Hôm nay,  

Con Gái Con Trai Đông Tây Khác Nhau

14/10/201000:00:00(Xem: 126005)

Con Gái Con Trai Đông Tây Khác Nhau

Tác giả: Hoàng Thân Vinh
Bài số 3015-28315-vb5101410

Tác giả là một cư dân cao niên tại Minnesota, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Bài mới nhất của ông là những ghi nhận về nhiều khác biệt độc đáo trong cách cư xử giữa nam nữ trong đời sống gia đình phương đông và phương tây.

***

Ở các Quốc gia phương Đông, như Trung Quốc hay Việt Nam ta, từ xưa cho tới ngày nay có thể nói người đàn bà, con gái không được coi trọng bằng người con trai, chẳng thế mà từ xa xưa đã có câu: "Nhất nam viết hữu, thập nử viết vô." Một con trai kể là có, mà mười người con gái kể cũng như không! Lại nửa: "Bất hiếu hữu tam, vô hậu chi đại", trong 3 điều bất hiếu, thì không có con trai nối dỏi tông đường là tội lớn nhất!
Nước Trung Quốc với dân số hơn 1 tỷ 300 triệu người, nên hơn 30 năm trước đây, nhà nước Trung Quốc ra lệnh, 1 cặp vợ chồng chỉ được có được 1 đứa con duy nhất bất luận là trai hay gái, với quan niệm cố hữu trọng nam khinh nử, (thích con trai để nối dỏi tông đường hơn con gái), và cũng vì chính sách 1 con nói trên, ngày nay khoa học tiến bộ có thể biết trước giới tính thai nhi trai hay gái qua siêu âm, nhiều cặp vợ chồng đã loại bỏ thai nhi gái! Chỉ trong 1 thập niên nửa thôi, nếu tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nử chỉ 1% mà thôi (nam 50,5% và nử 49,5%) có nghĩa là 10-13 triệu đàn ông Trung Quốc sẽ khó lòng kiếm được vợ cho mình (tình trạng trai thừa gái thiếu).
Còn các quốc gia phương Tây, như châu Âu, Úc châu, Mỹ châu hay Hoa Kỳ thì sao" Họ không coi trọng việc sanh con trai hay con gái, trai cũng được mà gái cũng xong! Ngoài ra trong xã hội phương Tây đàn bà con gái thường được nhiều ưu tiên hơn (lady first mà). Ta thử coi, 3 vị Tổng thống Hoa Kỳ gần đây nhất:
- TT Bill Clinton (vị TT thứ 42 với 2 nhiệm kỳ 1992-2000) có duy nhất 1 cô con gái, đó là cô Chelsea Clinton, khi mới vào Tòa nhà trắng tông tông nhà ta chỉ mới hơn 46 tuổi, tuổi sung sức của 1 người đàn ông, thế nhưng vẫn không có thêm đứa con nào nửa! Trong cuộc họp tại diễn đàn khu vực ĐNÁ lần thứ 17 ở Hà Nội VN này 23/7/2010, báo giới hỏi ông bà Clinton đã chuẩn bị ra sao cho ngày vu quy của con gái bà" Bà đã trả lời: "bạn nên biết rằng ông nhà tôi có thể dẫn con gái ông lên lễ đường ngon lành, đó đã là một thành công lớn rồi, và nói thêm ông ấy sẽ rất xúc động cũng như tôi vậy!". (Riêng cô con gái rượu này của vợ chồng nguyên TT Clinton, lên xe hoa ngày 31/7/2010 tại phía Bắc thủ phủ New York mà rể là chàng Marc Mezvinsky (32 tuổi lớn hơn cô dâu 2 tuổi), đặc biệt chàng rể này có tới 10 anh chị em cùng cha, mẹ hay cùng cha khác mẹ và anh em nuôi, trong số đó có 3 em nuôi trai là người Việt Nam.
- TT George W. Bush (vị TT thứ 43 với 2 nhiệm kỳ 2000-2008)  có duy nhất 1 cặp song sanh nử (twin sister), khi vào nhà trắng tông tông nhà ta cũng mới vừa qua khỏi tuổi 50, nghĩa là cũng còn sung mản! Trong 2 chị em sanh đôi này, ái nử Jenna Bush đã lập gia đình năm 2008.
- TT Barack Obama (vị TT thứ 44 nhiệm kỳ thứ nhất 2008-2012) có 2 cô con gái, đó là Malia 11 tuổi và Sasha 8 tuổi, vị  TT này vào nhà trắng cũng rất trẻ chỉ 44 tuổi, nhưng xem ra vợ chồng TT này quan niệm có 2 con gái là đủ quá rồi!
Có thể nói trong suốt cả 20 năm (1992-2012) Tòa Bạch Ốc chỉ có 5 Cô Công Chúa như đã nói trên và chẳng có một Hoàng Tử nào cả, thế nhưng xem ra không có gì là quan trọng đối với cả 3 vị Tổng Thống chủ nhân Tòa nhà trắng thứ 42, 43 và 44. Xem như vậy ta thấy họ quan niệm con trai hay gái cũng như nhau mà thôi, không làm bận lòng các bậc cha mẹ!
 Người phương Tây như ở xứ Bắc Âu Thụy Điển, việc truyền ngôi cho người con kế vị, không luận là công chúa hay hoàng tử, mà là truyền cho người con trưỡng cho dù đó là công chúa (nghĩa là không phân biệt nam hay nử). Cô công Chúa Victoria đứng đầu trong danh sách được kế tục ngai vàng Vương Quốc Thụy Điển, công chúa năm nay 31 tuổi lên xe hoa với chú rể 33 tuổi là người dạy thể dục cho công chúa! Cho dù hoàng gia Thụy Điển chỉ có hư vị, mọi công việc điều hành đất nước đã có thủ tướng trông coi.  
Kể từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hay thập kỷ đầu của thế kỷ thứ XXI (1990-2010), ta thấy ở phương Tây hay Hoa Kỳ cũng vậy, thành phần nử giới giữ những chức vụ cao cấp hay tối cao trong chính quyền xuất hiện rất nhiều: như Tổng thống Bill Clinton đã mời bà Madeleine Albright (1937) giữ chức tổng trưỡng Ngoại Giao (đây là vị nử ngoại trưỡng đầu tiên của Hoa Kỳ, bà này là người di dân gốc Hungary).
Trong vụ tranh chức tổng thống tháng 11/2008, bà Hillary R. Clinton là người phụ nử đầu tiên tranh đua sự đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, nhưng bà đã không được may mắn, người được Đảng Dân Chủ đưa ra là ông TNS Barack Obama (bà Clinton cũng là vị cựu phu nhân tổng thống đầu tiên ra tranh sự đề cử của Đảng Dân Chủ cho chức vụ Tổng Thống). Bà Hillary Clinton hiện đang giữ chức vụ ngoại trưỡng Hoa Kỳ (cũng là lần đầu tiên một vị cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nắm giữ chức vụ này).
Bà Condoleezza Rice, là người phụ nử đầu tiên giữ chức vụ cố vấn an ninh tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống George W. Bush (2000-2004), sau đó trong nhiệm kỳ 2 (2004-2008) bà Rice được cử làm ngoại trưỡng (như vậy bà Rice cũng là người phụ nử da đen đầu tiên của Hoa Kỳ giữ chức ngoại trưỡng).
Bà Nancy Pelosi, là người phụ nử đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch Hạ nghị viện liên bang Hoa Kỳ.
Rồi bà da đen Oprah Winfrey tỷ phú, ngành truyền thông, cùng các chương trình talk show của bà ta.
Ngó qua bên nước Anh, thì bà (Elizabeth Alexandra Mary) là Nử Hoàng nước Anh Elizabeth đệ II trị vì nước anh từ 1952 đến nay (2010) xem như đã ở ngôi 58 năm và đã tiếp xúc với 11 vị tổng thống Hoa Kỳ (từ TT Eisenhower, Truman, Kennedy, Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush cha, Clinton, Bush con và Barack Obama).
Cũng ở Anh Quốc hơn 20 năm qua rồi, bà Thatcher là người đàn bà đầu tiên giữ chức vu thủ tướng nước Anh, lúc đó còn được mệnh danh là người đàn bà thép!
Nhìn qua Âu Châu bà Angela Merkel là người đàn bà đầu tiên giữ chức Thủ Tướng nước Đức, bà đang ở vào nhiệm kỳ thứ 2 (Đức Quốc là Quốc gia mạnh nhất về kinh tế trong khối Liên Âu). Bà gốc ở Đông Đức CS.
Mới đây bà Julia Gillard là vị nử thủ tướng đầu tiên của nước Australia (tuy đảng Lao Động của bà chỉ được một đa số mong manh ở Quốc hội Úc!
Còn phương Đông như nước Tàu xa xưa có Nử hoàng đế Vỏ Tắc Thiên (hảy bỏ qua lảnh vực tình cảm của bà ta, như bà ta đã từng nói: "Hoàng đế có cung nử" Tại sao ta lại không thể có cung Nam"", đây là 1 nử hoàng rất giỏi về chính trị). Còn gần đây bà Từ Hy Thái Hậu của nước Trung Hoa đâu có kém ai trong tài trị nước!


Bà Aung San Sun Kyi là người Miến Điện, bà được giải Nobel Hòa bình, và đảng của Bà đã thắng cử vẻ vang trong cuộc bầu cử cách đây hơn 15 năm, nhưng bà đã bị nhóm độc tài quân phiệt không trao quyền lãnh đạo đất nước, lại bắt giam bà gần cả 20 năm nay rồi!
Ở quốc gia đông dân trên 1 tỷ người, nước Ấn Độ, tổng thống nước này cũng là một người phụ nử, bà Pratibha Patil.
Việt Nam chúng ta thì sao"
Năm thứ 4O sau công nguyên, 2 chị em bà Trưng đã khởi nghĩa thành công đem lại tự chủ cho nước nhà dù chỉ có 3 năm, sau đó quân Tàu lại đem quân qua trả thù, vì thế cô 2 bà đã tự sát ở sông Hát Giang. Rồi bà Triệu Ẩu cũng là một vị anh thư, mà chúng ta là hậu duệ luôn luôn hảnh diện về các bậc nử lưu đáng kính nói trên!
Trở lại đất nước Hoa Kỳ, người Việt Nam ta hiện nay có còn mang tâm tình trọng nam và coi thường nử giới nửa không" Xét chung chung mà nói, các bậc Cha mẹ ở Hoa Kỳ nhờ vả vào con gái nhiều hơn là con trai. Con gái luôn quan tâm săn sóc bố mẹ già hơn con trai, khi còn độc thân  cũng như khi đã có gia đình và con cái riêng tư, vẫn luôn quan tâm đến bố mẹ. Còn đàn ông con trai, khi còn độc thân (chưa vợ) thì có quan tâm đến bố mẹ thật đó, nhưng khi đã có gia đình vợ con thì việc quan tâm đến bố mẹ xem ra xao lãng rất nhiều! Có thể nói làm buồn lòng bố mẹ không ít! Dĩ nhiên đây là nói chung, cứ 10 đứa con gái thì có đến 7-8 người lo cho bố mẹ, còn như 10 anh đàn ông con trai thì chỉ có 2-3 anh là quan tâm bố mẹ ruột của mình mà thôi! Phải chăng trời sanh ra đàn bà con gái Á Đông có tình thương gia đình nhiều hơn nam giới chăng" Trong số khách lui tới  các nhà viện dưỡng lão (nurse home), phần nhiều con gái, đàn bà đến thăm nom bố mẹ mình hay người thân hơn là nam giới!
Có nhiều người còn nói rằng: nếu gặp ở trong một tiệm ăn, có một cặp vợ chồng trẻ, có con nhỏ hay không, mà có đi kèm theo người lớn tuổi, thì đích thị người lớn tuổi này là bố vợ hay là mẹ vợ của chàng rể rồi (có thể đa số là như vậy!). Nhưng chúng ta cũng đừng kết luận vội vã là con trai khi đã có vợ con, (họ ít quan tâm đến bố mẹ mình, và thường là ít khi đưa bố mẹ ruột của mình đi nhà hàng nhé!).
  Người Á đông mình hay có câu nói: Con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ không biết có đúng không" Nhưng ở đời xem ra người con gái có nhiều khi chỉ một bước lên mây (hay lên tới trời cũng vậy). Đó là khi người con gái, nhờ số phần may mắn có chồng địa vị hay giàu sang phú quý!
Tôi xin dẫn ra đây một số thí dụ cụ thể về sự con gái đã có gia đình con cái rồi, nhưng luôn quan tâm đến bố mẹ ruột của mình:
- Tháng Ba năm 2001, đám cưới con gái tôi, trong số khách xa tới dự, có cô ca sĩ H.,  bạn học thời trung học của cô dâu ở Saigon sau khi thành phố đã bị đổi tên. Cô ta qua Mỹ theo diện ký hợp đồng ca hát với các trung tâm băng nhạc. Cô muốn ở lại Mỹ, dù theo giấy tờ, xong hợp đồng là cô phải về lại VN. Có lẽ trong hoàn cảnh đó,  cô cũng chỉ muốn có người chồng coi được để được định cư luôn ở Mỹ, nhưng rồi số cô được lấy chồng giàu sang. Người chồng cô hiện nay là một tỷ phú trẻ người VN. Vợ chồng cô mua cả máy bay riêng. Nội tiền thuê vài phi công thường trực, duy tu bảo dưỡng máy bay, hay chỗ để máy bay mỗi năm cũng tốn cả 2 triệu dollar. Cô xây nhà cho bố mẹ ruột ở VN cả hơn triệu dolla. Vợ chồng cô nghe nói cũng đã bỏ ra cả triệu dollar, lập quĩ từ thiện  đứng tên cô để trợ giúp cho các cô nhi viện, nhà trẻ hay các trại phong cùi ở VN. Trong Paris By Nigh 99 đã có phỏng vấn vợ chồng cô. Cô này có người em cũng là ca sĩ,  giọng hát hay, sắc đẹp không thua gì cô, trông ra còn sexy hơn cô chị nữa chứ, nhưng cuộc đời đâu có được như chị cô! Như thế không phải cuộc đời có số phận trời cho cả hay sao" Người ta hay nói: Đại phú do trời, còn tiểu phú do mình. Trường hợp anh chồng tỉ phú của cô chắc là ngoài tài năng của chính anh, cũng có một phần nào may mắn trong đó!
- Một người con gái khác, vượt biên bằng đường bộ phải băng ngang qua Campuchia rất nguy hiểm và cũng cực khổ lắm ù, mới tới được trại tỵ nạn cao ủy LHQ ở biên giới Thái Lan. Cô Lê KL (cháu vợ nhà tôi), hiện ở tiểu bang Maryland, có các anh em trai khác, người anh cô thì kỹ sư ra trường làm việc hơn 20 năm ở CA, các người em trai khác đều làm chủ tiệm nails và cũng đều khấm khá (vì làm chủ đã hơn 15 năm nay rồi), nhưng chỉ duy nhất có mình cô là người đã bỏ tiền ra xây nhà cho bố mẹ ở VN (căn nhà lầu đúc 3 tầng rộng 8 X 23 mét gần ngã tư Hàng Xanh trị giá gần 700 ngàn dollar kể cả đất, riêng tiền họa đồ thiết kế căn nhà cả 100 triệu đồng VN).
Còn rất nhiều người đàn bà con gái VN khác đã thành danh ở ngoài nước VN, nếu kể ra chắc không có đủ giấy để viết, như cô Thái Thị Lạc là dân biểu cấp liên bang Canada, mặc dù người Việt định cư ở Canada chỉ chừng 200 ngàn người! So tỉ lệ dân số gốc Việt, sự nghiệp dân cử của dân biểu Thái Thị Lạc hình như còn đạt được một cách nhanh hơn, vững chắc hơn các thành tích gốc Việt tại Mỹ.
Ngoài ra các cô con gái miền Tây VN nghèo khổ, chấp nhận cuộc hôn nhân với đàn ông nước ngoài (như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Malaysia, thậm chí với cả Trung Quốc) hầu mong được đổi đời để giúp đở gia đình và cha mẹ đang nghèo khổ ở VN, trong khi những người con gái này, qua báo chí sách vở đều dư biết rằng sư kết hợp hôn nhân theo như kiểu hiện nay của các tổ chức môi giới ở Saigon, và hoàn toàn không do tình yêu (nếu không muốn nói là một sự trao đổi hay mua bán), giỏi lắm là chỉ có 10-20% là không bị ngược đải ở xứ người! Phải nói sự hy sinh của những người con gái này không vì gia đình cha mẹ nghèo khổ, thì là vì cái gì"!"
  Ngày nay thế giới hình như thu nhỏ lại, nhờ ở tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin đại chúng, tin học, toàn cầu hóa v v . . . chỉ cần ngồi ở trước máy vi tính, với 1 cái nhấp "con chuột" mọi điều xẩy ra khắp nơi trên thế giới đều hiển hiện ngay trên màn hình một cách mau chóng, không dấu diếm đi đâu được cả! Lại nửa theo một thăm dò mới đây người con gái có bằng đại học 4 năm trở  lên, còn trẻ thường ít bị "lay off" hơn nam giới! Hay cho dù có bị mất việc, cũng kiếm việc làm khác dễ hơn nam giới!
  Để kết luận, con gái hay con trai dù là phương Đông hay phương Tây, ngày nay cũng đều quý trọng ngang nhau cả, cái chánh là tư cách và tài năng của người con trai hay con gái đó, còn như tỷ lệ người con gái thường chăm lo cho cha mẹ của mình nhiều hơn người con trai, theo thiển ý tôi, chẳng qua vì nử giới trời sanh ra có thiên hướng về tình cảm hơn người con trai thế thôi!
Hoàng Thân Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến