Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy

31/08/201000:00:00(Xem: 100241)
  • Tác giả :

Những Điều Trông Thấy

Tác giả: PNT
Bài số 2978-28278-vb3083110

Người viết tự mô tả là một ông già gần tuổi "Thất thập cổ lai hy".  Ngoài những công việc thường ngày cũng hay xuống phố Bolsa tham thú quán xá. Những gì đã nhìn hoặc nghe, ông bèn về viết ghi xuống gửi cho Việt Báo để mong những điều trông thấy sẽ dần dần ít ai còn chứng kiến nữa.

***

Thời buổi kinh tế khó khăn nầy đâu đâu cũng thấy đề bảng 50% Off!  Cũng tiện lợi cho những gia đình ít người như vợ chồng ông.  Chỉ hai vợ chồng già, ra quán phở, kêu 2 tô phở nhỏ và 2 ly trà nóng chỉ có 8 đồng bạc.  Khỏi mất công nấu nướng.
Tuy vậy, ở nhiều quán ăn, ông thấy rất nhiều điều đôi khi làm ông  ăn mất ngon!
Bây giờ rất ít quán ăn mà những người chạy bàn có được nụ cười trên môi khi đến lấy Order của khách hàng.  Trong nhiều quán ông đã ghé qua, ông thấy chỉ có chừng 2,3 quán là có đưọc những người chạy bàn vui vẻ niềm nở!
Có lần ông bà ghé ăn sáng và uống café ở một quán nổi tiếng vì bánh mì baguette thật ngon, bánh mì pâté chả cũng rất đặc biệt, và café ở đó thì "hết ý! Quán nhỏ thôi, nhưng khách hàng lúc nào cũng nườm nượp.  Những loại bánh ngọt ở đó ngon tuyệt , tuy hơi đắt hơn những nơi khác.  Hôm đó ông gọi một món mà ông thầy đề trên bảng là "Spécialité du jour": gà nấu nấm. 
Ăn không hết , ông xin 1 hộp để To Go.  Cô phục vụ, có lẽ là một em học sinh hay sinh viên gì đó, đưa cho ông 1 ly giấy còn dính thức ăn và nói  "Đây là ly lúc nảy đựng món gà nấu nấm của chú chớ không phải ly dơ đâu!"
Trả tiền xong, ra đến ngoài cửa, ông cằn nhằn với vợ ông: "Tiệm ăn thì ngon thật nhưng cách phục vụ chẳng ra làm sao!  Xin một cái hộp để đem thức ăn về cũng đưa hộp cũ!".
Lúc ấy một cô, cũng bán trong nhà hàng ấy, và có lẽ cũng là một du học sinh, đã hết giờ làm việc, đang gọi Cell phone (hình như cho một người bạn) bỗng dưng quay qua nói lớn: "Ông muốn gì thì vào bên trong nhà hàng mà nói. Ông nói ở đây tôi gọi "nai oan oan" bây giờ".


Ông già còn nghe cô ta nói trong cell phone "Ồ, du biết rồi. Mấy ông già Việt Nam khùng, Old crazy Vietnamese đó mà! Crazy!!!"  Cô ta nghĩ rằng  nói tiếng  Anh thì "old crazy Vietnamese " nầy nghe không được chăng"
Ông già có lẽ cũng đã quá chán ngán cho nền văn hóa mà những cô cậu bé nói trên đã hấp thụ được nên đã bỏ đi.  Vợ ông cũng lắc đầu nói:" Không hiểu là khi gọi "nai oan oan" đến thì cô ta sẽ nói cái gì đây"
Lang thang chỗ nọ chỗ kia sau những buổi sáng đi bộ cho giãn gân cốt, ông già cũng lại nhìn thấy những điều mà lâu nay ông bà vẫn tưởng chỉ có bên quê nhà.  Đó là vấn đề xả rác bừa bãi!
Ông đã từng thấy những ly café, những ly sinh tố "sắp hàng ngay ngắn và thẳng tắp" trên đường vạch của chỗ đậâu xe. Lúc đầu ông bà chưa biết tại sao những ly nước uống ấy lại được để ở đó mà không là một chỗ nào khác, như trong thùng rác chẳng hạn.
Lúc đó cũng vừa có môt chiếc xe vừa dừng ở Parking.  Một anh chàng rất ư là lịch sự, mở cửa, và trước khi bước xuống xe đã đặt ly café xuống đất!  À thảo nào những cái ly  nhựa, ly giấy bỏ đi kia nằm ngay hàng thẳng lối trên đường vạch của Parking!
Rồi lại có những anh chàng vừa lái xe vừa hút thuốc và gạt tàn ra ngoài cửa sổ.  Ông không hiểu nếu cảnh sát thấy được họ có bị phạt hay không"
Còn nhiều, và nhiều lắm. Cứ nhìn những thùng rác ở các khu vực buôn bán, nhà hàng của Việt Nam mình là ông bà ngao ngán lắc đầu.
Đôi khi ông bà về nói với nhau như tự an ủi: "Hay là tại mình già quá rồi nên đâm ra khó tính"  Chứ những điều trông thấy đó cũng bình thường thôi, đâu có gì đáng để quan tâm" "
Đoc dăm điều bảy chuyện bất như ý  trên chắc là quý vị độc giả cũng đã chán và phán: "Ôi có vậy mà cũng nói!  Thường thôi mà!”
Hẹn quý vị bài sau sẽ viết những điều trông thấy hay hơn, tốt đẹp hơn trên đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,094,891
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến