Hôm nay,  

Ơn Trời Ơn Người

25/08/201000:00:00(Xem: 232375)

Ơn Trời Ơn Người

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số 2973-28273-vb4082510
 
Họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 10 có hai người quan trọng vắng mặt:  Tác giả thắng giải chung kết Nguyễn Trung Tây không thể rời công việc linh mục tại một buôn làng thổ dân Úc Châu, đã phát biểu qua video. Người thứ hai là tác giả Trần Nguyên Đán, thành viên ban tuyển chọn, không thể rời công việc mục sư tại giáo phận Fort Worth, Texas. Trong “phát biểu vắng mặt”, ông viết “Khi biết tin hoa hậu năm nay, tác giả Nguyễn Trung Tây, cũng không thể về kịp vì ông đang làm công việc linh mục tại một buôn làng xa xôi bên Úc, tôi thấy mức nôn nao lên... gấp đôi, vì chắc ở nơi xa xôi kia, vị linh mục nhà văn cũng giống như tôi thôi.”
   Hình bên, Nguyễn Trung Tây trên hương lộ Úc Châu. “Trong 9 người con, tôi thiệt tình đầu đường xó chợ...” vị linh mục nhà văn lãng tử tự khai, trong bài viết từ nơi xa xôi.


***

Tháng 8, mùa đông Úc Châu nhưng lại là mùa hè Bắc Mỹ; Alice Springs, Central Australia đi trước Westminster, Orange County khoảng mười sáu tiếng rưỡi đồng hồ.
Sáng thứ Hai, 16 tháng 8, ngồi trước máy điện toán, tôi lần giở từng trang lưới Việt Báo, hy vọng nhận được một vài hàng tin về ngày hội trùng dương của Việt Báo và Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười. Lòng tôi bồi hồi như đang ngồi chờ pháo Tết Giao Thừa nổ tung.
Nhìn con số ngày, tháng, giờ trên trang lưới Việt Báo đang nhảy theo giờ California, "Chủ Nhật, 8/15/2010, 5:30:42 PM", tôi nghĩ nửa vòng trái đất bên kia, bây giờ nhà hàng Royal đang tưng bừng lắm. Nhộn nhịp người đi. Tiếng cười tiếng nói. Quần áo mặc đẹp. Tóc chải thơm mùi. Còn bên này, tôi quần jean bạc thếch, cổ quấn khăn rằn ri, xe "thổ mộ" bụi đỏ chuẩn bị mang người xuất gia vào buôn làng Santa Teresa, công tác một tuần.
Tôi lại ghé vô trang lưới Việt Báo, ngong ngóng tin... Nhưng vẫn không thấy chi. Tôi ước bây giờ có cánh bay về lại Mỹ.
Khoảng hai hôm trước, tôi nhận được điện thư CEO Hòa Bình gửi tới nhắc nhở xa gần, chiều Chủ Nhật 15 tháng 8, đừng quên mang theo khăn bên mình, bởi sẽ có nhiều người nhắc tới tên. Chắc là như vậy, cho nên thứ Hai 16/8 Úc Châu, hồn ơi, sao cứ nôn nao, rộn ràng!
Tôi quay về trang lưới Việt Báo. Lại lên mạng. Lần này tôi nhìn thấy bài mới đưa lên, ký tên Tác giả Nguyễn Trung Tây. Tôi mở ra để nhận thấy hình nhân vật chính của "Mẹ, Mẹ Tôi", và hình tôi với thổ dân buôn làng Amoongana (A-múng-gà-nà). Vừa đọc xong những hàng chữ cuối cùng của bản tin, còi xe "thổ mộ" bấm "tin! tin!", nóng nảy thúc hối. Tôi xách giỏ, đội mũ, bước đi...
Đường bụi đỏ nối Alice Springs với Santa Teresa sáng thứ Hai 16/8 không tung được bụi đỏ, dù chỉ là một hạt bụi nhỏ, bởi mưa trời. Mưa đổ xuống bôi trơn đường đất đỏ. Từng vòng bánh xe chậm rãi lăn tới. Tôi ngồi trong xe, ghế dưới, ngớ ngẩn nhìn ra hai bên, chẳng nghĩ chi về công tác đang chờ đợi nơi vùng đầu hỏa tuyến, nhưng tư tưởng dội vang âm thanh "Viết Về Nước Mỹ".
Hồi đó cũng chỉ là một lần tình cờ, ghé vào trang lưới radiovncr.com, tôi thấy ô tin "Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ". Biết vậy, rồi thôi. Nhưng có lần dừng bước tại nhà sách Tự Do trong thương xá Lion Plaza vùng Thung Lũng, tôi nhìn thấy cuốn sách độ dày đáng nể mầu trắng tựa đề "Viết Về Nước Mỹ 2008". Tôi mở ra coi, đọc thấy mấy bài viết hay quá. Xin được nhắc tới tên tác giả Karen N. Nguyễn, tác phẩm "Nhạt Nắng" (trang 237). Tôi mua ngay, không ngần ngại, không tiếc nuối. Rồi mấy ngày sau, bay về lại Úc, mang theo tuyển tập dầy 640 trang của Viết Về Nước Mỹ 2008.
Về tới văn phòng ở phố Melbourne, tôi đọc Viết Về Nước Mỹ, rồi ngồi viết tác phẩm đầu tiên góp mặt, "Mẹ, Mẹ Tôi", chuyện thật người thật... Tôi gửi đi, mấy ngày sau nhận được điện thư Việt Báo hỏi tiểu sử. Tôi trả lời, hai hàng ngắn, "...sinh ra tại Sài Gòn, lớn lên tại Sài Gòn và San Jose. Hiện nay đang làm việc bên Úc". Vậy mà Việt Báo kiếm ra được tiểu sử trích ngang trích dọc của tôi trên trang lưới của Thông Tấn Xã vietcatholic.org. Thế là tay, chân, đầu, mình xuất hiện đầy đủ trong phần tiểu sử của Việt Báo. Cả trang lưới www.nguyentrungtay.comcủa riêng tôi, tôi gọi quán nước đầu làng, được Việt Báo mang ra trình làng.
Mấy tháng sau, "Gốc Phi Châu" ra đời, được gửi đi qua điện thư. Lần này đặc biệt hơn, tôi nhận được thư của thi sĩ Trần Dạ Từ, người tôi xin phép gọi đại ca. Thư đi tin lại. Tôi viết thêm truyện ngắn, "Giấy Bạc Con Công" số Xuân 2010. Rồi tưởng chi hay ho, tôi tịt ngòi luôn. Đại ca hỏi sao không viết nữa" Tôi "than thở",
- Đại ca ơi, hết hơi rồi, chạy đuổi theo công việc thở không ra hơi. Giờ đuối! Xin phép ngưng để thở. Chưa kể, cứ ngồi tí toáy viết lách trong văn phòng, không lo chuyện nhà dòng, sợ bị mắng cho mấy mắng...
Yên đi một khoảng thời gian... Tháng Mười Hai 2009, tôi hành lý lên đường, chào Melbourne, thành phố mưa nắng bất thường, đổi về công tác tại thị trấn Alice Springs, sa mạc nắng cháy, công tác với thổ dân Úc Châu.
Trôi đi qua thêm sáu bẩy tháng nữa. Tôi nhận được điện thư đại ca thi sĩ  hỏi có về Mỹ tham dự ngày đại hội năm thứ mười được hay không" Nhận được thư, tôi chép miệng, bụng than,
- Đại ca ơi, sao mà về!
Nhà văn Trần Nguyên Đán trong bài "Phát Biểu Vắng Mặt" nhận định,
...Cuộc đời của chúng tôi, một Linh mục và một Mục sư, cũng giống như mọi người, cũng ràng buộc vào một tập thể, cũng bị ràng buộc vào một kỷ luật, vào trách nhiệm, không phải muốn đi đâu là đi, muốn về đâu là về. 
Cám ơn nhà văn Trần Nguyên Đán lắm, bởi ít ra cũng có một người đồng hội đồng thuyền (nhưng ngài hơn hẳn tôi, bởi ông vừa có danh, dội vang, vừa có tiếng, bay xa) đã lên tiếng hộ cho tôi. Thêm vào phận tôi thấp bé, mõ làng, chứ đâu được ngồi chiếu trên. Cho nên đi đâu cũng phải xin phép. Chưa kể vùng đầu hỏa tuyến với thổ dân Úc Châu, mặt trận căng thẳng, tôi biết không đi đâu được, ngay cả trong nước Úc, thế thì còn nói chi tới nước Mỹ...
Bởi thế, tôi "dấm da dấm dẳng" với đại ca thi sĩ,
- Đệ không về được.
Thư đi tin lại mấy lần nữa. Cuối cùng tôi quay sang nhân vật của "Mẹ, Mẹ Tôi" cầu cứu.
Mà cũng thật tình là cực cho cụ. Bởi mẹ tôi đã chín mươi. Trước ngày 15/8, sức khỏe cụ bị đe dọa. Anh tôi cho biết, cụ sức khỏe yếu lắm. Tôi lo... Tôi sợ lần này dám tôi sẽ phải "liếm lá đầu đường" thật rồi. Chưa kể, nói chuyện điện thoại hỏi han sức khoẻ, mẹ tôi cứ bàn về chuyện hậu sự. Tôi lắng nghe lời cụ nói mà lòng buồn tênh, ruột gan cồn cào! Tôi chỉ còn biết kêu gọi thổ dân sa mạc Úc Châu và tín đồ Alice Springs dâng cao lời kinh cho cụ...


Trong gia đình, chín người con, tôi thiệt tình đầu đường xó chợ. Anh chị em tôi, ai nấy đều tròn bổn phận làm con. Nhưng bởi máu mạo hiểm, say mê cơm đường cháo chợ, cho nên tôi chưa bao giờ trả hiếu đủ nghiã tới người phụ nữ đã rứt ruột sanh ra tôi... Hỏi sao tôi không lo. Lỡ, có chuyện chi xảy ra. Tôi bay về không kịp... Mọi sự đều lỡ làng... Nghĩ tới đó, tôi dừng lại. Không dám nghĩ thêm.
Nhưng phép lạ vẫn cứ xảy ra, bởi tối hôm đó, tối thứ Hai của 16/8 Úc Châu tại thôn vắng Santa Teresa trên dưới sáu trăm người thổ dân, tôi nhận được điện thư người anh báo Mẹ tôi và chị Vinh vừa mới dời bước khỏi nhà hàng Royal. Mẹ tôi khỏe, vui lắm. Cụ còn nhắn nói tôi phải gọi điện thoại cám ơn Việt Báo và Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ 2010, bởi những tiếp đón ân cần của mọi người.
Qua trang lưới Việt Báo, tôi còn đọc được nhiều bài viết về mẹ tôi. Chú Phạm Hoàng Chương, giải chung kết năm trước, trong bài "Dẫn Mỹ Đi Coi Phát Giải Việt Báo" viết,
...[T]ôi lên kính cẩn cúi chào bà cụ, người đã sinh ra được một người con tu hành đạo đức... Tôi nhận món quà nặng buộc dây nơ hồng từ tay chị Nhã Ca, lễ phép đặt trên hai tay bà cụ, thì thầm cúi đầu nói lời chúc mừng, nhưng không dám rút tay ra, vì tay bà cụ run run yếu ớt như không đỡ nỗi món quà, có lẽ vì xúc động nhớ tới đứa con thân yêu hiếu thảo ở xa.”
Đọc những hàng chữ này của chú Phạm Hoàng Chương mà tôi mắc cỡ với chính mình, bởi tôi chưa bao giờ là một người "tu hành đạo đức", nói chi "thân yêu hiếu thảo"... Nhưng lại rất cảm động bởi những hàng chữ tác giải viết về mẹ, mẹï tôi.
Tác giả Thịnh Hương trong bài "Mùa Hè Không Quên" cũng viết,
"[N]hân vật" trong bài viết "Mẹ, Mẹ tôi" là cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, đã được người chị ruột của tác giả hộ tống bay từ San Jose về nhận giải thay tác giả. Sự hiện diện của cụ bà là phần trang trọng và cảm động nhất trong lễ phát giải.”
Còn một số bài báo khác của những trang lưới khác, viết về "Mẹ, Mẹ Tôi", khiến tôi xúc động.
Cách đây mấy hôm, tôi nói chuyện với bà cụ. Cụ cười vui, tiếng nói sang sảng như chẳng hề đau yếu...
Bây giờ, ngồi nghĩ lại, phân tích lẩn thẩn và rất là ích kỷ, tôi thấy mình không về Mỹ tham gia ngày hội trùng dương, thế mà lại hay. Mẹ tôi, người phụ nữ đầu vấn khăn đen, áo gấm nhung đã trở thành nhân vật chính Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Đại ca Trần Dạ Từ còn khéo đặt tựa bài, "Nhân Vật Thay Tác Giả Nhận Giải". Thi sĩ thật tinh tế. Điều này tôi không nghĩ ra trước đó. Mà đúng là như thế. Nhân vật chính và duy nhất của bài "Mẹ, Mẹ Tôi" đã hiện ra bằng xương bằng thịt với da mồi tóc bạc trong đêm Mười Năm Viết Về Nước Mỹ. Trên dưới sáu trăm con mắt và bao nhiêu ống kính đã chăm chú nhìn, chụp bắt giây phút mẹ tôi bước lên khán đài, hai bàn tay đưa tới nhận lấy danh dự, không phải của tôi, mà chính là của cụ, người đã cho tôi thân xác và đời sống.
Sau ngày 15/8, tôi nhận được rất nhiều chúc mừng. Anh em Ngôi Lời trên toàn thế giới nhiều người viết điện thư hoặc gọi điện thoại chia sẻ niềm vui. Á hậu Phương Dung của Viết Về Nước Mỹ 2008 hàng xóm thuả xưa liên lạc, thư qua tin lại. Rồi còn bao nhiêu bạn bè, người quen, từ Việt Nam kéo sang Úc Châu, qua tới Bắc Mỹ.
Về những bài Viết Về Nước Mỹ 2010, tác giả Lê Tường Vi, nhận xét,
“...Năm nay đa số các tác giả viết về những tâm trạng và đời sống của họ. Năm nay họ nghĩ tới những gì họ đã cho Nước Mỹ trở lại. Tôi ghi nhận năm nay các tác giả đã thành công và trong sự thành công đó thì họ cảm tạ (Nước Mỹ) và họ cho lại bằng những công việc làm kín đáo, họ cho một phần của họ trả lại cho Nước Mỹ đó. Điều đó nói lên cái tinh thần biết ơn rất quý của cộng đồng người Việt chúng ta. Sau khi thành công thì không phải chúng ta chỉ có hưởng thụ mà chúng ta đã nghĩ và đã trả lại những gì chúng ta đã hưởng được từ Nước Mỹ. (Đài Á Châu Tự Do, Giải thưởng Viết về nước mỹ năm thứ 10, Việt Long, thứ Tư, 18-8-2010).
Xin được gửi lời cám ơn tới Giám khảo Lê Tường Vi, bởi đây cũng là một điều tôi ước muốn trình bày trong bài "Gốc Phi Châu". Đặt chân tới Mỹ bởi một biến cố, sau những loay hoay với hội nhập, chúng tôi giờ đây đã trưởng thành, bắt đầu đứng lên, đi tới những sắc tộc khác, để chia sẻ, để sinh hoạt, và để phục vụ dấn thân.
Thứ Hai, 16/8, tôi đi tới bản làng Santa Teresa công tác. Sáng thứ Sáu, 20/8, tôi lái xe "thổ mộ" về lại phố chính Alice Springs.
Sáng thứ Hai, trời đổ mưa. Sáng thứ Sáu, trời vẫn mưa. Đường bùn hương lộ nối liền vẫn trơn trợt. Tôi lái cẩn thận từng vòng bánh xe, bởi không muốn mở đại lý bán mắm dưới cõi âm (Chợ Trời Dandenong).
Mưa sa mạc từ trên cao vẫn liên tục buông rơi. Tôi nghĩ tới Ơn Trời. Từ những ngày năm 1978, tôi gõ cửa nhà thờ, xin được làm người xuất gia; cho tới ngày hôm nay của năm 2010. Bao nhiêu lận đận, bao nhiêu đoạn trường, tôi đã nếm đủ, trải qua. Nhưng mưa Trời vẫn cứ đổ xuống tưới mát tâm hồn có lúc đã cạn khô. Với   đức tin và hai bàn tay nhỏ bé giơ ra, xin hứng lấy mưa Trời (nói theo thi hào Tagore), khuôn mặt riêng tôi vẫn nguyên vẹn không hề đổi thay một nụ cười, và hồn tôi vẫn xanh mướt lộc non. Ơn Trời đổ xuống, mẹ tôi bay xuống thủ đô Little Saigon, nhận lấy danh dự của chính cụ. Chiều tối 15 tháng 8 vừa qua, cụ bước tới, những bước vững vàng tuổi thọ chín mươi.
Ơn Trời sung mãn!
Nhưng còn ơn người. Ơn của chị Vinh, người chị ruột một đời lận đận với bao nhiêu hy sinh để tôi bước chân tới được Hoa Kỳ; những người chị, hai người anh, và cô em gái trong gia đình đã tròn nhiệm vụ làm con. Những người anh em Dòng Ngôi Lời đã ủng hộ tôi biết bao lâu nay. Đồng hương Lộc Hưng-Văn Đức, Dì Chú Kiếm, Má Khuê Dung. Ca đoàn Hồng Ân của một thuả. Bạn bè thân thương mái trường Nguyễn Thượng Hiền C3 của Sài Gòn năm 76-79. Ơn tác giả Phạm Hoàng Chương, tác giả Thịnh Hương, vị Giám khảo Lê Tường Vi, và nhà văn Mục sư Trần Nguyên Đán. Ơn Việt Báo với một chặng đường dài mười năm liên tục Viết Về Nước Mỹ, 9 vị Giám khảo Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ơn đại ca thi sĩ...
Ơn người dạt dào!
Đời tôi hạnh phúc, bởi nhận được bao nhiêu là ơn, Ơn Trời ơn người.
Mưa trời vẫn cứ tuôn rơi trên hương lộ. Mưa trời đi theo tôi từ Alice Springs tới buôn làng Santa Teresa từ hôm thứ Hai, 16/8, rồi lại đi theo tôi về lại phố chính Alice Springs.

Tôi no rồi,
Ơn vũ lộ hòa chan.
 (Hàn Mặc Tử)

Nguyễn Trung Tây

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến