Hôm nay,  

Nhắn Tin “cây Chuối Sứ”

12/08/201000:00:00(Xem: 129872)

Nhắn Tin “Cây Chuối Sứ”


Tác giả: Tân Ngố
Bài số 2963-28263-vb5081210

Bài viết ngắn mở đầu bằng  việc nhắc tới bài “Cây Chuối Sứ” của Lê Như Đức ở Houston, một trong ba giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên. Đã 5 năm nay, Lê Như Đức bặt tin. Mọi   anh chị em Viết Về Nước Mỹ đều nhớ anh. Anh ở đâu, liên lạc lại Việt Báo, email, điện thoại và lòng quí mến vẫn như ngày nào, dù chưa gặp. Bạn nào biết anh Đức xin nhắn tin dùm. Cám ơn bạn. Hình kèm theo: cây chuối nhà ông Tân Ngố.

***

Nhớ cách đây gần 10 năm, anh Lê Như Đức ở Texas có viết bài cho mục Viết Về Nước Mỹ, kể chuyện về cây chuối sứ mà một ông già VN ráng mang qua xứ Mỹ, nhưng bị Hải Quan tại LAX tịch thu rồi vất vô thùng rác, đọc rất cảm động.
Năm ngoái, một người bạn của tôi có cho một mầm chuối con to bằng cổ chân, dặn đi dặn lại là đừng có ngứa tay mà thái củ chuối này ra để nấu món nhựa mận giả cầy, vì nó là cây chuối sứ lùn qúi lắm.
Tôi đào lỗ, bỏ phân và rác rến rồi trồng cây chuối lên trên. Nó lớn nhanh như thổi, gốc lớn như cái thùng sơn mà thân cây lại lùn tịt. Cứ cây mẹ đẻ thêm ba bốn cây con là tôi lại chiết bớt mà trồng qua chỗ khác. Có ai ngờ không, tổng cộng tôi tách ra được tới 15 cây!


Một năm sau, cây đầu tiên ra buồng, được 14 nải, trái múp míp trông đẹp lắm và khi chín thì thơm ngon... y như trái chuối sứ.
Thế hệ thứ hai buồng chuối còn to hơn nữa, tới 16 nải, nhưng những buồng trổ nhằm mùa đông thì  trái bị lạnh nên không được tròn trĩnh trông hơi xấu.
Tôi thấy ngoài Siêu thị VN, thứ chuối này bán khoảng hơn hai đồng một pound, mà một nải chuối nặng trên 4 pound có nghĩa là khoảng 10$, như vậy một buồng khoảng 150$. Hèn chi các chùa ở đây thường mua tới 100$/buồng. Người theo đạo Phật thường dùng chuối sứ để cúng trên bàn thờ.
Năm nay kinh tế xuống quá, tôi không có nhiều tiền để giúp nhà thờ, nên hôm Giáo Xứ La Vang có hội chợ Tết, tôi mang chuối con ra bán, được 30$/cây, với lời nhắn gửi rằng ai mua cây này thì qua năm, nên chiết vài ba cây con đem tới sân nhà thờ mà bán lại cho người khác để giúp Giáo Xứ..
Căn nhà tôi đang ở đất hẹp nhưng cũng trồng được gần 20 bụi. Tháng này thời tiết ấm dần, trái ra coi bộ tương lai... quá khứ!
Cứ ra nhìn vườn chuối xanh tốt là trong lòng cảm thấy sảng khoái rồi, bởi vậy tuy bán được giá, nhưng tôi nghĩ cũng chẳng để làm giàu làm có gì, chia sẻ cho bạn bè ăn lấy thảo, và chọn những nải đẹp, đem xuống nhà thờ mỗi sáng Chuá Nhựt, hầu bà con cùng góp tay, mua về nấu chuối chưng, gói bánh tét, mỗi người một tay giúp Giáo xứ.
Tân Ngố

Ý kiến bạn đọc
01/08/201316:40:49
Khách
t oi o tieu bang florida mua he dai hon mua dong he o day khoang 93 do muon xin tac gia ban lai cho toi 1 cay chuoi su trong vuon cua tac gia duoc khong toi cam on rat nhieu
22/04/201114:35:23
Khách
toi o xa, tieu bang az, muon xin tac gia cho biet co the ban cho toi mot cay chuoi su trong vuon nha tac gia duoc khong? xin cam on truoc.
03/06/201123:35:43
Khách
Vui lòng không viết HOA toàn bài.

VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,140,810
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.