Hôm nay,  

Ý Nghĩ Mùa Đông: Stop!

24/11/201000:00:00(Xem: 917705)

Ý Nghĩ Mùa Đông: STOP!

Tác giả: Phan
Bài số 3049-28349-vb4112410

Tác giả là một nhà báo, từng trong nhóm chủ trương Tuần báo Trẻ tại Dallas. Bài viết ngắn của ông là một suy ngẫm đặc biệt.

***

Chúng ta có thể thấy tấm bảng mang chữ “Stop” khắp nơi trên địa cầu, cho dù được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng nội dung là “dừng lại”. Tấm bảng nói lên bản chất con người: không biết dừng lại tự nguyện trước lòng tham, thú tính và hiểm nguy nên người ta mới gắn bảng “Stop” trước tư hữu của người khác, nơi công cộng hay vực thẳm, đèo cao…
Cứ tưởng tượng ra một ngày tấm bảng mang chữ “Stop” chỉ còn trong viện bảo tàng như mũi tên đồng của người tiền sử. Loài người đã biết tự dừng lại thì thế giới hoà bình, quan toà thất nghiệp, nhà tù đóng cửa. Những ý nghĩ không tưởng trong đầu tôi thoáng hiện khi đi đóng ticket cảnh sát vì tội không dừng hẳn xe trước bảng “Stop”, rồi lời hay ý đẹp thoáng mất theo dòng sống đua chen…
Một buổi sáng năm nào, tôi lái xe trong xóm nhà vắng vẻ, có bà cụ Việt Nam ngơ ngác bước thấp bước cao... Nhìn gương mặt hớt hải của cụ trong kính chiếu hậu, không thể đi luôn. Tôi trở lại hỏi cụ đã lạc đường phải không. Cụ mếu máo, sau khi con cháu đã đi học đi làm, cụ thấy nắng đẹp, định bụng ra khỏi nhà, đi loanh quanh trong xóm cho giãn gân giãn cốt. Trước nhà cụ có tấm bảng “Stop” màu đỏ, chữ trắng. Nhưng giờ đây trước mắt cụ có  nhiều ngôi nhà nằm ở ngã tư đường, có tấm bảng “Stop” trước nhà nhưng không phải nhà cụ.
Thì ra biết “dừng lại” cũng chưa đủ! Phải dừng lại ở đâu, đúng lúc đúng chỗ.
Một hôm đọc báo, thấy chữ nghĩa trong nước đã biến dạng theo chủ nghĩa xã hội. Giữa Hà nội ngàn năn văn vật, một cửa hiệu buôn bán, không muốn khách hàng vô tiệm kế bên mà đậu xe trước tiệm mình, nên thương chủ đã cắm bảng, “Đi chỗ khác” cũng dùng hình dạng và màu sắc của tấm bảng “Stop”. “Đi chỗ khác” thay vì “xin đừng đậu xe” hay “chỗ đậu dành riêng cho tiệm…” Nói tóm lại là tấm bảng hiệu không cho đậu xe, nhưng ngôn ngữ và nho nhã của người Hà Nội đã chết thẳng cẳng. Một Hà nội thô lỗ, cộc cằn đang là thủ đô Việt Nam. Buồn.


Sáng nay tuyết rơi. Tivi không nói học trò được nghỉ. Thằng cu hậm hực phải đi học, không được ra chơi tuyết. Ngồi sau xe bố chở đi học, nó bấm lia bấm lịa cái máy ảnh. Miệng luyên thuyên những câu ngây ngô tuổi nhỏ… “Tội nghiệp mấy con bò bạn con quá! Tụi nó đứng ngoài trời tuyết có lạnh không" Sao người ta không cho nó vô nhà, mở heat…” 
Ngoài trời bông tuyết bay, bao người bất đắc dĩ mới phải ra đường. Hìa, người bản xứ kia đi bộ trên con đường trơn trợt, thời tiết giá băng để đến trạm xe buýt…  Trong thời tiết này, có bao người được ấm bụng với bữa sáng no nê như nó, bao người không có chỗ dung thân. Vậy mà hắn, người di dân được lái xe có máy sưởi, chở con đi học.
Đã tới đường vào  trường, vẫn thấy bà cụ già cầm cái bảng “Stop” ngăn xe cho đám nhóc học trò băng qua đường. Bà cụ co ro trong tuyết bay, cầm cái bảng “Stop” lộn đầu.
Bảo thằng cu chụp cho tía tấm hình người cầm bảng “Stop”. Những người làm công việc này thường lớn tuổi, đã về hưu và có lòng yêu thương trẻ nhỏ, tinh thần xã hội cao, chứ lương bổng bao nhiêu.  Bà đã dừng lại đúng lúc, đúng chỗ của tuổi già. Tấm bảng không cần cho bà nữa nhưng còn cần cho nhiều người chỉ vì sợ mình trễ vài phút mà bất chấp sinh mạng học trò, thích vui giỡn trên đường đến lớp, có thể chạy băng qua đường rất bất tử thì sao.
Dù sao, tấm bảng “Stop” lộn đầu trong một sáng mùa đông, tuyết bay rợp trời. Sự thầm lặng đến với tuổi học trò của bà cụ là sự đóng góp lớn lao với xã hội. Ngược với những nhân danh đủ thứ lớn lao trên đời, xua người ta vào chỗ chết chỉ để mưu đồ đảng phái bá vương.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,401,338
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến