Hôm nay,  

Nuôi Trẻ Sơ Sinh Tại Mỹ

05/09/201000:00:00(Xem: 134909)

Nuôi Trẻ Sơ Sinh Tại Mỹ

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 2983-28283-vb8090510

Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là  nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.  Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và sau đây là bài viết mới nhất.

***

Thông thường, bà con ta nghĩ rằng cứ đẻ con tại các nước văn minh như Mỹ này, thì nhất định sẽ tạo ra những đứa trẻ vừa khỏe vừa đẹp vừa thông minh. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, vì ở xứ này, tiện nghi gấp trăm lần ở quê nhà mình. Hệ thống bệnh viện cũng sạch sẽ, tối tân gấp trăm lần mình. Như vậy, nhất định điều làm cho bà con ta tin tưởng như trên sẽ được thực hiện dễ như thò tay vào túi lấy đồ vậy.
Năm 1990, khi vừa sang Mỹ, tôi hỏi một anh bạn trẻ hơn tôi chừng 10 tuổi về tinh hình gia đình. Anh cho biết đã mất một đứa con sau khi cháu bé được chừng 20 tháng. Về nguyên nhân cái chết, anh nói: "Người ta gọi là SDS, Sudden Death Syndrome, có nghĩa là chết bất ngờ mà không có nguyên nhân". Anh còn cho biết thêm là ở xứ Mỹ, nhiều trẻ em chết như vậy lắm! Người viết ngạc nhiên: "Sao lạ vậy" Xứ Mỹ mà không tìm ra nguyên ủy của cái chết mà chỉ nói khơi khơi như vậy, thì không phải là Mỹ rồi!" Nhưng dĩ nhiên, anh bạn tôi, cho dù có đồng ý với tôi đến thế nào chăng nữa, cũng chỉ biết chấp nhận là "bác sĩ nói thế, thì nó như thế!"
Với bản tính hay thắc mắc, luôn muốn tìm hiểu nguyên ủy của từng sự việc, nhất là các sự việc khó hiểu đến kỳ quặc, người viết hỏi thêm nhiều câu hỏi khác liên quan đến sự ra đi đột ngột của cháu bé. Rất tiếc, anh bạn không có câu trả lời. Mãi đến khi có cơ hội đến nhà anh chơi, thấy cháu thứ hai của anh bạn, chừng hơn 2 tuổi, đang ngủ say trên giường. Nhìn cháu ngủ sấp, tôi ngạc nhiên hỏi anh:
-Sao anh lại cho cháu ngủ sấp như thế kia"
Anh trả lời:
-Thì ở bên này, trẻ con hay ngủ như vậy! Nếu ngủ sấp thì các cháu ngủ ngoan lắm, không quậy như khi ngủ nằm ngửa!
Đột nhiên, một ý nghĩ thoáng qua, tôi vội hỏi anh:
-Thế.. cháu thứ nhất cũng ngủ như thế ư"
-Vâng, đúng thế!
Tôi giật mình:
-Như vậy, tôi biết nguyên nhân cái chết của cháu rồi! Anh để cháu bé ngủ sấp như thế, thì có khi cháu cọ quậy, đầu cháu quay qua quay lại, có thể mũi cháu bị đè dưới gối, ngạt thở, mà cháu không có khả năng chuyển lại cái đầu, cháu ... đi luôn! Không có gì là "Sudden Death Syndrome" cả!
Tôi khẳng định:
-Các cháu bé, nếu chết trong khi ngủ nằm sấp, thì lỗi tại cha mẹ! Anh phải cho cháu thứ hai này nằm ngửa lại! Cháu có khóc thì dỗ, không thể để bất cứ cháu nào nằm sấp mà ngủ cả!
Anh bạn tôi hoảng hốt, vội chạy lại nôi con, lật ngửa cháu lên! Cháu bé ngủ lại được vài phút thì bắt đầu khóc quấy, nhưng mẹ cháu cố dỗ cháu một lúc thì cháu ngủ lại. Dù cho vất vả vài phút, nhưng trên môi của hai vợ chồng cùng điểm một nụ cười. Họ đã tìm ra nguyên ủy của cái chết bất thình lình của đứa thứ nhất, và tin rằng đứa thứ hai sẽ sống vững vàng như mọi người khác.
Sau đó, trong một lần đi lễ nhà thờ, tôi lại ngạc nhiên thấy một bà mẹ trẻ dẫn hai đứa con nhỏ đi lễ. Một cháu chừng 3 tuổi chạy lăng xăng hết hàng ghế này đến hàng ghế khác, trong khi đó, cháu kia chừng hơn 1 tuổi, bò trên sàn nhà thờ! Nhìn cháu bò trên mặt đất chứa hàng tỷ con vi khuẩn, vi trùng được lôi vào từ đế giầy của hàng ngàn người, đã từng vào nhà cầu, restroom ở đâu đó, đã từng dẫm phân chó, phân mèo, tôi lạnh cả người! Tại sao lại có người cha, người mẹ vô tâm như thế" Khi bò, bàn tay, cùi chỏ, đầu gối của cháu sẽ lê lết trên những dấu chân kia, rồi cháu lại đưa tay lên miệng mút mút...Thế rồi khi cháu bị bệnh, lại đổ tại Chúa, tại Trời hay tại số mệnh!


Một lúc sau, bà mẹ trẻ bế con lên, nựng nịu, nhưng cháu cứ nhoài xuống đất. Người mẹ phải rút trong cái túi đeo lưng (back pack) ra một chai sữa nhỏ, mở nắp đậy tù ti ra, nhét vào mồm cháu. Được cái tù ti, cháu bé nín khóc, nhưng chỉ một lúc, cháu nhả ra. Chiếc tù ti lăn xuống đất! Bà mẹ trẻ lập tức nhặt lên, nhét vào miệng cháu bé! Tôi lại rùng mình lần nữa! Trời ơi! Chiếc tù ti khi rơi xuống đất thì đã lăn vài vòng trên mặt đất. Vì đang ướt sữa, cái tù ti nhất định sẽ hút hàng trăm hạt bụi trong đó có hàng triệu con vi khuẩn vi trùng...Những con vi khuẩn, vi trùng đó thênh thang lọt vào miệng của cháu bé đáng thương, vô tội kia!
Trong nhiều lần khác, tôi chứng kiến một số bà mẹ văn minh hơn, khi nhặt tù ti lên, thì chùi ngay cái đầu tù ti váo áo mình! Có lẽ cho rằng áo mình mới giặt hôm qua, còn sạch nguyên, chùi một tí đâu có sao" Đa số thì sau khi lấy lại bình sữa hay tù ti, thì nhét vào trong cặp, không có lấy một cái bao ny lông để cất tù ti. Một bà thì gọn nhẹ hơn, cái bình sữa thiếu nắp đậy được gài vào bên hông của cái túi đeo lưng, không cần biết cái tù ti đó sẽ bám bụi đường trường...
Điều đau lòng là một số bà mẹ nuôi con theo kiểu dã chiến này lại hay cãi, ít khi chấp nhận cho người góp ý về cách nuôi con của mình. Để đến khi cháu lớn lên èo uột, mặt dài thong, tay chân xanh xao, lại đổ tại Chúa, tại Trời hay tại số mệnh!
Ở nhà, điều thường thấy hơn là khi các ông bố, bà mẹ đi làm về, là lập tức chạy đến con, (hay cháu), ôm bế lên, hôn hít mà không rửa tay chân sạch sẽ, không thay cái áo sơ mi mình mặc đi làm đã nhuốm bụi đường, hay các chất hóa học ở sở. Tôi cũng thấy ngay cả các vị Bác Sĩ, Dược Sĩ, cũng nhào vào ôm con ngay khi vừa bước vào cửa nhà, không nhớ rằng cái áo mình mặc ở bệnh viện đã bị các loại vi khuẩn từ các người bệnh bay bám vào! Kỹ Sư, Giáo Sư...những người có bằng cấp cao, dĩ nhiên còn tệ hơn bác sĩ, nghĩa là tay chân ít khi rửa trước khi ôm bế con. Nhiều gia đình còn ở trong khu chung cư, chật hẹp, vẫn để cho con nằm, ngồi chơi đùa ngay gần cửa, chỗ để giầy dép của trăm loại người đến thăm...
Gần đây, người ta mới khám phá ra một loại vi khuẩn kinh khủng nằm trong cơn ho của người lớn, gây chết trẻ em ngay lập tức. Căn bệnh kinh khủng này có thể tránh được nếu người lớn chịu đi chích ngừa nhưng tin này hình như không phổ biến lắm, nên tôi vẫn thấy có người lớn vừa dỗ trẻ, vừa ho...Tuy có quay mặt đi để ho, nhưng họ không biết rằng, một khi họ ho ra ngoài không khí, vi khuẩn đâu chỉ ..đứng tại chỗ, mà cũng bay vòng vèo trong nhà bốn phương, tám hướng, gặp mấy em bé mà khả năng chống trọi còn yếu xìu, thì sẽ đáp xuống nhanh hơn trực thăng.
Bên cạnh việc "làm trung gian đưa bệnh đến con trẻ", người lớn còn sao nhãng trong vấn đề "đàm thoại" với con cháu. Có bậc cha mẹ bận đi làm, thì "bán cái" cho người giữ trẻ, mà không theo dõi các sinh hoạt tại gia khi bố mẹ đi làm, không dặn dò kỹ lưỡng từng trường hợp cái gì "cấm", điều gi không "cấm" cũng như không dặn người giữ trẻ hay nói chuyện với trẻ! Dù cho cháu mới có 3, 4 tháng, các chàu rất cần nói chuyện với cha mẹ, với người lớn. Cháu nào được cha mẹ ,ông bà hay nói chuyện, thì sau này sẽ có trình độ nói năng lưu loát hơn là các cháu ít nói chuyện ngay khi còn bé.
Điều cuối cùng, trẻ nhỏ mà bú sữa mẹ thì có khả năng chống lại bệnh tật khá hơn trẻ em hoàn toàn bú bình.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến