Hôm nay,  

Cốm Chanh - Chanh Cốm

21/05/201000:00:00(Xem: 255438)

Cốm Chanh - Chanh Cốm

Tác giả:
Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 2896-28196-vb6052110

Từ hôm nay, Viết Về Nước Mỹ kết thúc số bài viết của giải thưởng năm thứ mưới. Những bài còn đọng, chưa kịp biên tập, sẽ được lần lượt phổ biến trong năm thứ 11.
Sau đây là bài  mới cho năm thứ 11 là của Nguyễn Trần Diệu Hương, một tác giả đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô nhận giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Bài gần nhất, và được đọc nhiều nhất của Diệu Hương là “Vượt Biển Một Mình.”

***

Mọi người, nếu có nick name hay tên gọi ở nhà, cũng chỉ có hai tên. Riêng Chanh, cho đến bây giờ Chanh có cả chục cái "nick name" được người khác đặt, từ bạn bè thủa nhỏ cho đến người quen biết sau này ở Mỹ.
Lúc còn thơ dại, Chanh vẫn thầm trách ba mẹ đã đặt cho mình một cái tên bị bạn bè đem ra trêu chọc suốt cả thời đi hoc. Tên Chanh bị bạn học cùng lớp bỏ đủ dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng lên chữ Chanh mộc mạc, dung dị.  Đến lúc biết tên lót của Chanh, cả lớp còn mở ra một "hội nghị" trong giờ ra chơi. Mấy con nhỏ bạn láu cá, nghịch  ngợm ngồi vòng trong, vòng ngoài, bàn ra, tán vào, cười lăn lộn, một vài đứa cười đến chảy cả nước mắt. Lúc đầu, Chanh phải cố gắng ngăn không cho  những giọt nước mắt tủi thân chảy ra.  Lâu dần, vì chuyện này xảy ra "như cơm bữa" suốt một thời đi học, Chanh nhận ra mình càng tức, càng buồn, tụi bạn càng chọc phá nhiều hơn nên Chanh vẩn làm mặt tỉnh bơ nhưng trong lòng luôn ấm ức.
Vài đứa bạn có tên ở nhà còn quê mùa, mộc mạc hơn Chanh, như : Tí, Na,  Đốm, Mun, Mực....nhưng đó chỉ là tên gọi ở nhà, trong gia đình không phải là tên trên khai sinh như cài tên Trần Thị Cốm Chanh.
Cũng vì cái tên này mà Chanh bị gọi lên bảng trả bài ít nhất là hai lần mỗi tuần. Có Thầy Cô còn tưởng là con nhỏ trưởng lớp viết tên của Chanh không chính xác nên đọc luôn tên Chanh là "Trần Thị Công Chánh" làm cả lớp được vài phut cười thoải mái.  Khàc với học trò, khi nhận ra mình đọc lộn tên Chanh, càc Thầy Cô đã xin lỗi và trở thành "đồng minh" của Chanh:
 -Xin lỗi tôi đã đọc nhầm tên của em Chanh.  Các em  khác đừng cười tên của bạn.  Không có tên nào đẹp hay tên nào xấu cả. Cài tên do cha mẹ  đặt riêng cho mình bao giờ cũng  đáng quý.  Hơn nữa tên của em Chanh đặc biệt như vậy không sợ bị trùng tên với người khác.  
 Lần đó, cả lớp vừa ngưng tràng cười đầu tiên,. trật tự lớp học chỉ mới tái lập độ một phút, Chanh vừa lên đứng cạnh bảng đen, chưa kịp trả lời câu hỏi của Thầy thì một tràng cười khác lại nổi lên, còn sôi nổi và ồn ào hơn cả tràng cười đầu tiên, khi một đứa bạn ngồi khoảng giữa lớp thì thầm với  đứa ngồi bên cạnh, nhưng cái giọng lãnh lót của nó đủ để cả mấy dãy bàn cùng nghe:
- May mà Thầy không đọc tên nó thành "Trần Thị Cơm Cháy" nghe còn thê thảm hơn "Trần Thị Công Chánh" nhiều!
Không biết Thầy có nghe không nhưng Chanh thì nghe rất rõ, và bị chi phối bởi những trang cuối của tụi bạn trong lớp, Chanh đã trả lời lấp vấp mấy câu hỏi của Thầy về bài Sử về cuộc khởi nghiã Yên Bái mà Chanh rất thích.
Có lần, Chanh về nhà xin Bố Mẹ cho đổi tên khác, tên gì cũng được, ngay cả tên của con trai để tránh  cái tên Chanh đã trở thành chuyện khôi hài mỗi ngày trong lớp.  Mẹ chỉ dịu dàng giải thích:
- Đó là một cái tên đơn giản nhưng rất thùy mị, nết na của con gái  làng Vòng, ở cách Hà Nội khoảng sáu, bẩy cây số, quê Bố Mẹ ở  miền Bắc Việt Nam, một làng rất nổi tiếng với nghề trồng nếp làm cốm. Hơn nữa, chanh cốm là một loại chanh nhỏ nhưng rất nhiều nước . Vậy nên  từ "chanh cốm" còn ám chỉ thời mới lớn đẹp nhất đời người của một cô gái. Bố Mẹ muốn cả cuộc đời của con sau này sẽ được bình yên, không vướng bận lo âu, như thời đi học.
Giải thích của Ba thì phảng phất tính khôi hài:
- Đúng ra là Ba Mẹ muốn đặt tên con là Chanh Cốm nhưng sợ   lỡ người ta vô tình hay cố ý phát âm tên con thành Cớm,  tiếng lóng mà người ta vẫn gọi mấy ông cảnh sàt.
Ba Mẹ nói vậy, thì Chanh cũng nghe lời, ấm ức "chịu trận" với tụi bạn dù không có ác ý nhưng vẫn làm Chanh  không vui khi mỗi lần vô lớp là bị gọi bằng đủ thứ tên, kể cả cái tên "kinh hồn" nhất là Trần Thị Cốm Chanh ...Chua. Cũng vì cái tên đó mà càng lúc Chanh càng dịu dàng, thùy mị vì sợ .... cái tên vận vào con người.
Lên trung học, chuyển sang trường khác, đến một thành phố mới, cũng vì cái tên đặc biệt. bạn bè vẫn đem tên họ của Chanh ra để "mua vui cũng được một vài trống canh".  Lúc đó, sau năm 1975, trong lớp có một vài đứa "bạn từ ngoài Bắc vô đây, bàn tay có dấu Đảng Đoàn" luôn luôn để ý tư tưởng, ngôn ngữ của những đứa bạn miền Nam, nhất là những đứa có cha anh đang đi "học tập cải tạo".  Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, một vài đứa còn  lớn lên ngay tại quê hương chuyên môn làm bánh cốm (làng Vòng huyện Từ Liêm Hà Nội), rất nổi tiếng với nghề trồng lúa nếp làm cốm dẹp. Loại cốm vẫn được dùng để làm bánh cốm xanh ngát có nhân đậu xanh mầu vàng tươi trong các dịp cưới hỏi theo phong tục Việt Nam. Nên các "mầm non hồng thắm"  -từ ngoài Bắc vô- xem chừng quen thuộc với từ "thời chanh cốm" hơn các bạn cùng tuổi ở miền Nam. Và như vậy, không biết vì lớn hơn, khôn hơn, hay vì hiểu nghiã bóng của cái tên Cốm Chanh,  cuối những năm Trung học, cái tên Chanh trở thành bình thường như mọi cái tên phổ biến khác của con gái ; Hoa , Lan, Hồng, Tuyết, Liễu..... Mà cũng có thể vì cuối năm lớp mười, trong một lần làm Luận văn,với đề tài tự do, Chanh  đã viết một bài văn xuôi "tự trào" về cái tên đặc biệt của mình, với phần kết luận đầy "tâm hồn ăn uống" :
"Trái chanh ăn một mình thì rất chua , nhưng bất cứ một thức ăn nào ( từ phở, bún, gỏi, nước chấm, muối tiêu, đến nước giải khát...)  cũng trở nên ngon hon khi ăn kèm với chanh. Đó là chưa nói đến lượng vitamin C mà  chỉ cần một phần tư trái chanh cũng giúp người ta có nhiều năng lực để làm việc hơn và có thể có nhiều sức đề kháng hơn với những bệnh cảm cúm thông thường. 


Được Ba Mẹ đặt tên Chanh, em luôn cố gắng để khi em sinh hoạt hay làm việc trong một tập thể nào đó, tập thể đó sẽ phát triển tốt hơn, có quy củ hơn, như thức ăn được thêm vào vài giọt chanh.
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, em chỉ nghe nói đến "thời chanh cốm" xuất phát từ làng Vòng thuộc phủ Từ Liêm, Hà Nội chuyên nghề trồng nếp làm cốm.  Em tin Ba Mẹ em có lý do chính đáng để đặt cho em một cái tên rất đặc biệt." ...
Bài đó được nhiều điểm nhất lớp, được Thầy mang ra đọc cho cả một khối lớp 10 cùng nghe. Nhờ vậy mà "bất chiến tự nhiên thành", không còn những "hội nghị vòng tròn" bàn về chữ Chanh nữa. Có cả những đứa bạn còn thấy tên Chanh đặc biệt và hay hay!
Sau này, bên đời lưu lạc, lúc điền đơn vào quốc tịch Mỹ, mấy lần Chanh đã định đổi tên thành tên Mỹ. Thật ra cũng chẳng phải đổi tên, mà chỉ dịch chữ Chanh thành "Lemon" hoặc "Lime" nhưng  suy đi nghĩ lại, Chanh vẫn giữ cái tên trên khai sinh được cha mẹ đặt cho từ thủa chào đời.
Chữ Chanh vẫn được đa số người bản xứ phát âm thành "Kanh"  sặc mùi .....kim loại, nên  cái tên Cốm Chanh được đảo ngược  lại thành nghiã nguyên thủy như "thời chanh cốm" mà Ba Me đã muốn Chanh có cả cuộc đời bình yên, không lo toan như thời mới lớn.
Người Mỹ không gặp khó khăn khi phát âm chữ Cốm, có điều vì tiếng Mỹ không có dấu nên họ đọc thành "Com".  Vì vậy mỗi lần nói đến tên mình, Chanh không cần phải đánh vần từng mẫu tự, chỉ cần diễn tả một cách ngắn gọn:
-My  name is Com as in  "dot com" (tên tôi là Com, giống như chữ "com" trong "dot com".)
Cái tên Cốm Chanh ở Việt Nam chỉ đảo ngược lại thành Chanh Cốm ở Mỹ vậy mà lại  rất "được việc". Trên resume, tên của Chanh là "Com C, Tran", cái tên có vẻ dot.com , high tech. đó đã lọt vào các cặp mắt xanh, nâu, đen,  xám ... của các ông bà trong phòng nhân lực. Nên  Chanh vẫn được mời đến interview rất nhiều lần, ngay cả trong những lúc thị trường công việc đang ở tình cảnh "người khôn của khó".
Nhiều người bản xứ đã hỏi tại sao Chanh lại có cái tên rất giống với chữ dot.com trong khi chắc chắn là Chanh ra đời trước  "thời đại dot.com".
Chanh kể cho họ nghe về cái tên có liên quan tới "thời chanh cốm" thơ mộng nhất của người con gái làng quê miền Bắc ((khoảng từ 11 đến 14 tuổi), đẹp như một  nụ non. Chanh còn hướng dẫn cho họ đọc chữ "Cốm" theo lối phát âm của Việt Nam. Để  có sức thuyết phục hơn,  cuối tuần Chanh chịu khó lái xe  đến khu phố Việt Nam mua một  hộp bánh cốm xanh ngát ở ngoài có nhân đậu xanh mầu vàng thơm ngát mùi nước hoa bưởi bên trong.  Những người Mỹ  chắc là không hình dung hết được sự liên quan giữa những hạt nếp non với miếng bánh vỏ ngoài mầu xanh, nhân ở trong mầu vàng nhưng rất thích bánh cốm dẹp  có vị ngọt dịu dàng không ngọt gắt như các loại bánh ngọt của Mỹ.
Người thông cảm với Chanh nhất  là con nhỏ  đồng nghiệp người  tiểu bang Aizona miền Tây Nam nước Mỹ, mang một cái tên rất đặc biệt hơn là "Bullhead". Ba má nó đặt tên cho nó cùng tên với thành phố quê hương, một thành phố nhỏ  thuộc Mohave County nằm bên bờ sông Colorado, gần giáp giới với Las Vegas của tiểu bang  Nevada -nơi có những sòng bài nổi tiếng, và những khách sạn có đầy đủ hình ảnh các thành phố lớn ở khắp thế giới.
Cái tên rất lạ nên người ta vẫn thường gọi thành phố đó là "Bullhead City" thay vì chỉ là "Bullhead". Cái tên đó đã làm khổ con nhỏ Mỹ sinh ra ở thành phố có sông, có núi quyện vào nhau rất đẹp. Hồi nhỏ, nó đã từng bị tụi bạn con nít gọi thành "bullshit"  với cái nghiã không đẹp chút nào, người ta chỉ buột miệng khi quá bực tức. So với nỗi khổ của con nhỏ "Bullhead" thì bao nhiêu tên mà bạn bè đặt cho Chanh hồi nhỏ xem ra còn "nhẹ nhàng" và "nương tay" hơn nhiều.  Thì ra  ở đâu cũng vậy, lúc còn nhỏ, vì chưa hiểu biết nhiều, con nít ở Việt Nam hay ở Mỹ đều nghịch ngợm đôi lúc  hơi .....nhẫn tâm với những cái tên hơi là lạ. Lớn lên, khôn ra, hiểu biết hơn, những cái tên đặc biệt được mọi người trân trọng vì thường thì có cả một "trời quê hương" được gởi vào đó.
Ngày xưa còn nhỏ, Chanh thích bánh cốm vì thường được bọc trong giấy bóng kiếng mầu đỏ,  vỏ bánh có mầu xanh, nhân vàng tươi trông rất vui mắt và ăn rất thơm ngon.  Lớn lên, sống đời lưu lạc, nhận quê người làm quê hương, Chanh  không còn mê bánh cốm dẹp vì các mầu xanh, đỏ, vàng, mà  mê bánh cốm vì cứ mỗi lần ăn thứ bánh vừa dẻo vừa bùi mầu xanh nhạt đó là Chanh lại hình dung ra được mình đang đứng ở giữa một cánh đồng lúa vừa chín tới có mùi nếp non phảng phất trong gió,  thấy lại cả cái làng Vòng,  ở ngoại ô Hà Nội, quê cha đất tổ mà Chanh  chỉ được ghé thăm trong tưởng tượng qua lời kể của những người lớn, và qua sách báo, qua mô tả của nhà văn Vũ Bằng.
Những người lớn tuổi đã từng được ăn bánh cốm dẹp làm từ  gạo nếp non (nên có mầu xanh của mạ non) của làng Vòng, không hài lòng lắm với bánh cốm dẹp ở quê người vì bánh  chỉ có mùi thơm của vanilla và nước hoa bưởi mà không có mùi nếp non nguyên thủy, Mầu xanh của vỏ bánh dù  cũng làm từ nếp nhưng không phải là nếp non nên người ta phải dùng mầu nhân tạo (food color) để tạo một mầu xanh đậm khác hẳn mầu xanh lá cây  nhạt nguyên thủy của nếp non chưa chín tới. Nhưng với thế hệ của Chanh, thế hệ chỉ biết về quê cha đất tổ qua  thi ca, và qua lời kể lại thì bánh cốm làm ở Mỹ cũng mang được cả một cái làng Vòng thuộc Phủ Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng về nghề làm bánh cốm ở miền Bắc Việt Nam.
Cũng như lâu lâu thấy mấy trái chanh loại nhỏ của người Mễ bán thành từng túi nhỏ khoảng nửa kg,  bao giờ ý tưởng của Chanh cũng hướng về những trái chanh cốm nhỏ nhắn, vỏ mỏng, nhưng rất nhiều nước được trồng rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.  Nhiều khi  Chanh mua cả túi chanh về mà biết trước là mình sẽ không dùng hết nhưng vẫn mua vì sẽ thấy lại được cả một trời Việt Nam ở trong một góc bếp nhỏ ở Mỹ.
Cái tên nhiều khi không phải chỉ để phân biệt giữa người này với người khác, mà còn gởi cả một nỗi lòng của các bậc sinh thành, và là cả một "quê hương mang theo" của rất nhiều người phải sống đời ly hương.
Nguyễn Trần Diệu Hương
(Kinh cảm ơn bác NV Định, và qúy Thầy :NV Phố, HP Võ, KV Phúc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,773,036
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến