Hôm nay,  

Chỉ Một Cú Phone

26/03/201000:00:00(Xem: 143838)

Chỉ Một Cú Phone

Tác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 28746-1628996-vb60325610

Tác giả là cư dân Santa Ana, công việc : lam nail.  Bài viết về  nước Mỹ đầu tiên: Chỉ  Tại Cái Bằng. Đây là bài viết hai của cô, cho thấy cách viết trẻ trung nhanh nhẹn hơn. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***
    
Quận Cam. Tên một quận hạt mà ai nghe cũng liên tưởng đến hương vị vừa ngọt vừa chua. Tôi vừa trở về sống ở đây được hai tháng.  Ngọt ngào và chua chát tôi đã nếm đủ.   
Năm 1994, gia đình tôi qua Mỹ theo diện HO. Đây là khúc ngoặt đổi đời của chúng tôi. Việc đầu tiên tôi phải làm:  Học lái xe.
Chị tôi vượt biên qua trước, sắm được chiếc xe tàm tạm, tuy cũ nhưng chưa bao giờ bị hư.  Mỗi chiều khi chị đi làm về, tranh thủ dạy tôi chạy mấy vòng rồi lại đi học và đi làm thêm job tối cho đến khuya. 
Chỉ hai ngày qua, tôi học biết các thao tác nguội và chạy trong hẻm nhỏ, biết dừng ở bảng Stop, de tới, de lui, cách đậu vào lề. Mỗi ngày được tập một tiếng rồi phải rời xe để chị đi học, tôi đứng nhìn theo mà thèm được lái tiếp; như khi còn ở quê nhà thèm cục đường thốt nốt ăn với nắm cơm nguội dẻo sau giấc ngủ trưa, tôi nuốt ực rồi quay vào nhà. Ngày thứ ba chị cho tôi lái ra đường lớn và chỉ cho tôi cách sang len trái, phải, chị khen với giọng hài lòng:
-  Em thông minh và gan dạ lắm, tháng sau thi được rồi đó.  Bây giờ phải về, chị còn đi học cho kịp.
Tôi chặc lưỡi nhưng cũng đành xuống xe vì sợ chị trễ giờ.  Tôi nôn nóng muốn được lái ra xa lộ nhưng chị chưa cho,  bảo chờ tuần sau. Suy nghĩ mãi không biết làm sao có xe để dợt thêm cho mau biết lái mà đi thi.  Đêm ấy, tôi giả vờ đi ngủ sớm, không đợi chị về như mọi khi. Khoảng hai giờ sáng tôi rón rén lấy chùm chìa khoá xe, nhè nhẹ mở cửa lẻn ra ngoài.  Đứng im vài phút, lắng nghe động tỉnh, không thấy ai phát hiện, tôi đi nhanh ra bãi đậu xe.  Đây rồi, chiếc xe bốn chỗ màu trắng của chị như đang chờ đợi, tim tôi đập nhanh, hồi hộp, quyết định lên xe, nổ máy chạy một mình. 
Thật là mạo hiểm, vì không được phép lái xe khi chưa có bằng lái, cảnh sát mà gặp  chắc chắn lãnh ngay còng số tám, rõ ràng  “Chưa thấy quan tài chưa đỗ lệ”.  Thoạt đầu, chỉ định lái vòng quanh trong các đường nhỏ mà thôi, sau đó tôi quyết định ra đường lớn và vào luôn xa lộ.  Nửa đêm về sáng đường vắng vẻ nên không có gì khó quá cho tôi, tôi thầm nhắc:  “Không được chạy quá tốc độ cho phép”.   Nhớ lời chị dạy “Đi nam về bắc, đi tây về đông” thế là cứ ra xa lộ rồi lại trở về, lúc đầu đi gần, sau đó đi xa hơn.
Bốn giờ, tôi đậu xe vào chỗ củ, đi vội về, mở cửa, khe khẽ từng buớc chân “mèo” êm ái lên giường, ngủ một giấc ngon lành.  Khi thức dậy, chị đã đi làm, không ai biết sự việc đêm qua, tôi thầm suy tính:  “Đêm nay mình sẽ tiếp tục”.
Mỗi đêm tôi đều lén tập như vậy, cám ơn Thượng Đế không hề có trục trặc gì.  Tuần sau chị cho ra xa lộ.  Tôi lái ngon lành khiến chị vô cùng ngạc nhiên, chị nhìn tôi giọng khâm phục:
- Em giỏi quá, lái rất vững và cẩn thận, giống như em đã từng lái lâu rồi vậy. Lúc chị mới tập không được bạo dạn như em.  Mấy ngày đầu đang chạy chị sợ quá dừng ngay giữa đường, xe sau bóp còi inh ỏi, ông thầy hú vía tưởng bán rẻ sinh mạnh cho chị rồi. Cứ  ra xa lộ là chị run, Thầy nổi nóng la um sùm, càng la lại càng khớp.  Khi thi, đến lần thứ ba mới đậu.  Nhớ lại mà buồn cười.
- Em chẳng sợ…” (tôi định nói bên Việt nam tôi từng đua xe gắn máy ngoài xa lộ nhưng sợ bị la nên thôi)
Chị thăm dò:
- Tuần tới em thi được chưa"  Em dám không"
Tôi nhanh nhẩu, sợ chị đổi ý:
- Sao lại không, chắc chắn em thi được mà.
Chị vỗ vai tôi:
- OK!  Chị sẽ phone làm hẹn cho em.
Tôi mừng rơn trong lòng, tự nhủ:  “Phải im luôn, đừng bao giờ cho chị biết chuyện mình lấy xe tập một mình”. Sở dĩ tôi liều lĩnh như vậy vì chưa hiểu rõ luật pháp nghiêm ngặt của Mỹ  nhất là về luật giao thông. (Bây giờ, mỗi lần nhớ lại tôi muốn phát rét, cũng may không gặp tai nạn gì trong lúc ấy).  Tôi chỉ làm theo suy nghĩ nông cạn của mình.  Ở Mỹ, không biết lái xe không làm được gì và vô cùng phiền toái, lái xe là ưu tiên hàng đầu cho mọi người.
Tuần sau tôi đi thi, đậu ngay. Chỉ  hai tuần, tôi đã biết lái xe.  Chị mua hai ổ Pizza về ăn mừng. Mẹ và em trai tôi không ăn được,  Bố thích lắm, tôi cố tập ăn, Mỹ mà. Nín mũi, nuốt chửng không nhai kỹ, không biết ngon hay dở, chỉ biết mình cũng ăn được đồ Mỹ như chị là giỏi rồi.
Tôi tìm job.  Chị xin cho tôi vào làm ở một hãng máy đấm bóp.  Bắt đầu chuỗi ngày, vừa học, vưà làm. Tám giờ sáng đón xe bus đi làm, bốn giờ chiều đón xe bus đi học, về nhà thức khuya mò mẫm học bài mãi 2-3 giờ sáng đi ngủ.  Được một năm tôi ốm như còm ma, thôi thì “Thân tiên lúc túng cũng liều, Huống chi thân cú quản điều tanh hôi”.
Tôi để dành tiền được $500.00 chị cho thêm $500.00 mua một chiếc xe cũ, rõ thật là cũ.  Xe nổ máy, cuối phố cũng nghe, body trầy trụa, móp méo tùm lum.  Cửa bên phải không mở được, khi tôi chở ai, người đó phải ngồi phiá sau, vô tình tôi trở thành tài xế riêng cho gia đình.    
Chị an ủi:
- Bây giờ còn khó khăn, em đi tạm xe này khi nào học thành tài đi làm có tiền mua xe tốt tha hồ chạy.  Em biết không, xe cũ bảo hiểm rẻ lại không mất công gìn giữ, cầu xin cho nó đừng bị nằm đường là được rồi. 
- Em nghĩ xe củ quá đừng mua bảo hiểm được không chị"
- Cũ hay mới cũng phải mua. Chạy xe không bảo hiểm nguy lắm, móc tiền túi bồi thường cho đối phương cả đời chưa hết nợ còn bị phạt nặng nữa.
Chị giải thích về các loại bảo hiểm: Bảo hiểm một chiều, một chiều rưỡi và bảo hiểm hai chiều, cuối cùng hai chị em quyết định mua bảo hiểm một chiều vì xe quá cũ.
Vừa làm vừa học được hai năm, tôi thật sự mệt mỏi, cùng thời điểm đó hàng Trung Quốc ùa vào Mỹ cạnh tranh.  Doanh thu cuả hãng xuống trầm trọng, nhiều nhân viên bị sa thải trong đó có tôi.  
Chị rủ tôi học nails:
- Em làm nails giờ giấc rất dể dàng để vừa làm vừa học, vả lại nghề nails kiếm được nhiều tiền hơn.
  Tôi hơi ngại,  vốn “thân nữ nhi nhưng tính khí đàn ông”, tôi nghĩ rằng mình không thể làm được những việc tỉ mỉ như những người con gái khác.  Khi còn ở trung học đến giờ nữ công gia chánh tôi luôn nhờ bạn làm dùm, ngược lại tôi sẽ dạy họ toán hoặc văn.  Nghe lời chị, tôi đến tiệm nails để xem cho biết.  Thấy đây cũng là môi trường tốt để thực hành Anh văn vả lại có mấy anh chàng thanh niên cũng làm được, tôi quyết định.
- Con đi học nails"  Thật sao" 
Me tôi tròn mắt khi nghe tôi nói vì bà biết tính con rõ lắm.  Bà e rằng chỉ hai ba ngày nó bỏ cuộc, tốn tiền.
- Dạ, chỉ ba tháng thôi mẹ.  Giọng tôi chắc nịch.  
Vui, buồn đời học nails, đủ thứ chuyện: “xin nhau tí huyết” khi làm chân, tay nước, ai cũng trải qua, đắp cục bột như cái núi lên móng bạn, ai cũng vậy, kềm kéo rớt lộp độp, ai cũng bị và xoa xoa, bóp bóp, ai cũng mỏi tay.
Phần lý thuyết khó thật, nhất là các từ không dịch ra tiếng Việt được thì xúm nhau mà tìm cách nhớ, mỗi người một cách chỉ riêng mình hiểu thôi. Tôi thì hay đặt cho các chữ theo ý nghĩ về thức ăn hoặc gợi hình.
 Ví dụ: 
- Từ ngữ về cơ xoè và cơ khép ngón tay, giống y như nhau nhưng chỉ khác nhau chữ b và chữ d kế chữ a, đó là chữ “abductor” (cơ xoè) và chữ “adductor” (cơ khép) để cho dễ nhớ  tôi nghĩ: bàn tay xoè ra nhìn xấu nên gọi là “bị xoè” (chữ b sau chữ a) còn bàn tay khép lại nhìn đẹp, cho là “được khép” (chữ d sau chữ a) như vậy là đúng bóc.
- Con vi trùng tên Cocci có hình dạng gì" (Ống, xoắn, tròn, vuông) Tôi nhớ bằng cách liên tưởng đến cái bánh ngọt mà người Mỹ hay nói “Cooky” hình tròn là chính xác.  Đọc theo cách Việt nam thì cocci hay cooky đều giống nhau. 
- Viết tắt của bảng An toàn sản phẩm là M.S, D.S.  Khi thi, câu trả lời sẽ cho bốn lựa chọn cuả bốn mẫu tự ấy đổi tới đổi lui như: D.S.M.S, hay S.M.D.S…, Làm sao nhớ chữ nào đúng, tôi đặt ra cách nhớ: M.S.D.S là “Mực Sào Đậu Sống”.  Có cô bạn, khi thi chẳng nhớ nổi, lại chọn “Đậu Sống Sào Mực” (D.S.S.M) bị sai, về còn la tôi đặt kiểu gì dễ lộn quá.  Cả bọn cười đến tức bụng.    
Thời gian trôi thật nhanh, ba tháng sau tôi “rinh” được cái bằng. Ghé qua mua ba ổ Pizza, nay thì ai cũng thích món ăn này,  đặc sản của Ý mà, em trai tôi ăn nhiều nhất.
Đọc báo tìm chỗ làm, tiểu bang Michigan cần thợ: “bao ăn, bao ở, chở đi làm trả $500.00 một tuần/  Mới ra trường OK.”  Tôi mừng rơn, phóng ra bếp tìm mẹ, xin mẹ đi làm “xuyên bang”, mẹ không đồng ý:
- Can gái mới chân ướt chân ráo qua Mỹ đi xa xôi như vậy, không được đâu.
Tối chị về, giải thích cho mẹ với giọng pha trò một chút:
- Mẹ à, Thanh đi làm ở nhà chủ, không tốn chi phí gì cả, người ta bao hết:  “cơm ăn ngày ba bữa, quần áo mặc tối ngày”.  Cuối tuần lãnh trọn số tiền, tính luôn tiền tip khoảng $ 2,200.00 / tháng bình quân, làm kiếm vài chục ngàn rồi về đi học lại, không sao đâu mẹ.
Tôi cũng theo ỉ ôi, năn nỉ, cuối cùng mẹ đồng ý.  Hôm sau tôi hí hửng đến trường bán chiếc xe cho người bạn để có tiền mua vé máy bay, tôi đòi $700.00, bạn chỉ có $500.00, OK, vừa bán vừa cho, chẳng mấy chốc mình sẽ làm vài ba ngàn một tháng thì hai trăm nhằm nhò gì, vả lại bạn cũng còn khó khăn.   
Sáng chủ nhật, Chị đưa tôi ra sân bay, dặn dò đủ thứ  về cách cư xử với chủ, với bạn đồng nghiệp và với khách của mình.  Đến nơi, chị nhìn tôi cười tin tưởng:
- Chị chắc chắn em sẽ gặp nhiều điều bất đồng trong thực tế vì thợ nails đủ mọi thứ thành phần, có học cũng như thất học. Chủ tiệm cũng nhiều loại chủ, nói chung ai sống ở Mỹ lâu  họ sẽ cư xử theo kiểu Mỹ, gặp phải chủ cư xử theo kiểu Việt Nam sẽ có bất công và bóc lột.  Khách có người dễ,  người khó, quan trọng là biết phục vụ tốt cho họ, mọi việc sẽ OK hết.  Chị biết tính em thẳng thắn nhưng nhịn nhục tốt, muốn yên thân để kiếm tiền thì cố nhịn cho xong.  Chị tin em sẽ thành công.
- Chị yên tâm, em sẽ cố yêu thương họ như anh chị em thì chắc họ chẳng nỡ xấu với mình.  Nhưng cư xử theo kiểu Việt Nam và kiểu Mỹ khác nhau thế nào"
- Chủ Mỹ họ biết giới hạn công việc và luật lệ thế nào, em làm ăn chia thì mục đích làm cho tốt công việc của em, em chỉ dọn dẹp sạch sẽ phạm vi em làm.  Còn chủ Việt nam thì họ bắt em quét cả tiệm, giặt khăn, lau chùi cả cầu tiêu nữa, hiểu chưa"
Tôi nghiêm nghị:
- Em sẽ dạy cho họ biết thế nào là lễ độ.
- Sẽ không có lợi cho em khi em mất lòng chủ.
- Em đi làm tiệm khác.
- Em sẽ mất công bill lại khách, vì thế mà phải nhịn nhục cho yên thân. 
- Để thử xem .
 Chị em bịn rịn chia tay, vì mấy năm nay đoàn tụ với nhau chưa có ngày nào xa cách. Mắt tôi cay cay khi khuất bóng chị, vừa lo lắng vừa thương thân, tôi lấy khăn tay chậm hai giọt lệ nóng hổi.  Tôi nhủ thầm:  “Bắt đầu cuộc sống mới, một mình. Phải mạnh mẽ lên, không được yếu đuối, không được khóc, khóc là hèn”.                                                                                                                                                                                      
Suốt năm giờ trên máy bay tôi không thể nào chợp mắt, hết buồn đến hy vọng, cả một vườn hồng đang nở rộ trong tim.  Tôi nhìn bầu trời xanh bao la, cánh cửa tương lai đang rộng mở như khoảng không mênh mông trước mắt.  Tôi nhẩm tính, sau ba năm, ôm số tiền lớn trở về Cali tôi sẽ làm nhiều việc.  Tôi nhắm mắt, thấy mình lái chiếc xe Mẹc- xi- đì  mới toanh chạy về nhà, ai nấy sẽ sung sướng với những món quà ao ước đã lâu nhưng chưa có. Em trai, sẽ nhìn tôi với ánh mắt thán phục.  Bố mẹ sẽ hài lòng lắm vì đứa con ngoan đã trở về, mẹ chắc sẽ khóc khi thấy chiếc nhẫn hột xoàn lấp lánh trên ngón tay gầy guộc.  Bố sẽ mân mê chiếc đồng hồ Rađô trị gía năm ngàn đô la rồi lẩm bẩm:  “Một năm tiền già chỉ đáng giá bằng này”, đeo vào rồi sẽ cởi ra cất, khi nào  đi đám tiệc mới mang.  Chị sẽ hạnh phúc với món quà như ý.  Tôi sẽ đi học lại và trở thành bác sĩ để chăm sóc cho gia đình, đồng bào.  Tôi buột miệng: “Ôi, 100 ngàn đô la…”, bà khách ngồi bên cạnh quay nhìn, tưởng tôi nói gì với bà.  Tôi xin lỗi, chuẩn bị rời máy bay.
Trời tháng tư, Michigan thật nóng, tiệm mở máy lạnh mát rượi.  Sau khi làm thử cho bà chủ bộ móng bột bà phán một câu như tạt nước đá lạnh vô mặt khiến lòng tôi tê tái:
- Chết rồi, làm như vầy sao được, em làm quá tệ tôi không thể nào nhận em được, sẽ bị mất khách hết.                   
Rồi bà ta ca cẩm, nào là tưởng tôi đã hành nghề lâu năm, ai ngờ mới tốt nghiệp ra trường.  Tôi nổi nóng:
- Thế sao trong báo chị đăng thợ mới ra trường cũng OK"
Giọng bà tỉnh queo:
- Ờ, thì cũng nhận, nhưng không bao lương, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và chỉ được chia 5/ 5 thôi.
Tôi ở trong thế “trót leo lưng cọp”, đã qua đến đây rồi không chịu thì cũng vất vả với chỗ ăn, chỗ ở, trong túi chỉ có ít tiền, lại không có xe đi.  Đành “ngậm đắng nuốt cay” mà làm với bà chủ ti tiện ấy. Bà ta thuộc típ chủ Việt nam, nhưng thấy tôi có vẻ rành luật nên không dám bắt chùi cầu tiêu.
Hai tháng sau, có được hơn hai ngàn trong tay. Tôi mua chiếc xe và mướn chỗ khác ở rồi tìm chỗ làm mới.  Bây giờ thu nhập cao hơn vì được chia 6/4 với chủ như bao nhiêu thợ khác. 
Chuyện dài làm nails không biết kể sao cho hết, chuyện thợ với thợ, chuyện thợ với chủ, chuyện thợ với khách, vui có, buồn có, nhục có, vinh có. Chuyện lớn nhất là tôi được trưởng thành hơn trong cuộc sống tự lập ở nước Mỹ này.

*
Sau hai năm làm mướn có được số vốn kha khá, tôi mở tiệm làm chủ với 10 thợ.  Vào thời điểm ấy ngành nails đang trong đà phát triển mạnh ở các vùng miền đông, tôi phất lên như “diều gặp gió”.  Quên đi ý định về lại Cali lo học hành như  đã hứa với gia đình, tôi nghĩ: “Đang gặp thời thì tội gì lại ngưng, mà đi học có ra kỹ sư hay bác sĩ cũng còn lâu lắm, làm ăn vài năm nữa rồi tính”.
Thế là, hai năm, rồi bốn năm tôi đắm chìm trong cơn say “làm tiền”, đến năm thứ sáu, cầm trong tay số vốn hơn trăm ngàn, tôi toan tính chuyễn hướng sang nghề khác, nhớ đến câu “Phi thương bất phú” bèn bán tiệm nails được 100 ngàn nữa, bắt đầu cho công việc làm ăn mới.
Tôi mở tiệm Nails Supply.       
Ở tiểu bang này có hơn 2,000 tiệm nails, nhưng chỉ có bốn tiệm nails supply. Khu vực tập trung người Việt nhiều nhất có ba tiệm, còn một tiệm ở xa cách hơn hai giờ lái xe.  Tôi thuê được mặt bằng ở khu trung tâm đông người Việt nhất bắt đầu cho công việc làm ăn mới.
Không phải là dân làm ăn và cũng chưa từng học qua một khoá kế toán nào nên tôi không tính được đồng vốn lưu động trong nghành supply phải có gấp ba.  Một vốn nằm tại tiệm, một vốn đặt hàng và một dành bán thiếu cho những người mở Salon nails.  Nếu họ muốn mở một tiệm nails trị giá 50 ngàn thì họ chỉ trả cho mình khoảng 10 ngàn còn bao nhiêu trả góp dần hàng tháng hoặc hàng tuần. Một số ít người có tiền sẵn thì không mua thiếu, đa số thì tiệm supply phải cho khách hàng nợ để mở Salon. 


Tôi không đủ vốn để làm như vậy, cộng thêm sự cạnh tranh của các tiệm supply khác, họ xuống giá thật thấp để mong đánh gục tôi, tất cả các sản phẩm họ đều xuống giá 50%, với quyết tâm “cho mầy sập tiệm”.  Vào thời điểm này (sau ngày 9/11; sau những trận bảo lụt, động đất lớn làm kinh hoàng người dân Mỹ) kinh tế xuống trầm trọng.   Michigan từ trước sống nhờ vào các hãng xe, bây giờ các hãng xe không bán buôn được, kéo theo một loạt sản xuất chậm lại.  Hàng triệu, hàng triệu công nhân từ các hãng xưởng bị thất nghiệp, không có tiền đi mua sắm, kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác trong sinh hoạt như nhà hàng, chợ và nghành nails cũng ảnh hưởng chung, không ai làm nails thì salon nails ế ẩm, kéo theo nails supply ế  ẩm. 
Tất cả các lý do trên khiến việc kinh doanh của tiệm rất chậm, số tiền lãi hàng tháng không đủ giải quyết các nhu cầu cho tiệm nên thâm lạm vào vốn đầu tư.  Tôi cố gắng cầm cự, đã lỡ “phóng lao thì phải theo lao”, vay thêm tiền nhà băng, mượn thêm tiền bạn bè để đủ các sản phẩm đáp ứng cho  khách hàng.  Hai năm ròng rã, tôi làm việc 18 tiếng/ ngày, từ chín giờ sáng đến chín giờ đêm tại tiệm và về nhà loay hoay với sổ sách, đơn đặt hàng, đến hai, ba giờ sáng, thật vất vả mới tìm được nguồn hàng để mua tận gốc và nguồn hàng tốt cung ứng đúng nhu cầu của khách. 
Tôi gầy rộc hẳn đi, chị tôi phone góp ý:   
- Nếu thấy không kham nỗi nữa thì em bán quách đi cho xong, bán lỗ cũng được, lấy lại được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu rồi trở về sống với gia đình, còn lo chuyện chồng con nửa chứ, muốn sống như vậy hoài sao “cái già sồng sọc nó theo sau em đấy”.                                                     
Không phải tôi sợ già, nhưng không còn khả năng để kéo dài tình trạng này, tôi đăng bảng bán tiệm.  Lúc đó hàng trong tiệm trị gía hơn ba trăm ngàn.  Phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đầu tư vào một nơi đang có nhiều người ăn tiền thất nghiệp, không ai dám. Nhiều người đến coi tiệm, tính tới, tính lui rồi thôi. 
 Đến cuối tháng thứ  ba của năm thứ ba tôi hết cách xoay xở.  Không có tiền trả lương cho nhân viên, trả tiền mặt bằng, trả cho các công ty sản xuất.  Tôi buộc phải bán giảm giá toàn bộ các mặt hàng để trang trải nợ nần và đóng cửa.  
Sau khi tạm giải quyết ổn thoả, tôi rời tiệm lần cuối cùng vào một đêm tuyết rơi dầy đặc, lòng tôi cũng đặc quánh nỗi đau.  Mặc dầu xe có mở hít nhưng tay chân tôi muốn cóng lại bởi cái buốt giá từ trong tấm lòng cô đơn đầy xót xa của tôi.
Thế là hết, tay trắng lại trắng tay, căn nhà hơn hai ngàn square feet, trả góp đã được ba năm, nay đăng bảng hơn sáu tháng rồi cũng không bán được.  Tôi mua căn nhà này dự định đem gia đình qua đây ở nhưng… Khủng hoảng kinh tế đang là một thảm họa cho nước Mỹ, hàng triệu căn nhà bị tịch thu ở khắp các tiểu bang, trong đó có nhà của tôi. 
Tôi gục đầu vào tay lái trong bãi xe vắng lặng, đồng hồ chỉ 0 giờ.  Không cửa tiệm nào mở, không một bóng người lai vãng, không còn chút hy vọng cho tương lai.  Tương lai đen tối như màn đêm dưới bầu trời không một ánh sao.  Chỉ còn mình tôi muốn cố níu kéo lại những gì đã mất… tất cả đều vuột khỏi tầm tay.  
Đâu phải riêng tôi bị thất bại, có biết bao nhiêu cơ sở kinh doanh của tư nhân và của chính phủ bị sập tiệm.  Hàng ngày tin tức loan báo nhiều người quá bức xúc giết cả gia đình rồi tự sát ở rải rác khắp nơi, một giai đoạn phủ đầy màu tang tóc trên nước Mỹ.  Trong vòng năm năm mà xảy ra bao nhiêu chuyện đau buồn nào là khủng bố, nào là lũ lụt, nào là động đất, gây nên khủng hoảng kinh tế, bao nhiêu là điều nhiễu nhương ập đến một đất nước được xem là cường quốc của thế giới.               
Ông Trời sao quá bất công, một đất nước nhân từ như nước Mỹ, một đất nước có nhiều nhà thờ nhất lại gặp nhiều họa ương, tại sao"  Một người hiền lành, siêng năng, cần mẫn như tôi sao lại đi đến đường cùng như thế này, tại sao" Tại sao và tại sao"             
Hai tháng sau, tức là 60 ngày đêm, 120 buổi sáng, chiều và 1,440 giờ đồng hồ quay không mệt mõi, nhưng tôi thì đã quá ư mỏi mệt.  Mỏi mệt vì đi tìm việc làm, tìm hoài, tìm mãi mà vẫn ngồi không, ăn nhờ vào gia đình, ở nhờ với gia đình.  Rõ thật “mưu sự tại nhơn, thành sự tại Thiên”, Thượng đế bao giờ cũng khác hẳn con người.  “Ý tưởng của Ngài khác ý tưởng cuả tôi, và đường lối của Ngài khác đường lối cuả tôi” (Kinh thánh chép như vậy); do đó hôm nay tôi mới có dịp ngồi viết  “đôi dòng tâm sự” với bạn hiền bốn phương cho vơi nhẹ nỗi lòng.  
- Thanh ơi, có bạn tìm. 
Tiếng gọi của mẹ khiến tôi phải dừng bút. Bước vội ra phòng khách, thật bất ngờ:
- Ô, Hoa phải không"  Tưởng cô nào, nay trông đẹp vậy"  Đúng là “Gái một con trông mòn con mắt”                                                                                                                   
Hoa cười ha hả như ngày nào còn đi học:
- Thank you, đẹp thật không" Thanh khen làm lỗ mũi mình muốn nổ tung.  Có rảnh không đi ăn trưa với mình"
- Đang thất nghiệp mà, có dư thì giờ ăn tối với bạn nữa, sao Hoa biết mình về mà đến" 
Hoa nhìn về phía mẹ:
- Hôm qua đi chợ, gặp Bác nên mới biết Thanh về hai tháng rồi, sao không cho mình hay"                                                                                                                                      
Tôi đi vào trong:
- Mải lo tìm việc làm nên chưa cho ai hay hết.  Chuyện còn dài sẽ kể cho Hoa nghe sau.      
Hai đứa ra xe, Hoa nhìn tôi: 
- Sao, thích thức ăn Mỹ hay Việt nam.                                                                                                 
Tôi suy nghĩ:   
- Có lẽ ăn đồ Mỹ thì hay hơn vì  nhà hàng Mỹ không ồn ào, mà lại ngồi bao lâu cũng được không ai tỏ vẻkhó chịu với mình.  OK"”       
- “Yes sir”.                                                                                                                                                       
15 phút sau chúng tôi đã có mặt tại một nhà hàng Mỹ, Hoa vẫn vui vẻ hồn nhiên như chưa bao giờ biết buồn.
 Chăm chú lắng nghe câu chuyện “ba chìm, bảy nổi” của tôi,  Hoa chặc lưỡi, lắc đầu giọng tiếc nuối:      
- Số tiền quá lớn, dầu thất bại nhưng đối với mình Thanh vẫn là một phụ nữ giỏi, đáng khâm phục.  Thanh biết không:  “Phong lưu là cạm bẫy đời, Hồng nhan là bả những người tài hoa”.     
Tôi cười chua chát: 
- Mình có tài thật ư"  Nếu có tài thì đâu thất bại.
Hoa an ủi: 
- Thất bại là…bà ngoại của thành công mà.Thanh nghĩ xem thời kỳ khủng hoảng kinh tế.  Các công ty lớn của chính phủ còn đóng cửa rầm rầm, huống chi hạng cá lòng tong như mình.  Không chỉ riêng Thanh đâu, biết bao nhiêu người cũng bởi “hoàn cảnh” nên phải chịu “hoảnh càng”.  Mình nhờ làm ở hãng này lâu nên còn được giữ lại, chứ mấy người mới đều bị sa thải hết.   
Tôi nhìn mảng nắng ngoài khung cửa sổ, lắc đầu nhè nhẹ:
- Biết vậy nhưng vẫn đau, vì thấy cha mẹ già rồi mà mình không giúp gì được còn về ăn bám nữa chứ.                                                                                                                                                            
Hoa khích lệ: 
- Có gì đâu mà gọi là bám với víu, khi Thanh làm được Thanh cũng đã giúp gia đình nhiều rồi.  Bác hay khoe với má mình, nếu gia đình mà không có Thanh thì đâu có được như bây giờ.
- Nhưng tính mình Hoa biết rồi đó, không muốn phiền tới ai, tưởng về đây dễ kiếm việc làm nhưng không ngờ khó qua.
Hoa sốt sắng, giọng đầy tự tin: 
- Thôi làm lại từ đầu, tuổi còn trẻ, đời còn dài, sức còn dai  mà,  lo gì không kiếm được việc làm.     
Tôi phì cười vì lâu lắm mới được nghe lại cách nói chuyện khôi hài của Hoa, lúc còn đi học Hoa nổi tiếng kể chuyện hay và có duyên vì biết cách “chơi chữ” và biết cách dùng ca dao, tục ngữ chen vào câu chuyện, ví dụ kể chuyện một người lọc lừa giả dối thì Hoa gút lại rằng: “Thẳng thắn, thật thà thì thua thiệt; Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lon” khiến cả đám ôm bụng cười lăn cười bò.
Tôi cắn miếng salach:
- Hoa biết không,  Mình chán làm nails nên tìm giữ em bé mà cũng không có, kiếm giữ bà già cũng không được.   
  Hoa giải thích:
- Cali bây giờ đông người, ít việc, có gia đình chồng thất nghiệp ở nhà trông con cho vợ đi làm hoặc ngược lại, nên Thanh kiếm không ra trẻ con để giữ đâu.  Còn giữ ông bà già cũng vậy, lúc trước việc làm dễ kiếm nên con cái họ đi làm nhiều tiền hơn và họ mướn người đến giữ cha mẹ họ.  Bây giờ việc làm khó khăn, họ ở nhà chăm ông bà cho khoẻ. 
Tôi cố nén tiếng thở dài:
- Lúc mới về mình xin làm nails, gọi phone đến tiệm nào cũng nghe hỏi “Chị  có đeo kiếng không” thế là xong, có tiệm thì bảo “Em cần thợ trẻ từ 30 tuổi trở xuống và ít nhất cũng năm năm trong nghề”, sao họ lại kỳ thị tuổi tác như vậy chớ, mình đã ngoài ba mươi rồi"  Nói thật nha, họ làm mình tưởng chừng như “hết thời rồi”, chắc là đồ bỏ đi rồi. Hoa lườm tôi:
- Rõ vớ vẩn, cái gì mà bỏ đi,  Cali nhiều tiệm nails quá nên nó kén chọn vậy đó, thợ phải trẻ trung, tay nghề giỏi nếu không tuyển lựa như vậy thì sợ mất khách.  Hay là, đi làm xa  dễ kiếm việc hơn, Thanh chịu không"
- Xa là ở đâu"
- Cách đây khoảng 2 tiếng, đi chung xe với chủ, cuối tuần về thăm nhà.
- Nhưng mình đâu có quen biết ai ở đó.
- Nếu Thanh chịu thì mình giới thiệu cho, ông anh họ mình đang cần thợ, tiệm ông ấy nghe nói cũng đông khách lắm.
Như người chết đuối vớ được phao, tôi đặt vội tách trà xuống bàn:
- Vậy thì giới thiệu đi.
- OK, tôi phone cho ổng đây.
Hoa gọi ngay cho ông anh, hỏi qua, đáp lại một lúc, đồng ý, đầu tuần sẽ đến rước đi làm. Thật vô cùng bất ngờ, một đợi chờ không bao giờ nghĩ tới. Tôi cảm thấy mắt cay cay nên ngước nhìn lên bầu trời, cố không cho giọt nước mắt nào trào ra.  Bầu trời Cali hôm nay đẹp quá, trong xanh, không gợn một áng mây, vậy mà hai tháng nay tôi không nhận thấy, có lẽ vì hồn tôi đang bị những đám mây phiền muộn phủ che.
Thượng Đế vẫn còn thương và đã mở một cánh cửa mới cho tôi bước vào, tôi bỗng nhớ đến một câu Kinh Thánh:  “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn.  Và anh em sinh ra để giúp đở nhau”.  Tôi siết tay Hoa thật chặt khi Hoa trở lại từ quầy tính tiền:
- Cám ơn Hoa nhiều lắm.
- Bạn bè giúp nhau được gì thì giúp, vả lại mình có làm gì cực khổ đâu, chỉ một cú phon thôi mà. 
Giọng tôi tràn đầy hy vọng:
- Đồng ý, chỉ một cú phone nhưng rất quan trọng cho mình trong lúc này đó.                          
- Bận tâm làm gì, mấy năm trước mình gặp khó khăn Thanh đã giúp đỡ gia đình nhiều lần, không nhớ sao"
 Tôi nghĩ thầm: “Ấy là mình làm theo lời Chuá dạy: Ban cho có phước hơn nhận lãnh mà”     
Chia tay Hoa, hẹn cuối tuần về sẽ đãi Hoa một chầu phở, Hoa cười ha hả:
- Nè, phở gà Vy 50% off  mình mới chịu đó nhen.  OK"   
- OK, by by.
Tôi  bước những bước chân sáo vào nhà, một điệu nhạc quen thuộc mà hình như đã mấy năm nay tôi quên bẳn, đang vang ra từ máy casset ở phòng mẹ, đó là bài “Và con tim đã vui trở lại”.  Tôi nghĩ đến Hoa, tôi thấy đời vẫn còn đáng yêu, vẫn còn những người bạn tốt và vẫn còn “một cú phone” cho những ai đang buồn nản, thất vọng.                               
Các bạn ơi, cho dù bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, cho dù não nề đến đâu, cũng xin bạn hãy đợi đấy:  “Chỉ một cú phone”. 
Nguyễn Thị Hữu Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,709,285
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến