Hôm nay,  

Happy Father’s Day, Daddy!

20/06/201000:00:00(Xem: 317176)

Happy Father’s Day, Daddy!

Tác giả:
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bài số 2924-28224-vb8062010

Trước 1975, Cam Li từng  có nhiều truyện ngắn, truyện dài viết cho tuổi học trò trên bán nguyệt san Tuổi Hoa (hiện tiếp tục phổ biến trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa tại: http://tuoihoa.hatnang.com). Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên  làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại Mỹ từ 2003, Cam Li đã góp cho Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Sau đây là truyện ngắn mới nhất của tác giả cho ngày Father’s Day.


1
Mẹ tôi kết thúc nét chữ cuối cùng trên mặt chiếc bánh kem, rồi nghiêng đầu ngắm nghía. Mẹ lẩm bẩm:
- Happy Father s Day! Được rồi há Bình! Tất cả mọi người đều được chúc mừng.
Tôi cười nhẹ:
- Phải đó mẹ, mọi người đều được chúc mừng.
- Này nhé, con thử nghĩ mà xem. Lễ Mẹ là để mọi người vui sướng vì mình sinh ra là đã có mẹ. Lễ Cha cũng vậy, là để chúng ta tôn vinh cha của mình. Chứ nếu quan niệm rằng Lễ Mẹ là để chúc mừng những người được làm mẹ, Lễ Cha là để chúc mừng những người được làm cha, thì sẽ có rất nhiều người bị bỏ sót, và bị buồn, vì đâu phải ai cũng được làm cha hay làm mẹ.
- Dạ.
-Vậy thì mọi người đều được ăn mừng. Năm nay vợ chồng An mới sinh con, cũng được chúc mừng, Bình và Chu còn độc thân vẫn được chúc mừng, vì các con đã có ba. Lễ này, ... là để các con nhớ về ba của các con.
- Mẹ hay lắm! Ai cũng được như mẹ thì thế giới này sẽ không ai bị buồn.
- Ừ! Thế giới này tràn ngập những điều mâu thuẫn và rắc rối. Mẹ mong cuộc đời của các con sẽ không nhiều rắc rối...
Mẹ im bặt. Tôi không muốn nói thêm một điều gì... Vì tôi biết một câu nói nào trong lúc này cũng sẽ rất dở. Tôi làm bộ huýt sáo một khúc nhạc, rồi đi lau chùi và kê lại bàn ghế. Trong khi làm, tôi len lén đưa mắt nhìn mẹ. Mẹ đang đứng ngắm chiếc bình toàn hoa tím mà mẹ đã cắm rất sớm sáng nay. Vâng, mẹ tôi yêu hoa màu tím.
Tôi đi ra vườn. Khu vườn nhỏ cũng toàn màu tím. Màu tím không buồn như người ta thường nói, mà là một màu rất "hay", theo tôi là như vậy. Tôi cũng không biết phải diễn tả thế nào, chỉ biết dùng chữ "hay", thế thôi. Tôi vốn đã là một người không yêu văn chương từ khi còn bé, bây giờ lại say mê khoa học nên tất cả những gì gọi là chữ nghĩa bay bướm thì tôi chịu thua. Chỉ có một điều mà tôi biết rất rõ: đó là mỗi khi nhìn màu tím thì tôi không bị nhức đầu như khi nhìn những màu sắc khác. Lạ là như vậy! Và, có lẽ với tôi, màu đỏ là màu tôi rất sợ. Nó thường nhắc tôi nhớ đến thời gian tôi hầu như chết đi và được sống lại sau một tai nạn xe hơi. Tôi bị chấn thương ở não, và tôi đã nằm liệt nửa năm trời. Tôi rùng mình, nghe lành lạnh suốt sống lưng. Ôi! Tôi muốn quên khoảng đời này lắm!
Có một tiếng động nhẹ nơi góc vườn bên kia. Tôi đi đến, nhìn thấy ông David đang ngồi ở bộ bàn cao. Ông đang dùng sơn màu tím với những độ đậm nhạt khác nhau để sơn lên những viên đá cuội. Ông thường trang trí cho những vật dụng trong khu vườn này như vậy. Thấy tôi, ông giơ tay chào và hỏi:
- Hôm nay không đi làm thêm giờ hả Bình"
- Không ạ. Chủ nhật, lại là Father s Day.
Ông David gật gù:
- Tốt lắm!.. À, chỗ ở mới của Bình và Chu thế nào"
- Dạ... cũng được lắm. Không rộng bằng nhà của anh An nhưng tiện lợi vì gần sở. Mai mốt mời ông đến chơi.
- Dĩ nhiên rồi! Này Bình, giúp tôi đem những chiếc bình hoa đến đây. Tôi phải trang trí thêm một chút.
Nhìn ông cúi đầu chăm chú với những chiếc bình và sơn, cọ, tôi cảm thấy rất vui. Tất cả những việc làm có vẻ "hobby" như thế, ông không làm cho riêng ông, mà là cho mẹ tôi. Bằng mọi vẻ nâng niu, ông đã làm cho khu vườn nhỏ và cả căn nhà trở thành một nơi chốn đầm ấm. Chúng tôi, ba anh em An, Bình, Chu, không còn ở trong căn nhà này nữa. Anh An có gia đình, ra ở riêng. Tôi và Chu cũng thuê nhà ở riêng. Chúng tôi có cách sống như những gia đình người Mỹ điển hình. Nhưng thỉnh thoảng, thường là cuối tuần, chúng tôi vẫn về thăm mẹ và ông David. Chúng tôi vẫn có chung một mái nhà hòa thuận.

2
Trước bữa ăn, cả nhà cùng nói "Happy Father s Day!". Vậy thôi, thật đơn giản. Mẹ tôi nói nhỏ với tôi câu mà mẹ vẫn thường nói:
- Người Mỹ đơn giản lắm! Họ nói những câu nói ngắn và như đã có sẵn lâu đời chứ không chúc tụng dài dòng như người mình. Như vậy những người vốn tính ít nói đỡ phải bối rối.
Trong ba anh em, tôi là đứa hay trêu mẹ tôi nhất. Tôi nói:
- Thì vậy. Không phải ai cũng văn chương như mẹ.
Mẹ đưa tay giả vờ ký đầu tôi, cười:
- Cái thằng này! Mẹ không văn chương thì mẹ buồn chết. David thì cũng nói năng ngắn gọn. Khi nào ông thấy mẹ lầu bầu mà không giải thích cho ông hiểu thì ông nói là mẹ đang tụng kinh.
Hai mẹ con cười với nhau. An tinh ý, liếc nhìn ông David rồi nhìn tôi, nói lớn:
- Bình! English, please!
Ông David cười tủm tỉm trong khi Chu thì lắc đầu, cúi xuống tìm món ăn khoái khẩu của cậu ta. Mẹ vừa cười vừa nói lại bằng tiếng Anh:
- Chuyện riêng của tôi, của mẹ con tôi...
Ông David kêu lên:
- Chuyện riêng" Còn có chuyện riêng sao"
- Phải, rất riêng!
- Được! Vậy tôi không dám nghe đâu!
Cả nhà cùng cười vui vẻ.
Bỗng trong lúc đó tôi lên cơn đau đầu dữ dội. Tôi đứng dậy ôm đầu, chạy đến chiếc ghế sofa vật mình xuống. Cả nhà kinh hoảng. Ông David và mẹ định gọi xe cấp cứu, nhưng tôi đã dịu lại. Ông David gọi điện thoại ngay cho bác sĩ của tôi. Theo lời khuyên của bác sĩ, mọi người sẽ theo dõi tình trạng của tôi và giữ liên lạc với ông.
Tôi đã qua cơn đau. Tôi không muốn phải vào bệnh viện nằm trong khi đang có cuộc họp mặt gia đình. Ông David và An đưa tôi vào phòng cho tôi nghỉ. Tôi bỗng như mơ màng thấy lại màu đỏ quen thuộc. Tôi nhắm mắt lại, rùng mình. Ông David lo lắng:
- Sao thế" Lại thấy chuyện cũ"
Tôi hỏi lại:
- Sao ông biết"
- Triệu chứng này, tôi đã quen mà. Cậu không nhớ là mấy lần cậu lên cơn như vậy là đều có tôi chứng kiến hay sao"
Tôi bỗng nắm chặt lấy bàn tay của ông, giống như đứa bé sợ lạc mẹ. Nắm như thế, tôi chợt nghe như mọi nỗi căng thẳng và sợ hãi đã tan biến. Ôi thật lạ kỳ! Tôi cảm nhận một cảm giác an toàn...


Không biết mọi người đã làm gì, nhưng tôi thì đã thiếp ngủ được một giấc. Khi tôi thức dậy, gương mặt của mẹ tôi hiện ra. Bên cạnh mẹ là ông David. Tôi mỉm cười. Thấy tôi không sao, ông David đi ra nhà ngoài với mọi người.
Tôi muốn diễn tả với mẹ một điều gì nằm sâu trong lòng. Nhưng thật khó khăn. Tôi đã là một kẻ không biết văn chương mà! Nhưng mẹ đã lên tiếng trước:
- Mẹ nghĩ mẹ đang có cùng cảm giác với con đây, Bình ạ.
- Dạ...
- David... như là một người mang đến cho mẹ con mình sự bình yên.
- Phải...
- Con cũng nghĩ như vậy"
- Dạ. Nhưng mình nói điều này cũng thừa mẹ ạ! Cả nhà mình đều đã biết.
- Cả  nhà mình đều biết. Nhưng mẹ không thấy thừa khi nói đến. Mẹ luôn luôn cảm kích David. Bao nhiêu năm nay, mẹ luôn nói lời cám ơn David.
Mẹ tôi xoa trán tôi như lúc tôi còn nhỏ, và cũng giống như lúc tôi bị tai nạn. Trên đường đi học về, tôi bị lạc tay lái và... chiếc xe của tôi tông mạnh vào một cái cây lớn bên lề đường. Lúc đó tôi không còn biết mình là ai, và ở đâu nữa. Một màu đỏ khủng khiếp bao lấy tôi. Rồi hết... Tôi thức dậy trong bệnh viện, thấy mẹ ngồi trước mặt, đang xoa trán tôi, nhưng tôi không cựa quậy nổi. Tôi cũng không nói được. Cả người tôi cứng như một khối đá. Tôi thấy rõ sự tuyệt vọng trong đôi mắt của mẹ. Nhưng mẹ không để cho sự tuyệt vọng đó bật ra khỏi mi mắt. Mà tôi, ôi!, tôi ở trong trạng thái hầu như tê liệt đó, làm sao biết được hai giọt nước mắt tuyệt vọng ấy mẹ đã để rơi ở đâu...
Nhưng An thì rất rõ. Chính An tìm ông David để ông cùng đến cứu mẹ. Phải, mẹ đã không kềm được nỗi tuyệt vọng và mẹ đã tấp xe vào sát lề đường để gào khóc một mình. Mẹ như kiệt sức sau những ngày chống chọi trong bệnh viện mà không thấy một tiến triển tốt nào cho tôi. Ông David đã nâng mẹ đứng dậy và giúp mẹ tiếp tục chiến đấu.

3
- Con có muốn ăn một chút nước súp không" Con hầu như chưa ăn gì cả.
- Vâng, mẹ! Con muốn ăn.
Mẹ đứng lên để ra ngoài lấy súp cho tôi. Tôi hơi nhỏm lên để nhìn cho rõ dáng người của mẹ. Qua bờ vai mẹ, tôi như thấy lại hình ảnh một người đàn bà còn quá trẻ dắt díu ba đứa con thơ chạy trong dòng người chập chùng ngày di tản. Ba đã mất trong những ngày cuối  cùng của chiến cuộc. Ký ức của chúng tôi chỉ còn lưu lại hình ảnh của ba qua một vài tấm ảnh gia đình mà mẹ mang theo được. Tôi lúc đó mới có ba tuổi, anh An năm tuổi, còn em Chu mới thôi nôi. Hai thằng nhóc tôi chỉ biết ăn và khóc nhè. Anh An có vẻ chửng chạc hơn, dù cũng chỉ là một thằng bé. An biết giữ em cho mẹ đi sắp hàng nhận thức ăn và các hàng cứu trợ. Ông David đã đến với mẹ con chúng tôi từ những ngày đó.
Phải! Mẹ vẫn kể cho chúng tôi nghe chuyện về một ông bụt hiền từ luôn an ủi những người bất hạnh. Khi quen với ông David, anh em chúng tôi cứ ví ông như một ông bụt. Nhưng cuộc đời của ông bụt này cũng không hoàn toàn may mắn. Người vợ yêu quý của ông mất đi sau một cơn bạo bệnh. Hai đứa con sinh đôi của ông, một trai và một gái, được mười tuổi, được gửi bà nội trông nom phụ vì ông phải đi công tác triền miên. Ở trại tạm cư này, ông đã làm bạn với chúng tôi. Ông giúp đỡ từng ly từng tí để mẹ con chúng tôi có nơi ở yên ổn, mẹ có việc làm để nuôi lớn chúng tôi. Mười lăm năm sau, lúc tôi bị tai nạn xe hơi, ông vẫn là người bạn của gia đình chúng tôi. Tôi dần hồi phục, cũng như có một phép lạ! Những cơn đau tái phát thưa thớt dần. Bác sĩ bệnh viện nói tôi có thể hy vọng trở lại bình thường.
Mẹ tôi đứng vững, vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã. Ông David vẫn là người bạn của chúng tôi. Hai người con của ông đã trưởng thành và có cuộc sống riêng. Và... có một hôm, mẹ nói cho chúng tôi nghe về tình cảm giữa mẹ và ông David, hỏi chúng tôi nghĩ sao nếu mẹ cùng ông chung sống. Ba anh em chúng tôi nhìn nhau cười, và cũng thật đơn giản và tự nhiên, chúng tôi cùng nói:
- OK, mẹ!
Thật đơn giản. Thật rất con người! Chúng tôi đã có với nhau một mái nhà đầm ấm.
Người mang chén súp vào cho tôi là ông David. Ông cười nhẹ nói với tôi:
- Ăn cho khỏe đi, rồi nằm nghỉ. Đêm nay chắc là Bình phải ở lại đây rồi! Đang mệt, đừng nên về nhà, không có ai coi chừng.
- Tôi khỏe rồi, David!
- Nhưng Bình ở lại đây, mẹ sẽ rất vui. Tôi cũng vui. Trước đây chúng ta đã từng ở một nhà.
Ông đi ra. Ông vẫn thế đó, không nói nhiều.
Tôi bước xuống giường, đến bên chiếc bàn ở góc phòng, nhìn vào tấm ảnh của ba tôi, tấm ảnh mà mẹ và anh em tôi rất yêu mến. Tôi thốt lên nho nhỏ "Ba ơi!". Người trong ảnh nhìn tôi. Người cha chiến sĩ của con! Con không được nhìn thấy ba từ lâu lắm, cũng không nhớ nhiều về ba vì khi ấy con còn quá nhỏ. Chỉ biết rằng mỗi năm, đến lễ Father s Day, chúng con có cùng một ý nghĩ là hãnh diện về một người cha, thế thôi! Ba vẫn ở bên chúng con mãi mãi!
Tôi bỗng giật mình. Ô! Còn một điều nữa, bây giờ tôi mới thấy lạ. Bao năm ông David sống bên chúng tôi, như một món quà mà định mệnh mang đến, chúng tôi vẫn quen gọi ông là "David". Rất thân thuộc, rất tự nhiên. Tự nhiên như mẹ gọi tên chúng tôi. Tự nhiên  như chúng tôi gọi nhau bằng tên "An, Bình, Chu" vậy. Không gò ép, không yêu cầu. Mà ai cũng quý mến cái tên gọi "David", phải chăng vì cái tên tự nó đã nói lên con người của ông, vốn đã là "thân yêu", là "chăn dắt", là "bụt" rồi! Nhưng tại sao yêu quý ông như vậy mà chúng tôi chưa bao giờ gọi ông bằng một tiếng đặc biệt hơn, thân yêu hơn" Phải, chúng tôi chưa hề gọi ông là "cha".
Tôi sung sướng trong một cảm giác chưa từng có: tôi thấy mình như có một chút gì gọi là "văn chương". Vậy thì tôi phải thể hiện cái "văn chương" ấy mới được. Tôi bước ra. Mọi người còn đang chuyện trò. Tôi vẫy tay ra hiệu cho An và Chu đến gần tôi. Ba anh em tôi thì thầm với nhau. Chu mở tủ lạnh lấy ống nặn kem mẹ còn giữ lại, đưa cho tôi. An bưng ổ bánh ra. Tôi nắn nót như đứa học sinh lớp mẫu giáo vẽ nét chữ đầu tiên trong đời. Bên cạnh dòng chữ mẹ đã nặn "Happy Father s Day", tôi nặn thêm chữ "Daddy".
Ba anh em chúng tôi bưng ổ bánh đến trước mặt mẹ và ông David. Một việc thật tự nhiên và đơn giản như vậy, nhưng đã làm tất cả chúng tôi rưng rưng cảm động. Ba anh em tôi đồng thanh nói:
- Happy Father’s Day, Daddy!
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến