Hôm nay,  

Họp Mặt

25/10/201000:00:00(Xem: 130557)

Họp Mặt

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3025-28325-vb2102510

Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Sau đây là bài viết thứ hai.

***

Chuông điện thoại reo vang. Chi Tư ở Phú Phong, nhà sách Hưng Bình, gọi cho tôi.
- Mười mấy năm trời nay không gặp, chị qua thăm con. Nếu em rảnh chiều nay đến thăm chị.
 Tôi tìm nhà Robert, con chị Tư, không mấy khó khăn. Tay bắt mặt mừng, chị Tư giờ đã thay đổi nhiều, tóc bạc trắng, đi đứng khó khăn vì bệnh phong thấp. Chị Tư dẫn tôi xem nhà mới của con mình. Tôi trách chị:
- Sao chị không cho em biết hôm nay là ngày ăn tân gia để em mua chút quà cho cháu"
- Chị thích như vậy, em tới đây là chị vui rồi, quà cáp mà làm gì. Em thấy không, hôm đám cưới Robert không có cái màn chào bàn. Đối với chị, cái tình là quan trọng nhất. Mình là dân Bình Định mà "thàng" nghĩ sao nói vậy, không màu mè giả dối.
Chị dẫn tôi tới giới thiệu với chị Lợi và chị Nhàn ngồi cùng bàn, bạn của đứa con gái lớn của chị.
- Đây là Tín, thuộc lớp nhỏ, học sau em cở bốn lớp, đồng hương với chị, cũng người quê ở Phú Phong. Các em nói chuyện với nhau, chị còn phải đi tiếp các bác mới tới.
Tôi tự giới thiêu mình với hai chị ngồi cùng bàn,lớn hơn mình cở chừng năm tuổi :
- Em sinh ở Phú Xuân, nhưng lớn lên ở Qui Nhơn, làm giáo viên dạy cấp hai ở Quang Trung được năm năm thì vượt biên qua  Mỹ năm  83. Hiện em đang làm nghề grocery.
Lợi:   
- Hồi mình mới qua, mình có làm cho Seven and Eleven một thời gian. Vui lắm! Ngày nào đi làm về tiền cũng rủng rỉnh đầy túi. Một cây kẹo gum 25 cent mà mình bán hoài suốt ngà , mình để cây gum gần máy tính tiền, người nào mua nhiều món, mình tính tiền thêm cây gum. Khách mua beer lẻ, mình không bấm vào máy, đợi cho đủ  6 lon, mình mới bấm vào 6 pack là kiếm được $2 đồng. Có ngày mình kiếm được $100. Còn đồ dùng trong nhà như sữa, bột giặt, xà phòng, giấy toilet khỏi phải mua.
Tín:   
- Em mà làm như vậy thì mất hết khách, tiệm em nhỏ nhưng khách cứ trở đi trở lại hoài là vì em không overcharge khách. Còn bây giờ thì chị làm gì"
- Chồng mình làm broker, còn mình mở văn phòng khai thuế, giữ sổ sách, xin license beer, food cho các tiệm. Mình còn đại diện cho các văn phòng luật sư. Mình không chịu khổ cực thức khuya dây sớm để kiếm tiền như bà được Mình kiếm tiền dễ dàng lắm. Có một lần, một bà chủ tiệm gọi mình đến bão lãnh ra vì tội bán beer cho người dưới 21 tuổi, mình dẫn bà ấy đi đóng tiền phạt ở Texas Alcohol Beverage trong vòng hai giờ, mình kiếm được $1500. Còn Nhàn" Chị qua đây lâu chưa chị "
Nhàn:
- Em qua năm 80. Hai vợ chồng đi làm hai jobs. Sau 10 năm em pay off được căn nhà. Bây giờ em nghỉ ở nhà lo cơm nước. vườn tược. Chỉ có mỗi một mình ảnh đi làm để trả bills và mua sắm lặt vặt. Em nhớ cái vườn em ở Việt Nam, cho nên suốt ngày em lo chăm sóc vườn rau đằng sau nhà: Đào ao, đánh luống,làm hàng dậu thưa giống y như đang ở quê nhà. Em không có con cái,nên cũng chẳng muốn kiếm nhiều tiền để mà làm gì, chỉ để dành chút đỉnh tiền trong tiết kiệm để phòng khi già yếu.
Tín:
- Hai chị có thường đi chùa, đi họp nhóm Quang Trung không" Em đi làm tối ngày không có thì giờ họp nhóm. Rảnh giờ nào là em lo dạy con học tiếng Việt, dạy con biết lễ nghĩa, không quên mất cội nguồn.
Lợi:   
- Mình đi chùa mỗi cuối tuần. Sáng đi chùa, tối họp nhóm hoặc party ở nhà. Mình không có bạn bè là mình chịu không được. Mình làm công quả, đóng góp xây dựng chùa chiền. Mình làm phước thật nhiều ,hy vọng khi chết đi mình sẽ được lên thiên đàng và các con của mình sẽ hưởng đươc phước báu mà mình để lại.
Nhàn: 
- Chồng mình đi làm khổ cực năm ngày một tuần. Mình thường để dành hai ngày cuối tuần sống riêng cho hai vợ chồng. Nhàn không thích đám  đông. Mình sửa soạn bữa ăn ngoài trời thật chu đáo. Sáng thứ bảy, mình lái xe đi ra ngoại ô thật sớm, ảnh ngồi bên cạnh ngủ gà ngủ gật, bù lại những ngày quần quật bên cái máy tiện. Nhàn thích nhìn bình minh lên, mặt trời lặn giữa cảnh trời đất bao la, giữa những cánh đồng bát ngát. Hai bà có bao giờ trải qua đêm trong cái túi ngủ trên bãi cát vắng bao giờ chưa" Giữa cảnh trăng thanh gió mát, nghe tiếng sóng vỗ rì rào làm cho mình lâng lâng, sảng khoái.
Chị Tư ngắt lời chúng tôi:   Để tôi ra vườn mời các anh vào dùng cơm chung với các chị.
Robert:  
- Con đã mời nhưng các anh không muốn vào. Mấy ảnh nói là ăn ở ngoài vườn thoải mái hơn. Mấy ảnh đang nói chuyện về các bà có vẻ tương đắc lắm. Con đã dọn sẵn dồ nhậu đầy đủ trên bàn với một cooler đá dầy beer.
Chị Tư:  
- Thây kệ tụi nó, lâu lâu mới gặp nhau, tha hồ mà tố khổ vợ con. Thôi! Các em cứ ăn đi, cứ tự nhiên như ở nhà .
Hải:  
- Nhìn cảnh nhà Robert làm mình nhớ tới nhà mình ở Phú Thọ. Cũng dàn mướp hương, hàng rào dâm bụt và hòn non bộ giống y như vầy . ( thở dài) Giờ thì không còn gì nữa !
Sơn:  
- Chị Thoa đâu" Em nhớ hồi xưa chỉ đảm đang lắm mà ,tay liền miệng, miệng liền tay. Vừa đi dạy vừa bán quán, không ai lanh bẳng chị ấy.
Hải:  
- Quả ngọt mà đem trồng ở đất lạ cũng thành quả chua! Hồi mới qua, Thoa đi làm suốt ngày, ngày nào cũng nói có overtime, có khi tối mịt mới về tới nhà. Mình đâu có ngờ rằng vì muốn mau lên lương, Thoa nịnh bợ ông supervisor. Mua đồ cho nó ăn, rồi từ từ đi đến chỗ ăn uống, hẹn hò với nó. Mình tin tưởng vợ, cho nên không nghi ngờ gì hết, cứ tưởng là Thoa đi làm overtime mỗi ngày. Overtime riết cho đến một ngày Thoa không về nhà nữa, tiền bỏ chung trong ngân hàng Thoa rút hết sạch.


Tân:  
- Cũng đỡ hơn vợ tôi. Tôi thương vợ cho nên không cho vợ đi làm . Tôi đi làm hai jobs. Cuối tuần còn theo tàu đánh tôm kiếm thêm tiền, mục đích là để cho mẹ con nó được sung sướng. Ai dè năm ngoái tôi cho một người đồng hương  với vợ tôi share phòng. Thằng đó nhỏ hơn vợ tôi 10 tuổi, tôi coi như em út trong nhà. Hôm đó tôi làm ở hãng ra, xe mới của tôi bị ai lấy mất, tôi gọi cảnh sát đến làm report rồi đi taxi về  nhà. Về đến nhà, cửa khóa bên  ngoài, hai đứa nhỏ la khóc rân bần vì bị mẹ nhốt trong nhà, từ sáng đến chiều mà chưa ăn gì hết. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra" Dẫn con đến ngân hàng rút tiền để đưa con đi ăn tiệm. Không bao giờ tôi ngờ đươc! Vợ tôi đã lấy hết tiền, trốn đi với người thuê phòng còn tới hãng lấy xe mới của tôi đi xây tổ uyên ương ở tiểu bang khác. Cho đến nay vẫn biệt vô âm tín, không liên lạc  thư từ hay điện thoại thăm hỏi hai con.
Sơn:  
- Tôi có khác chi hai anh. Tôi bão lãnh vợ tôi ở Viêt Nam sang,chìu chuộng hết mực. Muốn cái gì là tôi mua ngay cho cái đó. Nhưng có một cái mà tôi không thể  cho được đó là tuổi thanh xuân của tôi. Tôi quá già so với Nguyệt. Mỗi tối thứ bảy, Nguyệt đòi đi vũ trường , tôi lại muốn ở nhà thư giản sau năm ngày làm việc mệt mỏi. Sáng chủ nhật Nguyệt muốn đi nhà thờ để có dịp se sua với chúng bạn, tôi lại muốn lái xe xuống biển để hít thở không khí trong lành. Đồng sàng dị mộng làm cho khoảng cách giữa tôi và vợ tôi mỗi ngày một cách xa. Cho đến một ngày Nguyệt làm quen được một anh chàng khá đẹp trai, học cùng khóa ESL với nàng. Nguyệt về nhà đòi ly dị, tôi đồng ý và bước ra khỏi nhà với cái va ly quần áo. Tôi để lại nhà cửa với tất cả  đồ đạc trong nhà cho Nguyệt. Hai người chính thức chung sống với nhau ngay chính trong căn nhà của tôi. Nhưng trời cao có mắt, đôi uyên ương chung sống với nhau một thời gian thì cơm không lành, canh không ngọt. Anh chàng không tìm được việc làm. Điện, nước, gas cúp hết đến nỗi Nguyệt  phải ra vườn mót củi để nấu cơm. Đồ đoàn trong nhà từ từ đội nón mà đi. Rốt cuộc cái nhà giữ cũng không xong, ngân hàng tịch biên mất. Cũng tại tôi ham vợ trẻ mà ra cớ sự!
Thanh:  
- Các bạn còn nhớ anh Toàn, con bác Ba  thợ mộc, học cùng lớp với tụi mình ở trường Cường Đễ không"
- Nhớ chứ! anh chàng có cái tướng lù khù mà cưới được cô vợ xinh đáo để.
Thanh:  
- Anh Toàn qua đây, nối nghiệp cha làm nghề thợ mộc. Có được năm con với Hoa, cô nàng mặc dù đã có 5 con nhưng vẫn còn mặn mòi lắm. Đi làm ở hãng điện tử, có một anh chàng độc thân theo đuổi. Lúc đó VN chưa bang giao với Mỹ, cho nên mấy anh chàng độc thân không về VN tìm vợ được, phải tán tỉnh gái có chồng. Cô nàng so sánh giữa kép trẻ và người chồng già rồi nộp đơn xin ly dị. Ngày mà tòa án xử Hoa được tự do cũng là ngày thằng Toàn nổi khùng lên rút súng ra giết hết năm đứa con rồi tự tử. Tội nghiệp năm đứa con! chết oan uổng, thế tội cho mẹ mình. Tôi không biết là Hoa làm sao có thể sống an vui cho được bên người chồng trẻ trong khi lương tâm mình cắn rức, xâu xé mỗi đêm.
Tân:  
- Giống y chang như thằng Hòa bên nhị C. Nó qua đây năm 80, theo bạn bè xấu, hư thân mất nết. Cứ đi làm năm ngày là đem tiền nướng hết vào sòng bài hai ngày cuối tuần. Mặc cho vợ con khổ sở, lương của vợ nó không đủ để trả moi chi phí trong gia đình. Vợ nó bảo lãnh ông già và bà già cùng hai đứa em vợ qua. Họ thấy tình cảnh khốn đốn của con gái mình mới xúi vợ nó ly dị. Thằng Hòa đi cờ bạc về, vừa thua bạc vừa về thấy nhà cửa trống rổng sinh ra bất đắc chí. Nó suy nghĩ lung lắm rồi mới quyết định điên khùng. Mỗi tối nó đậu xe bên kia đường nhà vợ nó, nhìn cảnh sinh hoạt đầm ấm trong gia đình nhà vợ suốt một tuần lễ, tàn thuốc lá vương vải đầy trong xe. Một đêm nọ, nó chờ vợ nó đẩy thùng rác ra ngoài mới tông cửa vào nhà, nó rút súng ra giết hết moi người trong nhà kể cả hai đứa con của nó trừ vợ nó,nó chỉ bắn nát hai ống chân, bồng vợ ra để ngoài cổng rồi vào trong nhà tự sát. Hiện nay chỉ tàn tật, sống trong viện dưỡng lão, không có bà con thăm viếng
 - Cái thằng Hòa độc thiệt! nó muốn trừng phạt con vợ nghe lời cha mẹ mà ly dị nó, phải sống trong cô quạnh, đau thương.
Tất cả mọi người đều im lặng trước câu chuyện thương tâm. Chị Tư phá tan bầu không khí nặng nề.
- Mấy em thấy không" Làm việc gì cũng phải suy nghĩ chính chắn. Đừng tạo ra bi kich! Và nhất là đừng đưa con trẻ đi đến chỗ tuyệt lộ như mình. Con nít có tội tình gì mà  phải giết chúng nó. Không phải mình sinh ra nó là mình có quyền hủy diệt nó. Phải biết chánh niệm, nhìn trở lại mình làm đúng hay sai. Tại sao vợ mình ly dị mình" Nếu vợ mình làm sai thì ngoài cô Thoa, cô Nguyệt còn có biết bao nhiêu là  Trúc, Lựu, Đào đang chờ các em. Vấn đề là thời gian. Các em phải kiên nhẫn tìm cho đúng đối tượng của mình "nồi nào úp vung nấy". Ông bà ta thường nói "Củi tre dễ nấu, vợ xấu dễ xài" Em nào cũng muốn cưới vợ trẻ, vợ đẹp, mới gặp cảnh đau lòng như vậy. Cái nết đánh chết cái đẹp. Các em đều biết điều nầy mà... Thôi! Chuyện vui buồn gì cũng để qua một bên. Ăn trước đã!
Tàn buổi tiệc, chúng tôi chia tay ra về. Mỗi người một cảnh ngộ, một hoàn cảnh khác nhau nhưng nhờ xổ đươc bầu tâm sự , chúng tôi ra về lòng nhẹ tênh như trút xuống được một gánh nặng. Mơ ước một ngày nào đó, chúng tôi sẽ gặp lại nhau, có lẽ ở một môi trường khác, một hoàn cảnh khác và sẽ cùng nhau hát bài đồng ca: "Mai đây hòa bình, ta về tắm lại giòng sông Côn..."
Sương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến