Hôm nay,  

Phát Biểu Vắng Mặt

21/08/201000:00:00(Xem: 204980)

Phát Biểu Vắng Mặt

Tác giả: Trần Nguyên Đán
Bài số 2969-28269-vb7082110

Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 -hình bên- và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết 2010. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 10 có hai người quan trọng vắng mặt:  Tác giả thắng giải chung kết Nguyễn Trung Tây , không thể rời công việc linh mục tại một buôn làng thổ dân Úc Châu, đã phát biểu qua video. Sau đây là “phát biểu vắng mặt” của giám khảo Trần Nguyên Đán, người không thể rời công việc mục sư tại giáo phận của ông.

***
Lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm nay, năm 2010, kỷ niệm 10 năm giải thưởng. Con số 10 thường là con số người ta chọn làm một cái mốc. Để từ đó người ta làm một khởi đầu khác. Bạn lớn Trần Dạ Từ đã biết rằng tôi không thể về dư, nhưng ông vẫn viết trong một email: nếu bạn về được, xin sửa soạn  cho 5 phút phát biểu. Tôi rất cảm động vì lời mời ...thật thà ấy nhưng con số 5 không phải là lý do thuyết phục tôi. Tôi vẫn thường được mời phát biểu lâu hơn 5 phút. Thường là khoảng 30 phút, thời gian lý tưởng cho một bài giảng. Tôi bị thuyết phục vì một điều khác. Tâm hồn tôi nôn nao muốn về. Tâm hồn nôn nao đòi về là sự thuyết phục không thể giải thích và có sức mạnh hơn cả. Tôi hỏi tôi rằng điều gì khiến cho tôi nôn nao muốn về. Có phải vì con số 10 là một con số đặc biệt" Quả có vậy. Dĩ nhiên là còn nhiều lý do tình cảm khác.
Tôi thấy rằng tôi nôn nao muốn về vì muốn tham dự vào niềm vui chung với anh chị em. Mười năm quả là một con số đặc biệt cho một công trình, rất đáng được kỷ niệm, tuyên dương, ca mừng. Vậy mà chính mình lại không thể về được. Khi biết tin “hoa hậu” năm nay, tác giả Nguyễn Trung Tây, cũng không thể về kịp vì ông đang làm công việc linh mục tại một buôn làng xa xôi bên nước Úc, tôi thấy mức nôn nao lên... gấp đôi, vì chắc ở nơi xa xôi kia,  vị linh mục nhà văn cũng giống như tôi thôi. Cuộc đời của chúng tôi, một Linh mục và một Mục sư, cũng giống như mọi người, cũng ràng buộc vào một tập thể, cũng bị ràng buộc vào một kỷ luật, vào trách nhiệm, không phải muốn đi đâu là đi, muốn về đâu là về.
Tôi viết, không hy vọng bạn lớn trả lời, vì biết ông đang rất bận rộn với các tuyển tập Viết Về Nước Mỹ. Năm nay ngoài ấn bản bằng tiếng Việt bình thường, sẽ có một ấn bản bằng tiếng Anh, dành cho những bài viết đã từng nhận giải thưởng những năm trước. Lại thêm một cố gắng nữa, trong một thời điểm mà mọi người đều thấy là không thích hợp lắm vì nền kinh tế trì trệ của Mỹ và cả thế giới. Nhưng làm văn nghệ, đâu có phải là làm kinh tế. Văn nghệ là văn nghệ, kinh tế là kinh tế, khi những người làm văn nghệ với mục đích kinh tế, thì nó lại khác. Quả thật bạn lớn không trả lời. Tôi không chờ, không đợi, và dĩ nhiên là cũng không ...giận. Tôi biết là nếu tôi giận, thì cũng vô ích thôi, vì bạn cũng sẽ cười xí xóa như mọi lần. Tôi biết là tôi sẽ ...hỏi tội ông một ngày gần đây trong một quán ăn của vùng Little Saigon. Chúa dạy rằng hãy ...tha thứ cho nhau trước khi mặt trời lặn tắt ở chân trời. Đừng mang sự giận đi ngủ, vì sẽ không ...ngủ được.
Tôi nói với bạn lớn rằng tôi không về được kỷ niệm lần thứ 10 này vì tôi đã đi khá nhiều trong năm, đã hết những ngày nghỉ hiếm hoi được cho phép, và vì công việc tôi làm có ...khác thường hơn công việc của mọi người, cái ngày mà mọi người nghỉ việc, thì tôi lại làm việc. Tôi ước giá mà buổi lễ được tổ chức vào giữa tuần để mình có thể đi được, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Trong một thế giới tự do, quyền lợi và ích lợi của đa số phải được ưu tiên hơn. Tôi cũng nói với bạn lớn rằng tôi không về được kỷ niệm lần thứ 10 này vì tôi còn một chuyến đi dài vào cuối tháng 8, lần này thì không phải là đi chơi, mà đi công tác. Thêm một lý do nữa là tôi đã mua vé về Little Saigon vào những ngày cuối tháng 8, lần đầu tiên khi Việt Báo công bố ngày phát giải thưởng. Không thể nào đi giữa tháng 8 rồi lại đi cuối tháng 8. Âu cũng là...duyên số cả. Nói theo cách của tôi thì Chúa đã định vậy. Nhưng cũng nói theo cách của tôi là nhờ vậy mà tôi mới viết được bài viết này, như một lời tạ lỗi của một giám khảo vắng mặt, như một lời phát biểu vắng mặt. Dầu vậy, tôi cũng có một ngày hẹn với bạn lớn (bạn Thi sĩ), bạn vừa (bạn Mục sư) và bạn nhỏ (bạn Nha sĩ) vào một ngày California nắng ấm sắp tới.
Khi tôi ngồi một mình, sau Chúa Nhật, sau buổi thờ phượng, sau bài giảng, sau các buổi họp, tôi nghĩ đến Việt Báo, người bạn mới mà cũ rồi, nghĩ đến giải thưởng, nghĩ đến những người đã bắt đầu giải thưởng, và vẫn tiếp tục miệt mài với giải thưởng, như đang làm một công việc mang tính cách lịch sử, không biết là có nói hơi lớn hay không, nhưng tôi tin rằng ngay cả sau khi giải thưởng này chấm dứt, nó sẽ để lại trong lịch sử văn học Việt Nam hải ngoại một dấu ấn đậm nét. Điều này thì có lẽ tôi không cần nói nhiều, vì US Senator Jim Webb đã nói rồi, vì Congesswoman Loretta Sanchez đã nói rồi. Để xem bà Sanchez nói gì"
The writtings have become more than just a compilation of shared, collective philosophical values - they are means to preserve historical values. Bà ta nói vậy tại diễn đàn Quốc Hội Hoa Kỳ, khi nơi này tuyên dương mười năm giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ngày 28 tháng Bẩy vừa qua.
Thật ra, không phải chờ đến ngày này, từ lâu rồi, tôi thấy mình cũng đã nghĩ như vậy.   Nhiều người khác chắc cũng đã nghĩ như tôi. Cùng một suy nghĩ và phát biểu giống nhau, dù không hề quen biết. Ấy là vì thành quả mười năm Viết Về Nước Mỹ tự nó cho thấy vậy. Giải thưởng tự nó đã lập một kỷ lục, như Roger Federer đã lập kỷ lục đoạt 16 giải Grand Slam của tennis và vẫn còn đang bước. Tôì hy vọng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ sẽ đoạt kỷ lục 20 năm và còn tiếp tục.
Tôi cũng nhớ lại những ngày đầu tiên khi đến với Việt Báo. Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi, trong “Nước Mỹ Và Trăng”, trong “Chúc Mừng Năm Mới”, thỉnh thoảng, đâu đó, những bài khác. Tôi đến với Việt Báo bằng một cái tên khác, dấu mặt đi, nhưng vẫn là mình. Điều đó cũng chẳng có gì quan trọng. Quan trọng là từ đó tôi đã bắc một nhịp cầu đến với thế giới văn học mà tôi không nghĩ đến từ khi bước chân vào trường Thần Học và nghĩ rằng từ đây, mình sẽ chỉ ẩn mình trong những bức tường của nhà thờ. Nhưng Đức Chúa Trời cho phép tôi bước ra ngoài, vì biết rằng mình sẽ có thêm nhiều người bạn dễ thương khác.
Thế giới văn học cũng là một con đường khác để tôi đi ra khi một vài con đường bị đóng lại. Là một exit khi mình muốn rời khỏi freeway để đi đường local về nhà một cách ung dung dù đôi khi bị traffic light làm cho trễ nải đôi chút. Đang chạy tự do trên freeway, đột ngột một exit hiện ra không hề báo trước, đó là câu chuyện của một cái nhà thờ mới của người Việt Nam ở thủ đô nước Mỹ và cuộc thi Viết Về Nước Mỹ, khởi đầu bằng truyện ngắn “Buổi Chiều Rất Ngắn”, một truyện mà một Mục sư lẽ ra không nên viết, nhưng tôi đã cố ý đánh mạnh vào cuộc thi viết bằng những đề tài ...táo bạo để hy vọng có một số tiền cho một cái nhà thờ vẫn còn dang dở, với cái tháp chuông nằm úp mặt vào đất buồn rầu từ tháng này sang tháng khác.


Từ đó, exit mở ra một con đường mới, với một loạt những cái tựa đề quen thuộc, toàn là những tựa đề  rất ...hot: Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi, Mặt Trời Lặng Lẽ, Nằm Mơ Thấy Mình... kể về những câu chuyện ít ai muốn kể, những tâm hồn mềm yếu không muốn đọc, vì nó trần trụi, lạnh lùng, chua xót... Nhưng tại đây tôi phải mở một cái ngoặc đơn và viết rằng tôi phải đặc biệt cám ơn Đức Chúa Trời của tôi vì Ngài đã chỉ cho phép tôi đến một giới hạn phải ngừng lại, không đi xa hơn nữa, vì lẽ cho đến lúc tôi phải quay lại với đời sống và công việc  của chính mình. Ngay buổi tối nhận giải thưởng tôi đã nhận ra tiếng nói của Ngài. Điều này có nói rồi trong “Người Đoạt Giải Nhì.” Cũng nhờ đoạt giải nhì mà sau này tôi có kinh nghiệm để ...an ủi một vài người bạn cũng đoạt giải ...nhì giống mình (như Phương Dung và Cao Minh Hưng chẳng hạn) Tôi cười nói đùa với họ: từ từ rồi cũng sẽ đoạt giải ...Việt Bút. Một giải thưởng mà tôi nói đùa khi phát biểu lúc nhận giải: là một cách để nói rằng, ông ơi (bà ơi) thôi đừng dự thi nữa.
Đó là sự ngạc nhiên pha lẫn chút âu yếm, như một sự đền bù của Chúa dành cho tôi. Năm ngoái, bạn lớn lại email mời tôi về dự giải, để tạo thêm ...áp lực cho lời mời, ông viết: vì ban tuyển chọn đã ...lỡ bầu bạn vào giải Việt Bút năm nay. Giải Việt Bút đồng nghĩa với việc đương nhiên trở thành giám khảo chung kết cho giải thưởng. Từ đó, tôi thỉnh thoảng thấy mình chờ đợi ngày phát giải, không phải để hồi hộp chờ xem có tên mình trong danh sách tác giả thắng giải không, nhưng hồi hộp để được làm ...giám khảo, bù lại những ngày làm thí sinh một cách ...đau khổ.
Vì vậy, ngày nhận được phiếu điểm từ Việt Báo gởi tới, tôi chăm chỉ đọc bài, phân tích, cân đo, như một con ong thợ cần cù làm việc xây tổ. Các giám khảo có được yêu cầu góp ý về danh sách các tác giả vào chung kết. Tôi thích thú nhận ra rằng hầu hết những tác giả trong danh sách do tôi tự chọn đều có mặt trong danh sách chung kết. Thế thì mình cũng làm ...giám khảo được. Đặc biệt là có tên những người mình quen, mình mến, mình thân, và tôi tự nhủ rằng mình phải làm giám khảo một cách công bình, quyết không để cho một chút xíu thiên vị nào can dự vào. Do sự chăm chỉ tẩn mẩn tỉ mỉ và lo ra, tôi đã gởi bảng điểm của mình đến tòa soạn sớm hơn một tuần và được chấm giải giám khảo gởi kết quả sớm nhất (chỉ được khen suông thôi)
Gởi đi rồi thì tôi lại mong mong ngóng ngóng chờ người ta gởi lại kết quả chung kết cho mình. Chờ hoài chẳng thấy. Tôi lo lo không biết mấy con ...gà của mình có đoạt giải cao nào không, vì có tới chín vị giám khảo, mình chấm cao mà mấy vị kia chấm thấp thì cũng như ...không. Sát tới ngày phát giải mà mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh, Việt Báo không hó hé gì hết. Mấy cái email gởi tới, hỏi ...bâng quơ: Đán ơi Đán có nghe something gì chưa" Đán trả lời chưa, chẳng biết gì hơn quý vị đang đoán mò ầm ĩ trong nhóm Việt Bút. Có biết cũng chẳng dám nói, vì Việt Báo căn dặn rõ ràng là hãy im lặng tối đa, giả ngơ giả điếc trước những lời thăm hỏi cho đến khi kết quả được thông báo chính thức trong ngày lễ. Tuy không nói ra, quý vị giám khảo cũng ngầm hiểu rằng nếu thiên cơ lậu ra thì sẽ bị ...laid off, dại gì mà nói. Một giám khảo email lại, viết tiếng Anh: My lips are sealed. Tôi cũng vậy, khâu miệng mình lại cho rồi.
Hai ngày trước buổi lễ, kết quả gởi tới cho các giám khảo, không phải kết quả chung cuộc đọc ra trong buổi lễ, mà là bảng điểm của 9 vị giám khảo. Cô Nina -CEO của Việt Báo, thư ký của Ban Tuyển Chọn năm nay- viết thêm: những con gà của chú thắng giải cao hết rồi đó, hết lo chưa. Đọc hết bảng điểm của 9 vị giám khảo, bây giờ tôi mới biết ...thâm ý của ban tuyển chọn giải thưởng, thật là cao kiến. Càng nhiều giám khảo, xác suất của sự chọn lựa càng quyết liệt, bảo đảm tính trung thực và công bình của kết quả. Tôi hài lòng với kết quả.
Tôi đã hãnh diện vì mình là một người viết, một người đoạt giải, tôi càng hãnh diện vì mình là một thành viên trong ban giám khảo, một ban giám khảo nhiều mầu sắc, head of judges là một Phật tử, một judge member là Mục sư, và bất ngờ, the winner of 2010 là một Linh mục. Tôi nói: thêm một kỷ lục nữa. Giải thưởng Việt Báo là loại văn chương không biên giới, không phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng. Ước mơ về một thế giới hòa đồng vượt thắng mọi sự phân biệt, xô ngã những rào cản.
Còn một việc làm lịch sử khác của Việt Báo mà tôi thấy mình cần phải nhắc đến. Đó là tuyển tập Viết Về Nước Mỹ bằng tiếng Anh, kỷ niệm 10 năm giải thưởng. Đưa lịch sử đến thế hệ trẻ Việt Nam nói tiếng Anh, để họ có thể đọc và hiểu về cha ông của họ, những người đi trước, bằng máy bay, bằng tàu thuyền, ghe nhỏ, cả đường bộ, đánh đổi sinh mạng của họ trong những cơn bão biển, trong rừng sâu, trong sự tàn ác của con người, để đem con cháu mình đến đất nước tự do làm lại cuộc đời. Tôi nhớ lại cảnh cuối cùng trong bộ phim classic The Sound Of Music  khi người cha đưa vợ và các con vượt qua biên giới của nước Áo, thoát khỏi sự săn đuổi của Đức Quốc Xã. Một cách khác, đưa văn học Việt Nam vào dòng chính của văn học Mỹ.
Vào một ngày bất ngờ, tôi nhận được email của tòa soạn Việt Báo xin dịch bài viết ưng ý nhất của mình để in vào tuyển tập lịch sử này. Tôi đưa “Về Mái Nhà Xưa” và “Đối Thoại Một Mình” của mình đi cùng vào lịch sử. Tôi có nói hơi lớn tiếng chăng, xin thứ lỗi, bởi vì lòng tôi đang rất phấn khích.
Dù chỉ mới là một phần của 10 năm Viết Về Nước Mỹ, nhưng 512 trang sách Writing on America 2000-2010, được phiên dịch, biên tập và ấn loát công phu, đã là bước khởi đầu tốt đẹp. Ngày nào đó, tuyển tập này, bộ sách này sẽ nằm cạnh những cuốn sách trong các thư viện và nhà sách lớn của Mỹ và thế giới.
Tôi đang ước giá mà mình có thể bay đến với Việt Báo, với anh em chiều Chúa Nhật ấy để cùng hát bài Hành Khúc Viết Về Nước Mỹ. Không ai biết rằng, vào lúc 7 giờ chiều Texas, 5 giờ chiều California, ngày Chúa Nhật 15/8 tôi đã gởi một phần tâm hồn tôi bay về nơi chốn ấy.
Việt Báo, con ốc sên cần cù leo dốc  ngoái đầu lại, thấy mình lên đã cao. Và ngạc nhiên thấy mình lên cao như vậy, không ngờ mình lên cao như vậy, mà vẫn chưa bị chóng mặt.
Bài phát biểu vắng mặt này dài hơn 5 phút cho phép, nhưng không hề gì. Tôi biết rằng nó không được đọc trước một cử tọa đang phấn khởi hào hứng cười to, reo hò, vỗ tay. Nó sẽ được đọc sau khi những tiếng cười, tiếng reo hò, tiếng vỗ tay đã lắng đọng sâu hơn. Thời gian cũng sẽ qua, không khí trong tòa soạn Việt Báo sẽ tiếp tục bận rộn, vất vả. Vìø bây giờ, là tiếp tục Viết Về Nước Mỹ năm thứ 11, khởi đầu cho 10 năm sắp tới. Con dốc 10 năm nữa đương nhiên sẽ là dốc cao hơn, cần sức lực và sức đẩy nhiều hơn.
Tôì chúc cho Việt Báo nói chung, và cho bạn lớn tôi nói riêng, cõng cái nón sắt trên lưng và bò lên bò lên. Con ốc sên, thấy nhỏ xíu vậy, mà kiên trì hơn những chiếc Boeing 747 đang bay cao đâu đó trong bầu trời mênh mông.
Trần Nguyên Đán

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến