Hôm nay,  

Một Mảnh Đời Tị Nạn

28/06/201000:00:00(Xem: 180094)

Một Mảnh Đời Tị Nạn

Tác giả: HẢI ÂU
Bài số 2932-28232-vb2062810

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi,học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài viết về nước Mỹ  đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Sau đây là bài viết thứ hai.

***

Ngày đầu tiên đặt chân tới Mỹ,  hình ảnh của một "thiên đường" không như trong trí tưởng tượng của tôi- chẳng thấy những tòa nhà chọc trời sáng rực ánh đèn, chẳng thấy xe cộ lao vun vút, người đi lại tấp nập như trong phim ảnh được xem trước đây. Ngay cả khi được vợ chồng người bạn đưa về Virginia, trên chuyến xe bus Greyhound từ Maine xuống Virginia tôi vẫn lạ lẫm vì thấy tòan rừng là rừng.
Vợ chồng chị bạn đón chúng tôi tại Union Station ở DC lúc 8 giờ tối. Chị dặn người vợ mặc áo lạnh màu xanh dương, người chồng mặc áo màu xám để chúng tôi dễ nhận diện khi tới nơi. Sở dĩ có sự dặn dò này vì chúng tôi chưa từng biết mặt nhau. Người vợ là chị của nhỏ bạn tôi đang còn ở Saigon. Trước ngày tôi đi Mỹ,  nó cho tôi số điện thoại của bà chị đi từ năm 75, dặn khi nào cần thì gọi cho chị nó. Tôi đâu ngờ rằng trong cuộc đời mình có những ân tình không muốn nhận lại chính là những ân tình đầu tiên mà tôi nhận được từ một người dưng, không quen biết trên đất nước xa lạ này.
Sau môt tuần lễ để chúng tôi nghĩ ngơi, làm quen với cuộc sống mới anh chị hướng dẫn chúng tôi đi làm giấy tờ, học lái xe, học Anh văn và nhất là kiếm việc làm. Tôi nôn nóng muốn đốt giai đoạn đi làm ngay vì muốn có tiền gởi về giúp gia đình. Gần 15 năm sống dưới chế độ cộng sản tôi đã thấu hiểu những đau khổ, tủi nhục mà bố mẹ và gia đình tôi phải gánh chịu sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản.
Ngày rời Việt Nam tới trại chuyển tiếp ở Thái Lan, vì đi theo diện bảo lảnh nên một tuần ở Thái Lan chúng tôi được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc lo lắng chu đáo, môĩ ngày nhận được ba suất ăn tươm tất. Không phải vì thức ăn lạ miệng nhưng mỗi lần cầm khay thức ăn tôi nghẹn ngào, nuốt lệ không ăn được. Nhìn bát cơm trắng tôi liên tưởng giờ này  ở cách đây không bao xa bố mẹ tôi vẫn còn bưng bát cơm gạo cũ, mốc độn khoai, sắn, bo bo...
Mỗi khi nhìn thấy ai vất vào sọt rác những cái bao ny lon trắng tinh đựng thức ăn, muổng nỉa hay các đồ dùng khác, tôi chạnh lòng nhớ tới hình ảnh của bố tôi ở quê nhà,  ngày ngày gom những túi ny lon tái sinh,  đen đủi mà chị em chúng tôi đựng các thứ nhu yếu phẩm mua được ở cơ quan đem về,  để dành bán ve chai.
Mốc ngoặt 30-4-75 đã đổi đời đất nước tôi -Cả một thời  ấm no, hạnh phúc bỗng chốc nghèo nàn, lạc hậu với chính sách "bần cùng hóa nhân dân" của cộng sản. Tuy con đường trước mặt còn nhiều cam go, thử thách nhưng nghĩ tới gia đình tôi biết mình đủ can  đảm vì tôi đang đi trên con đường tự do, hạnh phúc đầy nhân bản, tình người.
Ông xã tôi có nghề chuyên môn ở Việt Nam nhưng sang đây phải đi học lại,  nên vừa đi học vừa đi làm part time. Con gái còn nhỏ nên tôi chấp nhận dấn thân vào cuộc sống mới với bất kỳ công việc nào. Đây  là những câu chuyện đi kiếm việc của những ngày khởi đầu trong mảnh đời tỵ nạn của tôi.
Khi qua tới Mỹ tôi chỉ là một người đàn bà nhỏ bé,  ốm yếu cân nặng vừa đúng 90 lbs. Qủa thật,  lúc đầu tôi không nghĩ đây là một trở ngại của mình sau vấn đề bất đồng ngôn ngữ khi đi xin việc Đầu tiên anh Thắng -một người Việt Nam làm việc lâu năm ở Bệnh viện Fair Fax giới thiệu cho tôi công việc dọn dẹp ở bệnh viện này. Anh Thắng đã từng giới thiệu vài người VN vào làm trước đây rất tốt,  nên có uy tín với cấp trên. Nhưng khi nhìn thấy tôi ông xếp tỏ vẻ ái ngại và nhận tôi một cách miễn cưỡng:
- Cô ta nhỏ quá ! Sợ không làm được việc.
Tôi hơi yên tâm vì ông xếp là một người Mỹ dong dỏng cao với khuôn mặt hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Ông hơi có tật ở chân phải. Ông dẫn tôi vào nhà kho của bệnh viện, kiếm cho tôi bộ quần áo  đồng phục và đưa tôi 20 đô la -tiền sửa bộ đồ vì không có size nào nhỏ vừa cho tôi cả. Nhận quần áo và tiền từ tay người xếp tốt bụng tôi hơi tủi thân vì thấy mình sắp khoác lên người màu áo khác để phân biệt với những người trí thức trong bệnh viện.
Hôm sau,  tôi đi một mình tới bệnh viện để tập sự ngày đầu tiên. Bệnh viện rộng lớn mênh mông với những toà nhà cao tầng yên tĩnh, sạch sẽ. Tôi thật sự lo lắng vì không nhớ văn phòng của ông xếp ở đâu" Vào thang máy, ra thang máy tôi thấy tầng lầu nào cũng như nhau. Mọi người bận rộn với công việc, chẳng ai để ý đến tôi. Mãi một tiếng đồng hồ sau tôi mới tìm được ông xếp,  ấp úng xin lỗi về sự trể nãi của mình. Ông có vẻ kiên nhẩn, nhìn tôi thoáng chút áy náy ...
Ngày đầu tập sự tôi chỉ được ngồi xem cách hướng dẫn công việc trên màn hình Ti vi-những người đàn bà Mễ, Mỹ đen to lớn đang thực hành những thao tác một cách chuyên nghiệp. Nhìn họ làm việc,  bấy giờ tôi mới hiểu vì sao ông xếp tỏ vẻ ái ngại về tôi- Chao ôi! Cả thân người tôi từ đầu tới chân,  chưa chắc đã dài bằng cái chổi của họ!
Đang xem ti vi tôi chợt thấy hình ảnh trước mắt nhạt nhòa rồi tối sầm lại và tôi gục xuống bàn không biết gì nữa. Tỉnh giấc, thấy mình đang nằm trên giường bệnh trước mặt là ông xếp và anh Thắng,  tôi đóan được phần nào sự việc. Thấy tôi tỉnh lại,  ông xếp mừng rỡ trao trả tôi cho anh Thắng với lý do: không đủ sức khỏe để làm việc.
Khi rời nhà anh chị bảo trợ, chúng tôi ra share phòng với một gia đình VN. Anh chị Võ qua đây từ năm 75, có căn nhà hai tầng khang trang. Anh chị và các con ở trên lầu, dưới basement ngăn thành bốn phòng nhỏ cho những người VN độc thân mới qua thuê. Gia đình tôi ba người nên được căn phòng lớn hơn một chút, cũng chỉ kê đủ cái giường và chiếc bàn con.
Thấy tôi cần việc làm,  chị Võ giới thiệu cho tôi vào làm ở Viện dưỡng lão. Tôi nghĩ công việc chăm sóc người già không cực nhọc lắm, hợp với sự chịu đựng của tôi, lương lại cao nên tôi nhận lời ngay.
Ngày đầu tiên đến nhận việc, họ đưa tôi đi xem một vòng viện dưỡng lão. Khung cảnh nơi đây thật yên tĩnh, trầm buồn. Những người già  chia thành từng nhóm, theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Đến trưa tôi được chỉ định đút thức ăn cho bốn cụ già, thật già -Họ là những người già bệnh hoạn không còn biết gì nữa,  được ngồi xếp hàng dài trên bốn cái ghế có dây cột đàng hoàng. Nhìn những cái đầu lắc lư trên những thân thể chỉ còn da bọc xương, những khuôn mặt nhăn nhúm, những cặp mắt, nụ cười vô hồn, ngớ ngẩn, những chiếc mũi quặp... khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh bà phù thủy trong chuyện cổ tích. Đâu ngờ hình ảnh cuả tuổi già lại thương tâm đến thế. Lòng tôi dâng lên niềm thương cảm, xúc động mãnh liệt. Tay tôi run bần bật khi đưa những thìa bột vào những cái miệng há to một cách máy móc, vô cảm. Nước mắt tôi tuôn trào... Bỗng một bà cụ hét lên, quơ tay đập vào cái bát trên tay tôi. Thức ăn vung vãi trên người, trên sàn nhà làm tôi bối rối. Các cụ khác bắt chước la hét, khóc cười, cào cấu vào mặt, vào tay tôi. Tôi hoảng hốt bỏ chạy kêu cứu! Công việc thật không dễ dàng như tôi nghĩ.


Thời điểm năm 1990, nước Mỹ trong tình trạng kinh tế khó khăn nên kiếm việc làm không phải là chuyện dễ. Biết vậy, nhưng tâm hồn tôi yếu đuối, dễ xúc động không phù hợp với những công việc ở nhà thương. Những trải nghiệm này bây giờ tôi mới hiểu, vì sao ngày xưa tôi chùn bước trước ngưỡng cửa Y Khoa - phải chăng một lương y như từ mẫu, ngoài tấm lòng nhân ái còn phải có trái tim sắt đá, dửng dưng trước công việc mổ xẻ, chết chóc hàng ngày.
Mười lăm năm được "tôi luyện" trong chế độ cộng sản, chứng kiến bao thảm cảnh đau lòng, chống chọi với muôn ngàn khó khăn để "chân cứng,  đá mềm",  "sỏi đá biến thành cơm",  trái tim tôi vẫn chưa đủ sắt đá và máu vẫn theo nhịp đập trở về tim.
Sau hai lần thất bại, tôi không muốn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt sầu thảm. Phải lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp. Nhân một ngày cuối tuần đi shopping với chị Võ, thấy tiệm treo bảng cần người bán hàng, tôi thử nộp đơn. Với vốn liếng tiếng Anh không bằng nắm tay của mình, thật ra không đủ điều kiện để họ nhận, nhưng vì chỉ cần một người làm việc buổi chiều tối,  đứng trông coi một quầy nhỏ bán vải, kim chỉ, các thứ linh tinh... ở một góc cuối của cửa hàng nên họ nhận tôi.
Trở ngại lớn của tôi là vấn đề giờ giấc vì tôi phải làm từ 4 giờ chiều tới 10 giờ đêm-khoảng thời gian này con gái tôi phải ở nhà một mình sau giờ đi học về. Ông xã tôi đi làm buổi sáng, buối chiều đi học tới 8 giờ tối mới về "Cái khó nẩy cái khôn", tôi quyết định dẫn con bé đi theo tới chổ làm. (Vì là shopping nên khi hai mẹ con vào tiệm, không ai biết là nhân viên hay khách hàng),  đến 8 giờ ông xã tôi sẽ ghé đón con bé về trước.
Chỗ tôi làm có một cái bàn lớn,  dài dùng để đo và cắt vải. Dưới gầm bàn là khoảng trống lý tưởng để tôi dấu con bé. Tôi lấy tấm vải dư trải dưới sàn để con bé ngồi học, làm homework hay nằm ngủ khi mệt. Yên ổn như thế được vài tuần con bé buồn chán mon men đòi ra ngoài đi dạo shopping. Thấy tội nghiệp, tôi đồng ý nhưng dặn nó chỉ được lẩn quẩn ở khu gần đây để tôi có thể trông chừng. Hấp dẫn con bé nhất là khu đồ chơi trẻ em và sách truyện bằng tranh. Con bé mân mê, ao ước các món đồ chơi và ghi nhớ các thứ  trong đầu để đêm về thỏ thẻ:
-Tháng này con học giỏi,  mẹ thưởng cho con cái này nhé!
Một hôm đang mải mê ngồi xem các truyện tranh, con bé bị bảo vệ đi rảo trong tiệm bắt gặp "trẻ con đi shop một mình". Bí qúa nó mếu máo chỉ tôi vì sợ mẹ bị đuổi việc. Tôi thành thật trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình. Cửa hàng thông cảm không đuổi việc nhưng bắt tôi phải hứa không được đem con theo khi đi làm. Tôi thở phào, thoát nạn!
Khổ cực nhất là những ngày đi làm vào mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo. Một hôm,  cửa hàng gọi tôi đi làm thế cho một người ca sáng nghỉ việc. Đứng chờ ở trạm xe bus gần nửa tiếng, tôi biết đã lỡ một chuyến xe. Sợ đi làm trể, tôi đánh liều ngoắc xe xin qúa giang. Đúng là "điếc không sợ súng !" Sau này tôi mới biết,  việc đi qúa giang xe thế này là một điều nguy hiểm ở My. õSau vài lần vẩy vẩy tay chưa động lòng tài xế, một chiếc xe hơi màu xám dừng lạiCặp vợ chồng người Á Châu mở cửa xe đón tôi vào, khi ấy tôi đã lạnh run,  mặt tái mét.
Trong cái rủi có cái may. Anh chị này là người Việt Nam,  đang trên đường đi đến nhà hàng của họ. Thấy tôi anh chị biết ngay ở VN mới sang, hỏi han thân tình. Biết tôi đi làm cho cửa hàng buổi chiều, anh chị đề nghị tôi làm cho nhà hàng buổi trưa. Thế là tôi có thêm được chân chạy bàn và mỗi buổi sáng,  anh chị ghé ngang qua đón tôi cùng đi thật là tiện lợi.
Nhà hàng Thủ Đô tuy là nhà hàng VN nhưng ở gần DC, chung quanh có nhiều công sở, văn phòng nên đa số khách hàng là người Mỹ. Anh chị Lệ bảo tôi học thuộc tên các món ăn VN bằng tiếng Anh . Nhìn cái thực đơn hai trang,  bên tiếng Việt bên tiếng Anh tôi cười thầm: "Dân ban A mà ! Cả cuốn sách Vạn vật dày cộm tôi còn thuộc lòng như cháoHai trang này nhằm nhò gì" Ấy thế mà có hôm ông khách Mỹ vào tiệm gọi món:
- ...buon...thi...nu. n. . g...!
Tôi giật bắn người không biết ông ta gọi món gì" Tôi nhớ đã thuộc lòng bằng tiếng Anh tên các món ăn rồi mà! Tôi lúng túng xin ông nhắc lại. Hai bên đang nói nói, chỉ chỏ vào cái thực đơn. Ông chủ đi ngang  vội gắt lên:
- Ông này là khách quen. Mỗi lần vào đây chỉ gọi món "Bún thịt nướng" thôi! Mà này, cô nhớ lấy hai chén nước mắm nhá! Ông ta thích húp nước mắm lắm đó.
Trời ơi! Sao mà cắc cớ, nhiêu khê đến thế! Người Mỹ thì nói tiếng Mỹ đi,  lại bày đặt nói tiếng Việt! Với thân phận nhỏ bé, qua Mỹ này cái gì đối với tôi cũng to lớn, vĩ đại. Ngay cả tô phở xe lửa mà tôi bưng ra cho khách mỗi ngày. Ngày đầu tôi chỉ dám bưng mỗi lần một tô trong cái khay nhỏ. Quen dần mới dám bưng một lần hai tô trong cái khay lớn hơn. Tôi biết việc mình làm chẳng chút chuyên nghiệp nên áy náy lắm. Chị chủ tiệm thương tình an ủi tôi:
-Thôi kệ. Cô cứ bê như vậy cho chắc ăn. Thấy cô bê hai tô phở tôi run lắm! Chỉ sợ đánh đổ vào khách hàng thì khốn!
Có lần ông Mỹ khác nhìn thấy tôi vừa bưng phở vừa khóc, ông ta đứng dậy tới quầy nói gì đó với ông chủ. Tôi vừa quay vào ông chủ cằn nhằn:
-Tôi có la mắng gì đâu mà cô khóc!
Tôi mủi lòng,  cúi mặt đáp nhỏ:
- Em đâu có khóc! Tự nhiên nước mắt chảy thôi...
Dòng đời đưa đẩy, gia đình tôi xuôi về miền Nam nắng ấm lập nghiệp. Nơi đây khí hậu ôn hoà, ấm áp nhưng  không mấy người VN về đây định cư vì không có hãng xưởng nhiều. 90% người Việt tại thành phố biển này làm việc cho một hãng điện tử duy nhất. Hãng có ba ca -sáng,  chiều và tối. Những người mới vào thường phải làm ca ba, từ 12 giờ khuya tới 7 giờ sáng, trường hợp tôi cũng không ngoại lệ.
Nhờ có ba ca nên những cặp vợ chồng VN ở đây đi làm rất tiện lợi. Họ thường làm hai ca khác nhau để thay phiên trông nom con cái. Chứng kiến cảnh vợ chồng đổi ca, trao con nhỏ cho nhau ở bãi đậu xe của hãng tôi rất cảm động và thầm phục sự chịu đựng, hy sinh của những người tỵ nạn VN.
Tuần lễ đầu tiên là cả cực hình đối với tôi vì chưa quen giờ giấc trái ngược này - ban ngày người ta thức thì mình ngủ, ban đêm người ta ngủ mình thức. Vì chưa quen với việc ngủ ngày,  tôi phải dùng thuốc ngủ liên miên. Có hôm ban ngày không ngủ được, tối vào hãng tôi cứ chập chờn như kẻ mộng du. Khoảng gần 3 giờ sáng tôi hơi choáng, mắt híp lại. Anh Phong đứng máy kế bên lên tiếng đùa cho tôi tỉnh ngủ:
- Rồi,  rồi hồn sắp lìa khỏi xác! Mau mau vào rửa mặt đi bà chị.
Vào những ngày Thứ bảy, Chủ nhật làm overtime, hãng điện tử  biến thành làng Việt Nam, nói cười rôm rả tiếng Việt. Nhìn quanh hãng, đâu đâu cũng toàn... đầu đen. 
Tôi yêu biển hơn yêu núi. Biển làm tôi nhớ lại những ngày thơ ấu ở Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu. Biển cũng làm tôi nhớ  những chuyến vượt biên không thành và giờ đây biển gần gũi với tôi hơn bao giờ hết -biển tung tăng khi tôi vui, biển vỗ về khi tôi khóc hay cô đơn.
Mới đó thấm thoát đã hai mươi năm. Tôi vẫn là cái bóng âm thầm đi bên cạnh sự thành công của chồng và con gái.
Bước vào tuổi năm mươi tôi trở lại trường học. Không phải để lấy mảnh bằng cao hơn,  để có một việc làm tốt hơn mà chỉ để... tiếp tục ước mơ, mong tìm lại tuổi thanh xuân mộng mơ chưa kịp đến, hoài bão chưa kịp thành, thì chiến tranh rồi biến cố 30-4 đã cướp đoạt tất cả.
Tôi muốn tìm lại chính mình -hình ảnh cô giáo trẻ,  cười đùa bên đám trẻ thơ hồn nhiên
HẢI ÂU

Ý kiến bạn đọc
09/05/201608:46:57
Khách
rất vui khi được chia sẻ giấc mơ nhỏ của Chị
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến