Hôm nay,  

Bạn Tôi, Thiếu Úy Huệ

02/01/201100:00:00(Xem: 158191)

Bạn Tôi, Thiếu Úy Huệ

Tác giả: Thiếu Uý Phạm Hoà
Bài số 3081-28381-vb8010211

Trước 1975, Thiếu Uý Phạm Hòa là một biệt kích tại Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH. Hiện nay, ông là một thành viên tận tuỵ của Hội Ái Hữu Biệt Kích tại Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông chuyệnvề một một đồng đội cũ.

***

Nó nằm trên giường đôi mắt mở to, bên cạnh hai người đàn ông già. Giường bên phải là một người không biết nói tiếng Anh. Ông ta đi qua lại dơ ngón tay cái lên và nói "very good , very good ". Có lẽ ông ta là người Amernian vì khu vực Glendale phía Bắc của thành phố Los Angeles tập trung rất nhiều di dân Amenian. Người đàn ông bên tay trái là người da trắng địa phương, đôi mắt kính cận giầy cộm nằm im lặng nhắm mắt bất động, có lẽ chẳng còn gì để nói.
Cậu nhỏ mặc bộ đồ y tá màu xanh nước biển người Phi bước vào phòng đi thẳng vào chỗ treo cái đồng hồ trên tường điều chỉnh giờ, để lộ hai cùi chỏ xâm hình màn nhện màu xanh loại mực tàu. Cậu quay lại nhìn người lạ ngồi cạnh và chào, khuôn mặt Á Châu hiền hậu nhưng trước khi vào đây làm, chắc cậu ta cũng một thời sóng gió ngang tàng trong các băng đảng một vùng nào đó của thành phố "Mỹ Lệ Hoa" này. Thấy cậu cứ lui hui tìm cách điều chỉnh giờ của cái đồng hồ treo tường, người đàn ông da trắng mở mắt ra với giọng nói trầm và ồ ề "no battery , come on the clock got no battery can you see " ". Hai ba người đàn ông bên hành lang dừng lại và cùng nói một lúc "that's right no battery ".
Cậu Y tá vẫn tìm cách điều chỉnh giờ, chẳng buồn trả lời. Tối hôm qua đổi giờ vào nửa đêm và bây giờ đã 4 giờ chiều, cậu ta mới đến. Chiếc đồng hồ trên mặt kính có một cửa sổ nhỏ chỉ ngày và tháng. Điều chỉnh xong đồng hồ, cậu quay lại chào mọi người trước khi rời khỏi phòng.
Tôi hỏi nó.
" Mày nhớ hôm nay đúng ba tháng từ ngày mày bị stroke lần đầu tiên không""
Nó gật đầu và đôi mắt liên tưởng nhìn thật xa vời vợi, từ đó đến nay từ nhà thương này đến nhà thương khác rồi bây giờ nó nằm ở cái run down Convalescent Hospital tồi tệ này. Hôm trước Noel, nó nhớ hôm đó ngày 11 tháng 12 cơn stroke đầu tiên đã đến với thân thể nó. Từ Orange County cố gắng lái xe về Monterey Park nơi nó ở, đoạn đưòng bình thưòng chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ lái xe trên xa lộ, nhưng hôm nay thật khó khăn vô cùng, toàn thân bên trái tê liệt, may còn cái chân phải để đạp ga và thắng cũng như cái tay phải quậy qua, quậy lại thế mà nó cũng lết vể đến nhà. Chợt nhớ đứa em gái làm Y Tá, nó bèn gọi đến, đầu giây bên kia trả lời:
"Đi nhà thương gấp, anh bị stroke rồi".
Vậy mà nó cũng lết cái xe lộc cộc, cũ nát đến El Monte Community Hospital, không biết họ chữa trị như thế nào . Nó được xuất viện và người ta đề nghị nên đến USC Medical Center ở dưới Los Angeles để tiếp tục điều trị. 
Trong cơn mê, nó thấy từng mảnh đời biệt kích trong cuộc chiến xưa chập chờn.


Sau đảo chánh ông Diệm vài năm là nó nó tình nguyện vào Biệt Kích thử lửa. Trận nhẩy toán dữ nhất của nó xẩy ra ngay ngày có hiệp định hoà bình Paris.
Hôm đó là ngày 27 tháng giêng năm 1973 nhưng vì Hoa Kỳ đi sau Việt Nam một ngày, Hoa Kỳ vẫn còn ngày 26 và hiệp định vẫn chưa có hiệu lực, các Pháo Đài Bay B52 đã tập trung dành hết mọi phi vụ cho trận không kích cuối cùng này, lúc đó nó phục vụ ở Đoàn Công Tác 68 Sở Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật, khu vực Long Thành và Quân Đoàn 3 cũng như Cam Bốt là vùng trách nhiệm của nó.
Toán nó vào vùng trước đó một ngày sau khi nhận dạng và xác nhận mục tiêu, tọa độ đã được thuyết trình tại khu cấm trước ngày xâm nhập, nó liên lạc và báo cáo với Tư Tưởng hai lần, cho biết chi tiết toạ độ và sinh hoạt trong vùng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó từng đợt và từng đợt B52 tới tấp vào mục tiêu, đâu đây nó còn nhớ văng vẳng bên tai trên ống liên hợp của máy PRC-25 zulu zulu zul. Nó hối hả trả lời "nhận 5". Nó nhét cái ống liên hợp trong cái balô của người truyền tin mang máy và cắm đầu chạy, lúc bom nổ nó nằm dưới đất chống tay theo kiểu hít đất, toàn thể mặt đất rung chuyển và chấn động dội vào khắp mọi nơi trên thân thể. Tai nó ù lên và hơi thở nén lại như vỡ tung lồng ngực, từng đợt liên tục cứ mỗi khoảng cách của oanh tạc. Toán của nó lồm cồm bò dậy chạy thật nhanh ra khỏi vùng đánh bom mà nó chấm tọa độ báo cáo hai lần về Tư Tưởng của nó hôm qua. Cứ chạy rồi nằm, lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần và khi Toán nó được Triệt Xuất, mấy người đi đón toán chẳng còn nhận dạng ra tụi nó là ai.
Từ xa cả toán của nó như những bóng ma hiện về áo quần tả tơi trộn lẫn đất và bùn khô xám nghịt miệng há hốc không nói được tiếng nào, không biết là sự mừng rỡ hay những tràng Bom B52 đã xé nát lồng phổi và cuống họng của nó.
Và rồi cuộc chiến đến ngày tàn...
*
Từ những ngày đầu di tản nó đã phụ giúp công việc an ninh di chuyển người Tỵ Nạn tại Subic Bay Philippine, Phi Trường Quân Sự tại đảo Guam, rồi đến đảo Wake nó cũng phụ giúp công việc an ninh tại Phi Trường , ngày nào nó cũng mang về một bịch rác to lớn chứa đựng những thứ cần thiết mà cơ quan An Ninh đã tịch thu ở phi trường, rồi mang cho lại những cụ già: nào là Ống Quấy , trầu, cau, vôi , dầu nhị thiên đường , dầu cù là con cọp, dầu gió xanh Bác Sĩ Tín, đủ loại đồ lặt vặt .
Họ đâu biết đây là những đồ qúy giá nhất thời bấy giờ nhất là những cái ống quấy của các Cụ ăn Trầu, mỗi lần nó xách cái bịch nylon clear màu trắng về, bà con chạy ra reo mừng. Nó giống như những anh hùng vừa mới lập chiến công trở về, được tiếp đón. Ngày nào cũng vậy, thỉnh thoảng nó kéo một số anh em đi Tuần Tiểu quanh đảo Wake với Quân Cảnh Mỹ để bảo vệ An Ninh cho đồng bào tỵ nạn trong suốt mấy tháng ở bên Đảo cho đến ngày đóng cửa, sau đó mới về trại Pendleton của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Ở đây, nó cũng đi làm trên Processing Center kiếm từng cái áo, cái quần giầy dép cho anh em, ngày nào cũng vậy nó đi từ sáng sớm đến tối mới về.
Ngày ra trại mỗi đứa một nơi, rãi rác khắp nơi trên Hoa Kỳ, không biết cơ duyên nào đó tất cả lại tập trung tại Los Angeles khu vực người Mễ và Đại Hàn góc đường Vermont và đường số Chín . Anh em lại cùng quây quần bên nhau nơi cái thành phố định mệnh đó.
Hôm thứ hai, một tuần sau ngày stroke, nó nhờ một một bạn đưa vào USC và từ đó đến nay hết nhà thương, đến trung tâm hồi lực rồi về lại nhà thương, qua Trung tâm Hồi lực, cuối cùng nó nằm tại cái bệnh viện tàn tạ dành cho những người già bệnh hoạn cuối đời nầy.
Còn ba ngày nữa đến Noel mà cả tháng nay êm ru không thấy nó gọi. Một hôm, tôi đang đi sửa xe dưới Orange County trời cũng vừa tắt nắng bỗng điện thoại rung lên, bên kia đường giây như mật khẩu thường lệ "Có gì lạ không" ". Nó nói theo cái kiểu nửa Việt, nửa Tàu của nó, " Tao cũng thường, mấy đứa nhỏ học ra trường đi kiếm việc làm trên Oxnard , bị bà già Mỹ đụng xe bung air bags, bể bình nước, xe kéo về Amarillo bỏ trên đó, tao đang đi kiếm cái xe chạy tạm ". "Mầy khỏe không "", tôi hỏi. Nó trả lời thật rõ ràng: "Tao bị stroke nằm nhà thương hai tuần nay, cái điện thoại hết pin, hồi sáng nầy vợ chồng thằng Craig đến thăm, con vợ nó ngồi đây còn thằng chồng chạy xuống phố kiếm cho tao cái đồ charge Pin, nhờ vậy tao mới gọi cho mày được, mày đang ở nhà thương nào" Tao cũng không biết , nó nằm gần Los khu của người Mễ Tây Cơ , gần freeway 710 qua khỏi Los.... " Mày có số điện thoại ở đó không" Tao không có, mà hình như nó tên là Rancho Amigo gì đó". Tôi nói: " thôi được tối nay về nhà tao sẽ lên trên net kiếm, thế nào cũng tìm ra , mày nhớ charge điện thoại, ngày mai tao lên sớm, tao sẽ gọi trước khi đi…"
Ngày hôm sau còn hai ngày nữa đến Noel, khi tôi đến nhà thương, nó ngồi trên giường hớt hãi phân trần ngọng nghệu. Tôi nghe mà không thể hiểu, nhìn thấy mâm đồ ăn trên một cái bàn nhỏ loại di chuyển trên giường dành cho bệnh nhân đổ vung vãi một nửa trên giường còn một nửa ở dưới đất. Thức ăn được xoay nhuyễn dành cho những bệnh nhân sau khi stroke để tránh bị sặc khi nuốt, trên tấm ra trãi giường nhàu nhè mùi đồ ăn, mùi phân và nước tiểu lẫn lộn. Khuôn mặt nó thật hãi hùng, vầng mắt thâm sâu, đôi mắt đỏ và lờ đờ, râu lởm chởm. Nó cố gắng phân trần và thuyên giải một điều gì đó, tôi cố gắng nghe, suy đoán theo những tin báo của bạn bè từ tối hôm qua sau khi phổ biến hung tin và số điện thoại, anh em gọi thăm, nó đâu có nói chuyện được vì cái điện thoại cầm tay của nó rớt xuống giường mà không sao lấy lên được. Nó vẫn tiếp tục hớt hãi và phân trần, một lúc sau tôi mới kiếm ra cái điện thoại, trấn an và tìm cách nói chuyện với Y tá nhà thương mới biết tối hôm qua nó vừa bị một cơn stroke lần thứ hai.
Hôm Christmas Eve nhân viên nhà thương le que có mấy người, chẳng thấy bác sĩ hoặc Y Tá, chỉ có mấy người phụ dọn dẹp cho bệnh nhân. Từ sáng đến giờ chẳng thấy nhân viên của nhà thương, chẳng thấy thuốc men, trên giường có một miếng giấy với hàng chữ quen thuộc của một anh bên Lôi Hổ vừa đến thăm, chắc là anh nhận được nhắn tin trên e-mail tối hôm qua, trên bàn một con teddy bear của một người bạn đến thăm hôm qua, bình hoa màu xanh và bao giấy nhôm màu đỏ như nhắc nhở Noel đã đến. Buổi trưa một bác sĩ người Á Đông đến nhưng để thăm ngươì bệnh nhân da màu giường kế bên và ông cho biết bác sĩ của nó sau Noel mới làm việc trở lại. Người đem cơm đến, giúp ngồi dậy và tìm cách đút thức ăn cho nó, những đồ ăn đã được xoay nhuyễn, nhưng nó tìm cách phun ra, vì lưỡi nó không còn điều khiển để nuốt. Mâm đồ ăn còn nguyên vẹn được mang đi, nó vẫn cố gắng nói với những lời ngọng ngệu nhưng không ai hiểu.


"Tao phải về, mày nằm đây nghỉ. Tối nay là Noel mầy biết không " Thôi mày nằm nghỉ cho khoẻ ngày mai tao lên sớm."
Nó cố gắng tiếp tục phân trần như muốn giữ lại cho đêán khi tôi rời khỏi phòng bệnh.
Bên ngoài trời bắt đầu lạnh, đèn Noel trên các nóc nhà cháy sáng. Tiếng nhạc rền rền dứt khỏang từ chiếc radio cũ kỹ, với cái loa rè rè vì đã rách, bản nhạc "đêm đông lạnh lẽo" từ một đài phát thanh địa phương trổi lên. Điếu thuốc đốt nữa chừng rồi lại quăng đi mùi vị đắng nghét của một gói thuốc cũ lâu ngày, nhạt thếch như cuộc đời đã hết mùi vị của nó.
Năm nay chẳng có cây Noel, chẳng có qùa vặt, ba mươi mốt cái Noel trên xứ Mỹ nầy bao nhiêu cái Noel đã đi qua như cuộc đời nó nằm đây mà tất cả đều trống vắng duy chỉ còn lại với nó là chút hơi thở mong manh cho no biết là nó vẫn còn sống.
Với nó, đã qua ba mươi mốt lần Giáng Sinh trên đất Mỹ với biết bao vui buồn. Năm nay, cũng Giáng Sinh, nó nằm mậnh trong bệnh viện, thân thể tê liệt, hơi thở mong manh, cuộc sống dần lụi.. .
Sau Noel một ngày nhà thương sinh hoạt thật tấp nập kẻ đi qua người đi lại nhộn nhịp, nó nằm trên giường sống mũi dán một miếng band-aid , miệng của nó dính máu khô đọng lại. Người ta cho biết từ sáng sớm đã tìm thấy nó nằm úp mặt sòng sượt trên sàn nhàó té từ đâu tối hôm trước, không biết vô ý té hay muốn gượng dậy đi đâu. Tay chân bên trái tê liệt do stroke lần đầu tiên, stroke lần thứ hai đã tàn phá phần còn lại của thân thể nó, không biết trong giấc mơ hiện về tối qua những gì đã xảy đến với nó. Bác sĩ của nó gọi bác sĩ chánh của nhà thương và một vài bác sĩ thực tập, tất cả khi nhìn thấy nó đều lắc đầu và ra dấu hiệu chuyển gấp về USC để điều trị, tình trạng sức khoẻ nó sa sút một cách trầm trọng.
Nó được đưa từ phòng hồi sinh thường, cho đến phòng hồi sinh loại nặng. Một tuần đã đi qua, một đêm điện thoại reng Bác sĩ trực của nó muốn nói chuyện riêng với thân nhân, người ta vô cho nó hai bịch máu và không biết nó mất máu chỗ nào" Nhà thương thí USC nơi quy tụ tất cả bác sĩ thực tập, cứ vài ngày là bác sĩ thay đổi và lại lập lại bệnh trạng từ đầu, Cuộc đời nó cũng vô định như những câu hỏi không bao giờ được trả lời.
Một hôm Trung Tâm hồi lực thông báo, người ta sẽ di chuyển nó đến một viện dưỡng lão nào đó trên vùng Los Angeles. Nó chẳng có bảo hiểm sức khỏe, chẳng nó Medical tất cả chữa trị của nó tương đương với những kẻ vô gia cư hoặc tù nhân của thành phố này. Khi tôi đến đây thăm nó, thấy hồ sơ bệnh nhân trên bàn y tá màu đỏ chói. Nhìn trên tường miếng giấy cấm tiếp xúc với bệnh nhân, sợi giây xích hai chân của người bệnh vào song giường bên cạnh giường của nó. Thỉnh thoảng người cảnh sát vào phòng nhìn vào sợi giây xích rồi đi ra. Bạn tôi, chưa đầy sáu mươi tuổi, một thời oai hùng "nhảy toán" biệt kích, nay nằm như cái xác không hồn, với dáng vóc tiều tụy, với nét mặt hốc hác mất thần.
Nhớ lại, mới đây thôi, bạn tôi trong một buổi ra mắt sách có hàng trăm người đến tham dự. Chiếc xe van chở đầy sách và người ta ùa vào giành giựt nhau mua, chỉ trong vòng vài phút đồng hồ cái xe van trống rỗng và có đến vài trăm người còn lại đứng đầy trong một bãi đậu xe chật hẹp của một ngày chủ nhật. Nó nói thật lớn và người ta cười ồ thật ngộ nghĩnh như tán thành với nó: "Kẻ thắng viết Lịch Sử, Kẻ thua viết Hồi ký, kẻ dại mua hồi ký". Những hồi ký kia rồi cũng nằm gọn một góc phòng hay trong một thùng giấy trong một garage đậu xe như cuộc đời của những anh hùng và là kẻ bại trận sau cuộc chiến dài.
Lúc về Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế hồi xưa gọi là Quyết thắng ,nó ở trong khu cấm, khu vực của Đoàn công tác 68, tường cao cổng kín, những cây ăng ten loại liên lạc tầm xa, tường sơn màu vàng trứng gà màu đậm và tăng thêm vẻ huyền bí của khu vực. Khóa sinh không được vào ra, những chuyến công tác thần sầu quỷ khốc được xuất xuất phát từ khu cấm này.
Gần 3 năm trôi qua nó sống bằng ống dẫn thức ăn vào bao tử, ngay giữa ức của nó. Nói là thức ăn chứ đây là hỗn hợp chế biến những gì cần thiết để nuôi sống, một hợp chất màu hồng và đục trong ống nhựa nối liền cái máy lắc lư chuyển dẫn đồ ăn vào cơ thể.
Ngày tháng vẫn bình thản trôi qua,nó vẫn nằm đây. Tuy bán thân bất toại nhưng trí óc nó minh mẫn, đôi khi còn minh mẫn hơn những người đi đứng bình thường. Nó vẫn tiếp nhận, những sinh hoạt trong đời sống, nó vẫn nghe rõ những cuộc đàm thoại của ý tá với bệnh nhân, mắt vẫn theo dõi cái TV giường bên cạnh rĩ rã ngày đêm. Nó nghe tiếng Việt, tiếng Mỹ, tiếng Tàu, Quảng đông, Quan Thoại hoặc Triều châu Phúc Kiến nó nghe rất sỏi nên nó ghi nhận tất cả.
Mày thích CD nghe nhạc không tao đem lên cho". Nó lắc đầu.
" Mày muốn có một cái T.V. không "" Nó cũng lắc đầu.
"Mày nằm đây có buồn không"".
Nó im lặng với cái nhìn thật đăm chiêu. Nó nằm đây đã ba năm qua và chịu đựng được sự liệt bại của cơ thể. Nhưng nó còn có cái đầu, nó suy nghĩ những gì chỉ có mình nó biết. Tôi nhớ ngày xưa khi còn chung trong nhóm nhảy Toán, khi thích thú, nó cười lớn tiếng, sằng sặc không dứt. Khi không thích thì nó đưa ngón tay giữa lên. Nó luôn luôn lạc quan, coi thường sanh tử, anh em đã gọi nó với một cái tên gọi mới mà nay, cả bệnh viện ai cũng biết Topper là nặc danh của nó.
Hôm Sinh Nhật nó, ngày cuối của tháng bẩy mưa ngâu, sinh nhật chẳng có đèn cầy, bánh ngọt chẳng rượu vang và bè bạn. Sinh nhật mà có người lên thăm là vui rồi, nó tiếp tục suy nghĩ, những gì đi qua cuộc đời nó gia đình, chiến hữu tất cả đi xa ngoài tầm tay, chiếc giường ôm bám cuộc đời còn lại và sự sống nó có được mỗi ngày nó cho là hạnh phúc nhỏ, nhỏ của mọi người nhưng rất lớn đối với nó. Đứa em gái vẫn cố gắng đến thăm nó thường xuyên tuy đời sống khó khăn hơn, và một ngưòi bạn nó quen từ cái thời tỵ nạn bên đảo Wake, quen nhau hơn 30 năm rồi vẫn đến thăm đều đặn mỗi lần đến đều chia xẻ những buồn vui.
Thằng Khanh lặn lội từ San Francisco đến thăm thằng Huệ, hai đứa nó cùng Đoàn với nhau và những ngày cuối của cuộc chiến. Lúc mà ai cũng cao bay xa chạy, tụi nó đi hành quân lấy tin tức cho Biệt Khu Thủ Đô. Ngày 21 tháng tư Tổng Thống Thiệu từ chức, vài ngày sau đó Đại tá Giám Đốc của nó cũng đi Đài Loan cùng Tổng Thống, nó vẫn đi hành quân và bị thương ở vòng đai Sài gòn. Rồi toán nó triệt xuất, Toán thằng Thịnh bạn nó vào thay cho nó hành quân tiếp tục. Sáng 28 tháng 4 mới sáng sớm thằng Thịnh bị một mìn đặc biệt và sức tàn phá dữ dội, Thịnh bị mù một mắt, cụt một chân và cơ thể chỗ nào cũng có miểng ghim. Anh Đa Liên Toán trưỏng đi đón Thịnh ở cầu Xa Lộ, Thịnh được đưa lên đủ loại xe, đủ loại người khiêng. Cuối cùng, đến được chân cầu Xa Lộ và đưa tới bệnh viện Cộng Hòa. Hơn hai tuần sau bệnh viện thay chủ, nó bị đuổi ra đường với những vết thương còn lỡ loét, mưng máu mủ. Dân chúng lén lút góp tiền cho, Thịnh về được quê ở miền Trung.
Bây giờ đã hơn 30 năm sau Khanh luôn nhắc Huệ và khâm phục thằng Huệ là dân đi Toán nhà nghề. Lúc mấy sư đoàn Việt Cộng bao vây Sài gòn tụi Việt Cộng điạ phương đều xử dụng M16 và trang phục như phe ta đi đầu để đánh lạc hướng, nhưng không bao giờ lọt qua mắt thần của thằng của Huệ. Nó ra dấu và cho toán bất động khi có địch, thằng Khanh đang phân vân thì bên kia nổ súng trước, lúc đó Khanh mới hiểu ra, muốn biết bạn hay dịch phải nhìn chân mới biết. Thằng Khanh hú hồn, nó nói thằng Huệ nhìn cách di chuyển cũng biết là ta hay địch chứ không cần phài xem dép râu.
Bây giờ nó nằm đây tiếp tục suy nghĩ và lắng nghe tiếp cuộc đời cho những ngày còn lại. Cái hôm điện thoại tới Sở An Sinh Xã Hội để lấy hồ sơ nộp cho bệnh viện này, bên kia đầu giây người phụ trách trả lời: "He never have any documents, He never working in the past 30 years" are you kidding"".
Trời ơi là trời! Ba mươi năm nó đi làm không bao giờ khai báo cho An Sinh Xã Hội. Nó sống ở đây mà như là sống ở thành Hồ, không có hộ khẩu. Bà ta hỏi tiếp: "Ông ấy có Quốc Tịch Mỹ hay chưa" Tôi cần giấy tờ chứng minh". Không ai biết nó làm gì" Giấy tờ cất ở đâu" Ccó chứ, tôi trả lời, tôi thấy nó có Passport màu xanh dương đàng hoàng. Nó không có một tờ giấy lộn để chứng minh nó là công dân Mỹ đểà làm thủ tục nhập viện . Cả tuần sau ông anh lớn của nó điện thoại cho biết có tìm được giấy ghi danh đi bầu, thôi có còn hơn không. May là bà già Mỹ này có cảm tình với cựu quân nhân nên O.K. cho nó ngay.
Từ ngày dọn về đây cơ sở này khang trang, người ta cũng lo cho nó chu đáo hơn. Bây giờ mỗi ngày nó được đẩy xe lăn ra phòng ngoài xem ông đi qua, bà đi lại mỗi ngày 4, 5 giờ đồng hồ rồi mới đẩy vào giưòng. Nó cảm thấy yêu đời hơn, đó là sinh hoạt duy nhất mà nó đang thụ hưởng như mỗi khi lên thăm đút chui cho nó vài muỗng cà rem loại kiêng ăn .
Bạn bè vẫn tới lui thăm nó. Thằng bạn vừa thăm ra về, thì trên mặt nó hiện ra vẻ thoải mái khi tiếng nhạc cất lên từ ngoài hành lang: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. ..! Những tấm lòng. Của nó và của bè bạn. Của các nhóm nhảy Toán, những biệt kích anh dũng đã vào sanh ra tử trong cuộc chiến Việt Nam.

Thiếu Uý Phạm Hòa
Nha Kỹ Thuật/ BTTM/QLVNCH

Ý kiến bạn đọc
21/05/201508:41:27
Khách
Bài viết thật sống động và xem lại như một cuốn phim quay chậm về cuộc đời của một chiến binh Biệt Kích
07/02/201100:48:40
Khách
Toi rat thich doc chuyen ve nhung nguoi chien si VNCH anh hung va qua cam. Cam on tac gia da thuat lai cau chuyen.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,496
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.