Hôm nay,  

Đẹp Và Độc

28/08/201000:00:00(Xem: 114472)

Đẹp và Độc

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 2976-28276-vb7082810

Tác giả tên thật Hồ Việt Tân, một cựu chiến binh Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ gốc Việt, từng nhận giải tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết "Chuyện 2 Chàng Thuỷ Quân Lục Chiến". Ông hiện sống với cha mẹ già bệnh tại Los Angeles. Bài viết mới của ông là chuyện của những thuyền nhân, từ biển cả sóng gió, trại tị nạn năm xưa tới Bolsa ngày nay.

***

Gần ba mươi năm về trước...
Trên một chiếc ghe vượt biên phát xuất từ Bà Rịa, Vũng Tàu có một đứa trẻ nằm rủ rượi như một con chó đói sắp chết. 
Đứa trẻ đó là tôi!  Say sóng, ói ra mật xanh, mật vàng, đói, khát, quần áo, tóc tai ướt nhẹp.  Sóng đánh nước biển tràn lên ghe, ụp lên người, tôi vẫn nằm yên thiêm thiếp, không thức cũng không ngủ. 
Tôi đã từng ngủ ở vỉa hè khi trời mưa nên nằm trên ghe bị sóng biển tạt ướt là chuyện thường thời "cơ hàn" của tôi. 
Sự đau khổ do cái khát, một ngày rưỡi không uống nước, át hẳn và vượt trên những sự đau khổ khác   đói, say sóng và ướt. 
Trên ghe vẫn còn nước nhưng gia đình chủ ghe và những người làm trên ghe thủ cho riêng họ; không ai ban phát nước cho tôi hay những đứa trẻ không thân nhân, không quen biết.
Vì sự sống còn trên biển khơi, họ phải làm vậy.  Tôi không trách họ! 
Sau này suy nghỉ lại nếu có trách thì tôi chỉ trách đám Việt Cộng cai trị nước Việt Nam.  Vì Việt Cộng mà tôi và hàng triệu dân Việt phải liều lĩnh bỏ nước ra đi, vượt biển trên những con tàu, chiếc ghe mong manh - chín phần chết, một phần sống!
Đang nằm lơ mơ, tôi nghe tiếng người tài công nói với một người thanh niên làm việc trên ghe.
-Kh.!  Mày lấy ly nước cho thằng áo xanh uống, nó nằm không nhúc nhích cả ngày rồi.
Anh Kh. lay tôi dậy rồi đưa cái ly nhựa đựng nước cho tôi.
-Anh Tr. cho mày nước uống nè!
Tôi cám ơn anh Kh. xong rồi cầm ly nước uống.  Nếu mạo phạm so sánh thì ly nước đó đối với tôi tương đương với nước Cam Lồ của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Uống xong ly nước thì tôi tương đối tỉnh táo, cái đói và say sóng được quên đi hay biến mất. 
Sau khi trao tay lái lại cho người khác, anh Tr. tới ngồi kế bên tôi.
-Em tên gì"  Đi canh me hả"
-Em tên V..  Cha mẹ em có trả tiền cho ông B. để cho em đi.
-Nếu muốn uống nước thì nói cho anh Kh. hay anh biết.  Anh Tr. nói với tôi trước khi nằm xuống ngủ kế bên tôi.
Ghe đi thêm ba ngày thì đến giàn khoan dầu của Nam Dương và được chiếc xà lan chở đồ tiếp tế cho giàn khoan vớt.  Trên xà lan, người ta cho chúng tôi ăn cơm trắng với cá chiên, không có thứ gì khác - ngày ba bữa.  Thật là thiên đàng!
Khi chiếc xà lan tiếp tế cập vào tàu dầu hay giàn khoan thì những nhân viên, thủy thủ trên tàu dầu hay giàn khoan đem táo và cam ra quăng xuống cho đám người vượt biên.  Những lúc như vậy thì tôi đi tránh ra chỗ khác, tôi không thích chen lấn hay xô đẩy để tranh giành, chụp giựt hay lượm những trái cây được quăng xuống.
Một bữa chiều, tôi vừa ăn cơm xong thì xà lan tiếp tế cập vào tàu dầu và như thường lệ thì nhân viên, thủy thủ trên tàu dầu đem táo và cam ra quăng xuống cho dân vuợt biên.  Tôi đi tránh ra xa thì nghe tiếng gọi của anh Tr.
-V.!  Lên đây ăn cơm với anh.
Tôi bước tới chổ anh Tr. và vài người khác đang ngồi xếp bằng ăn cơm. 
-Em ăn cơm rồi!
-Kh.!   Mày lấy trái táo cho thằng V..
Tôi cám ơn anh Tr. rồi cầm lấy trái táo ăn.
Từ đó tôi biết anh Tr. là anh bà con của anh Kh.; anh Tr. là lính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa nên làm tài công ghe vượt biên.
Ở trên xà lan được bốn, năm ngày, chúng tôi được tàu Hồng Thập Tự của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đưa vào đảo Kuku, Nam Dương.  Đảo Kuku là một trại tị nạn chuyển tiếp để dân vượt biên làm giấy tờ trước khi qua trại tị nạn Pulau Galang.
Bước chân lên đảo Kuku, bắt đầu sống đời tị nạn Cộng Sản, tứ cố vô thân; tôi chỉ có bộ đồ đang bận trên người và đôi dép. 
Anh Tr. gom anh Kh., tôi, hai đứa trẻ và hai thanh niên độc thân khác lại thành một nhóm cho tiện việc lãnh lương thực và sống trên đảo.  Chúng tôi ở chung trong một cái lều lá mà anh Tr. gọi là cái chuồng khỉ. 
Anh Tr. là một người rất tình cảm; thỉnh thoảng anh nói với chúng tôi là nếu anh có tiền thì anh không để chúng tôi đói khổ như vậy.  Trên đảo nếu có vàng hay tiền thì có thể mua thêm gạo, cá tươi, trái cây, quần áo, dày dép để ăn mặc.
Anh Tr. không nói, nhưng anh Kh. cho biết là chủ ghe không giữ lời hứa, không trả công cho anh Tr. bằng mấy "cây" vàng sau khi ghe được an toàn đến bến bờ tự do.
Nhàn cư vi bất thiện (tạm dịch là ở không thì làm bậy), ở đảo không có chuyện gì làm ngoài việc tắm biển, đi lòng vòng trại và chờ ăn cơm, mấy người thanh niên trong lều xoay ra chọc những thiếu nữ đi qua lại trước lều.  Có lẽ anh Tr. đã bày ra chuyện này.
Bất cứ lúc nào hể thấy có thiếu nữ hay phụ nữ nào đi ngang qua trước lều thì đám khỉ ròm chúng tôi đua nhau khọt khẹc.
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
Phần đông mấy bà và mấy cô không vừa lòng khi bị chọc, nên lúc đi qua trước chuồng khỉ chúng tôi họ cầm đầu, cấm cổ bước rất nhanh.
Và "vỏ quít dầy thì có móng tay nhọn"; một bữa trưa khi tôi đang nằm gở ghẻ, chờ ăn cơm trưa thì nghe tiếng khọt khẹc vang lên.
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đồ mất dạy!  Tiếng một người con gái vang lên làm tắt hẳn những tiếng khọt khẹc của bầy khỉ.
Nhìn ra ngoài lều, tôi thấy hai chị em gái trẻ đẹp đứng mắng chúng tôi.
-Đẹp nhưng sao mà dữ quá vậy em!"!  Tiếng anh Tr. đáp lại.
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt! Mấy con khỉ ròm phụ họa.
-Nếu em mà lớn thêm một vài tuổi, anh cưới em liền.  Tiếng anh Kh. tiếp theo.
-Đồ mặt dày!  Người chị đáp lời anh Kh..
-Cô này vô duyên!  Tôi đâu có nói chuyện với cô!  Tôi nói với em của cô mà!  Anh Kh. đáp.
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
Biết là "nữ hổ nạn địch quần hầu" (cọp cái chơi sao lại bầy khỉ ròm), người chị nắm tay người em gái ngoe ngẩy quay lưng đi nhưng vẫn ném lại một câu.
-Đồ đàn ông bất lịch sự!  
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!
-Đẹp xxxxiệt!
-Độc xxxxxiệt!   Bầy khỉ ca khúc khải hoàn.
Cổ nhân có câu "Gần đèn thì sáng", từ lúc sống trên đảo Kuku tôi biết uống cà phê đen, nhưng không biết thuởng thức vị đắng, biết nhìn những người phụ nữ đi qua lại nhưng không biết để làm gì ngoài việc khọt khẹc cho qua thời gian.
Ở đảo Kuku được một tháng thì chúng tôi chuyển qua trại tị nạn Pulau Galang.  Tới Pulau Galang thì bảy người chúng tôi cùng ở chung một barrack, nhưng mạnh ai nấy chiếm một cái giường nên bầy khỉ tan rả và không còn ăn cơm chung với nhau nữa.
Ở Pulau Galang khoảng bảy tháng thì tôi được đi định cư tại Hoa Kỳ.

*

Trở về với hiện tại ...
Đứng trước núi mít trong chợ Mỹ Thuận, tôi trầm ngâm nhớ về thủa thiếu thời.  Mít chợ Mỹ Thuận đang sale 89 cent/pound   quảng cáo không công cho chợ Mỹ Thuận!
Đang mơ màng hít mùi mít mà không cần trả tiền, thì tiếng một người nữ vang lên.
-Anh lấy trái mít này về ăn.
Nói xong, cô ta bưng một trái mít lớn để vô trong chiếc xe đẩy của tôi.  Tôi cúi xuống vổ trái mít mềm nghe bình bịch như cái bụng đang sình của tôi và ngửi thấy mùi thơm từ trái mít tỏa ra.
-Độc xxxxxiệt!  Tôi cất tiếng.
-Anh nói cái gì"  Cô ta hỏi.
-Tui nói trái mít này ngon!  Tôi đính chính.
-Anh biết lựa mít hả"
-Cũng sơ sơ!  Hồi nhỏ tui ở nhà ông cậu, trong vườn có một trăm hai chục cây mít.  Tôi thuộc loại người chưa đánh đã khai.
-Cho tôi xin lỗi nghen!  
-Không có gì!  Đúng ra thì tui phải cám ơn chị cho trái mít, khỏi phải tốn công lựa!
Mới qua lại, xả giao vài chiêu, thì nữ hiệp tung ra liền ba chưởng.
-Anh phải là dân vượt biên không"
-Rờ bu ri (refugee) chính gốc!  Nhưng chuyện đó xưa rồi!  Tôi thành thật khai báo.
Miệng trả lời, nhưng trong bụng thì tôi than thầm.
-Chết tôi rồi!  Bùa ngải trái mít này độc thiệt!  Mới vổ trái mít mấy cái mà bị người khác ếm ngay giữa chợ.  Điệu này chắc phải lột đồng hồ Casio, móc cell phone, bóp rách, chìa khóa xe ra giao hết để toàn mạng mà về với mẹ.
-Anh có ở đảo Kuku một thời gian!"!  Chưởng thứ nhì mạnh như núi lở được tung ra.
-Đúng vậy!   Tui đỡ không nổi.
Tâm phục, khẩu phục.  Bùa trái mít này độc thiệt!  Tôi than thầm.
-Khi tới trại Galang thì anh ở barrack 123!"! Chiêu cuối của nữ hiệp làm tôi đứng chết trân.  Hết chạy!
Tuy bị điểm huyệt đứng cứng ngắc, nhưng tôi cố gắng động não, vắt óc suy nghĩ tìm lý do vì sao mà người con gái đứng trước mặt tôi lại biết rành rọt quá khứ của tôi. 
Tôi không kể lại chuyện vượt biên hay chuyện ở trại tị nạn cho ai biết, kể cả những người trong gia đình.  Trí nhớ của tôi cũng thuộc vào hạng khá lì, nhưng đứng suy nghĩ một hồi lâu mà tôi vẫn bí rị, không tìm ra câu trả lời cho chuyện này.  Chắc phải ra ATM lấy thêm tiền đưa cho chắc ăn!
-Chủ Nhật này nếu rảnh anh ghé nhà em chơi! 
Tiếng miền Nam của nữ hiệp này nghe đã cái lỗ tai ra làm sao!
Bùa trái mít phản tác dụng rồi!   Tôi mừng hết biết!
Ái dà!  Hay là nữ hiệp này thấy cái đồng hồ rẻ tiền, cái bóp lép kẹp của tôi mà đổi chiêu, dụ tôi tới nhà để trấn lột.  Thời buổi này cẩn thận thì vẫn hơn!
Cẩn thận thì cẩn thận, nhưng tôi vẫn khoái mấy người con gái miền Nam, bụng nghĩ sao thì miệng nói vậy.  Cô gái này không biết tôi là ai, tên tuổi ra sao, gốc gác thế nào mà đã mời tui về nhà chơi. 
Nếu gặp trường hợp này vào hai mươi năm về trước thì bây giờ năm đứa con của tôi đã vào đại học, vào mười năm về trước thì tôi phải về xin phép cha mẹ, còn vào lúc này thì tôi phải từ tốn, chậm chạp suy nghĩ kỹ lại; nên ba giây đồng hồ sau tôi nói.
-Anh tên là V.!  Em cho anh biết tên, địa chỉ để Chúa Nhật anh đến và số điện thoại để tiện liên lạc.  Tấn công phủ đầu không cho địch thủ kịp suy nghĩ, hay trở tay là chiêu ruột của tôi.
-Em tên là M.  Vừa nói M. vừa lục bóp lấy giấy viết ra ghi địa chỉ và số điện thọai cho tôi.
-Nhà em cũng ở gần đây thôi, nếu có gì thì anh gọi em bằng số phone này.  Đưa tờ giấy cho tôi, M. nói thêm.
Số của tôi hôm nay đỏ rực, hèn chi cuối tuần rồi tôi chơi bài thua sạch túi.  Cái thói quen chưa đánh đã khai thiệt là khó thay đổi!

*

Chiều Chúa Nhật...
Để làm ơn cho thằng bạn nối khố, tôi ghé vào tiệm bánh Van trong khu chợ ABC mua một cái bánh trái cây mười inches tốn mấy chục đồng.  Quảng cáo không công cho tiệm bánh Van! 
Thằng bạn nối khố của tôi thường tụng rằng "Mày làm ơn giùm tao, nếu đi tay không tới nhà người ta ăn ké thì chỉ đi chín nhà thôi, phải chừa lại một nhà để cưới vợ!"  Không phải tôi sợ ế vợ!  Nhưng thằng bạn tôi tụng hoài nhức đầu quá nên đành bấm bụng mua cái bánh đem tới nhà M.
Bấm chuông xong thì cửa mở, M. vui vẻ mời tôi vào nhà.
Vừa bước vào phòng khách chưa kịp chào xả giao với M. thì có một người đàn ông từ phòng sau bước ra. 
Anh Tr.!  Gần ba mươi năm qua nhưng tôi không quên khuôn mặt anh Tr., với cái răng khểnh và cái nút ruồi có vài sợi lông dưới cằm bên phải của anh.  Tướng có phát, tóc có bạc nhưng khuôn mặt anh Tr. không thay đổi mấy.
Anh Tr. có lẽ không nhớ tôi nên nhìn tôi rồi nhìn qua M. một cách thắc mắc.
Tôi đặt cái bánh lên bàn, rồi bước tới bắt anh Tr. và nói.
-Anh Tr.!   Anh còn nhớ em không"   Thằng V. đi vượt biên cùng ghe với anh nè!
Nghe tôi nói thì anh Tr. nhớ ra và ôm tôi vỗ lưng bộp bộp.
-Độc xxxxxiệt!   Lâu ngày!
Nghe hai chữ "Độc xxxxxiệt!", những câu hỏi và thắc mắc trong đầu tôi tiêu tan như bơ gặp chảo nóng. 
-Trái đất này khá tròn và khá nhỏ, anh hở!
-Độc xxxxxiệt!  Anh Tr. lập lại.
Một người đàn bà từ phòng sau bước ra nhìn anh Tr. và tôi.
-Đây là chị T., vợ anh.  Anh Tr. giới thiệu.
-Chào chị! 
-Không biết thằng V. còn nhớ hồi ở đảo Kuku có hai chị em chưởi anh em mình mất dạy, mặt dầy không"
-Dạ em còn nhớ!  Làm sao mà quên được lần đầu tiên bị người khác chưởi/mắng. 
Thú thật là tôi nhớ chuyện xảy ra nhưng tôi không nhớ mặt hai chị em đó.
-Đây!  Hai bà đó đây!  Sau khi em đi định cư, anh đi lòng vòng trại thì gặp bả.  Qua Mỹ vẫn giữ liên lạc, mấy năm sau gặp lại rồi cưới!  Anh Tr. kể và chỉ hai chị em đang đứng trong phòng khách.
-Có lẽ em không biết thằng V.! Hồi đi vượt biên, anh thương nó nhất ghe.  Nó đói khát thì chịu, có cho mới ăn uống; chớ không xin xỏ, giành giựt như mấy đứa khác.  Anh Tr. nói cho chị T. biết.
-Hồi đó em còn trẻ dại mà anh!  Bây giờ thì khác rồi   già mà dại!  Cái thói quen chưa đánh đã khai thiệt là khó thay đổi!
Cánh cửa nhà sực mở ra, một người đàn ông cao lớn, mày râu nhẵn nhụi, có hột nút ruồi/tàn nhang trên mép bên trái (giống như người mẫu nổi tiếng Cindy Crawford) bước vào.  Vừa bước vào đã lên tiếng.
-Anh Tr.!  ...
Chợt nhìn thấy tôi, người đàn ông đó dừng tiếng.
-Anh Kh.!   Anh còn nhớ em không"   Thằng V. đi vượt biên cùng ghe với anh nè!  
-Độc xxxxxiệt!  Anh Kh. cất tiếng. 
Tay bắt, mặt mừng! Lưng vổ kêu bồm bộp!
-Lâu ngày anh vẫn không thay đổi chút nào! Tôi nói thật.
-Anh Tr. có giới thiệu cho em biết vợ của anh chưa"  Chị M. đây!  Anh Kh. chỉ qua chị M. đang đứng chung với chị T.
Đời đẹp xxxiệt và độc xxxxiệt!
. . .
Ai ơi gắng ở cho lành,
Kiếp này chưa đặng, để dành kiếp sau!

Cánh Chuồn Chuồn

Ý kiến bạn đọc
01/05/201900:49:14
Khách
hồi kết tuy bất ngờ nhưng thật vui và hạnh phúc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,676,714
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến