng cười lớn. Nhà tôi thấy tụi tôi vui quá nên quên cả con đang ốm. Nàng giao hẹn:
- "Hôm đi chơi golf, em cũng được đi đấy nhá."
Tôi và Steven nháy nhau lỉnh ra chỗ khác.
Nguyễn Đức Thắng

Ý kiến bạn đọc
23/01/201116:21:03
Khách
Cảm ơn đã viết lại để nhắc nhỏ những phương pháp cổ truyền của ta.
Một chứng cớ hùng hồn , lời văn dí dỏm sẽ dễ truyền đạt đến con cháu.
Cảm ơn tác giả .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,051
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến