Hôm nay,  

Thương Yêu Còn Mãi

13/06/201000:00:00(Xem: 318973)

Thương Yêu Còn Mãi

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 2917-28217-vb8061310

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ.  Những bài đầu tiên:  "Tấm Nón Lá Và Cái Lưng Còng", "Tôi Đi Học"... Bài mới của Tịnh Tâm cho thấy bút pháp sống động hơn:  chuyện xẩy ra tại một cửa hàng tại Bolsa chuyên chuyển tiền về Việt Nam.

***

Chuông điện thoại reo, Sue nhấc máy:
- Hello! Công ty XXX xin nghe ạ!
- Sue phải không"
- Vâng!
- Sue ơi, anh nhớ em. Nhớ quá chừng là nhớ...
- Sorry... Sorry... Đây là nơi làm việc. Tôi đang bận lắm...
- Nếu em cứ trốn tôi, tôi sẽ tự bắn vào đầu mình.
Sue run rẩy:
- Nếu ông cứ làm phiền tôi, tôi sẽ gọi cảnh sát.
- Khi em gọi cảnh sát, tôi chuẩn bị bóp cò.
Giọng Sue nghẹn đi:
- Tôi van ông! Hãy để tôi yên.
Sue gác máy. Điện thoại lại reo. Sara nghe. Cô hồi hộp. Hú hồn, không phải ông ta!
Ông ta, một khách gửi tiền về Việt Nam đã lâu năm và khá thường xuyên. Xem ra ông ta khá giàu. Sue sợ ánh mắt mê say đến điên dại của ông ta phía bên ngoài khung kính trong suốt. Và có lẽ nỗi sợ hãi ấy bắt nguồn từ hơi rượu thỉnh thoảng sộc vào ô cửa bé xíu mỗi khi ông ta hơi cúi xuống đẩy tiền vào và ký tên trên tờ receipt. Thường thì ông  ta đến vào những ngày cuối tuần, những hôm đó, hầu như Sue không tập trung làm việc được. Cô buồn nôn. Cô đếm lộn tiền. Cô nhập tin sai. Đầu óc cô lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa những kỉ niệm đau buồn hồi còn ở Việt Nam và bao bề bộn áp lực của cuộc sống nơi đây.
- Chào bác. Bác gửi tiền ạ" Cho cháu xin số điện thoại.
Khách đưa tờ giấy vào.
- Cô nhắn dùm tui mấy chữ nầy.
- Dạ.
Sue đánh máy vào ô tin nhắn: "Nhờ Tý mua gạo phát cho những nhà nghèo trong xóm."
-  Receipt đây ạ. Cám ơn bác.
Những thước phim trắng đen mở ra. Bóng dáng dĩ vãng lần lượt hiện về. Cha cô, buổi sáng đi làm trong bộ quần áo bảnh bao, nhưng khuya về thì ông nhàu nát và nồng nặc mùi bia rượu. Người ông xiêu vẹo, giọng lè nhè, mắt khờ dại. Và ông chỉ còn đủ sức để đổ sập người trên cái sô pha nơi phòng khách, ngay cửa ra vào. Mẹ cô, người đàn bà bất hạnh nhất trong cuộc đời nầy, vẫn nhẫn nhục, cam chịu chung sống với ông. Quả thật, cho đến giờ phút nầy, Sue vẫn chưa thể nào hiểu được tại sao cha mẹ cô lại lấy nhau. Đó là một cuộc hôn nhân lạ lùng nhất mà cô chưa từng thấy. Giờ thì họ đã rời bỏ cõi nhân gian nầy rồi.
- Cô ơi, tôi gởi năm trăm, số điện thoại của tôi nè.
- Dạ thưa, ông có nhắn gì không ạ"
- Đương nhiên: Ba gởi các con tiền nhà bốn tháng. Nhớ đừng ra đường khi trời mưa gió. Vì nước sẽ ngập đường, cây cối gãy đổ, dây điện đứt. Nguy hiểm lắm. Đã có nhiều người chết vì việc nầy.
Khách quen,  information đã có sẵn trong computer,  khách chỉ cần đọc số điện thoại, nhân viên chỉ click chuột vài cái là tờ receipt khổ giấy A4 trắng tinh được in ra, nóng hổi, rõ ràng, sạch đẹp. Xong mọi việc.
Một vị khách vừa bước tới cửa ngoài đã hô to số phone lên. Mấy cô nhân viên bật cười. Vị khách tỉnh queo:
- Các cô phải giảm tiền cước phí cho tôi nhé! Một tiếng cười đáng giá hàng triệu đô la đấy!
- Dạ. Chỉ sợ anh không chịu nhận. Thưa, có nhắn gì không ạ"
- Hà hà... Nhắn gì đây ta" Ừm... Nhắn vầy nè: Bà xã cưng của anh ơi ời, cho anh hun bà xã triệu cái nhen.
Sue tủm tỉm cười đánh tin vào. Nicki thì thầm:
- Wow! Hun triệu cái... cho mà gãy lưỡi luôn!
Ai ngờ lỗ tai ông khách thính dễ sợ! Ổng nói oang oang như cái loa:
- Hổng dám gãy lưỡi đâu. Bằng chứng là tui hun bả biết bao nhiêu triệu cái mà cái lưỡi tui còn nguyên xi đây nè.
Cả văn phòng, khách và nhân viên, cười um lên, hả hê. Vị khách kia không cười nhưng ánh mắt thì vô cùng tinh nghịch, liếc qua mọi người rồi thong dong bước ra, coi bộ khoái chí lắm.
- Cô ơi, tui gửi một trăm cho nhỏ Út! Tui có gửi mấy lần rồi.
- Dạ, cụ đọc dùm con số phone.
- Ừa, để coi, 714... Chết cha, tui quên mất rồi.
- Không sao, cụ đọc dùm họ tên người gửi.
- Người gửi là đứa cháu tui. Để coi... Ở nhà kêu nó là con Tư. Tên Mỹ là gì tui hổng rõ. Mọi lần nó chở tui tới đây, bữa nay nó kẹt công chuyện nên tui phải đi xe bus. Tại tui nóng ruột quá.
- Cụ nhớ địa chỉ ở đây không"
- Chịu thua luôn.
- Không sao, cụ cho con tên họ người nhận.
- Thì tui nói rồi đó. Tui gửi cho nhỏ Út. Gửi mấy lần rồi mà. Ở bển nhận đủ hết. Mà nhận lẹ nữa. Phải nói là các cô giỏi thiệt!
- Cụ nhớ địa chỉ chị Út ở Việt Nam không ạ"
- Thuộc làu luôn! Nhà ở ấp Rạch, qua cây cầu ván, rẽ trái, rồi đi dài dài xuống... Tội nghiệp nó lắm cô ơi, sắp đẻ mà túi hổng có lấy đồng cắc.
Mấy người khách đứng chờ nhìn bà lão, cảm thông. Những tờ 5$, 10$ nằm sắp hàng trên quầy hẳn được chắt chiu từ lâu lắm rồi.
- Dạ, nhưng chúng con phải biết rõ họ tên, địa chỉ người nhận mới giao tiền được. cụ về hỏi cô Tư, hoặc nhờ cô Tư gửi hộ. Cụ nhá!
- Cháu ơi, cho dì gửi một ngàn, cháu nhắn dùm là: Nhờ anh Năm mua tôn tặng cho  những gia đình bị bão cuốn bay nhà.
- Bác gửi hai trăm rưỡi. Nhắn: Dì Tám một trăm rưỡi đi làm hai hàm răng giả. Thằng Bảy năm chục để uống thuốc, Bé Ba năm chục mua sữa cho con. Cô nhớ dặn kỹ dì Tám phải đi làm răng giả, nếu không thì trả tiền lại cho bác. Ai đời mới hơn bốn mươi mà răng rụng sạch, coi thấy ghê!
Một văn phòng rộng rãi sáng trưng và ba cô nhân viên vui vẻ dễ mến. Cả ba cô đều độc thân, thích mặc cardigan, bất kể Cali vào mùa đông hay mùa hạ, mưa hay nắng. Công việc của các cô là nhận tiền gửi về Việt Nam, bán thẻ điện thoại gọi về Việt Nam, nhận hàng gửi về Việt Nam... Nói chung các dịch vụ ở đây đều liên quan đến cuộc sống ở Việt Nam.
Việt Nam, trong cái văn phòng cách xa nửa vòng trái đất nầy tuy xa mà gần. Bởi chỉ mấy tiếng đồng hồ mà tiền, quà, và bao tâm tình nhắn nhủ được trao tận tay người nhận, ngay cả những nơi heo hút ở bên đó. Hạnh phúc và khổ đau, may mắn và tai họa, niềm vui nỗi buồn, nước mắt nụ cười... Nói chung, hỉ nộ ái ố ai lạc hằng ngày của bao con người sống ở Việt Nam lại được giải quyết nơi đây, trên đất Mỹ, trong văn phòng nầy, qua ô cửa bé xíu nầy.
Sara có biệt tài đoán được người nọ người kia sẽ gửi bao nhiêu tiền, dĩ nhiên không tuyệt đối chính xác. Đó là những hôm vắng khách, khi ba cô nhân viên ngồi rầu rĩ lo lắng, và... tán dóc. Lần nọ, các cô đang ngóng trông thì một ông khách lạ bước vào. Khách ăn mặc lùi xùi, lấm láp. Sara thì thầm, ông nầy sẽ gửi trên hai ngàn. Y như rằng, khách điền vào form: hai ngàn năm trăm đồng! Kèm lời nhắn: "Anh Năm cứ đưa chị Năm lên Sài gòn chữa bịnh. Đừng lo lắng chuyện tiền nong.Vài bữa nữa em sẽ gửi tiếp. Chúc chị mau lành. Thương nhớ gia đình anh chị nhiều."
Nicki có óc khôi hài. Cô nói chuyện rất dí dỏm và rất duyên. Đã vậy, cô lại có đôi núm đồng tiền ưa nhìn. Nhiều khách gởi tiền thích chọn quầy của cô để được chiêm ngưỡng đôi núm đồng tiền đó.
Sue thì rất thú vị với những lời nhắn nhủ, dù có lúc cô khá vất vả với nó. Chẳng hạn sắp tới giờ tổng kết, gửi tin về Việt Nam, khách hàng đông, vậy mà lời nhắn thì dài lê thê, ý lan man. Cô phải sắp xếp, tóm tắt lại cho gọn với số chữ quy định. Tính cô cẩn thận, lại quý trọng cái tình người nên cố gắng không bỏ sót ý của người gửi. Những lời nhắn chứa chan yêu thương, những lời nhắn thấm đẫm  tình sâu nghĩa nặng.
Hổm rày Sue mong đợi một người. Mong đợi vì lời nhắn của anh làm cô xúc động và... tò mò. Hôm ấy anh gửi một lẵng hoa về Việt Nam với dòng chữ viết theo kiểu thư pháp, đẹp mê hồn: "Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó..." Đây là một câu trong ca khúc “Nguyệt Cầm” của nhạc sĩ Cung Tiến. Sue đã fax tờ form đó về văn phòng chính, một cách nâng niu và cẩn trọng. “Nàng Quỳnh Như” của anh hẳn dễ thương lắm. Sue tin rằng tình yêu của họ thật đẹp, thật thơ mộng. Sue vui với hạnh phúc của họ, nhất là nàng Quỳnh Như. Nàng thật diễm phúc! Nàng sẽ sung sướng biết chừng nào khi ôm vào lòng lẵng hoa cùng những con chữ nồng nàn yêu thương! Và không hiểu sao lời nhắn kia lại khiến Sue ngưỡng mộ, quý mến anh. Anh  có lẽ đã gần năm mươi, không cao không thấp, hơi mập, khuôn mặt còn rất trẻ nhưng mái tóc đã pha nhiều sương khói. Đặc biệt nhất là đôi mắt của anh, ấm áp và hiền lành. Đôi mắt ấy gợi Sue nhớ đến  anh Hai của Sue, mà thân xác hẵn đã tan rã trong lòng đại dương. Sue thở dài, không biết vợ và hai con gái của anh Hai sống chết ra sao. Nếu còn sống, chắc đang lạc loài hay bị giam cầm trong chốn tối tăm nào đó ở Thái Lan.
Một bà cụ đẩy chiếc xe lăn, trên đó là ông cụ bị mù.
- Cô chú gửi tiền ạ"
- Ừ, cho cô chú gởi một trăm rưỡi. Cô viết chữ chắc khó xem, cháu đọc được không"
- Dạ được ạ. ‘Gởi làng phong cùi. Nhờ các xơ nấu vài bữa ăn ngon cho bệnh nhân. Cám ơn nhiều.’ Đúng không ạ"
- Đúng rồi. Cám ơn cháu. Hồi chú ở  tù, lao động trong đói rét bệnh tật rồi bị mù cả hai mắt nên chú rất hiểu cái đói khổ bệnh tật nó như thế nào. Cũng may nhờ chương trình HO cô chú được qua đây, chứ ở bển không biết sẽ ra sao. Cô chú tiện tặn dành dụm chút tiền giúp người vậy mà. Thôi chào các cháu nghen.
- Dạ, cám ơn cô chú.
- Em ơi, cho chị gởi một trăm, nhắn là: ‘Mừng sinh nhật cháu Cà Rốt.’ Ôi! Khổ lắm em ơi, mình ở đây cày chết cha chết mẹ, ở bển đâu hiểu, cứ tưởng ông Obama  rải tiền ra đường cho mình lượm. Nay gọi điện báo tin con sinh nhật, mai email cháu tốt nghiệp, mốt ăn đầy tháng, bữa kia thôi nôi...
Nicki góp lời:
- Hễ ở bển vỗ tay cụng ly trăm phần trăm reo mừng là ở đây mình tốn tiền. Phải không chị"
- Ha ha! Chính xác! Em nhận xét quá chính xác!
Nicki tủm tỉm cười, lộ hai núm đồng tiền duyên:
- Cám ơn chị.
Điện thoại.
- Hello, cho tôi hỏi người nhà tôi bên Viện Nam nhận được tiền chưa"
- Dạ, xin chị đọc số phone của người gửi ạ. Dạ nhận được rồi. Đã có hồi đáp đây ạ.
- Cô ơi, ở bển có nhắn gì không cô"
- Dạ, chỉ ghi là: Đã nhận đủ tiền và ký tên thôi ạ.
Tiếng thở dài bên kia đầu dây. Một thoáng im lặng.
- Tôi tưởng bển sẽ nhắn gì đó. Thôi, cám ơn cô. Chào cô!
- Dạ... Cháu rất tiếc...
Điện thoại! Điện thoại liên tục. Hỏi tiền cước. Hỏi cách gửi tiền từ xa. Hỏi người nhà ở bển đã nhận được tiền chưa... Các cô nhân viên thường rất sợ những cuộc gọi vào giờ cao điểm. Khách đợi bên ngoài. Nhiều người đang rất vội, đứng chờ mà nhấp nha nhấp nhỏm.
Điện thoại đinh tai nhức óc nhưng không thể không nghe. Sara hold on máy:
- Sue, có người cần gặp kìa.
- Hello! Sue đây.
- Sue ơi"
- Sorry! Tôi đang rất bận!
- Anh tới gửi tiền nè, anh đang ở trong parking nè! Nhớ em không chịu nổi. Chừng nào vắng khách anh vào.
Sue lại buồn nôn khi nghĩ lát nữa đây, mùi rượu bia xộc vào phòng. Mùi rượu bia luôn gợi Sue nhớ đến cha. Ôi, nghĩ mà giận và nghĩ mà thương. Cha cô đã đánh mất hết tất cả cũng chỉ vì nghiện rượu. Cha cô quằn quại, bất lực trong cơn nghiện.
Mà thôi, tất cả đã qua rồi.

*
Sáng, Sue lái xe đi làm sớm, cửa văn phòng chưa mở. Một người đàn bà đang ngồi bệt trước văn phòng.
- Cô cũng gửi tiền hả"
- Dạ không, cháu làm việc ở đây.
- May quá, cô nhận tiền dùm tui hén.
- Thưa, cửa chưa mở ạ . Bác ráng đợi chừng mươi phút.
Người đàn bà bắt chuyện:
- Tui mới về đây được vài tuần. Trước ở Texas. Tui kiếm được job ở gần đây, baby- sit trẻ sơ sinh.
- Dạ.
- Cực quá cô ơi, chừng tuổi nầy rồi mà thức đêm thức hôm, đau nhức mỏi mệt dữ lắm, nhưng tui phải ráng làm kiếm tiền gửi về bển nuôi bầy cháu con ông anh. Tui buông ra là sắp nhỏ đi ăn mày liền. Cô tưởng tượng coi, ổng đương chở bả đi bằng xe honda thì bị xe ben đụng chết. Nghe nói lẽ ra không chết nhưng tài xế xe ben xe bét gì đó, thấy ổng bả ngã, sợ ổng bả bị thương phải tốn nhiều tiền hơn là cán chết, nên nó lùi xe lại nghiền cho nát ra. Thiệt không thể tin nổi nếu đó không phải chuyện xảy ra ngay trong nhà mình. Nghe nói cái xe ben đó của ông lớn trong tỉnh.


Sue đưa tay lên ngực. Cô biết những chuyện như vậy vẫn xảy ra bên quê nhà, và mỗi lần nghe, Sue cảm thấy khó thở.
Sue xin lỗi người đàn bà rồi đi bộ ra đường. Buổi sáng nơi nầy sạch sẽ và bình yên quá đỗi! Nắng ban mai ấm áp tươi hồng. Trên cao, bầy chim đậu trên sợi dây điện đang nhún nhảy chuyện trò ríu ra ríu rít. Gần bước chân Sue, vài chú chim nhởn nhơ dạo mát. Hai bên đường, mấy hiên nhà ai rực rỡ sắc màu hoa. Thảm cỏ dọc lối đi lóng lánh sương mai, lung linh hoa nắng. Đâu đó giữa màu xanh mượt mà của cỏ, mấy bông cúc dại vàng rực, bé xíu, tròn xoe đang ngữa mặt nhìn trời. Sue ngước lên. Bầu trời trong veo, cao vời vợi, ngan ngát, mênh mông... Cô tin đó là nơi vĩnh hằng, và trong chốn hồng trần nầy, cô tin chỉ còn tình yêu là vĩnh hằng. Phải không mẹ cha yêu thương của con" Sue căng lồng ngực hít thở sâu. Lòng nhẹ nhõm. Cô đang được thở, đang được sống. Cuộc sống là đây, là hôm nay, là buổi bình minh êm đềm, là cây lá xanh tươi, là những bông hoa đang hé nở, là ngọn gió trong lành. Phải không David yêu thương của em"

Chú bảo vệ mở cửa văn phòng. Nicki và Sara cũng vừa tới. Sue nhanh chóng nhận tiền cho người đàn bà đã đợi nãy giờ. Xong việc, người đàn bà  hấp tấp đi ra, bộ quần áo lếch thếch với chiếc mũ len xám trùm đầu, giống nội của Sue lạ lùng.
Khách bắt đầu lai rai.
- Cho tôi gửi hai trăm. Nhắn dùm: "Chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc". Gửi ngay nhé! Ngày mốt đám cưới rồi.
- Cháu ơi, đơn của bà già nè! Bà già ghi sẵn ở nhà rồi. Bà già có dặn mấy việc trong tờ giấy đây. Đừng quên nghen cháu. Cái nầy quan trọng lắm đó!
- Dạ, cháu đánh vô computer ngay bây giờ đây ạ. Tiền xây mộ phải không" Gì chứcái chuyện nầy phải cẩn thận lắm. Xin bà yên tâm.
- Hello! Các chị khỏe không"
- Rất khỏe. Cám ơn em. Gửi như mọi lần hả"
- Dạ. Cứ y chang vậy.
Cô gái nầy vẫn gửi tiền về nuôi cha mẹ mỗi tháng. Cô kể, cô vừa làm nail, vừa đi học ESL ở College. Chồng cô thất nghiệp. Hai đứa con nhỏ. Cô phải bò lăn ra mà làm để trang trải cho hai gia đình. Vậy mà lúc nào miệng cô cũng nở nụ cười phơi phới.
- Chào chú! Chú gửi tiền ạ"
- Không, tôi mua thẻ điện thoại gọi về Việt Nam.
Một chị bước vào, mắt đỏ hoe, giọng sụt sùi, nghèn nghẹn:
- Chị gửi một ngàn. Mẹ chị mất rồi. Mẹ mất mà không về được, buồn lắm em à. Chuyển ngay lập tức cho chị nghen. Để kịp ở bển làm đám tang.
Sue nhẹ nhàng:
- Dạ, chị yên lòng. Em nhắn với nhân viên ở bển giao gấp. Xin chia buồn với chị.
- Cám ơn em. Thôi chị đi làm đây.
- Dạ, cám ơn chị.
- Bác gửi tiền" Bác tới đây lần đầu phải không ạ" Bác điền cái form nầy dùm cháu.
- Dì ơi, mời dì tới cửa nầy ạ!
- Cháu ơi, chú dặn nè: Người nhận tên là Nguyễn V, hay còn có tên là Hai cụt, vì cụt cả hai chân. Cháu nhớ ghi rõ để giao đúng người. Bạn trong quân ngũ của chú đó. Già rồi mà còn lăn xe đi bán vé số. Chú thương ổng lắm. Chú được qua đây theo diện HO, còn ổng, thương phế binh từ trước bảy lăm lận.
- Dạ, cháu làm đúng lời chú dặn, chỉ trong ngày là chú ấy nhận được tiền.
- Số tiền quá ít cháu à... biết làm sao... Chú lãnh tiền già, chỉ vừa đủ trả tiền share phòng và chi tiêu... Cố gắng lắm mới được chừng đó.
Sue ngẩng lên, ánh mắt đồng cảm lan tỏa từ chiều sâu của tâm hồn:
- Thưa, cháu nghĩ số tiền nầy rất lớn.
- Cám ơn cháu.
Điện thoại.
- Hello! Công ty XXX
- Dạ em muốn gửi sữa Ensure về ngoại em ở Việt Nam, nhưng em ở tận New York thì làm sao hở chị"
- Em mua money order, kèm theo địa chỉ người gửi người nhận rồi mail tới đây.
- Cám ơn chị. Nghe nói bây giờ ở Việt Nam sữa giả nhiều lắm. Uống vào tiền mất tật mang.
Kìa Phạm Thái! Đó là tên Sue đặt cho anh ấy. Trong tiểu thuyết dã sử “Tiêu Sơn Tráng Sĩ” của Khái Hưng, người yêu của “nàng Quỳnh Như thuở ấy” là chàng Phạm Thái, một danh sĩ.
Sue mừng rỡ.
- Chào anh. Dạ anh gửi hoa"
Người đàn ông bật cười, giọng cười ấm áp hiền lành:
- Tại sao cô nghĩ là tôi gửi hoa"
Sue ngớ ra, rồi cũng bật cười:
- Tôi thật ngớ ngẩn. Xin lỗi anh.
- Mỗi năm tôi chỉ gửi hoa một lần thôi. Vào dịp giỗ cô ấy. Cô ấy vốn rất yêu hoa hồng. Còn hôm nay tôi gửi tiền. Đây, tôi đã điền sẵn đơn. Cô nhận dùm.
Sue sững sờ, lúng túng:
- Dạ...
- Cám ơn cô.
- Dạ, cám ơn anh.
Người đàn ông vội vã bước ra. Sue nhập tin vào máy. Dĩ nhiên tên anh không phải là Phạm Thái. Lời nhắn: Gửi viện dưỡng lão...
 Một cặp vợ chồng già bước vào. Cả hai đều có dáng dấp của nhà giáo.
- Gửi tiền qua Campuchia  cước phí như thế nào vậy cháu"
- Dạ ở đây chỉ gửi tiền về Việt Nam thôi ạ.
 Bà vỗ trán:
- Ôi chao! Mình lẩm cẩm rồi ông à. Thôi, về lục tờ báo ra để gọi hỏi cách gửi tiền.
Rồi bà quay vào:
- À, thế này, hai bác muốn gởi tiền về hội cứu những bé gái Việt Nam bị bán qua Campuchia. Nhà thờ có quyên góp giúp các cô dâu Đài Loan bị hành hạ. Còn cái vụ Campuchia thì chưa. Thôi chào các cháu nhé. Mau về nhà đi ông.
Ông bà hối hả ra xe.
Sue chợt rưng rưng nước mắt nhớ chồng. Sue  là cô dâu Mỹ. David đã yêu cô, chăm chút cô từng li từng tý. David còn lo cho em trai của Sue đang ở Việt Nam. Nhưng anh đã ra đi cách đây hơn hai năm, mãi mãi, một nơi rất xa...
Chiều nay nhận lương, như thường lệ, Sue gửi tiền về cho em trai, nhắn nhủ: "Em hãy cố gắng học hành. Đừng quên mua tập vở tặng học sinh mồ côi nghèo. Chị thương em nhất trên đời. Nhớ em nhiều lắm. Mong ngày đoàn tụ."
Hết giờ làm việc. Trời vừa tối. Trên đường về, Sue ghé vào một khu business. Đang cho xe chạy chầm chậm tìm chỗ đậu, ngang qua chỗ thùng rác, Sue bỗng thấy một dáng dấp quen quen đang bới tìm đồ da chai bỏ vào cái bọc đen to tướng. Sue căng mắt nhìn. Thì ra là dì ấy! Người đàn bà hàng tháng vẫn đến gửi tiền, chút ít thôi, giúp một bệnh viện tâm thần ở Việt Nam. "Họ đói lắm cô à!". Có lần dì ấy còn quyên góp gửi về nhờ cô y tá trong một bệnh viện: Cho người nghèo phải cấp cứu. Dì kể: "Thằng cháu tui bị xe đụng, chấn thương sọ não, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện tính chi phí ca mổ đó khoảng trên ba trăm triệu tiền Việt Nam. Có tiền thì mổ. Cô ơi, vì không đủ tiền mà thằng bé đành chịu chết."

***
Điện thoại.
- Hello! Công ty XXX nghe ạ.
- Bữa nay mấy giờ đóng cửa vậy cô"
- Dạ, như bình thường ạ.
- Vậy mà tui tưởng ngày chúa nhật các cô nghỉ sớm. Lát tui ra gửi tiền cho nhỏ cháu đóng học phí. Cám ơn cô.
- Hello! XXX đây ạ.
- Sue phải không" Đừng gác máy. Đây là lần cuối cùng anh gọi em. Xin em hãy nghe anh nói vài lời trước khi anh đi nơi khác.
- ...
- Sue à, anh biết em không yêu anh. Thôi thì anh ra đi. Vì ở đây anh sợ mình sẽ gây chuyện điên khùng. Anh biết đã làm phiền em rất nhiều, mong em bỏ qua tất cả. Chào em. Chúc em  hạnh phúc.
Sue lặng người một lúc, rồi cô nói nho nhỏ, chậm và dịu dàng:
- Cám ơn anh. Mong anh hạnh phúc và luôn gặp may mắn. Tôi... rất tiếc vì đã làm... anh buồn.
Sara ngạc nhiên:
- Ai vậy Sue"
- Ông ấy.
- À, cái ông hay quấy rầy mầy phải không"
- Ừ.
Sue nhìn ra xa. Bầy sẻ nâu đang tíu tít nhảy nhót đùa vui trên nền parking vào giữa trưa vắng lặng. Trên cao, bầu trời trong veo không một gợn mây. Nắng vàng mơ, mênh mang buồn. Sao mà giống nắng trong ký ức tuổi thơ nơi quê nhà! Sao mà thương mà nhớ! Không dưng Sue bỗng cảm nhận một cách sâu xa lẽ vô thường của cuộc đời, nghe lòng rưng rưng ngậm ngùi.
- Sue, đừng mơ màng nữa! Khách vào kìa!
Toàn khách quen. Nhóm các ông đang bàn tán sôi nổi chuyện người dân ở Ban mê thuột phải đu dây ròng rọc để qua sông, một vụ việc đang nóng hổi ở Việt Nam.
- Thật kinh khủng! Thấy các cháu nhỏ bám sợi dây, lửng lơ trên sông mà thót tim!
- Chuyện khó tin nhưng có thật! Cứ như xiếc! Gánh xiếc tài tử! Diễn viên xiếc quá dũng cảm và điêu luyện!
- Dân tộc mình thật đáng thương!
- Chắc số tiền lần nầy chỉ làm được nửa cây cầu. Thôi, trước mắt cứ gửi về nhờ nhà chùa khởi công rồi mình tính tiếp.
Các vị khách đã ra xe. Sara sắp xếp xập tiền lại cho ngay ngắn. Nicki biết khá rõ nhóm khách nầy. Họ là kỹ sư, bác sĩ, là những ông chủ... Hàng tháng vẫn gửi tiền bảo trợ cho một trại nuôi trẻ mồ côi khuyết tật ở một tỉnh miền trung.
- Sue nè, tao thấy  ông Z nhìn mầy lạ lắm.
- Lạ như thế nào"
- Tao không giải thích được. Nhưng tao đoán  ổng có vẻ thích mầy. Tao để ý, dạo sau nầy mỗi lần gởi tiền, ông cứ tới chỗ mầy.
- Lại đoán mò. Hồi nãy mầy đoán chú kia gửi ba ngàn... He he, sai bét!
- Ừm... Cái nào ra cái đó. Trở lại chuyện ông Z đi. Tao thấy ổng tử tế đàng hoàng.
- Ừ, tao cũng nghĩ vậy.
- Hình như ổng sống một mình"
- Ừ.
- Thôi, khách vào kìa. Chào chị. Chị gởi tiền ạ"
- Chào bác. Bác gởi quà" Dạ, bác điền cái form nầy hộ cháu.
Sue bâng khuâng. Chắc Sara nhận xét đúng. Lần nọ, nhân vắng khách, Z đứng thật lâu, trò chuyện với cô.
Rồi không biết cố ý hay vô tình, thứ bảy rồi, Sue gặp anh ngoài parking khi cô ra về. Anh mời cô vào quán cà phê cạnh đó. Họ nói chuyện với nhau thật nhiều. Anh kể về anh, công việc của anh là suốt ngày ngồi trước computer, mờ mắt với những dãy số rắc rối, dài ngoằng. Ngoài ra, còn quá nhiều việc để anh phải làm. Sống mà không có mục đích, không ước vọng, không còn gì để chờ đợi thì thật là vô nghĩa. Phải không Sue"
Anh hỏi cô quê ở nơi nào bên Việt Nam. Thỉnh thoảng có đi biển đi núi thưởng lãm thiên nhiên" Cô thích làm gì khi rảnh rỗi...
Còn cô, hỏi anh có hay nhìn trời nhìn mây để thấy lòng nhẹ nhõm. Có thích ngắm cây lá đua nhau nẩy mầm xanh khi mùa xuân đến. Có mê cái se lạnh của mùa đông còn vương lại trong nắng xuân nồng, có say những hoa nắng lung linh dưới bóng cây râm mát, có hít hà hương thơm cỏ dại. Hỏi anh có thích đọc sách, đặc biệt sách văn chương.
Z cười vui vẻ, đời người không đọc sách thì tiếc quá, phải không Sue" Cuộc sống càng quá tải, càng vội vàng ta lại càng cần đọc sách hơn bao giờ hết. Phải biết giữ thói quen đọc sách. Nếu biết sắp xếp, tận dụng thời gian, người ta vẫn có thể đọc được sách. Sách để trên đầu giường, trong giỏ xách, trên xe, trong bếp, trong phòng khách, trong bath- room... Sách sẽ đem lại quân bình cho tâm hồn. Sách sẽ làm tim ta mềm ấm. Sẽ giúp lòng ta bớt xơ cứng.
Sue thêm vào: Và giúp ta sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn, hoàn thiện hơn, phải không"
Hôm đó Sue rất hạnh phúc. Bởi lâu lắm rồi Sue mới được chuyện trò tâm đắc với một người đồng điệu. Cũng như Z, cô tin rằng, nơi chốn nhân gian nầy chỉ có tình yêu là tồn tại miên viễn.
Z còn kể cô nghe về nàng Quỳnh Như của anh. Đêm năm xưa, anh và Quỳnh Như vượt biên. Khi ghe vừa ra khỏi bãi thì bị công an phát hiện. Họ bắn xối xả. Tiếng khóc thét của trẻ thơ, tiếng van xin của những bà mẹ, tiếng la ó... Ghe chìm. Đất trời im lặng trong chết chóc tang thương. Máu loang đỏ cả một vùng sông nước. Riêng mỗi mình anh bơi được vào bờ, may mắn trốn thoát. Rồi chuyến sau anh đã thành công.
Sue  kể anh nghe về David. David và cô gặp nhau trong một cuộc hội thảo về môi trường sinh thái ở Nha trang. David yêu cô với tất cả trái tim chân thành và rộng lượng. Đưa Sue sang đây được ba năm thì David mất vì bệnh ung thư. David ra đi nhẹ nhàng trong vòng tay yêu thương của cô, khi họ đang ngồi trên balcony, đang cùng tìm kiếm một ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đầy sao đêm đó.
- Ủa! Ông Z kìa Sue! Mèng ơi, ông nầy linh dễ sợ. Mới vừa nhắc ổng hiện ra liền.
- Chào các cô! Các cô khỏe không"
Nicki lém lỉnh:
- Anh chọn cô nào đây"
Sara nháy mắt với Nicki.
Sue bối rối đến đỏ bừng đôi má, e thẹn cúi đầu.

Tịnh Tâm

Ý kiến bạn đọc
08/06/201116:39:23
Khách
Truyện rất là tả chân, nhí nhảnh, mơ màng, mộng và thực, quá khứ và hiện tại xen kẽ nhau liền liền .Chuyện xảy ra ở Mỹ mà lại bao gồm hết những tin tức thời sự nóng bỏng ỏ VN. Rất tài tình. Nếu không có thiên khiếu văn chương thì không thể nào viết được như vậy.
Hy vọng được giải nhất, hay nhì, ba.
21/06/201106:35:09
Khách
Rất nhí nhảnh, sinh động, cuốn hút người đọc đi vào từng lời nói, phong cách, diễn tả nội tâm nhân vật. Văn, rất văn; thật, rất thật, và rất logic trong cách sắp xếp tình tiết, thời gian câu truyện. Điều tôi thích nhất trong truyện là tính Người, đặc biệt là tính văn hóa người Việt: yêu thương, nhân hậu mặc dầu quá khứ của những người vượt biên, HO … là một sự chạy trốn khỏi quê hương. Và còn nữa …
18/06/201101:14:48
Khách
Truyện thật cảm động, nói hết tình cảm của con người mà Thượng Đế ban cho một cách diệu kỳ. Tình yêu giữa những người thân và luôn cả những người không quen biết mà tác giả đã khéo léo cho họ một vị trí cao đẹp dù họ là những ngưởi lượm ve chai hay giử trẻ.....Tác giả đã trình bày sống động và chân thật cuộc sống của những của những người VN tị nạn dù cuộc sống còn khó khăn nhưng luôn luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình. Mong tác giả có thêm nhiều truyện hay. Hy vọng đoạt giải.
11/06/201114:10:42
Khách
Truyện ngắn nhưng có rất nhiều chi tiết rất gần gũi với đời sống thật của người Việt Nam ở hải ngoại cũng như quốc nội. Câu chuyện có thể truyền cho người đọc nhiều cảm giác xúc động và cả sự đồng cảm với những nhân vật "vô danh" đang hướng lòng về cố hương: dù không đội trời chung với chế độ cộng sản nhưng vẫn yêu thương đồng bào phải chịu cam khổ trong sự cai trị ngu muội của bầy lũ việt cộng.

Lối viết mượt mà nhẹ nhàng, rất lôi cuốn độc giả.

Hy vọng tác giả đạt giải nhất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,741,955
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến