Hôm nay,  

Lấy Chồng Ở Xứ Cờ Hoa

09/04/201000:00:00(Xem: 160418)

Lấy Chồng Ở Xứ Cờ Hoa

Tác giả: Trương Bạch Yến
Bài số 2859-28109-vb6040910

Tác giả tự sơ lược về mình: Trước 30/4/75 sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, ban Văn Chương. Sau 75 đi dạy học tại trường cấp 3 Gò Vấp. Tôi tình cờ đọc một số bài viết về nước Mỹ trên VB online nên tự dưng muốn viết dù tôi chưa viết bài bao giờ. Hiện sống tại Virginia được 2 năm với chồng con. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một tự truyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Ai cũng nghĩ lấy chồng ở xứ "Lady First" thì đàn bà tất nhiên là sướng, nhưng sự thật thế nào" Hay mỗi người đều có số mệnh định sẵn.
Tôi xin kể qua về gia đình tôi. Trước đây rất đông, sung túc và tràn đầy hạnh phúc. Sau 30-4-75 gia đình tôi rơi vào tận cùng đau khổ vì mất mát (tiền của và người). Chỉ còn ba dì cháu tôi đùm bọc nhau dưới mái nhà nát. Tôi xem hai cháu như con ruột vì mẹ các cháu mất trong một tai nạn giao thông khi chúng còn bé (một lên 3 và một chỉ mới 1 tuổi). Lần lượt các cháu đi Mỹ theo diện con lai. Ba dì cháu tôi đều có chồng đầu tiên là người Việt nhưng sau đó đều đỗ vỡ và lập gia đình lần nữa đều là Mỹ. Tôi cũng không hiểu sao lại có sự trùng hợp như vậy" Làm sao có thể lấy một ông Mỹ cao lớn dềnh dàng, khác biệt về mọi mặt: phong tục, tập quán, suy nghĩ, tình cảm và không đủ lời để diễn tả hết những gì sâu kín của tâm hồn. Phải chăng đó là định mệnh hay duyên số"
Trước hết tôi xin kể về cô cháu lớn. Cháu lập gia đình từ lúc còn ở VN. Ông chồng lớn hơn 15 tuổi, vừa già vừa xấu. Cháu tôi đẹp người, đẹp nết vừa có học. Chồng cháu và sau đó, ba mẹ chồng đều qua Mỹ định cư. Cháu kể tôi nghe đoạn trường đau khổ làm dâu, làm vợ từ VN qua Mỹ. Lúc ở VN, đức lang quân thất nghiệp, cháu vừa dạy ở trường vừa dạy thêm ở nhà để lo cho gia đình. Khi về đến nhà cháu tất bật với cơm nước, dọn dẹp, con cái và còn phải xách nước tuốt lên lầu ba (mái ấm riêng của cháu). Đôi khi ông chồng muốn phụ vợ thì bị ngay ánh mắt sắc lạnh của bà mẹ và lời xỉa xói "Bộ mày rút vào váy vợ sao mày phải hầu nó"" Và bà rêu rao cả xóm "Vợ thằng Hùng đi đánh bài cả ngày."
Cháu nghe nói vậy, rất tức giận vì lời vu không này, tức tốc về kể cho chồng nghe, chồng bênh mẹ và sẵn sàng "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" vì cho vợ "đặt điều cho mẹ".
Khi qua Mỹ, ba mẹ chồng ở chung nhà với vợ chồng cháu. Cháu phải làm 3 jobs để đủ trang trải tất cả các bill hàng tháng. Bố mẹ chồng cưng chiều cháu nội đích tôn và phân biệt đối xử với cháu nội gái. Họ cố tình chia rẽ tình cảm chị em giữa 2 đứa trẻ. Họ rỉ tai với con trai "Vợ mày lén lấy Mỹ ở sở làm hay sao mà bé gái giống Mỹ quá!"
Một hôm cháu đi làm về thì mẹ chồng mét đủ thứ về cháu nội gái, nào là nó hỗn với bà, nào là nó đánh em, nào là nó bị điểm B... Cháu vừa mệt vừa tức nên cầm roi chỉ để răn đe không ngờ ông bà gọi điện kêu police tới còng tay cháu tôi và xét khắp người cháu bé xem có thương tật gì không... Tình cảm vợ chồng rạn nứt dần theo năm tháng và kết thúc bằng tờ ly hôn.
Cháu nhỏ thứ hai của tôi, khi qua Mỹ mới lập gia đình. Ông chồng Việt làm nghề "body" xe. Anh ta kiếm thật nhiều tiền nhưng cháu không hề biết đồng xu cắc bạc nào của chồng vì tiền ấy chủ yếu là gửi về VN cho gia đình nhà chồng. Hắn thường xuyên về VN thăm nhà nhưng không hề ghé qua thăm lom gia đình bên vợ. Thời gian hắn sống chung với vợ, hắn trai gái lung tung thậm chí hắn còn quan hệ trước mặt vợ và tuyên bố rằng "trai có quyền năm thê bảy thiếp", hắn bất chấp sự đau khổ tột cùng của cháu tôi và cuối cùng cũng đi đến đỗ vỡ.
*
Bây giờ tôi xin kể về tôi. Mối tình tôi buổi đầu tuyệt đẹp,  những tưởng sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long. Tôi giống như cháu lớn, hy sinh cho chồng con, lấy chồng từ hai bày tay trắng. Lúc đầu chồng tôi cũng rất hãnh diện về tôi. Anh ấy tận tụy làm lụng nhưng sau khi có tiền có bạc, anh ấy sinh tật, có thêm bà nữa và công khai đem về nhà bất chấp sự đau khổ của tôi. Tôi thú thiệt tôi sợ chồng lắm nên sợ luôn cả bà vợ bé của chồng. Tôi hầu hạ cơm nước cho cả vợ bé của chồng. Hắn rất hung dữ, đánh và văng tục tùm lum nên riết rồi tôi đâm sợ. Chồng tôi cực kỳ gia trưởng, đặc biệt là "chồng chúa vợ tôi". Tôi phải cơm dâng nước rót cho đấng lang quân. Suốt ngày ngoài giờ đi kiếm tiền, về đến nhà phải đi chợ, nấu cơm, đưa đón con đi học, giặt giũ dọn dẹp... Còn phu quân tôi không ưa lắm khi phải đi kiếm tiền, không thích hợp khi phải làm việc nhà vì cho đó là việc của đàn bà và chỉ thích đọc sách báo và đi ngao du sơn thủy cùng với bạn bè. Khi tôi nấu món ăn không hợp khẩu vị, tức khắc cả mâm cơm bay vèo xuống đất và nguyên ngày đó tiếng chì tiếng bấc kèm theo lời đay nghiến:
- Đồ con đàn bà hư. Già đầu mà nấu bữa cơm không xong.
Đôi khi hắn hứng chí mời cả đám bạn bè tới nhậu nhẹt, tôi phải phục dịch tới sáng và hôm sau tôi đi làm trong tình trạng mắt nhắm mắt mở. Cuối cùng thì "tức nước vỡ bờ" tôi cùng số phận như các cháu - kết thúc bằng tờ ly hôn.
Công việc của tôi từ sau năm 1975 vẫn là đi dạy học. Tôi lại nhớ đến các em  ở trường khuyết tật quận 3. Các em học sinh của tôi ở đây  nghèo khổ và tật nguyền. Đôi khi tôi muốn chảy nước mắt khi các em phải lê lết lên xuống lớp học tận lầu 3 để mong kiếm chút chữ. Có em ba hay mẹ cõng lên lầu 3 và chờ để cõng đi vệ sinh hay cõng về. Có em cụt cả hai chân tận háng và em di chuyển bằng hai ghế nhựa thấp. Lúc lên xuống bậc tam cấp, em đặt cái ghế trước rồi mới nhấc mông đặt lên đó và cứ thế chuyển động lên xuống lầu một cách nhịp nhàng. Có lần em đi thi tốt nghiệp ở một trường khác, do bậc tam cấp ở đó ngắn nên em bị té nhào từ trên lầu xuống đất... Tôi bức xúc và thắc mắc "Sao không làm thang máy hay đặt lớp học dưới đất"" Có người ái ngại về sự ngây thơ của tôi và nói nhỏ vào tai tôi: "Có như vậy mới động lòng các nhà từ tâm nước ngoài và có xây dựng thì sẽ có tiền vào túi các ngài lãnh đạo."
Khi quyết định sang Mỹ đoàn tụ với các cháu, ngày chia tay của cô-trò tôi tràn đầy nước mắt. Tôi ở đây nhưng lòng tôi luôn hướng về VN.
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ tiến thêm bước nữa vì tôi quá ngao ngán cảnh nô lệ lần nữa. Nhưng thật không giờ duyên số lại đưa đẩy tôi gặp gỡ người đàn ông mà khác biệt tôi về mọi mặt. Hai con người ở cách nhau nửa vòng trái đất, khác nhau từ thể xác đến tâm hồn. Khi qua đây tôi ở tâm trạng buồn chán, thất vọng vì cuộc sống vợ chồng không như mình mong muốn. Thêm nữa, ở đây mà không biết lái xe, không đi làm, không nói được tiếng Mỹ thì, trời ơi, chán ơi là chán, có nước chết quách cho xong. Suốt ngày tôi chẳng đi đâu, hết xem phim bộ lại nằm tâm sự với bốn bức tường. Tôi thực sự cô đơn và thừa thãi giữa mái ấm riêng tư của các cháu. Cháu tôi giới thiệu tôi với một người bạn của chồng: Mr. Ron.
Tôi từ chối vì nghĩ rằng không thể phù hợp từ phong tục tập quán, cách sống và suy nghĩ. Nhưng Ron vẫn tới, vẫn lịch sự mời tôi đi chơi, vẫn gởi quà vào các dịp lễ. Các cháu tôi khích lệ:
- Dì cứ quen với ổng để mau biết tiếng Mỹ và cũng có người bầu bạn khi tuổi xế chiều.
Ron hơn tôi 15 tuổi. Tôi và Ron thường đi chơi với nhau vào cuối tuần. Lúc này tôi đã đi làm ở Maryland còn Ron ở Virginia. Cho dù thời tiết có mưa bão hay tuyết rơi hay kẹt xe mấy giờ Ron vẫn đều đặn đón tôi không hề bỏ sót một buổi nào. Tôi và Ron thường gọi phone hay email cho nhau vào mỗi tối. Tôi thường kể cho Ron nghe truyền thuyết, truyện cổ tích về con người VN thủy chung và đôn hậu. Tình yêu chúng tôi lớn dần theo năm tháng.
Tôi làm ở gia đình người Việt. Họ rất hiếu khách. Mỗi lần Ron đến đón tôi là họ đều mời ở lại ăn uống và hát karaoke. Tôi cũng dẫn Ron đến nhà các cháu tôi cũng như bạn bè tôi. Tất cả đều tiếp đãi ân cần và thân tình. Tôi nhận thấy gia đình người Việt thường hay tụ tập con cháu anh em vào dịp giỗ hay ngày Tết để ăn chung và trò chuyện hỏi han nhau, nhất là ngày Tết vẫn giữ truyền thống VN chúc Tết, tặng bao lì xì, nấu món ăn cổ truyền... Đó là những nét đẹp mà cộng đồng người Việt vẫn còn giữ.


Lúc đầu tôi nghĩ đàn ông Mỹ thích sex và quan hệ lăng nhăng với người khác phái nhưng tôi thật sự lầm. Đối với sex họ không xem đó là một cái gì ghê gớm, một sự tội lỗi mà là một nghệ thuật. Đối với sex thật đơn giản như ăn cơm hàng ngày và họ thật sự đứng đắn, chung thủy khi đã có vợ hay bạn gái. Giữa người đàn ông VN và đàn ông Mỹ có sự khác nhau. Đó là khi là bồ với đàn ông VN thì được nâng niu chìu chuộng nhưng khi đã là vợ thì không còn ga lăng lịch sự gì cả. Trái lại, khi đã là vợ, đàn ông Mỹ thường tôn trọng, chìu chuộng gấp mấy lần lúc còn bồ bịch (tôi chỉ nhận xét theo cảm tính của tôi thôi) Do đó người đàn ông Mỹ cân nhắc đắn đo trước khi kết hôn, có khi họ sống chung với nhau cả chục năm trời nhưng chỉ là boyfriend-girlfriend với nhau thôi. Còn vấn đề ga lăng thì không chê vào đâu được. Lên xuống xe hay bước vào quán ăn, họ đều rất lịch sự với phụ nữ. Tôi nhớ khi tôi đi vào quán ăn với Ron tôi quen như ở VN tôi tính mở của nhưng Ron cản lại và đùa với tôi:
- Lần sau mà em mở của, police phạt 10 đô.
Tôi tưởng thiệt, hỏi lại Ron:
- Vậy hả"
Ron cười và nói rằng: Ron thương tôi chỗ thật thà. Tôi qua đất nước này mọi cái đều mới lạ giống như người nhà quê mới ra tỉnh. Tất cả tôi đều không biết thậm chí cái seatbelt trên máy bay tôi không biết cài như thế nào. Có một lần tôi vào nhà vệ sinh mà không biết mở cửa nên đành nín luôn về nhà. Ngoài ra không còn cảnh vợ tất bật cơm nước, con cái... còn ông xã ngồi điềm nhiên đọc báo chờ cơm. Đàn ông Mỹ thường giúp vợ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và chỉ cần vợ hắt hơi sổ mũi là họ quan tâm, hỏi han, chăm sóc. Đặc biệt là họ luôn có lời khen "good" khi vợ nấu món ăn nào đó (cho dù có dở) và kèm theo lời "cám ơn". Chính vì thế người vợ cảm thấy mát cả ruột và sẵn sàng phục vụ cho chồng vô điều kiện. Tôi nhớ lúc tôi còn sống chung với chồng trước, khi tôi bị bịnh, anh ta nói rằng tôi bịnh giả đò để khỏi nấu cơm. Khi tôi bị đụng xe, dắt xe về, anh ta xem xe có bị trầy xướt gì không mà không hề hỏi tôi có bị sao không. Tôi nhớ lúc tôi tìm hiểu anh ta tới ba năm mới đi đến đám cưới thế mà vẫn lầm. Trước hôn nhân tôi xem anh ấy như là thần tượng nhưng khi lấy nhau tôi cảm thấy hụt hẫng  như người trên trời rớt xuống đất.
Ron giúp tôi thích nghi dần với cuộc sống bên này qua các lần đi đây đó hay các buổi tiệc tùng... Qua tiếp xúc với các gia đình VN và qua việc sống chung với tôi, Ron hiểu hơn hơn về đặc điểm phụ nữ VN: chung thủy, siêng năng, và giàu tình cảm. Ron và chồng các cô cháu gái tôi đều khoe với bạn bè về người vợ VN. Tôi nấu và tập Ron ăn các món ăn thuần túy VN như: Phở, Bún Bò, Chả Giò, Gỏi Cuốn... và các nước mắm nữa. Bây giờ không những Ron ghiền mà cả bạn bè và anh em Ron đều thích ăn món ăn VN.
Ron như một cỗ máy già nua, đủ tất cả các thứ bịnh, tim, gan, phèo phổi... hầu như thời gian nằm bịnh viện nhiều hơn ở nhà. Chính những lúc vào bịnh viện chăm sóc Ron tôi thấy sự khác biệt giữa bịnh viện ở VN và ở Mỹ. Kế bên giường bịnh của Ron là một ông già 90 tuổi, tên John, không có con cháu tới lui thăm lom. Ông già nua, yếu ớt và thật là khó tính. Ông la hét ầm ĩ và nhấn chuông gọi y tá cả ngày. Ở đây chỉ có người bịnh và y tá bác sĩ, còn người thăm nuôi hầu như hiếm hoi. VN thì ngược lại, người thăm nuôi thì nhiều khiến người bịnh muốn ngạt thở vì thiếu oxy và bác sĩ, y tá vắng bóng, có kêu réo thì đến với bộ mặt nhăn nhó nhưng nếu có bao thư đi kèm thì thái độ khác hẳn. Bây giờ tôi xin trở lại ông già John. Ông thường kêu réo y tá tơiù chăm sóc. Mỗi khi nghe chuông các y tá tới ngay lập tức và trên môi luôn nở nụ cười. Tôi nghe cô y tá hỏi:
- Nhà ông ở đâu vậy"
Ông nói tên vùng quê nào đó. Cô y tá hỏi lại:
- Có phải tiểu bang nào đó xa lắm ông nhỉ"
Thế là ông hét ầm "Ngay tại Virginia mà cô không biết hả""
Cô y tá vẫn tươi cười và vẫn tìm câu nói bông đùa.
Khi thấy ông run rẩy lê từng bước một cách khó nhọc, tôi muốn giúp ông nhưng Ron cản tôi và nói rằng: Nhiệm vụ ấy của y tá. Nếu tôi chạm vào người ông ta, nhỡ ông ta té thì mọi tội lỗi đổ lên đầu tôi.
Ron sinh ra và lớn lên ở West Virginia. Ron có tình yêu quê nhà sâu sắc. Trong câu chuyện trao đổi với tôi Ron thường đề cập về quê Ron. Mỗi ngày Ron đều theo dõi tin tức về W.V. Có lần tôi và Ron cãi nhau lúc cả hai đang theo dõi bóng đá giữa hai đội West Virginia và Florida, tôi hò reo khi thấy đội Florida chơi hay. Ron nổi sùng và nói: "Sao không lấy chồng ở Florida đi!"
Ron kể tôi nghe Ron từng tham chiến ở VN và Ron phục vụ US Army suốt 25 năm, sau đó, Rom làm cho chính phủ 25 năm nữa mới về hưu. Ron nói rằng ngày xưa Ron chỉ huy bao người nhưng bây giờ không có lấy một người. Tôi đùa "Có một mốùng đây nè." Kiến thức về cuộc sống và sách vở rất rộng ở Ron nhưng Ron không bao giờ tự đắc mà vẫn khiêm nhường và hòa nhã với tất cả mọi người. Tôi xem Ron như người bạn đời và người thầy mà tôi vô cùng kính phục. Ở Ron tôi học hỏi nhiều điều. Tình yêu chúng tôi xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng.
Ron lúc nào cũng vui. Ron chọc tôi cười cả ngày dù tôi biết rằng Ron rất đau trong người qua những lần tôi thấy Ron quay mặt chỗ khác để suýt soa, nhăn nhó. Đôi khi tôi hỏi Ron:
- Sao lúc nào Ron cũng happy vậy"
- Đến chết Ron vẫn cười
Ron trả lời tôi. Trong cuộc sống chung vợ chồng, tôi hiểu thêm về phong tục, tập quán tại đây. Có những cái mà tôi nghĩ cũng cần học hỏi như lúc nào cũng chào hỏi khi gặp người lạ hay quen và đặc biệt là lời xin lỗi hay cám ơn khi gặp bất cứ tình huống nào. Tôi nhớ có một việc xảy ra khi tôi còn đi học lớp đệ ngũ, hôm ấy tôi đi xe đạp, lúc băng qua đường mãi nhìn xe chiều ngược nên tôi đâm xầm vào ông Mỹ đang đi bộ. Thế là ông ta vừa đỡ xe cho tôi vừa xin lỗi tôi rối rít. Lúc ấy tôi không hiểu tại sao vì tôi có lỗi mà.
Ron cũng dặn dò tôi không được cho người khác thấy gót chân trần của mình trước mặt người khác hay chen lấn nói cười ầm ĩ nơi công cộng. Đặc biệt tối kỵ khi ợ chua hay hắt hơi trước mặt người khác. Ron cũng dặn tôi khi tới đám tiệc đừng "nói leo" hay chồm qua người khác để lấy đồ... Tôi cũng thấy nét khác biệt ở đây là không có tiếng còi xe ỏm tỏi như ở VN và người dân ở đây rất lịch sự, không rượu chè be bét hay văng tục chửi thề nhiều...
Tôi nghĩ người Mỹ thường "máu lạnh" và không có tình cảm gia đình như người VN. Tôi nhận thấy cho dù anh em ruột hay cha con đi nữa, gặp sợ cố gì đó, đừng hòng vay mượn dù một số tiền nhỏ nhoi. Tôi không biết cóphải cha mẹ đã huấn luyện từ nhỏ là phải biết tự lập khi trưởng thành" Nhưng Ron có nét tương tự người Á đông, đó là tình cảm gia đình nồng nàn. Có thể lúc trẻ Ron làm việc nhiều năm ở vùng Châu Á chăng" Mỗi lần có khách tới nhà là "không trà cũng bánh" Ron yêu cầu tôi đi chợ làm thức ăn VN để đãi khách. Ron có mỗi người em trai nhưng chỉ cần em trai bị bịnh hay sinh nhật gì đó, dù phải đi xe cả mấy giờ và dù mưa gió Ron vẫn tới thăm... Ron có mỗi người cháu nội duy nhất, đã trên 21 tuổi nhưng vẫn dẫn đi mua sắm quần áo, giầy dép, kiếm việc làm cho cháu và đưa đón đi làm cũng như đi học đại học vào ban đêm. Tôi hỏi Ron sao không giao xe cho nó chạy vì nó đã lớn" Ron nói:
- Sợ nó hư hỏng theo bạn bè khi có xe đi đây đó.
Lúc nào Ron cũng thư thả, nhàn nhã không hề lo lắng, bồn chồn cho dù ngày mai phải phẫu thuật đi chăng nữa, Ron vẫn ca hát vui vẻ và luôn miệng khuyên tôi "Don't worry" và Ron cho rằng "Ai cũng một lần chết", Ron không thích tôi xem phim kinh dị hay phim buồn bã. Mỗi khi tôi xem phim tình cảm Ron bắt đầu giả bộ khóc hu hu đến nỗi tôi cười muốn bể bụng vì bộ mặt nhăn nhó khổ sở của Ron. Có lần Ron hỏi tôi biết cắt tóc và nhuộm không. Tôi gật đầu. Sau khi tôi hoàn thành xong tác phẩm đầu tay của mình, tôi ôm bụng cười ngoặt nghẽo vì đằng sau ót của Ron giống đầu "bum bê" của đàn bà vì tôi không biết sử dụng "tông đơ". Lúc ấy tôi mới thú thiệt là lần đầu tiên tôi mới cắt tóc và tôi cũng chưa từng thấy người thợ cắt tóc nam ở tiệm barber shop bao giờ.
Halloween đến. Đây là Halloween đầu tiên ở nơi đất khách quê người. Ron mua nhiều bánh kẹo để phân phát cho trẻ đến gõ cửa. Các em nhỏ mặc đủ lễ phục ma quái tới và chỉ để vui chơi trong ngày Halloween. Nhìn các em, tôi lại nhớ những học trò bất hạnh của mình ở trường khuyết tật quận Ba Saigon.
Thầy trò tôi vẫn giữ mối liên lạc đều đặn và tôi mong một ngày nào đó tôi sẽ đem kiến thức mà tôi học hỏi được truyền đạt cho các em...
Trương Bạch Yến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,940
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến