Hôm nay,  

Âm Hồn

11/07/201000:00:00(Xem: 122691)

Âm Hồn 

Tác giả: Huyền Thoại
Bài số 2944-28244-vb8071110

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006õ. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose. Bài viết mới sau đây là chuyện tình có bóng ma ghen tuông: một bà vợ hiện hồn nằm giữa ông chồng và cô bạn gốc Việt.

***

Hạnh đứng tần ngần, không biết sẽ mang xuống Quận Cam những bộ quần áo nào.  Nàng đang chuẩn bị cái trip cuối tuần cho một cuộc hẹn hò với người đàn ông nàng quen mấy tháng nay. 
Trong cái walk-in closet, Hạnh có cả trăm thứ áo quần, váy dài, váy ngắn. Vậy mà mỗi lúc đi đâu nàng vẫn phải so đo, ngắm tới ngắm lui, lúng túng trong việc lựa chọn. Có những chiếc áo nàng chưa bao giờ xỏ tay, những váy đầm chưa bao giờ mặc thử. Chỉ vì chưa tìm được những món trang sức hay những đôi giầy xứng hợp.  Vài năm sau, vì có những kiểu thời trang khác xuất hiện Hạnh lại bỏ chúng vô bao đem cho từ thiện! Cho từ thiện cũng có một điều lợi, là khai được thuế!
Tuy vậy Hạnh cũng không phải là người vung tay quá trán. Nàng chỉ đi mua hàng lúc mấy cái department stores có sales hay bán tống bán tháo hàng cuối mùa trước khi họ đem hàng mới về. Vì mua hàng "chạy chỗ" nên mới sinh ra cái cảnh treo áo quần chờ mua đồ "lắp ráp".  Nhiều khi cần, nàng cũng thừa can đảm mua áo quần không on-sale.  Không ai thấy Hạnh mặc cùng một cái áo trong hai đám tiệc bao giờ dù hai cái tiệc đó cách xa nhau hai ba tiểu bang.
Hạnh không đẹp nhưng duyên dáng. Dù đã trên năm chục nhưng trông nàng trẻ hơn tuổi rất nhiều. Nàng biết cách ăn mặc, biết trang điểm, và nhất là kiêng cữ một cách bền bỉ và kỹ lưỡng vấn đề ăn uống. Vậy mà Hạnh vẫn ở một mình dù đã ly dị trên mười lăm năm. Hai con nàng, một trai một gái, đều đã tốt nghiệp và đã có việc làm ổn định, lương cao. Cô con gái mới lấy chồng năm ngoái. Cậu con trai còn ...đang nhả kén, nhưng đã có nhà riêng. Hạnh cũng có việc làm ổn định trong chính phủ nên không phải bận tâm về chuyện "down sizing" hay "laying off" của hãng xưởng như nhiều bạn của nàng. Sau vụ ly dị, bạn bè tưởng Hạnh sẽ ôm cầm sang thuyền khác trong một thời gian ngắn, vì hình thể như nàng, kinh tế tài chánh thênh thang, thì chồng "quơ một cái là có ngay". Ắy vậy mà Hạnh cứ lang thang một mình. Mấy người bạn lo hộ cho nàng, "Kén chọn cái chi mà lâu rứa" Mai mốt con cái tung cánh chim tìm về tổ mới, mi ở một mình buồn thúi ruột ". Không phải là Hạnh kén chọn thái quá hoặc kiêu kỳ chi. Nhưng không hiểu sao nàng không yêu ai được nữa! Đàn ông tự nhiên đối với nàng không có chi hấp dẫn! Ông nào cũng như ông nớ, chẳng ai khiến trái tim nàng nhảy loạn cào cào như ngày xưa đươc nữa. Có lẽ cái ông chồng phải gió trăng hoa đã gây cho Hạnh những ấn tượng không tốt.
"Trời ạ, mình buôn bán vất vả nuôi "hắn" trong mấy năm tù "cải tạo", lúc về để hắn đi vượt biên một mình vì không đủ tiền cho cả vợ chồng và hai đứa con.  Tan tành năm sáu cây vàng của mình hắn mới đi lọt. Qua đảo, chị mình còn gửi tiền cho hắn ăn xài. Có tiền xài trên đảo, hắn có đàn bà đi theo. Mình vượt biên được, gặp mặt, chưởi cho hắn một trận tơi bời rồi kêu hắn làm đơn li dị quách cho xong. Nhưng mà ông Trời có mắt, lúc ni hắn khổ gần chết.  Nhìn má con mình chắc là ốt dột và tiếc đứt ruột. Cho đáng đời những người vô ơn bội nghĩa!"
Đó là những Hời hạnh thường kể khi có người hỏi về Chánh, chồng cũ của nàng.
Bạn bè đã "mai mối" cho Hạnh hai ba ông.  Cũng có ông Hạnh quen trên "on line dating".  Nhưng rồi chẳng đi tới đâu. 
Một ông, sau hai ba lần đi chơi thì chán đóng vai mã thượng, cứ ra lệnh như đã là chồng của nàng rồi. "Em đừng mua cái áo đó.  Anh không thích cái bông trên áo.  Bông gì mà lớn quá!".  Hoặc, "Hôm nay anh thèm ăn steak. Ăn sushi mãi ngán rồi." Chứ không hỏi "Hôm nay em muốn đi ăn gì" nữa"  Mà kỳ chưa, đang còn trong vòng tìm hiểu, mà cứ ra lệnh thế kia.  Mai mốt "em trong vòng tay người" rồi, thì biết sẽ ra sao"  Hạnh ở một mình đã lâu, mua sắm, ăn uống tự quyền, không phải hỏi ai, không xài tiền của ai.  Nay tự dưng bị gò bó. Thế là Hạnh êm ái ca bài thôi là hết anh đi đường anh...
Còn ông kia, lúc nói chuyện điện thoại với nàng thì giọng trầm ấm, đĩnh đạc.  Nhưng lúc ông tạm cho nàng "hold" để ông " xử" mấy đứa cháu ông đang babysit hộ thằng con, thì oh la la, sao mà nghe đinh tai nhức óc và cục cằn chi lạ!  Rứa là nàng bèn xin một lần nữa vẫy tay chào nhau. 
Một ông khác.  Ông này mới làm Hạnh nhớ mãi mà cười!  Quen Hạnh được đâu vài ba tháng, tình hình có vẻ sáng sủa, vì ông cũng thích văn nghệ văn gừng như nàng.  Lúc được Hạnh cho ôm ấp vuốt ve, ông làm tới, tính đưa em vào đông hoa vàng.  Hạnh chưa chịu, thì ông hỏi nàng còn chờ đợi gì nữa.  Đứa nào cũng đã "over the hill" thì thẹn thùng nỗi gì. Hạnh cắc cớ, hỏi, " Nếu em làm theo yêu cầu của anh, thì anh có chịu mặc đồ an toàn hay không".  Ổng ta nói, "Trời  ơi, em nói gì lạ vậy"  Bằng này tuổi đầu rồi, bộ em còn có con được sao"". Hạnh chẳng sợ chuyện con cái, mà sợ ếch nhái, vì đàn ông hay phiêu lưu đây đó, ai mà biết được cái tổ con tò vò ở chỗ mô! Ông không chịu trò chới an toàn nên Hạnh an tâm ngủ một mình. 
Còn ông nọ, Mỹ trắng, nàng quen trên internet.  Sau hai ba lần hẹn ở quán cà phê Starbuck gần nhà, ông mời Hạnh đi Monterey với ông, vì ông sẽ chạy một cái 5-mile run với bạn bè trên đó.  Chạy xong, hai người đi ăn sương sương rồi về. Trong bữa ăn, ông cao hứng uống hai chai bia.  Ra về, mặt ông hơi đỏ, và ông có vẻ mệt mỏi.  Hạnh tình nguyện lái xe thì ông lắc đầu, cười cười:
- I can’ t trust you with my BMW.   [Tôi không dám tin mà giao cho em cái xe BMW của tôi]
Người Mỹ họ ga lăng lắm, nhưng cũng thực tế và thẳng thừng không ai bằng. Ông này quí cái xe hơn cái mạng của mình.  Hơn nửa tiếng sau, xe bắt đầu đi vào vùng đồi núi quanh co.  Nói chuyện được một lúc, Hạnh và ông ta im lặng. Nàng quay ra ngoài, ngắm phong cảnh.  Bổng nàng thấy cái xe cứ trôi về bên kia đường. Còn người đàn ông thì...đang nhắm mắt!  Hoảng hồn, Hạnh cố gắng bình tĩnh, gọi nhỏ:
- Rick!  Wake up!
Đồng thời, nàng nhẹ cầm tay lái đưa xe về lane bên này.  Phước bảy mươi đời nhà nàng, khúc đó đường vắng, chớ không thì có lẽ nàng không có ngày lên chức bà.  Nàng yêu cầu Rick táp vô lề đường, giao tay lái cho nàng.  Biết lỗi, Rick cun cút nghe lời.  Hạnh im lặng lái xe về San Jose, không nói năng gì, mặc cho chàng ỉ ôi xin lỗi.  Về tới nhà, Hạnh xuống xe, nói với Rick luôn một mạch:
- Anh đi về đi, và đừng bao giờ liên lạc với tôi nữa nghe không! Có hai điều. Thứ nhất, anh coi thường tôi, quí cái xe nhà giầu của anh một cách không cần thiết, OK!  Thứ hai, anh coi mạng sống của tôi rẻ như bèo.  Nếu anh muốn chết, thì cứ việc chết!  Tôi còn cha mẹ, anh em, con cái.  Tôi còn yêu đời.  Anh xém giết tôi, đồ mắc dịch!
Rồi Hạnh hét lên:
`- Go away!  I hate you!  Get out of my face!
Ông hàng xóm kế bên đang tưới mấy chậu bông trườc nhà, nghe vậy liền tức tốc chạy sang, hỏi:
- Sao, sao, có chuyện gì"  Bà có cần giúp gì không"
Rick vừa tức vừa quê, phóng xe chạy lẹ. Hạnh bảo ông hàng xóm:
 - Y lái xe mà ngủ, xém đưa xe xuống hố. Tôi đuổi luôn rồi!
- Bà đuổi là phải rồi!  Good for you!
 Hạnh nhiều khi cũng buồn.  Mắc cái chi mà mình vô duyên quá thể.  Hay là lúc này Hạnh đang ở vào giai đoạn "menopause" nên khó tính quá, cái gì cũng không vừa ý.  Rồi Hạnh lại tự an ủi, " Thây kệ.  Mình cũng đâu có thiếu thốn tình cảm chi mô!  Nào bạn, nào em, nào con.  Chừng nào có duyên có nợ thì thành vợ thành chồng.  Mà không có chồng cũng có chết chóc  ai!  Nói phỉ phui, rủi gặp "thằng chồng" cà chua cà cháo như ông Chánh nữa thì chết sớm.  Lựa bậy lựa bạ, xôi hỏng bỏng không, con cái nó cười cho thúi đầu!"
Cách đây mấy tháng, đi công tác trên Boston, Hạnh quen cô "counterpart" địa phương.   Hai người cùng độ tuồi với nhau, và rất ăn ý, thân nhau dễ dàng.  Biết hoàn cảnh độc thân của Hạnh, cô bạn bảo:
- Tôi muốn giới thiệu với chị người bà con, Jack.  Anh cũng ở California, nhưng dưới miền Nam.  Anh này mới mồ côi vợ hai năm nay.
- Vợ bị sao mà chết"
- Ung thư ngực. 
- Anh ta nhiêu tuổi, làm nghề gì"
- Khoảng 55 tuổi thì phải.  Hiện nay, anh ta làm headhunter [tìm và mướn người] cho một hãng thầu, chuyên làm các cơ phận cho máy bay.
Hạnh thờ ơ nhưng nói cho bạn vui:
- OK, chị đưa email của tôi cho ảnh.  Cứ thử xem sao. 


 Hai ngày sau khi Hạnh trở về nhà từ Boston, Jack gọi Hạnh làm quen.  Sau đó là email qua lại tới tấp như thoi đưa. Nhìn hình, người đàn ông này khá quyến rũ.  Mái tóc muối tiêu, cặp mắt sáng, gương mặt vuông mang nhiều nam tính. Hạnh thích nhất hàng râu quai nón được trau chuốt, cắt tỉa gọn gàng của anh ta.   Hai tuần sau, Hạnh có dịp xuống dự party sinh nhật người bạn dưới quận Cam.  Jack mừng rỡ, xin Hạnh bớt chút thì giờ cho chàng được đến trình diện.  Hôm đó có cả con trai Hạnh đi theo.  Lúc gặp mặt Jack, nàng thấy lòng bỗng dưng xao xuyến.  Người đàn ông này có tia nhìn ấm áp, nụ cười rạng rỡ.  Nàng thầm nghĩ, hên thiệt, chuyến đi Boston kỳ này có lẽ là chuyến đi định mệnh của mình.  Người bạn mời Jack ở lại dự tịệc với cả gia đình.  Anh chàng sung sướng ra mặt.  Con trai Hạnh và mấy người bạn của nó xúm vào nói chuyện với Jack.  Dấu hiệu tốt, nàng thầm nghĩ. 
Trước hôm mẹ con Hạnh trở về San Jose, Jack mời hai mẹ con đến nhà chàng cho biết.  Đó là một ngôi nhà khang trang trên đường Brookhurst, cách bờ biền Huntington chừng năm phút lái xe.  Chung quanh nhà là tường gạch có hoa màu vàng leo phủ đặc kín.  Jack bảo Hạnh:
- Tôi mua căn nhà này cũng chỉ vì cái tĩnh mịch và riêng tư.  Ít bị ai làm phiền.  Lúc trước tôi ở Manhattan Beach, nhà này cách nhà nọ vài mét, phiền lắm.  Hàng xóm cứ như ở ngay trong nhà mình! 
Đã từ lâu nàng không có những rung cảm, nao nức và mơ mộng như lần này với Jack.  Đi làm về, nàng vội vàng ăn uống rồi ngồi vào computer để chuyện trò với nhau. Hai tuần sau, Hạnh không từ chối khi Jack muốn lên thăm nàng.  Nhà Hạnh dư phòng nên mấy đứa con mời Jack ngủ lại trong nhà, tối đến xúm nhau chơi poker tới gần sáng.  Các con Hạnh bảo nàng, "Má, Jack với má xứng đôi vừa lứa lắm má.  Hy vọng mai mốt cháu má có...ông ngoại ông nội Mỹ, má hỉ!”
Hạnh  mắc cỡ, như thuở còn con gái. 
Jack vừa lên thăm Hạnh được vài tuần, ông lại mua vé máy bay cho nàng xuống thăm ông.  Nhà ông rộng lớn mà chỉ ở một mình, nhưng ông mướn hotel hạng sang ngay bãi biển cho Hạnh ở, tảng sáng mua café Starbuck đem lại cho nàng, vì ông biết mở mắt ra là Hạnh phải có café để súc miệng. Như vậy hỏi sao nàng không cảm động cho được.  Thăm ông ba ngày, mỗi ngày ông đưa Hạnh đi chơi một nơi.  Nào Palm Spring, Malibu rồi  Hollywood. Hôm ông dẫn nàng đi dạo khu Rodeo Drive, Hạnh bảo nàng có cảm tưởng mình là nhân vật Pretty Woman của Julia Roberts. Jack cười, "Anh chỉ có thể cho em window shopping ở đây thôi, vì mình phải để dành tiền ...dưỡng già". Hạnh sung sướng, hỏi ông:
- Có em trong tuổi già của anh nữa sao"
- Anh chỉ mong được như vậy.
Jack nâng niu, trân trọng Hạnh như vậy, mà bà bạn Hạnh lại cười hích hích, "Chắc anh Jack này là...liệt sĩ. Làm sao y lại cho mày ngủ ở hotel"". Hạnh mỉm cười thú vị "Liệt sĩ kiểu này, ta tìm mãi mới gặp đó mi nợ!"
Hôm nay, Hạnh lại hành trang lên đường thăm Jack.  Jack sẽ đón nàng ở phi trường John Way rồi hai ngưới sẽ trưc chỉ Las Vegas. Hôm nói chuyện trên điện thoại, Jack nói sẽ đặt hai phòng ở Bellagio, vì đêm đó họ sẽ đi xem show "O" . Hạnh ngập ngừng bảo Jack:
- Honey, phòng ở đó mắc thấy sợ!  Mướn hai phòng làm chi cho tốn tiền.  Chỉ cần một phòng double là được rồi!
Jack im lặng trong giây lát rồi nói nhỏ:
- Anh có tật hay vô lộn giường...
Hạnh thì thầm, " OK".
Jack thì thầm nhỏ hơn, "Chắc hông cưng"" 
-  "Ừ hứ".
Đêm đó, họ ngủ chung giường lần đầu tiên. Hôm sau, hai người đi kéo máy, vì Hạnh không biết đánh bài. Jack ngồi kế bên, làm nhiệm vụ bỏ tiền vào máy khi Hạnh cháy túi. Thua máy này, Hạnh chạy máy khác. Sau khi đốt hết gần năm trăm của Jack, Hạnh tuyên bố:
- Mình đi về, Jack ơi. Người Việt Nam thường nói "đỏ tình đen bạc".
Jack hóm hỉnh, hôn nhẹ lên môi nàng:
- Về nhà mình kéo máy tiếp, honey!
Tối hôm đó, tất nhiên là Hạnh ở nhà Jack.  Sau những phút kéo máy đổ mồ hôi, Hạnh ngủ vùi trong tay chàng.  Khoảng bốn giờ sáng, Hạnh thức giấc vì nhức đầu.  Chưa bao giờ nàng bị nhức đầu như bây giờ.  Hai màng tang như bị ai bóp chặt, và đỉnh đầu đau như bị búa bổ.  Hạnh cố gắng nằm im cho Jack ngủ, nhưng những cơn đau càng lúc càng thêm dữ dội. Không kềm được cơn đau, Hạnh gọi:
- Jack, làm ơn dậy kiếm cho em thuốc nhức đầu.  Em đau quá.
Jack lồm cồm ngồi dậy đi lấy thuốc và nước cho Hạnh, luôn miệng xuýt xoa. Uống thuốc xong, Hạnh nằm gọn trong tay cho chàng thoa bóp nhè nhẹ trên đầu.  Jack an ủi, "Có lẽ em hơi ‘uptight’ về vấn đề "sex" nên bị  "stressed" rồi sinh đau đầu đó thôi!  Một vài lần nữa em sẽ bình thường trỏ lại.  Anh nghĩ bây giờ mình làm thêm "one more shot", mệt là em sẽ ngủ được ngay."
Mặc dù vẫn còn đau đầu, Hạnh cũng đồng ý để Jack chữa bệnh cho mình. Mà đúng như lời Jack nói, nàng mệt và thiếp ngủ trong cơn đau đầu còn váng vất.  Trong lúc chập chờn, nàng thấy cánh cửa phòng ngủ mở ra và một người đàn bà da trắng từ từ đi vào.  Hạnh định lên tiếng gọi Jack thì bà ta nhẹ nhàng đến bên giường và đứng nhìn Hạnh chăm chăm.  Tóc bà ta cắt ngắn, gường mặt dài, hốc hác nhưng duyên dáng.  Bà có cặp mắt buồn, như đang rưng rưng khóc. Hạnh sợ hãi, không biết bà ta định làm gì.  Muốn đưa tay lay người Jack, nhưng có một sức mạnh nào đó giữ nàng cứng ngắc, không sao cử động được.  Hạnh nghĩ có lẽ mình quá sợ hãi, nên cố gắng nhỏm dậy. Nhưng vô ích.  Chợt người đàn bà trèo lên giường, nằm giữa nàng và Jack.  Hạnh líu lưỡi, không thể lên tiếng.  Bà ta xoay lưng lại phía nàng, vòng tay ôm ngang lưng Jack, lúc đó đang nằm quay mặt vể phía bên kia.   Hạnh đành nằm im bất động, tim đập thình thịch.  Vài phút sau, bà ta thở dài, quay mặt lại nhìn nàng.  Hình như bà ta mới đi đâu về, còn nguyên son phấn. Hạnh thều thào, "Bà là ai mà vào trong đây"". 
- Đây là nhà của tôi.  Jack là chồng tôi.
- Nhưng vợ của ảnh đã mất từ hai năm nay!
- Tôi là Cassie.  Là linh hồn của Cassie.  Tôi đang đau khổ vì ghen với bà.  Bà đang được hưởng những hạnh phúc mà cơn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất của tôi. Tôi ghen.  Tôi ghen lắm. Hôm nay anh ấy đã yêu bà trên cái giường mà chúng tôi đã từng cùng nhau ân ái nhiều đêm. Bà đang ngụp lặn trong hoan lạc, trong vòng tay siết chặt của chồng tôi.  Tôi xin lỗi đà làm cho bà đau đầu.   Bà nghĩ coi, ai mà không ích kỷ vì ghen tương"
- Bà làm tôi đau đầu"
- Phải. 
Người đàn bà trỗi dậy, ra ngồi phía chân giường, đầu cúi xuống buồn rầu.  Hạnh e dè lên tiếng:
- Cassie, chị đã chết rồi.  Chị không muốn Jack được hạnh phúc trong những ngày còn lại hay sao"
- Tôi yêu ảnh lắm.  Lẽ ra tôi không nên ích kỷ như vầy.  Ảnh đã lo cho tôi tận tình đến ngày tôi nhắm mắt.   Anh xin nghỉ dài hạn, ở nhà chăm sóc tôi hai tháng cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của tôi.   Lúc ra đi tôi nằm trên chiếc giường kê dưới nhà, trong phòng living room. 
- Jack là người chồng tuyệt vời.
- Và anh sẽ là chồng của chị.
- Anh ấy chưa hề cầu hôn với tôi.
- Anh sẽ làm chuyện đó trong nay mai.  Tôi biết chồng tôi.  Anh chưa hề đem người đàn bà nào về đây và ngủ với họ trên chiếc giường của chúng tôi.  Anh đã đem bà về đây, và như thế là tôi sắp mất anh vĩnh viễn.
- Chị có vui lòng cho chúng tôi về với nhau hay không"
- Jack xứng đáng được hưởng hạnh phúc.  Tôi không thể ích kỷ để xen vào cuộc đời của anh, vì anh đã sống hết mình cho tôi. Tôi chỉ mong chị giúp tôi một điều. 
- Tôi giúp chị được điều gì" 
- Tuần tới là ngày anniversary thứ hai của tôi, tôi muốn anh mang đến mộ tôi năm chục đóa hồng trắng, loài hoa tôi vẫn thích, và hoả thiêu tấm hình chúng tôi ngày cưới.   Tôi muốn luôn có anh với tôi trong mọi nơi mọi lúc. Hai năm nay tôi vương vấn nơi này vì anh một mình, anh đơn lẻ.  Nay anh không còn một mình nữa thì tôi sẽ ra đi vĩnh viễn.    
Người đàn bà đứng lên, đến bên Jack, cúi xuống hôn nhẹ lên môi anh rồi đi ra cửa, tan biến trong ánh sáng ngoài hành lang.  Vừa lúc đó Jack trở mình.  Hạnh lay cho Jack tỉnh, nói trong hơi thở đút quãng:
- Jack, Jack, dây đi anh, em sợ quá.  Dậây mau, please!
Jack ú ớ trong cơn ngái ngủ:
- Sao, em còn đau đầu lắm hay sao"
- Không, em hết đau đầu rồi, nhưng cho em hỏi, có phải tên trong nhà của vợ anh là Cassie không" 
Jack lồm cồøm ngồi dạy, dụi mắt. 
- Đúng rồi, làm sao em biết"
Hạnh nói trong sự xúc động tột cùng:
- Anh làm ơn cho em xem một tấm hình của Cassie!
- Why"
- Thì anh cứ cho em xem hình, rồi em nói cho anh nghe chuyện này!
Jack ra tủ, đem lại một tập album. Hạnh há miệng, kinh ngạc. Đúng là người đàn bà nàng thấy trong giấc mơ vừa qua.  Hạnh run rẩy, ôm chầm lấy Jack, thì thào, "Cassie vừa nằm giữa em và anh và nói chuyện với em!"
HUYỀN THOẠI THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến