Hôm nay,  

Tuần Trăng Mật Miền Đông

09/08/201000:00:00(Xem: 213014)

Tuần Trăng Mật Miền Đông

Người viết: Nguyễn Viết Tân
Bài số 2961-28261-vb2080910

Tác giả sinh năm 1950 tại Dầu Tiếng Bình Dương.  Quê quán: Rạch Giá, Kiên Giang. Trước 1975, phục vụ tại Phi Đoàn 253 Sói Thần, Đà Nẵng.  Hiện làm một công ty xây nha tại California.
 Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết năm 2001 với bút hiệu Tân Ngố, bài "Bên Bờ Freeway". Sách đã xuất bản: "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ. Bài mới của ông là một bút ký du lịch miền Đông Nam nước Mỹ

***

Năm nay tôi đã ngũ tuần (12x5=60). Nói vậy cho nó trẻ chứ nói "Lục thập nhi nhĩ thuận" nghe coi bộ già quá.
Chữ Nho thường hơi khó hiểu, nên tôi nghĩ chắc người xưa họ muốn nói là khi đến 60 tuổi thì ai nói gì nghe cũng thuận tai, cũng gật đầu, bởi thế nên khi O Điểm tỏ ý muốn đi hưởng tuần trăng mật là tôi gật đầu lia lịa.
Nhớ lại từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng có một tiệc sinh nhật nào, bởi vậy năm nay cũng thờ ơ như mọi năm. Nghe phong thanh có mấy đứa cháu ở xa về chơi, rồi chúng bàn soạn đi ăn nhà hàng, tôi cũng nghĩ rằng ờ lâu lâu tụi nó về, thì cũng tụ họp lại để ăn uống và nói chuyện. Tôi còn dặn vợ là lo trả tiền nhà hàng, đừng để cho mấy đứa cháu tốn hao.
Đến lúc thấy bạn bè của riêng tôi kéo đến đông quá, lòng cũng hơi lấy làm lạ.
Giữa lúc ăn uống vui cười, cả đại gia đình kéo tôi đứng lên, bánh cake được bưng ra rồi giọng cao, giọng thấp kèm giọng rè rè, hát lên bài Happy Birthday làm tôi vừa ngạc nhiên vừa ngất ngây thung thướng.
Thì ra O Điểm âm mưu với cả nhà muốn cho tôi một cú surprise.
Thôi bây giờ mình đã là cụ rồi, những năm tháng còn lại chỉ là bonus Thượng đế ban thêm, nên dẫn vợ đi một vòng nước Mỹ cho bõ những ngày vất vả.
Máy bay rời Orange County vào một buổi sáng mùa hè nhưng mát mẻ, sau bốn giờ bay thì đáp xuống Atlanta tiểu bang Georgia.
Tôi ngẩn ngơ đưa mắt tìm Ngã Năm Cây Đào. Còn đâu bóng dáng nàng Scarlet O'Hara tóc vàng mắt xanh trong Gone With The Wind; còn đâu những trận chiến khốc liệt trên những đồn điền bông vải của thời chiến tranh Nam Bắc, chỉ còn đường sá chằng chịt, xe cộ chạy như mắc cửi.
Thành phố Orlando tiểu bang Florida hiện ra dưới cánh máy bay với vô số hồ lớn nhỏ. Xe Lexus mới tinh của "Ông Bán Phở" đón chúng tôi về tiệm K5, ông này càng ngày càng giàu, không biết đây là tiệm thứ mấy. Tôi tự trách mình sao không giàu như họ, nhưng khi thấy ông bà chủ tiệm làm việc hơn 16 giờ một ngày thì mới biết tại sao người ta giàu hơn mình.
K5 là chữ Kinh 5 viết tắt, quê hương cũ của chúng tôi thuộc vùng Rạch Giá - Kiên Giang.
Những ai từng theo dõi thường xuyên trên mục VVNM chắc cũng còn nhớ chủ nhân Hồ Nguyễn, tác giả những bài viết: Một Lần Ghé Thăm, Bão Tuyết ở Buffalo, Kinh 5 Dị Nhân....
Cũng xin khoe một chút: Kinh 5 là một thôn ấp dài 6Km, nhưng sao nhiều anh thích "viết văn" quá. Không biết làm sao mà từ ngày Việt Báo mở ra mục Viết Về Nước Mỹ thì có khá nhiều người Kinh 5, làm đủ ngành nghề đã tham gia: Iris, Hồ Nguyễn, Văn Văn, Thu Hương, Bao Phan, Chung Mốc, Phương Toàn, Phan Chí... và kẻ hèn đang viết bài này.
Buổi chiều ở Orlando nóng hầm hầm, sấm sét và mưa giông nổi lên khiến cát bay đá chạy.
Sau khi ăn uống xong xuôi, chú Hồ chở chúng tôi về nhà cũng gần đó. Căn nhà mới mua được mấy tháng, quay lưng vào một cái hồ rộng chừng hơn chục hecta. Nhà trệt, 5 phòng ngủ, có hồ bơi, có cầu tàu mà giá dưới 400 ngàn, nghe nói nếu nó không nằm kế bên hồ thì giá chỉ hơn 50 ngàn mà thôi.
Sao nhà ở đây xuống giá thê thảm làm vậy(")
Mưa tạnh, gió mát thổi hây hây, chúng tôi đứng trên cầu bến mà câu cá rô bằng mồi bánh mì sandwich vo tròn như hạt tiêu, cứ bỏ xuống là giật lên liền. O Điểm cả đời chưa cầm cần mà câu được rất nhiều, khoảng 50 con cá rô bằng 3 ngón tay trong 20 phút (dĩ nhiên tôi phải đóng vai thằng nhỏ giúp gỡ cá cho O) để chiên xù và luộc lên, vẽ ra lấy thịt nấu canh bầu, trái treo lúc lỉu trên giàn.
 Người bạn còn lóc phi lê ra làm 2 dĩa gỏi lớn ăn với rau sống, lá nghệ, lá cóc, lá mơ.
Chín giờ tối trăng lên, hai anh em bơi thuyền ra giữa hồ giăng câu, gần nửa đêm mới về. Kết quả rất khả quan:


Cá lớn bằng bàn tay xòe được 5 con, cá trê vàng cỡ cổ tay được hơn một chục, nhưng khoái nhất là một con cá bass thịt ngon hơn cá lóc nặng gần 4kg. Nó táp nhầm con cá rô đang dính câu nên bị bắt luôn.
Hôm sau chúng tôi liên lạc Phương Dung và Thụy Nhã đang ở miền Nam Florida thì biết cả hai đều bận, chỉ gửi "Tiền Sát Viên Anh Thy" là ông xã PD lên trước một ngày mà thôi.
Cà phê sáng xong xuôi, chú Hồ nói tôi sẽ chở ông đi coi nhà cửa ở đây (Đúng ngay chỉ số của tôi). Vì đã có địa chỉ những căn đang cần bán, nên chúng tôi coi khoảng hơn 10 căn nhà, 4PN, 3PT mà giá chỉ dưới 40 ngàn, nghe nói trước đây ít năm nhà như vậy có giá hơn hai trăm ngàn. Nếu thế ta bán 1 căn ở Westminster qua đây mua được 10 căn, mà giá cho thuê hiện nay 700/tháng. Như vậy tính ra lợi tức gấp nhiều lần nếu để 1 căn nhà bên Cali mà cho thuê, dễ gì được 2,500, còn đây được tới 7 ngàn.
Phen này chắc tôi phải tuân theo kế Khổng Minh gấp gấp.
O Điểm cũng bất ngờ gặp lại người anh cô cậu đã gần 40 năm cách biệt. Anh Xuân đi diện HO qua đây được ít lâu.
Quá trưa thì Anh Thy từ Tampa Bay lên tới, chúng tôi bày ra bàn con cá bass đã hấp lên để cuốn bánh tráng, rau sống. Hơn chục người ăn mà không nhá hết nửa con, vì còn cá chiên, cá gỏi.
Đêm nay trăng tròn vành vạnh, ba ngư phủ đưa thuyền ra xa chiến đấu với đàn cá đang nhào lên quẫy nước thành những vòng tròn trên mặt hồ rộng bao la. Tôi ngồi lái, Thy giúp Hồ gỡ cá. Mê mẩn đến 2 giờ đêm mới về nghỉ. Hôm nay cá cũng nhiều, tất cả được nhốt vào lồng nơi cầu bến.
Trưa hôm sau Thụy Nhã cùng Phương Dung với mấy nhóc tì mới lên tới, lại bày ra ăn uống rồi chúng tôi lên xe trực chỉ Tampa.
Thành phố này quay mặt ra vùng vịnh, tôi cứ tưởng nó đã bị nhuộm màu nhưng cát vẫn còn trắng phau, nước trong xanh, hèn chi nó có tên là Clear Water. Dầu tràn chưa tràn tới khu vực này nên du khách kín bãi biển, những đống thịt ngồn ngộn đủ màu nằm phơi trên bãi cát, nhưng trời nóng quá, lại rít rít hơi ẩm nên sau khi nhúng chân xuống nước, chụp ít tấm hình, tôi đề nghị Thụy Nhã chạy xe vòng vòng, mở máy lạnh tối đa, đi xem phong cảnh.
Vịnh Tampa quá đẹp, nhà cửa cây cối phân bổ hài hoà. Cô nhỏ Thụy Nhã không biết kiếm đâu ra mà tặng chúng tôi mấy mục măng mành tông to như cổ đùi. Phương Dung thì biếu ốc loại quá ngon, nhất là khi làm gỏi xoài, nó dòn nhưng mềm chứ không dai..
Ở chơi tiểu bang này một tuần thì chúng tôi đi máy bay về New Orleans- Louisiana. Nơi đây có nhiều dân "danh ca" Phước Tỉnh. Cửa biển không còn tấp nập người đánh tôm, các chợ hải sản, các cơ sở đóng gói đông lạnh đều đóng cửa, phố xá không tấp nập như xưa, như cách đây 5 năm hồi tôi qua làm việc.
Trước đây dân tình chuyên môn báo cáo láo về lợi tức để trốn thuế, nên bây giờ hối hận, bởi vì hãng dầu BP căn cứ theo lợi tức trên giấy tờ mà bồi thường, nên nhiều anh bóp d...mà chết vì tiếc. Mà cũng chẳng riêng sắc dân nào, cả Mỹ trắng lẫn đen, cứ anh nào dính líu buôn bán làm ăn bằng tiền mặt thì cũng có khai gian chút đỉnh.
 Biển Vùng Vịnh lâu nay cấm đánh bắt cá, ở nhà chơi không buồn quá nên họ nhào vô sòng bài. Từ chết đến bị thương nặng. Mà  dân đánh cá và làm nail là hai giới thích bài bạc nhất, cho dù cũng biết là chưa có ai thắng nổi sòng bài. Nó cho ăn một chút rồi lấy lại ngay đó mà..
Vợ chồng nhà Ngố phen này đi chơi sung sướng quá, được bạn bè bao vé máy bay, ở khách sạn Harrahs sang trọng, ăn uống phủ phê, cứ ăn rồi chơi, nên hình như O Điểm lại có bầu hay sao ấy, đi ũng ĩnh như con vịt xiêm, coi dễ thương hết sức.
Tôi cũng giả bộ dãy nãy đòi trả tiền, nhưng những người bạn thân ấy đều nói rằng: "Có anh chị tới chơi là chúng tôi rất lấy làm hân hạnh và sung sướng lắm. Chúng ta đã là bạn tri giao, thì hà cớ gì để ý đến chuyện cỏn con là chuyện tiền bạc, cho nó nhẹ thể ra."
Ối giời ơi, được lời như cởi tấm lòng, thế thì mùa đông tới, khi tiết trời man mát, chúng tôi lại qua nữa.
Chú Hồ nói vì mới di chuyển về Orlando, chưa kịp mua Jet Ski, chứ chuyến sau thì thế nào hai anh em cũng đi trượt nước, cho có tí gọi là thể dục thể thao tấm thân già.
Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến