Hôm nay,  

Lấy Lầm Chồng

04/08/201000:00:00(Xem: 126506)

Lấy Lầm Chồng


Người viết: Minh Thành
Bài số 2958-28258-vb4080410

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm". Bài thứ hai, “Trúng Số Độc Đắc”. Sau đây là bài thứ ba, với chú thích : nhân vật xưng  tôi trong bài viết không phải là tác giả

***

An An đang đứng trước  gương, nghiêng nghiêng mái tóc mượt mà, ngắm nghía chiếc áo màu vàng nhạt hợp với nước da trắng mịn làm tôn vẻ đẹp dịu dàng và đôi mắt thông minh ngời sáng đầy niềm tin. Con bé đang chuẩn bị để đi dự  lễ tốt nghiệp đại học của mình. Vài tiếng đồng hồ nữa, An An sẽ được đặt chân lên tấm thảm màu đỏ, bước lên khán đài nhận tấm bằng đại học mà cả gia đình chúng tôi đã mong đợi từ lâu. Sống mũi tôi tự nhiên cay cay. Tôi nhìn tấm hình  mẹ  An An đặt trên bàn học, hình như tôi thấy chị mỉm cưòi.Tôi thầm nghĩ: Chị ơi, em đã hoàn thành ước nguyện của chị. Con gái  chị đã trưởng thành. Chị có thể thảnh thơi an nghỉ nơi chín suối."  An An  vẫn nghiêng mình trước gương chải tóc , trang điểm cho ngày trọng đại của mình. Nhìn con bé hồn nhiên, vui vẻ, trí óc tôi chợt lui lại một ngày cách nay chừng mười bảy, mười tám năm, khi An An còn là đứa bé con trong vòng tay mẹ.
Hôm đó, trời lạnh lắm, nhiệt độ ngoài trời xuống tới 21 độ âm. Tôi gặp mẹ con An An trong tiệm thực phẩm người Việt  ở phố Tầu. Thấy chị dắt đứa con gái khoảng ba, bốn tuổi được mặc một bộ áo  mùa đông nặng chinh chịch. Tay còn lại, xách hai túi đựng thực phẩm vừa mua. Cô bán hàng ái ngại nói: "Em thấy chuyến xe bus số 2 vừa chạy qua. Chị đợi khoảng vài phút hãy ra, kẻo ra sớm quá, đợi lâu, lạnh cháu bé!" Chị cám ơn, rồi đứng nhìn mông lung ra phía ngoài cửa kính, dáng chừng ngóng  chờ chuyến xe kế tiếp. Thấy cháu bé còn nhỏ, sẵn lúc đó cũng rảnh, tôi ngỏ ý đưa chị về. Kể từ đó, chúng tôi trở thành những người bạn của nhau.
Chị ở một mình, cùng con gái. Chồng chị làm gì, ở đâu" Chị không hay biết. Hoặc chị cũng không muốn biết. Chị nhận hàng may tại nhà, vừa làm vừa trông con. Anh chồng chị cũng thỉnh thoảng dăm bữa nửa tháng, thậm chí nửa năm mới đảo qua nhà, quăng lên bàn một nắm tiền có khi vài trăm hoặc vài nghìn rồi vào phòng ngủ để ngủ như bị thiếu ngủ đã lâu. Họ hầu như không nói chuyện với nhau hoặc nói rất ít! Hai người sống với nhau như chia phòng trọ. Họ ở riêng phòng, không ăn cùng giờ với nhau nhưng ăn  chung nồi cơm chị nấu! Một lối sống kỳ lạ" Không giống như vợ chồng hay bạn hữu" Cũng chẳng gây gổ, cãi nhau, to tiếng" Chị lủi thủi với con. Anh im lặng ra vào như cái bóng! Vài hôm ở nhà ngủ như lấy sức, anh lại  đi! Không một lời chào, như hai hình nộm, cả hai cùng câm lặng, không biểu tỏ một cảm xúc gì  trên mặt!
Chị ít nói, không muốn tâm sự chuyện gia đình. Nhưng tôi, một người đàn bà bình thường nên cố gặng hỏi chuyện chị mãi thì chị mơí hé lộ ra vài chi tiết như vậy. Khi kể lại chuyện, giọng chị bình thản, đều đều như kể chuyện cổ tích hoặc kể chuyện người khác.  Lối sống của chị như co mình trong vỏ ốc. Chị ít giao thiệp, hầu như không có bạn bè. Lúc nào cũng ưu tư, trầm buồn.
Nhiều lúc, tôi kể chuyện vui, chị chỉ cười mỉm nhưng bộ mặt vẫn giữ nguyên nét buồn không thay đổi. Tôi khuyên chị nên sống cởi mở hơn, đừng khư khư ôm dĩ vãng mà buồn bã một mình! Khuyên chị học lái xe rồi mua một cái xe để đưa con đi chơi! Chị còn trẻ, có thể đi bước nữa nếu chị muốn vì chị có một sắc đẹp hết sức mặn mà. Còn nếu không muốn đi bước nữa thì cũng nên hòa đồng với mọi người, sống vui vẻ cho cuộc sống của chị và cả An An. Tội gì phải sống vì hình bóng của một người đàn ông chẳng ra gì... Chị lặng lẽ ngồi nghe tôi hùng biện rồi lại thở dài! Hình như thở dài là câu trả lời của chị! Chồng tôi cứ mắng tôi luôn về tội tôi hay tò mò, xía vào chuyện gia đình người ngoài! Tôi chống chế, chuyện lạ, ai mà không thắc mắc. Anh gạt đi: Để  cho chị ấy yên thân.
Công việc nhà bận rộn, thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp nhau. Thăm hỏi vài câu rồi đường ai nấy đi. Chị ít nói, trầm lặng. Tôn trọng riêng tư người khác một cách tuyệt đối. Tôi lanh chanh, chuyện gì cũng muốn hỏi, muốn xía vào, muốn can thiệp. Hai cá tính khác nhau nhưng  không khắc nhau mới lạ! Tôi thương chị có chồng cũng như không, lủi thủi một mình nuôi con. Chị độ lượng,  thông cảm, hiền hoà, sợ làm phiền người khác, nhưng  tôi biết rất  rõ một điều: Chị tin tôi.
Lúc cô thư ký văn phòng luật sư gọi điện thoại khẩn cấp mời tôi tới bệnh viện thì chị đã lúc tỉnh lúc mê. Tôi lặng người khi nghe tin chị bị ung thư phổi giai đoạn cuối! Chị đã giữ kín điều này một mình, không cho ai biết. Tôi nhớ lại, vài lần trước gặp nhau ở chợ, Chị than dạo này hay bị mệt, chóng mặt, người nhức mỏi ...  Tôi khuyên chị đi khám bác sỹ và bồi bổ sức khỏe. Rồi cũng vô tình, tôi quên mất điều này vì nghĩ  chị bị cảm cúm  thông thường khi thời tiết thay đổi.


Cô Hồng, chủ shop may  thấy chị nghỉ lâu không đến lấy hàng đã gọi phone hỏi. Biết chị bị ốm, Hồng mua quà đến thăm. Khi Hồng hỏi gặng vì thấy chị xanh xao,bệnh hoạn trầm trọng, chị mới tiết lộ tình trạng bi đát của mình và cho biết chị đã phải vào bệnh viện xạ trị hàng tháng. Hồng đã để ý đến chị nhiều hơn. Gọi điện thăm hỏi chị hàng ngày.  Kịp lúc thấy chị quá mệt mỏi, kiệt sức vì xạ trị.  Hồng tức tốc đưa chị vào bệnh viện. Trông nom An An và  chạy đôn đáo tìm sự giúp đỡ của sở xã hội đối với trường hợp đặc biệt này.  Cô mời luật sư tới bệnh viện  để làm di chúc cho chị với một nguyện vọng duy nhất: Chồng chị không được nuôi con!
Hồng đã tìm gặp được chồng chị để yêu cầu anh ta thỏa mãn nguyện vọng này của chị. Anh ta đồng ý một cách dễ dàng  với tất cả mọi điều kiện Hồng đưa ra! Trông anh ta có vẻ  buồn và xem ra rất hối hận! Vả lại, theo Hồng nói, anh ta cũng không đủ khả năng chăm sóc An An vì lúc đó, anh ta không có việc làm và cũng không có cả chỗ ở nhất định! Anh ta nói với Hồng xin chị cho phép  anh ta vào bệnh viện chăm sóc chị những ngày cuối cùng! Chị từ chối! Số tiền dành dụm trong ngân hàng chị uỷ thác  tôi giữ giùm  An An.
An An  đã hơn mười tuổi, cô bé lăn lộn khóc bên giường mẹ. Phòng bệnh viện lúc đó chỉ có y tá, luật sư , cô thư ký, Hồng và tôi chứng kiến chị nằm cô đơn trong đau đớn. Người thân duy nhất của chị là An An. Ai cũng rơi nước mắt trước cảnh này! Chị nhìn  An An rồi nhìn tôi, mấp máy môi, gắng gượng chỉ cái túi nhỏ trên mặt tủ. Tôi mở ra: Một cuốn nhật ký! Nước mắt chị lăn dài trên má: Giữ cho An An!
Bé An An được sở xã hội cung cấp tiền chi dùng. Tôi xin được lãnh trách nhiệm chăm sóc An An tại nhà  tôi. Cô bé ngoan vô cùng và rất thông minh. Nhưng,  khuôn mặt cô bé dường như cũng vương vương một nét buồn như mẹ! Ngoài giờ học, cô bé  tham gia hầu hết các hoạt động từ thiện khi cô bé còn học trung học. Cô chủ shop may cũ của mẹ An An cũng rất thương cô bé. Sự quan tâm và giúp đỡ một cách tế nhị của Hồng đã nâng đỡ tinh thần An An  làm cho cô bé bớt ưu tư. Nụ cười và niềm tin đang trở lại dần trong đời sống An An. 
Mỗi lần chúng tôi đưa An An thăm mộ chị, Hồng và tôi đều thầm nói chị hãy yên lòng an nghỉ. Chúng tôi luôn bên cạnh An An để thay chị hướng dẫn An An thành người có ích cho xã hội.
Bây giờ, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của tôi. Tôi có thể trao cho An An cuốn nhật ký của mẹ cháu. An An đã trưởng thành. Tôi định sẽ cùng An An và Hồng tới trước mộ chị sẽ đưa cho cháu  để chị chứng kiến.  Đã nhiều lần tôi tò mò muốn đọc cuốn nhật ký này nhưng lại sợ chị chỉ dành  cho riêng An An. Nhưng bây giờ, trước khi trao nó lại An An, một điều gì như thôi thúc tôi phải đọc nó. Phải hiểu tâm tư và ý nguyện của chị. Khi chị đã nhờ tôi giữ cho con chị, chắc chị cũng không buồn lòng nếu tôi biết được những gì đã xảy ra trong cuộc sống ngắn ngủi đầy ưu phiền của chị. 
Vâng, tôi đã đọc cuốn nhật ký này  trước khi trao nó cho An An.
Cuốn nhật ký của chị phần đầu cũng bình thường như những cuốn nhật ký của các cô gái vừa bước chân vào ngưõng cửa yêu đương. Cũng mơ mộng, say đắm. Cũng hò hẹn, giận hờn. Cũng nũng nịu, thơ ngây. Những hứa hẹn,  thương yêu, đam mê đủ để cho chị vững tâm tin vào tình yêu và đi tới hôn nhân. Tuần trăng mật tuyệt vời qua đi, chị sống hạnh phúc bên chồng tới khi An An gần một tuổi thì chồng chị có những người bạn lạ mặt tới nhà. Họ cùng chồng chị đi chơi hay làm chuyện gì chị không được biết! Rồi chồng chị bỏ công việc đang làm, vắng nhà thường xuyên. Chị cũng la lối, gặng hỏi, khóc lóc như bất cứ người phụ nữ nào. Chồng chị đáp lại bằng sự yên lặng. Nhật ký của chị không có những đánh lộn, đổ vỡ! Không có bằng chứng vũ phu mà chỉ là sự im lặng vắng nhà biền biệt của người chồng và nước mắt tuôn tràn của chị trong những đêm đông lạnh giá. Cũng không thấy hờn ghen của người bị tình phụ ! Chị than thân trách phận được vài năm rồi chị câm nín, chịu đựng ! (Đó cũng chính là thời gian tôi gặp chị và quen chị). Phần cuối  là giai đoạn chị biết mình bị ung thư rồi lặng lẽ một mình chuẩn bị những gì có thể làm được cho An An trong âm thầm, tuyệt vọng. Có nhiều dòng, chị phải đấu tranh với chính bản thân chị về những quyết đinh tuyệt vọng cho cả hai mẹ con! Rất may, chị đã đổi ý. Chị  khóc rất nhiều trong nhật ký một mình! Không chia sẻ cùng ai! Chắc chị viết những dòng nhật ký này khi An An ngủ.
Tôi tưởng tượng trong màn đêm bao phủ vạn vật, tất cả mọi người đang ngon giấc. Riêng chị, không thể ngủ được vì đau đớn về bệnh tật và nhất là tinh thần. Chị nhìn An An bình yên trong giấc ngủ. Lòng đau như cắt, chị viết bằng cả trái tim rỉ máu của mình.  Trong cô đơn cùng cực muốn nổ tung, chị viết như cào rách mặt giấy  "Tôi đã lấy lầm chồng"!!!
Tôi có nên trao cuốn nhật ký này cho An  An không"
                                                                                  Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 868,957,202
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến