Hôm nay,  

Viết Cho Con Trai

06/06/201000:00:00(Xem: 94900)

Viết Cho Con Trai

Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy Hân
Bài số 2912-28212-vb8060610

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ nhân dịp 30 Tháng Tư. Bài viết của ông đề cập tới việc truyền giao tinh thần của về lá cờ vàng giữa hai thế hệ, với lời ghi: “Kính tặng những Tấm Lòng tha thiết với Quê Hương và mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc.”

***

Con yêu của ba,
Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang ngủ.Nhưng riêng ba thì thao thức vì những hình ảnh từ một tháng 4 xa xưa, cách đây đã hơn 30 năm.
Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến trường, nhưng cũng đã đủ khôn để hiểu sự việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, cuộc chiếnNam Bắc kéo dài đã nhiều năm đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4, càng có thêm nhiều tin buồn. Miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác và cuối cùng, cả miền Nam đã bị Bắc quân cưỡng chiếm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Thời ấy, một số người ngây thơ nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận sẽ nguôi sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng tất cả lầm lớn. Hàng trăm ngàn quân dân chính miền Nam đã bị lùa vào trại "cải tạo", tiêu diệt lần mòn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Toàn dân miền Nam bị cướp đoạt tài sản qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản". Nhiều người đã phải bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra biển mong tìm lấy tự do.
Sau nhiều năm sống  dưới sự cai trị của chế độ mới,  ba đã học được nhiều điều, và càng thấy thêm được mặt thật của họ. Cuối cùng thì gia đình chúng ta cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do.
Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào lòng ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.
Con yêu,
Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của mình, đồng thời để ghi tâm sự gởi cho con.
Từ lúc con còn rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4, ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi còn nhỏ, con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩù, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không"" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có đổi khác "Tại sao con phải đi chào cờ"". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "Ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc"". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "Con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba"". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ.


May quá, con đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà cha ông ta đã hy sinh xương máu để gầy dựng nên. Sau khi nghe giải thích, con nói nói "Cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".
Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm ba vui sướng lắm không" Con đã giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba thật có lỗi khi quên rằng dù còn nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để hiểu và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.
Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đã bắt đầu từ con số không, chỉ mang theo trong tim mình chút lòng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc. Nhờ đó, ba vẫn luôn thấy mình  được thừa hưởng những di sản quý báu nhất từ ông bà của con, và nhờ đó, đã vượt qua nhiều khó khăn, cơ cực.
Bây giờ, thấy con đã khôn lớn, nên người, Ba muốn trao di sản quý báu ấy lại cho con. Ba mong con hãy hãy trân trọng, giữ gìn và nếu cần, hãy hy sinh tất cả để bảo vệ những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ Lá Cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay.
Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp, vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.
Ba của con,
Nguyễn Ngọc Duy - Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến