Hôm nay,  

Việt Kiều

01/12/201000:00:00(Xem: 194355)

Việt Kiều

Tác giả: Minh Thành
Bài số 3056-28356-vb4120110

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm"; Ba bài gần đây là "Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển", "Cô Dâu Mỹ" và “Tuổi Hồi Xuân”. Sau đây là bài viết mới nhất.
                                                            ***

Cái ngày Trang bỏ nhà  trốn theo người yêu vượt biển là một ngày náo động cả  thị trấn bé nhỏ. Cái phố thị nhỏ bé ấy gồm những gia đình ai ai cũng cũng như có liên hệ họ hàng,  dây mơ rễ má vòng vo...  bất cứ chuyện gì cũng chúi mũi vào thọc mạch.
Tại đây,  một cô gái xinh đẹp bỏ nhà trốn theo trai qủa là một chuyện động trời. Câu chuyện được truyền miệng từ người này sang người kia, có sức công phá mạnh như một trái bom.  Khắp cả xóm từ trong nhà, ngoài ngo,  chỗ này một nhóm, chỗ kia một cụm thì thầm cái chuyện ai cũng biết, đã nghe nhưng họ vẫn muốn nghe lại, kể lại tưởng chừng như họ chưa được nghe, chưa được kể bao giờ. Cứ sau mỗi lần lặp lại thì câu chuyện được thêm muối dặm mắm cho đậm đà hơn, gay cấn hơn do đó càng hấp dẫn hơn, dù cuối cùng, nó chỉ còn giữ lại một tí ti sự thật. Trong hoàn cảnh này, thầy u Trang là những người khổ tâm nhất.
Gia đình Trang không sống ở mặt phố mà sống phía sau lưng phố. Ngôi nhà tranh cũ kỹ hiền lành thường ngày ẩn mình sau những búi tre, bụi cỏ rậm rạp với con đường đất lầy lội bẩn thỉu không ai thèm để y.ù Bỗng dưng, sau việc Trang  trốn đi, bỗng rầm rập người qua kẻ lại. Người cớ nọ, cớ kia đều vờ vit đi qua , nhìn vào căn nhà cũ nát cốt chỉ "bắt tận tay , day tận mặt"  hai đấng sinh thành ra Trang đang sống dở chết dở với nỗi  nhục nhã vì có con gái " trốn nhà theo trai"! Có con trốn nhà theo trai bình thường đã là sự tủi hổ của cha mẹ. Đằng này, Trang còn dại dột đến nỗi trốn theo người yêu là con trai của gia đình đang bị đuổi chạy trối chết  khỏi Việt nam vì một cuộc chiến giữa hai nước chuẩn bị bùng nổ mà họ chẳng hề dự phần liên quan dính líu chút nào!
Dù giận, ghét con cách mấy. Thầy u Trang cũng đành ngoài mặt cửa đóng then cài tránh sự nhòm ngó của láng giềng. Bên trong họ bàn tính mọi cách đi tìm con, cứu nó về nhà. Phải làm thật nhanh vì nó đã liều mình, bỏ cả gia đình, cha mẹ. Bỏ cả công việc để trốn theo người yêu thì nó sẽ lẩn trốn tới cùng. Nửa đêm, U Trang đã dậy nấu cơm nắm muối vừng gói lại cẩn thận cho chồng bọc mang theo trên đường đi tìm con trong  tuyệt vọng! Họ không có một manh mối nào về đường đi nước bứoc của con gái!
Nhà thầy u của Trang nghèo mạt rệp. Mấy sào ruộng đất bạc màu cấy những cây lúa èo uột chỉ đủ ăn cho cả gia đình sáu tháng trong năm. Tất cả các con đều vất vả giúp bố mẹ làm việc từ nhỏ nên đứa nào cũng chỉ học được tới lớp năm lớp sáu là bỏ học, vào trong mỏ nhặt than rơi vãi đem về bán cho những gia đình có hàng quán buôn bán ngoài thị trấn để lấy tiền mua gạo. Quần quật làm ngày đêm không có thời gian chơi bời giao tiếp nên đứa con nào của ông bà cũng hiền lành, chất phác.
Trang là người con thứ ba trong gia đình có tám con. Cũng như những người anh chị, em, cô chỉ học hết lớp sáu là ở nhà giúp gia đình. Khi đủ mười tám tuổi, cô đi thực hiện nghĩa vụ thuỷ lợi . Vốn con nhà nghèo chịu thưong chịu khó, sau một tháng hoàn thành nhiệm vụ, Trang được công ty thuỷ lợi giữ lại làm công nhân ăn lương đàng hoàng. May mắn vậy nhưng Trang vẫn còn nhấp nhổm tìm công việc khác tốt hơn . Trang có một ý chí mãnh liệt là cô không chịu đầu hàng số phận. Ngoài ra,  Trang  còn một lợi thế nữa là cô đẹp, rất đẹp là khác. Và cô biết dùng sắc đẹp của mình để chinh phục, để tiến thân .
Nhan sắc mơn mởn của  cô gái mới lớn có  sức hấp dẫn mấy cậu "công tử" phố lẻ của thị trấn. Đó là những cậu "công tử" thanh niên choai choai được sinh ra từ  những nhà có tí "máu mặt" ở vài gia đình có nhà mặt phố. Trình độ thấp nhưng cô tương đối thông minh và nhanh ý. Nhờ sắc đẹp hơn người, Trang đã lọt vào tầm ngắm của Tuấn, một thanh niên bảnh trai, có chí, đang theo học trung cấp kế toán. Cái đáng kể ở đây là Tuấn xuất thân từ gia đình  giàu có hơn gia đình Trang rất nhiều.
Nhà Tuấn là một căn nhà hai tầng bề thế ở trung tâm thị trấn . Căn phòng rộng sát mặt đường được ngăn làm đôi. Một nửa mẹ anh dùng làm cửa hàng may đo. Nửa còn lại, bố anh mở tiệm chụp ảnh. Cả hai tiệm đều đông khách nên có thể nói gia đình anh có đời sống sung túc nhất nhì ở thị trấn này. Khi biết Tuấn yêu Trang, gia đình anh không bằng lòng. Mẹ Tuấn là người tỏ thái độ lạnh lùng với Trang hơn cả! Bà hay bóng gió đánh tiếng cho Trang biết là gia đình bà phản đối chuyện này. Tuấn cương quyết bác bỏ ý kiến của mẹ và ra mặt bảo vệ người yêu bé bỏng. Chàng hứa sẽ cưới Trang trong cả trường hợp nếu gia đình không cho cưới! Chàng tin mình có thể tự lập được và có khả năng đem lại hạnh phúc cho Trang... Tuy vậy, Trang vẫn lo lắng về nhà khóc và phàn nàn với u. U Trang khuyên con gái nên chiều chuộng, ngoan ngoãn với Tuấn nhiều hơn  và không bao giờ được tỏ cho Tuấn biết là Trang không ưa và sợ mẹ anh. Bà dạy Trang phải phục tùng Tuấn mọi điều và cố tìm cách lấy lòng mấy người chị em của Tuấn . Lúc nào cũng phải tỏ ra lễ phép, kính phục bố mẹ Tuấn...
Sự kiện chiến tranh biên giới có nguy cơ bùng nổ  giữa hai nước láng giềng "Núi liền núi, sông liền sông",  thình lình bỗng đảo lộn trật tự xã hội  trong một sớm một chiều. Gốc gác gia đình Tuấn bị phát giác có liên hệ  máu huyết với người Hoa từ thời ông bà bên nội xa xưa . Đùng một cái , gia đình Tuấn trở thành đối tượng bị theo dõi, bị xua đuổi!


Đối với xã hội dưới mắt mọi người thì bây giờ Tuấn và gia đình anh đã trở thành những người thất thế! Rất yêu Trang nhưng Tuấn sợ sẽ làm khổ Trang nên anh nói sự thực cho Trang biết tình trạng bi đát này. Cùng thời điểm đó, người ta xôn xao bàn tán về  khu kinh tế mới ở tỉnh Lâm đồng sẽ được lập ra để đưa những người Hoa chính gốc hoặc có liên hệ huyết thống vào đó khai hoang! Gia đình Tuấn quyết định sẽ đi khu kinh tế lập nghiệp và làm lại từ đầu! Tuấn khuyên Trang tạm thời lánh mặt đợi coi tình hình rồi sẽ liên lạc với nhau sau! Rồi khi biết đó chỉ là điều viển vông, gia đình anh mới tính đường vựot biển! Điều này còn phiêu lưu mạo hiểm hơn cả đi khu  kinh tế!  Tuấn không muốn Trang phải hy sinh cho anh vì cả nhà anh đang phải đối đầu với một  tương lai mù mịt chưa biết sẽ biến chuyển ra sao nên anh cố tình tránh gặp Trang để cô quên anh đi! Mẹ Tuấn lúc này mới hiểu rõ tình yêu tha thiết của Trang dành cho Tuấn cũng như hiện tại, bà phải hàng ngày chứng kiến sự đau khổ vật vã của con trai nên bà lén gặp Trang nói cho cô biết mọi chi tiết cuộc ra đi của gia đình. Bà gợi ý nếu Trang muốn , bà sẽ coi Trang như người con trong gia đình và dĩ nhiên bà đài thọ mọi chi phí để Trang đi cùng.
Trang yêu Tuấn thật sự. Cô không thể sống thiếu anh.  Tình yêu đã biến cô gái ít học nhưng chung thủy trở nên can đảm, liều lĩnh. Trang quyết định  bỏ nhà theo gia đình người yêu vượt biển . Cô khóc ngất trong tay mẹ Tuấn, van xin bà đừng bỏ cô!  Mẹ Tuấn lên kế hoạch cho Trang và  chỉ dẫn tỉ mỉ từng chi tiết . Theo đó, Trang  chỉ xuất hiện vào phút cuối để giữ được bí mật với gia đình cô đồng thời tránh cho Tuấn khỏi lâm vào tình trạng khó xử! Bà cũng biết vào tình thế lúc này, rủ Trang đi theo cũng chẳng khác gì lợi dụng tình yêu của cô để lôi cô vào một cuộc sống bấp bênh đầy rủi ro của gia đình bà mà lẽ ra cô không phải đương đầu . Lòng thương con của người mẹ đã khiến bà quên hết cả đạo lý. Bà không muốn  nhìn con bà phải chịu đựng đau khổ vì mối tình đầu tan vỡ. Bây giờ bà thấy ân hận  về cách đối sử trước đây bà dành cho Trang...  Gia đình Trang cũng lường trước điều này nên họ trói cô nhốt ở trong  nhà suốt cả tuần khi  gia đình Tuấn rụch  rịch chuẩn bị ra đi.  
Phút chót, Trang đã thuyết phục được người em trai cởi trói, nửa đêm trốn nhà theo gia đình người yêu vượt biển. Thầy u Trang đã tìm cô khắp nơi không ra. Sau này còn có tin cô bị bắt và đang ở  trong tù làm cho cả nhà khóc cạn hết nước mắt!
Câu chuyện hư hỏng của cô chỉ dừng lại và xoay chiều đột ngột khi gia đình cô nhận được lá thư đầu tiên  gửi về từ miền đất tuyết băng vùng Bắc Mỹ. Những bức hình chụp Trang mặc váy áo lộng lẫy đứng cạnh chồng con bên chiếc xe hơi bóng lộn đã làm cả họ mạc tự hào. Những thùng quà gửi về liên tục được cả xóm tới xem trầm trồ khen ngợi.
Năm 1990, vợ chồng Tuấn và Trang trở về thăm thị trấn cũ này, khi đã trở thành Việt kiều. Suốt trong tháng Trang về thăm nhà. Hàng xóm nườm nượp tới thăm. Họ vây kín nhà cô từ sáng sớm đến nửa đêm. Họ hể hả nhận những món quà nhỏ có giá trị mà vợ chồng cô mang về. Ai cũng vui vẻ và tỏ ra dễ dãi, sởi lởi một cách không thể tin nổi so với cái thời cô phải leo rào nhảy ra ngoài trong đêm tối để đi theo tiếng gọi của con tim! Vết thương ở chân bị mảnh chai cứa rách khi cô ngã xuống đêm hôm đó đã thành một vết sẹo  sần sùi sâu dài làm cô không thể mặc váy ngắn khoe đôi chân trần gợi cảm! Cô cứ tiếc nếu mười một năm trước đây, bố mẹ  họ hàng  không ngăn cấm cô,  không tìm cách chia cắt hai kẻ yêu nhau mà để cô đàng hoàng xách túi ra cửa chính đi theo người cô yêu trong lúc anh gặp hoạn nạn thì làm sao cô bị lưu lại vết sẹo xấu xí này!
Nhà cô giờ được xây lại khang trang  với đồ đạc chất  đầy ăm ắp tỏ rõ  nếp sống sung túc khác hẳn một trời một vưc so với thời cô còn thơ ấu.
Nhưng cũng đúng vào lúc hàng xóm râm ran bàn tán và khen cô hiếu thảo, ngoan ngoãn,  thì Trang cũng thấu hiểu hết nỗi nhục nhã gia đình cô đã phải hứng chịu khi có con bỏ nhà  theo trai.
Mấy bà bác họ còn cứ bô bô nói như chốn không người rằng khi cô về lại Bắc Mỹ cố tìm  vài người chưa vợ chưa chồng để mai mối cho lũ cháu! Mạnh mồm nhất lại là bà cô ruột nghiêm khắc đạo mạo của ngày xưa!  Bà cô mà cả họ nhà Trang ai cũng coi trọng lời nói và uy tín của bà một cách tuyệt đối vì bà là người có học cao nhất trong dòng họ.
Ngày gia đình Tuấn ra đi, bà là người quyết liệt nhất trong việc thúc đẩy thầy u Trang phải nhốt cô lại và cử người canh chừng! Bà đã phân tích cho tất cả họ mạc thấy mối nhục nhã ụp lên đầu  nếu để Trang trốn thoát! Bà đã tình nguyện sẽ tự mình làm công việc trừng phạt đứa cháu  hư hỏng, đĩ thõa bỏ nhà theo trai bằng cách  "cạo đầu bôi vôi"  nếu thầy Trang tìm được cô để làm gương cho kẻ khác!
Bây giơ,ø bà hùng hồn lập luận về tình yêu! Bà không cần biết họ tên , tuổi tác, nghề nghiệp của đối tượng bà muốn chọn cho con cháu! Bà chỉ cần người đó đang ở Mỹ là đủ!  Bà còn dẫn chứng "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" để  chứng minh tình yêu sẽ nảy sinh dễ dàng! Hay nhỉ, mới có hơn mười năm mà tư tưởng của người "cầm cân nẩy mực" về chuẩn  mực đạo đức của dòng họ, gia đình  thay đổi ngược hẳn  như xã hội đã trải qua hàng thế kỷ! Không quen biết nhau mà cứ ấn vào chung phòng cũng sẽ tạo  thành  tổ ấm hạnh phúc như bà thuyết giảng cho cả họ hàng đang chăm chú nghe một cách kính phục.
Trình độ uyên bác, nhìn xa thấy rộng  của bà thì cũng khó hiểu như chục năm trước đây, khi bà cùng tất cả mọi người tìm đủ mọi cách cắt bỏ tình yêu chung thủy cùng lời hứa "trọn đời bên nhau" của Trang và Tuấn!
Trang nhìn bà, cười với bà, mà bâng khuâng tự hỏi phải chăng cái đạo đức xã hội chủ nghĩa ở quê nhà mấy chục năm qua đã khiến bà thay đổi.
Minh Thành

Ý kiến bạn đọc
28/02/201322:00:53
Khách
OK
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến