Hôm nay,  

30 Tháng Tư: Cơn Ác Mộng

17/05/201000:00:00(Xem: 125995)

30 Tháng Tư: Cơn Ác Mộng

Tác giả: Lưu Thái Dzo
Bài số 2893-28193-vb2051710                                               

Tác giả đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Trước 1975, ông là sĩ quan trưởng phòng tâm lý chiến tại sư đoàn 25, từng di tản đường bộ từ Củ Chi về Saigon khi miền Nam hấp hối. Sau 13 năm tù cộng sản, năm 1991, ông và gia đình định cư  theo diện H.O. và hiện là một cư dân cao niên tại Houston. Sau đây là bài viết của ông dành cho dịp kỷ niệm 35 năm ngày miền Nam sụp đổ.

***
 
Trong ngày 30-4-1975, tôi vẫn còn là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ tại Sư Đoàn 25 Bộ Binh  với chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến. Đa số quân nhân các cấp vẫn kiên trì ứng chiến, mặc dầu suốt đêm 27 rạng ngày 28-4-1975, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn ở Củ Chi đã hứng chịu những trận mưa pháo khủng khiếp, liên tục.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 28-4-1975, tuyến phòng thủ chính bị chọc thủng. Sĩ quan và binh sĩ trong doanh trại bắt đầu di tản. Tôi  nhắm hướng Tân Phú Trung, đi bộ theo đường làng để về Sài Gòn. Đến gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung thi bị  bắt giữ cùng với một số chiến hữu. Sau đó, tôi được thả ra và cấp "Giấy Phép" về Saigon trình diện  cái gọi là "Ban Quân Quản".
Hôm nay, hồi tưởng biến cố 30-4-1975, tôi  trình bày vài dòng thô thiển nói lên tâm tư, tình cảm đích thực của tôi lúc bấy giờ, không ngoài mong muốn góp phần tư liệu nhỏ nhoi bổ sung trang bi sử Dân Tộc.
Ra khỏi căn cứ Củ Chi, tôi vẫn còn sợ chết, cái chết có thể  đến với tôi vì tên bay, đạn lạc, hoặc bị Việt Cộng bắt và giết . Tuy nhiên, mức độ sợ sệt không còn cao và mãnh liệt như trước. Thay vào nỗi sợ hãi là hoang mang cực độ.
Sáng ngày 30-4-1975, sau khi được thả khỏi Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tôi vẫn cuốc bộ, nhưng theo quốc lộ 1, lúc bấy giờ  đã nằm trong vòng kiểm soát của Cộng Quân. Dọc đường, tôi  thấy rải rác đây đó xác chết co quắp của anh em binh sĩ, Nhảy Dù có, Biệt Động Quân có, Bộ Binh cũng có. Ngoài ra, trên bầu trời sáng hôm đó, một chiếc trực thăng  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa  bị Việt Cộng bắn trúng, bốc cháy và rơi xuống đất.
Năm 1968, đầu Tết Mậu Thân, trong cái gọi là "Tổng tấn công-tổng nổi dậy" do bọn Việt Cộng chủ trương,  quân ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng địch một cách vẻ vang. Cuộc chiến  Quốc   Cộng tiếp diễn. Trong bất cứ trận đánh nào, cán cân thắng lợi cũng nghiêng về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một Quân Lực  được trang bị đầy đủ vũ khí, quân dụng và nhất là tinh thần chiến đấu cao độ, bất khuất. Một đạo quân  hùng mạnh  như thế, bổng nhiên tan rã một cách mau lẹ, bất ngờ.
Trước mắt tôi, thảm trạng diễn ra rõ ràng, cụ thể với 2 hình ảnh khác biệt, đối nghịch nhau như trắng với đen: bộ đội Cộng Sản, trên quốc lộ 1, ồ ạt tiến tới trong lúc quân ta rã ngũ, cởi bỏ vũ khí, quân phục, tìm đường lui vào bóng tối. Tôi bước đi trong nỗi hoang mang vô cùng tận. Bụng đói cồn cào, nhưng tôi không buồn nghĩ đến việc ghé quán ăn, uống cạnh quốc lộ vẫn mở cửa đón khách. Tâm trí tôi hoàn toàn rơi vào rối loạn, hụt hẫng. Nỗi hoang mang  càng gia tăng khi tôi được  biết lệnh "Đầu hàng Cộng Sản"  do Đại Tướng Dương Văn Minh, cầm đầu Chính Phủ mới, công bố. Thực sự, lúc bấy giờ, có thể nói tôi không còn tỉnh táo để tìm hiểu về nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của  Việt Nam Cộng Hòa cả Hành Chánh lẫn Quân Sự.
Trong ngày30-4-1975, ngoài nỗi hoang mang trước cảnh Miền Nam bị bức tử, tôi còn đau buồn khôn tả vì gia đình tôi  đã  không  "thoát đi" được như mong muốn. Vừa buồn  đau, vừa băn khoăn , lo  âu về cuộc sống tương lai của vợ con. 
Trưa 30-4-1975, tôi về đến Saigon. Bước vào nhà, tôi mừng vì thấy gia đình bình an vô sự. Một vợ, 6 con hiện diện đầy đủ. Họ nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc bộ thường phục dơ bẩn, nhàu nát, trông không giống ai. Một tiếng nói ngắn gọn bật ra khỏi miệng "bà xã" với giọng trầm buồn: Bố về! Đứa con gái út 3 tuổi chạy đến, ôm chầm lấy tôi. Tôi bế nó lên, vừa hôn hai bên má nó, vừa ngồi xuống một trong bốn ghế nhựa thấp  bên cạnh chiếc bàn vuông  đặt sát bức tường ngăn phòng khách với nhà bếp. Vợ tôi  đi ra phía sau nhà một lúc, rồi khệ nệ bưng mâm cơm có dĩa thịt gà luộc, đặt trên bàn và nghẹn ngào nói trong nước mắt: Đây là bữa ăn thịnh soạn cuối cùng dành cho bố! Tôi òa lên khóc. Sáu đứa nhỏ khóc theo. Tôi phân phát cho mỗi đứa một miếng thịt gà trước khi chậm rãi nhai trệu trạo vài chén cơm với rau xào, cá mặn hoặc canh có nêm bột ngọt.
Gia đình tôi, trong phút chốc, rơi vào  hoàn cảnh bi đát. Tôi xót thương vợ con tôi và  băn khoăn, lo lắng về cuộc sống  của họ. Bà xã tôi nguyên là một nữ sinh, lúc bấy giờ mới 34 tuổi, không có nghề nghiệp chuyên môn. Sáu đứa con còn thơ dại. Đứa lớn nhất 15 tuổi, và nhỏ nhất, 3 tuổi. Cột trụ gia đình đã gãy. Lấy gì chống đỡ trong tình huống bình thường, chứ chưa nói đến cuồng phong, bão tố"
Từ xót thương, lo âu, tâm trí tôi đi tới tức giận chính mình vì chương trình "Ra Khơi" bất thành. Vợ tôi cho biết đã chuẩn bị chu đáo chuyến "hải hành". Mỗi đứa con sẽ đeo nơi cổ tay một bảng tên bằng kim loại ghi rõ lý lịch để đề phòng trường hợp bị thất tung. Mọi việc đã sẵn sàng. Chỉ chờ tôi về là "xuống tàu". Đơn vị tôi đồn trú tại Củ Chi. Đường xuôi, ngược Saigon  rất thuận tiện. Tôi nghĩ rằng tôi không thể bỏ ngũ  khi Vị Tư Lệnh và  hầu hết Sĩ Quan Tham Mưu kiên trì bám trụ tại đơn vị.  Tôi quyết nêu cao tinh thần phục vụ và bảo toàn danh dự một Sị Quan, hay hành động  của tôi chỉ là thái độ, cung cách mà người đời thường gọi là"Quân Tử Tàu""


Khi tiếp cận nước mắt và tiếng khóc của vợ con, dòng suy tư và cảm xúc của tôi diễn biến  phức tạp, lẩn quẩn, rối rắm như một mớ bòng bong, trong đó nổi cộm mũi nhọn tức giận nhắm vào bản thân vì đã để vuột mất cơ hội "chuồn" ra nước ngoài, tìm an vui, hạnh phúc cho bản thân  và gia đình.
  *
Tháng Tư Đen lại về. Ngày 30 Tháng Tư năm 2010, đánh dấu "Quốc Nạn Thứ 35". Gia đình tôi được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, đến thành phố Houston, Tiểu Bang Texas vào ngày 21-03-1991. Tính đến nay đã hơn 18 năm. Tất cả 6 con tôi đã lập gia đình và ra riêng. Hiện chúng tôi có "trên một tá" cháu nội, ngoại. Đại gia đình chúng tôi đã lần lượt trở thành "Người Mỹ gốc Việt". Nước Mỹ đã tạo cơ hội thuận lợi cho gia đình chúng tôi xây dựng và phát triển  cuộc sống tương đối tốt đẹp cả về phương diện vật chất lẩn tinh thần. Tất nhiên trong bước đầu, chúng tôi  đã gặp những khó khăn trở ngại về nhiều mặt, trong đó có vấn đề ngôn ngữ. 
Có ai đó nói rằng : ở Mỹ nầy, xe hơi là cái chân giúp ta đi, đứng, di chuyển. Không có xe coi như mình què cụt, không chân cẳng. Do đó, tôi đã tập lái xe và sớm có bằng lái. Trước năm 1975, tôi lái xe jeep nhà binh chạy từ Củ Chi về Saigon và ngược lại với tốc độ chóng mặt. Nhưng qua đây, ban đầu, nhìn các loại xe vùn vụt trên Free way, tôi rất khiếp sợ và  nghĩ rằng chẳng bao giờ mình lái xe được. Thế mà nay tôi lái như điên. Nhiều khi không thèm đi đường dưới vì phải qua nhiều đèn xanh, đèn đỏ. Đi shoping thì mắc cỡ không muốn đẩy xe lui tới trong siêu thị để lấy hàng, nên "bán cái" cho vợ, con. Ăn "Hăm Bơ Gơ", không biết chọn loại nào, nên order theo người xếp hàng đằng trước và nói lí nhí trong miệng: "same! same!". Vào restroom thì lúng túng  vì thấy bồn rửa tay có nơi nước tự động chảy khi để tay phía dưới robinet, nhưng có nơi mình phải bấm nút hay xoay vặn cơ phận liên hệ, nước mới chảy. Đến ngân hàng, loay hoay mãi mới biết cách nhét thẻ vào khe ATM cho những tờ dollar tuôn ra...  Còn vô số vấn đề cần học hỏi, tìm hiểu để áp dụng trong những môi trường sống và sinh hoạt khác nhau.   
Ba mươi lăm năm trôi qua. Hôm nay, giờ phút nầy, tôi vẫn còn tiếp tục kiếp sống lưu vong. Quê hương tôi vẫn chưa thoát khỏi ách thống trị của bạo quyền Cộng Sản. Nhiều đêm, bản thân tôi, người lính già có 13 năm "thâm niên tù vụ", lâu lâu chìm vào giấc ngủ đầy mộng mị, đậm đặc hình ảnh lao tù Cộng Sản, nên tôi không thể nói là cơn ác mộng đời tôi đã chấm dứt.
 Ngày 30 Tháng Tư năm 2010, tôi mạnh dạn nêu lên 2 điểm: trước hết, tinh thần  chống Cộng Sản của tôi đã lên  cao điểm. Tôi không thể và không bao giờ chấp nhận chủ thuyết Cộng Sản bất cứ dưới hình thức nào. Tôi không thể và không bao giờ có ý định cộng tác, cách nầy hay cách khác, với bạo quyền Cộng Sản hiện tại. Lập trường chống Cộng của tôi vững mạnh, dứt khoát. Không có sự khoan nhượng nào. Tôi chán ghét Cộng Sản. Cực kỳ. Triệt để. Dĩ nhiên tôi không ghét "con người" Cộng Sản, nhưng ghét chính sách, chủ trương, đường lối do tập đoàn cầm quyền áp đặt lên đầu, lên cổ quần chúng.
Nói khác đi, tôi có thể bao dung, tha thứ cho "nhân thân" người Cộng Sản, nhưng không quên tội ác của chúng. Hiện nay, bọn "chóp bu" Việt Cộng  đưa ra những chiêu bài mới, lạ nhằm lừa bịp Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại và cả Cộng Đồng Quốc Tế. Nào là quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải, bắt tay nhau xây dựng Quê Hương Đất Nước. Nói gì thì nói, tôi nhất định không mắc mưu Cộng Sản. Tôi lấy câu nói "để đời" của cố Tổng Thống Thiệu làm châm ngôn hành động: "Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng hãy nhìn những gì Cộng Sản làm".
Điểm thứ hai, tôi mạo muội trình bày là tiếp tục cũng cố Niềm Tin, nuôi dưỡng Hy Vọng  vào sựï tất thắng của Chính Nghĩa Quốc Gia để trong tương lai không xa, quê hương thân yêu của tôi  bước vào kỷ nguyên mới, tốt đẹp, tươi sáng.   35 năm chờ đợi  ngày Chế Độ Cộng Sản sụp đổ. 35 năm đợi chờ ngày trở về cố xứ. Thời gian trông ngóng quá lâu dài,  làm tôi mỏi mệt. Có khi Niềm Tin lung lay. Hy Vọng giảm bớt. Nhưng tôi không tuyệt  vọng. Hôm nay, tôi rà soát lại hành trang phấn đấu. Tôi đã nhìn ra ánh sáng cuối đường hầm , đã thấy những dấu chỉ lạc quan.
Tại quốc nội, các tổ chức đòi tự do, dân chủ, nhân quyền ra đời. Khối 8406 hoạt động mạnh. Làn sóng đối kháng bạo quyền dâng cao: dân chúng khiếu kiện đòi nhà, đất. Công nhân biểu tình yêu cầu tăng lương. Sinh viên, học sinh tố cáo hành động bán nước của Lãnh Đạo Cộng Sản. Tại hải ngoại, các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vẫn tiếp tục hoạt động chống Cộng, đi đôi với công tác vân động dư luận Quốc Tế về nhiều vấn đề đối với Việt Cộng, trong đó có Nghị Quyết 36. Trước những thuận lợi vừa kể, tôi  nêu lên phần hành cụ thể  của tôi như sau :
Tiếp tục dạy dổ, hướng dẫn đàn cháu nội, ngoại của tôi là thế hệ thứ ba, để, ít nhất, chúng không quên cội nguồn Dân Tộc, chúng nghe, hiểu được tiếng Việt. Thứ đến, tôi tích cực tham gia các hoạt động Chống Cộng, cũng như những sinh hoạt văn hóa , xã hội, ái hữu do Cộng Đồng hoặc Hội Đoàn địa phương tổ chức. Sau cùng, qua mạng lưới truyền thông điện tử toàn cầu, cũng như các tác phẩm văn, thơ do tôi sáng tác và xuất bản, tôi tiếp tục vạch trần tội ác của bọn cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hiện tại, đồng thời đề cao nhân bản, cổ súy văn hóa Việt,  ca ngợi tình yêu thương Quê Hương Dân Tộc. Công sức đóng góp của tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc. Nhưng tôi nghĩ rằng nhiều hạt cát gom lại sè thành khối lượng lớn tạo nên sức mạnh đáng kể./.
Lưu Thái Dzo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến