Hôm nay,  

Những Chặng Đường Khó Quên

10/09/201000:00:00(Xem: 110909)

Những Chặng Đường Khó Quên

Tác giả: Ngôn Nguyễn 72
Bài số 2988-28288-vb6091010

Tác giả, theo bài viết, từng là một huấn luyện viên truyền tin cho  Liên Đoàn 5 LLĐB /Hoa kỳ  phía  Đông Nam phi trường Nha Trang thời đầu thập niên 1970, định cư tại Mỹ từ 2002 theo diện bảo lãnh, hiện là cư dân Seattle, Washington State. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể chuyện tái ngộ hiếm có với một cố vấn Mỹ, 40 năm sau. Sau đây là bài viết thứ hai.

***        

Những ngày tháng đầu  đặt chân đến Mỹ, có lẽ ai cũng hụt hẩng, lo lắng, vì tất cã phải bắt đầu từ con số không. Tôi thoát ra rừ hang chuột sau 27 năm khép kín, đối diện với đất nước văn minh nhất thế giới, tất cả đều không biết một cái gì, có mắt nhưng đang mù, có miệng nhưng không nói được còn cực hơn người câm, có tai mà không nghe còn khốn khổ hơn điếc, có chân mà như người tàn phế.
Sau khi bị từ chối chương trình HO, tôi chỉ còn cách nhờ em gái ở Mỹ bảo lãnh. Sau mười hai năm chờ đợi, ngày 28 tháng 6 năm 2002 lúc 11 giờ đêm em gái tôi  đón tại Phi trường Los...  đưa  về nhà  tại  thành phố RoseMeade  CA. Vừa vô  nhà em gái tôi nhắc:
 -  Nói chuyện nhỏ để cho ông ấy ngủ.
Câu nhắc chừng nầy cho tôi một cảm giác bất ổn.
Những kiện hàng hành lý mang theo vất cả một góc sân, hai vợ chồng và  hai  đứa con ngồi  im khe tại phòng khách, hai mắt mở  thao láo, vì  ngày, đêm, đêm, ngày thay đổi đột ngột làm sao nhắm mắt cho được, ngồi  nhìn nhau chờ trời sáng, thằng con trai út ghé  tai hỏi nhỏ:
-Mỹ đây hả ba "
Tôi gật đầu.
Câu hỏi của thằng nhỏ thật chua chát, không biết nó  nghĩ, riêng tôi  lòng cảm thấy chênh vênh  đến tận cùng của hụt hẫng, nhìn lại gia đình mình chẵng khác chi  bốn kẻ ăn xin.                                                                                                   
Hơn bảy  giờ sáng, nghe tiếng nước chảy re re trong phòng tắm, biết chắc có người thức dậy, một lát sau chú em rể áo quần chỉnh tề đi ngang qua phòng khách mở cửa ra ngoài, đầu cúi thấp không nhìn chúng tôi, chỉ  hỏi lửng một câu:
- Anh chị đã qua rồi hả"
Tôi chưa kịp đứng dậy thì chú ấy đã đóng cửa chiếc Toyota trong ga ra.  Em gái tôi đi ra  nói như thanh minh.
- Tính ông ta là như vậy.
Tôi nói lại :
 - Gia đình anh sắp qua sao cô không mướn cho anh một  phòng trước cho tiện.
- Em không có thì giờ nơi, hôm nay anh chị và mấy cháu nghỉ ngơi, ngày mai em ở nhà  đưa đi làm giấy tờ.
Họ ra khỏi nhà chúng tôi lăn đùng ra phòng khách ngủ.
Ngày hôm sau  các giấy tờ cá nhân hoàn tất, ông em rể vẫn lạnh lùng  vẫn tiết kiệm lời nói  khác  hẵn những  ngày về du lịch, sao mà lịch sự mà vồn vã...
Vợ tôi đi học Nail ngày thứ  tư  đến Hoa kỳ, sáng đi xe Bus chiều lội bộ về cho đở mấy chục  Cent.  Hai  đứa nhỏ đã xin được trường San Gabiriel đang chờ nhập niên khóa mới, còn tôi thằng bạn đem cho chiếc xe đạp, đưa đi kiếm việc  làm.
Tôi  được vào làm việc trong hãng may  sau khi đến Hoa Kỳ được bảy ngày, công việc   như là một lao công tạp dịch, quét dọn, theo ông chủ bốc  vác những kiện áo quần, nhận, giao, từ kho về xưởng, và giao nhận những kiện hàng từ các gia đình may tại nhà, toàn là công việc nặng, không hạn định thời gian, mỗi ngày từ 8  giờ sáng có khi đến 7 giờ chiều chưa  xong việc, nếu tình giờ thì mỗi ngày từ  10  đến  12 tiếng. Ngày Chúa nhật  nhiều khi cần ông chủ cũng ghé lại nhà bốc  đi, 10 ngày  đầu vì cần tiền cho hai thằng nhỏ tôi xin nhận tiền lương, bà chủ  vui vẻ trao  cho tôi tấm check. Run tay  nhận tấm Check  đầu đời, mắt nổ đom đóm, coi tới  coi  lui nhìn thật kỷ coi  mình có  lộn hay không,  nhưng không, chữ viết rõ ràng: ONE HUNDRED  SEVENTY  ONLY.
Tôi đem tấm Check về đưa cho chú em rể coi, hôm nay chú ấy mới khai khẩu:
- Anh đưa  tấm check  đây cho em, ngày mai em sẽ đi khiếu nại cho anh, luật lao động ở đây thấp nhất 7 đô la 30 xu một giờ, tính như vậy mỗi  giờ họ trả cho anh 1 đôla 7 mà thôi.
Tôi   nói với chú em rể:
- Thôi chú,  được  thêm vài ba trăm rồi mình tiêu cũng hết, mình để giành lại mấy trăm đó để mua  chút tình, sau nầy lỡ gặp nhau ở  đâu  đó còn nhìn nhau, thưa nhau được  vài ba trăm rồi mất tất cả.
Chú ấy bỏ tấm check xuống bàn đứng dậy vừa đi vào trong vừa nói:
- Ở đất nước nầy mà anh đem chuyện tình nghĩa ra mà nói, thật là khôi hài.
Tôi  cầm tấm check trở về yên vị trong ghế sofa. Đắng  cổ họng, vì mình mới qua  nên họ bóc lột mình tận mạng. Đây  là bài học vở lòng cho người mới tới, rồi không biết còn bao nhiêu bài học nữa  chờ đợi mình. Vợ và hai đứa con trai ngồi nhìn tấm chi phiếu  như nhìn con khủng long.
Thằng bạn  giới thiệu  việc làm cho tôi  trở lại  thăm,  tôi  dấu chuyện 170 USD/10 ngày lương, nhờ nó tìm việc làm mới lý do làm việc hãng may khiêng vác nặng nề  quá, mấy ngày sau nó đưa tôi vào hãng làm bàn ghế, lần nầy  rút kinh nghiệm  bên  hãng may, trước khi ra về tôi hỏi vấn đề tiền lương như thế nào, họ cho biết mổi giờ  7 đô 30 xu.
Từ nhà đến chổ làm rất xa, đạp xe hơn một tiếng, bạn tôi nhắc:
- Mày lo học lái xe đi, thi đậu bằng lái rồi tao cho chiếc xe Honda cũ chạy đi làm cho đỡ đạp xe.
Tôi hỏi lại:
- Học  chổ mô"
- Hồi về tao cho tờ  báo, đọc trên đó mà tìm, kiểu chầm chày may rủi, chấm đại một tên rồi  gọi điện thoại họ sẽ đến ngay.
Tôi chọn  người dạy lái xe hình như người ấy tên Minh lâu quá nhớ không chính xác (khi lên xe nói chuyện thì ông ta nói tiếng Quảng Nam). Điều kiện học như sau:
- Trẻ tuổi  mỗi người  300  còn tôi trên 50 tuổi  rồi phải  500, đưa trước 200, ngày lên xe đi thi  lấy   tiếp 300  còn lại, đưa đi thi 3 lần, nếu không đậu các lần sau đưa đi  phải trả tiền xăng.


Điều kiện hợp lý, giờ học mỗi buỗi chiều sau 6 giờ, bắt đầu lên xe là thực thiện đúng hợp đồng, học được cả thảy 7 giờ. Trước đây ở Việt Nam  tôi cũng đã có bằng lái xe. Quân đội  ngày xưa  đã quen tay lái  nên chỉ  chạy cho đúng luật là được. Bây giờ,  mỗi lần học lái trên xe ông ta lúc nào  cũng có hai  học  viên dự khuyết ngồi sau, người nầy xuống là người kia lên thay.
Buỗi sáng  đi thi lần thứ nhất ông ta lấy  nốt 300 đô la  còn lại  theo hợp đồng miệng ban đầu. Nhưng xui quá lần nầy tôi bị rớt, phần thì hồi hộp,  đầu óc căng thẳng, thiếu  bình tĩnh. Trên đường vềngười dạy lái xe cho biết tôi trượt vì chạy không đúng tốc độ quy định, có nghĩa là chạy  nhanh. Khi xuống xe vào  nhà ông ta nói:
- Khi nào rảnh  tôi sẽ  phone báo  để học tiếp rồi đi thi lại.
Tôi đi làm về chiều nào cũng ngồi chực bên điện thoại  chờ cú gọi của thầy dạy lái  xe, ba ngày, năm ngày, rồi  mười ngày, chờ không được tôi gọi số của thầy, nhưng thầy không bắt máy, chỉ  gởi lời nhắn.
 Thêm  15 ngày,  một tháng rồi hai tháng  bấm số máy  của thầy muốn chai tay, không biết kêu ai. Nhà thầy cũng không biết ở đâu, điện thoại thì không bắt máy, tôi không dám nói chuyện với chú em rể vì  câu nói của chú ấy vừa mới nói xong, sợ chú ấy cười   (đất nước nầy mà  nói  chuyện tình nghĩa ...) Đây là bài học thứ hai, bài nầy đau lây cả nhà vì vợ con rất muốn tôi thi đậu bằng lái để có phương tiện tháp cái chân  cho gia đình.
Từ ngày đến Mỹ cả gia đìnmh vẫn phòng khách, hai đứa nhỏ hai cái Sofa, hai vợ chồng trên tấm thảm mỗi người một bên cái bàn trà, chiều  nào chú em rể về cũng hỏi một câu:
- Anh chị đã thuê được nhà chưa"
Sau nầy  tôi mới biết, thuê nhà ở Mỹ còn khó hơn mua nhà. Mới qua Income đâu mà họ cho thuê,. Tuy chú ấy không đuổi  thẳng, nhưng  đó là sự gián tiếp, hai tháng  rồi  tháng nào  ôi cũng đã xin  góp một tý điện nước , tháng đầu  300, tháng thứ  nhì  tôi làm hảng bàn ghế  có khá hơn một tý tiền lương  đã  xin  góp thêm 100 nữa.
Với tình hình sinh hoạt nầy  ở CA không thể sống được, lý do không thể  thuê được nhà, một phòng  ở bốn mạng  chủ nhà không cho thuê, thuê  nhà hai phòng phải  $1,100  trở lên  không  đủ khả năng  trả, vì lương quá thấp.
Tháng 10 năm đó chúng tôi  khăn gói lên  Seattle sau khi đã bàn tính kỹ với ba ông anh cột chèo và ba  bà chị vợ.
Đến tiểu bang nầy có cảm giác như mình đang sống tại Huế, mưa đầm dề, mưa thúi đất, giêng hai thì  ngày nầy qua ngày nọ  không gian đặc quánh màu trắng của mưa phùn, kèm những cơn gió  lạnh tới xương, đậm đà  hơn Huế  là  thỉnh thoảng có tuyết  rơi.
Tôi nói  đùa với  mấy đứa bạn, cái cảnh nầy may mà đi xe hơi, chứ tấm ny lông cột lên cổ, xoay ra trước đạp chiếc xe đạp, thì thôi về Việt Nam cho rồi, có nhà, có đất, khỏi phải  phiền lòng  ai .
Chúng tôi được vợ chồng chị Ba đón,  về nhà  chị đặt thẳng vấn đề  ăn ở , như vậy là  sòng  phẳng.
-  Tiền nhà Free, tiền điện nước mỗi tháng phụ vào cho anh chị 500 đô (năm trăm đô). Cơm vì chưa quen biết các chợ nên tuần đầu ăn chung, tuần sau tự do. (Sau nầy mới hiểu ra  đây là một lối chơi chữ, nhà cho ở FREE chỉ lấy tiền điện  nước  500, trong khi đó anh chị cho  share phòng   400/tháng, biết vậy nhưng cũng luôn tạ ơn, vì người  đã dám cưu mang mình bước đầu). Gia đình chúng tôi  được giao phòng khách tầng dưới rộng hơn, tự do, thoải mái hơn.
Tôi xin được hai việc làm, ban đêm cleaner nhà hàng của Mỹ,  ban ngày rửa chén trong  khách sạn, vợ tôi cũng  xin được việc làm tại hãng sơn đồ chơi con nít. Hai đứa con cũng vào Hight School.  Ở  nhà anh  chị Ba  gần một năm  rồi vấn đề gởi tiền về nuôi Mẹ già bên VN sao đó, hai chị em họ lục đục bị tống khứ khẩn cấp ra khỏi nhà. Tôi đi  rửa chén  về   hay tin mấy mẹ con  đã qua nhà mới.
Khi còn ở tại  nhà của anh chị Ba,  hàng tháng có hai cái bill phải thanh toán: bill  bảo hiểm sức khỏe của gia đình 92 đô la/tháng, bill  bảo hiểm xe cũ một chiều 78 đô la/tháng, hai thứ  về đúng ngày 2 và ngày 3 mỗi đầu tháng. Qua nơi ở mới tôi có phone nhắc vợ chồng anh chị nếu 2  bill về  xin giữ giúp lại, sẽ qua nhận để  về thanh toán.
Những gia đình ở lâu có kinh nghiệm, mỗi lần di chuyển nhà họ ra Bưu điện đổi  địa chỉ, tôi mới qua không  ai  chỉ dạy  nên không biết.  Bill thường về ngày 2 đầu tháng. Chiều thứ 7 ngày 6 nghĩa là sau 3 ngày tôi  chạy qua lấy, thì chị Ba  nói:
- Có thấy bill bụng  cho mô, không có ai gởi chi hết.
Vợ chồng tôi thắc mắc, không hiểu sao mà tháng nầy họ gởi trễ, tuần sau gọi lại hỏi, thì cũng câu trả lời như trên. Hỏi vài lần rồi chẳng biết làm sao, lâu ngày,  cày  mệt quá  nên cũng quên luôn.
Không may tai nạn giao thông xảy ra, Cảnh sát bắt trình giấy bảo hiểm tôi không có. Về gọi điện thoại  hỏi nơi bán bảo hiểm họ trả lời:     (không trả tiền tháng, đã gởi giấy thông báo hủy tên tôi rồi, coi như ông bà đã  quỵt  bảo hiểm). Rồi bảo hiễm sức khỏe cũng  mất luôn, vì không gởi tiền tháng.  Xe không có bảo hiễm  khi xảy ra tai nạn thì lãnh đủ mọi thứ hệ lụy. Bài học nầy nặng kí, quá đau, nhưng vẫn chưa khôn lên được.
Một  trưa Chúa nhật, sau khi dự xong thánh lễ, trên đường về tạt ngang qua tiệm Deli mua mấy ổ bánh mỳ về ăn khỏi nấu cơm, tôi và hai  đứa con ngồi trên xe đợi vợ vào mua. Xe đậu bên lề đường, vợ vừa đi ra thì tôi nghe sau xe  bị đụng mạnh. Cả ba  cha con  bước xuống xe, thấy một bà sang trọng đi chiếc xe Lexus bà ta de tới de lui sao đó đụng mạnh vào đít xe  CRV của tôi. Xe CRV cao,  không bị chi cả, còn xe bà ta thấp, bị bể  dàn đèn trước bên trái, đầu bị móp nặng. Thấy  chiếc xe đời mới của bà hư hại thật tội nghiệp, bà ta luôn luôn nói xin lỗi, vô ý quá, chúng tôi đều trả lời không sao. Đồng chia sẻ xui  xẻo của bà. Xe mình không  sao, xe bà hư nặng. Sau vài lời thông cảm chúng tôi lên xe chào bà về. Mấy ngày sau một  giấy phạt của Cảnh sát gởi về, kèm theo lệnh gởi giấy bảo hiễm tới, vì tôi mang tội de xe lui đụng   móp đầu xe người ta rồi bỏ chạy, có người thấy, có người chứng.
Không  biết phải học thêm  bao nhiêu nữa.
Có lừa lọc, có  khôn  dại  cũng theo ngày tháng trôi qua, vẫn  cặm cụi  cày, tóc  đua nhau trắng, gặp nhau  vẫn tay bắt mặt mừng như không có chuyện gì xảy  ra.
Những chặng đường khởi đầu gian khó trên đất nước nầy là một bài học, một dấu ấn  khó quên  trong đời.
Ngôn Nguyễn 72

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến