Hôm nay,  

Nhớ 30-4-75: Nhà Giáo Tha Hương

21/03/201000:00:00(Xem: 127114)

Nhớ 30-4-75: Nhà Giáo Tha Hương

Tác giả: Amy Vân Xoa Đỗ
Bài số 2873 -1628993- vb8032010

Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một giáo chức của Trung Tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn, Saigon. Di tản sang Mỹ sau Tháng Tư Đổi Đời 1975, bà tiếp tục phấn đấu để tiếp tục “"Đi Dạy Lại" tại Mỹ. Bài viết kể lại nhiều kinh nghiệm  sống động trong hơn 20 năm làm nhà giáo tại Mỹ.

***

"Cô sẽ đi dạy lại, đời sống của cô sẽ hoàn toàn thay đổi." Lời của ông Psychic nói với tôi vài ngày trước khi tôi rời quê hương. Đi dạy lại, làm gì có chuyện đó. Đi dạy lại, No Way.
Nhớ lại năm 1975, con tàu Hải Quân đã đưa tôi tới đất nước tự do nầy. Ngồi trên boong tàu, một mình một bóng, nhớ nước nhớ nhà, lòng buồn rười rượi. Nhìn trời bao la bát ngát giữa đêm trường, trong biển cả mênh mông mịt mù, nhìn những làn sóng dạt dào đưa nhau đập nhẹ vào con tàu định mệnh nầy. Nhìn xuống đáy biển sâu thăm thẳm, tôi rùng mình, gạt nước mắt đi vào khoang tàu.
Trời hừng sáng, mọi người nhốn nháo nhìn quanh xem con tàu đã đưa mình đến đâu. Có tiếng loa gọi chào cờ. Nhìn ra là chào quốc kỳ Mỹ, đồng thời quốc kỳ Vietnam cờ vàng ba sọc đỏ từ từ kéo xuống... Một số quân nhân liệng mũ lính xuống biển. Buồn ơi là buồn!
Tôi được nhà thờ Presbyterian bảo trợ. Trong thời gian đầu, tôi giúp bà giáo Pháp văn ở một College (IVC) buổi tối. Buổi sáng tôi làm ở văn phòng bà Psychologist của một trường Tiểu học, và buổi chiều tôi làm ở High School gần đó. Nhìn đám học trò High School và tiểu học, tôi nhớ các cháu ở Việt Nam  quay quắt, nhiều khi không cầm được nước mắt. Thế rồi một hôm bà psychologist gởi tôi xuống lớp thế cho một giáo chức phụ. Tôi đi đi lại lại giữa đám học trò chăm chú nghe, đang đứng sau lớp, tôi buột miệng nói to "Dễ Quá" bằng tiếng Việt, học trò và cô giáo ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi mỉm cười nói "Sorry".
Từ đó tôi ôm nhiều hy vọng lớn lao là sẽ tiếp tục nghề cũ "Đi Dạy Lại" như lời ông Psychic tiên đoán.
Cố gắng là mẹ của thành công. Sau mấy năm vùi đầu vào sách vở, tôi lấy bằng B.A. rồi tiếp tục học những lớp Education và xin đi thực tập. Một người bạn đến than với tôi:
- Tao bị ông chief of education không cho học các lớp education.
- Tại sao vậy"
- Có lẽ vì tao là người Ấn Độ.
- Vô lý, miệng thì nói vậy nhưng bụng hơi lo, vì tôi là người Vietnam.
- Nghe nói ông đuổi rất nhiều sinh viên theo ngành giáo dục, họ phải thay đổi nghề sau đó.
Một tuần sau, tôi cũng cùng chung số phận. "Drop all education classes," he said to me. Tôi nằm ở nhà cả tuần, định đổi nghề y tá vì tôi lấy hai majors. Dolly, bạn tôi tới thăm và hỏi tại sao tôi không đi học.
- Ông S. bảo tao drop all education classes.
- Lên trường College nhờ giúp đi. Nước Mỹ tôn trọng luật pháp mà. Ông ta không có quyền đàn áp sinh viên được. Mày đi đi, họ sẽ giúp mầy mà.
Nghe bạn, tôi đi liền, cầm theo GPA (grade point average)
- “Chúng tôi sẽ giúp cô, vì cô có đủ điều kiện" Lời ông Dr. L. nói với tôi. "Nếu ông S. không cho cô trở lại học, chúng tôi sẽ thuê luật sư kiện ông, và ông sẽ mất hết tất cả quyền lợi."
Ngay chiều hôm đó, ông Dr. S gọi tôi và biểu tôi trở lại học, ông hứa cho tôi đi student teaching. Tôi mừng húm cả lên QUE SERA SERA, WHATEVER WILL BE WILL BE, QUE SERA SERA...
Nhưng đường đi đến kết quả sao mà quanh co, khúc khuỷu quá. Từng bước đi là từng giọt nước mắt rơi, và tự hỏi, "Mình đi đâu bây giờ" Lên trường hay lên rừng thú." Bà master teacher của tôi đồng lõa với ông S. để đánh rớt tôi. Bà tìm cách ăn nói để học trò không vâng lời, để tôi không control được học trò. Chẳng hạn tôi đang dạy và "go over" trên bảng vì học trò chưa hiểu rõ. Bà ngồi đằng xa nói vọng lên "Don't go over." Tôi giữ một vài học sinh trong lớp chỉ vài phút thôi khi giờ ra chơi, vì chúng không chú ý, không vâng lời. Bà ta từ ngoài cửa bước vào, nói to lên, "Let Them Out".
Còn gì để nói nữa, nước mắt lại chảy quanh. Chịu hết nổi, tôi lên trình bày với bà Hiệu trưởng. Bà gọi ông Dr. S, Head of Education, ông đổi tôi đi trường khác rất xa, và bảo tôi phải make up 2 tháng cho 1st semester nầy. Ông nói thêm, " Cô đến trường này, bà master teacher tử tế hơn trường cũ. Bà nầy sẽ ra tiếp đón cô." Sau đó, tôi đến lớp Seminar, lòng phân vân tự hỏi, "Tại sao ông ta không cho tôi đi trường gần hơn mà đổi tôi đi quá xa trong lúc xe hơi cũ của tôi cà rật cà tàng."
Cái xe tuy cũ nhưng đã giúp tôi như một người bạn đồng hành trong mấy năm trường, tôi không muốn người bạn xe của tôi bị hư hỏng nhiều, và làm tôi phải trễ giờ. Tôi buột miệng hỏi ông giáo sư sau giờ tan học, "Tại sao ông Dr. S. không cho tôi đi trường gần hơn mà đổi tôi đi quá xa." Tình cờ ông Dr. S. bước vào lớp và nghe được. Ông ta dõng dạc lên tiếng "If you don't want to go there, just forger it." Tức nước vỡ bờ, tôi không chịu được nữa.
Sau giờ học tôi lên văn phòng gặp bà Dean. "Bà Dean out of town tối mới về," bà phụ tá nói với tôi. Tôi chờ đến chiều tối đến nhà gặp bà vì bà ở rất gần trường Đại Học, chi nhánh của San Diego State University. Vừa bước vào nhà, nước mắt tôi chan hòa, không nói được nên lời. Trong lúc đó bà cũng vừa về, valise còn ngổn ngang chưa dẹp. Tôi trình bày sự việc. Bà bảo tôi sáng thứ hai cứ đến trường ông ta chỉ định. Sáng thứ Hai tôi đến trường ông ta chỉ định với đứa con trai 10 tuổi của tôi. Trời ơi người ra đón tôi là vợ ông Dr. S. dạy ở trường đó. Tôi thưa với bà "Hôm nay tôi không bắt đầu đi làm được vì phải đem con tôi đi bác sĩ." Tôi nghĩ bụng đúng là ông này muốn hại mình.
Chiều thứ hai ông Dr. S. gọi tôi và cho tôi đến làm trường khác, đồng thời tôi cũng được Sự Vụ Lệnh của bà Dean và ban giám đốc đổi tôi về trường này. Cô bạn Ấn Độ của tôi nói, "Mầy hên thật, tụi tao bị đuổi đổi nghề. Sau này mầy học lên và về thế chỗ ông Dr. S. nghe." Tôi gặp ông tại trường, đi theo ông để tỏ lời cám ơn, "Not my decision." Ông trả lời rồi ngoảnh đi.
Sau khi lấy credential, tôi được nhận dạy ở Monterey Park. Hai mẹ con thuê một phòng ngủ, tối ngủ lạnh quá vì nhà không để máy sưởi. Tôi xin từ chức, trở về chốn cũ và làm việc cho Coachella Valley Unified School District đến khi về hưu.
Sau hơn 20 năm sống với nghề gõ đầu trẻ, tôi đã đóng đủ vai trò, vừa thầy, vừa bạn, vừa là cha mẹ và nhà tâm lý học để hướng dẫn học sinh, nhất là những học sinh kém may mắn hơn những bạn chúng. Nhiều khi cũng gặp khó khăn do học sinh vô kỷ luật và lười biếng gây nên, nhưng với sự hiểu biết và được support của hiệu trưởng, nên mọi việc đều giải quyết đúng và ổn thỏa.
Học trò Mỹ phần đông là thiếu sự tôn trọng thầy cô chứ không như ở Việt Nam. Nhiều trò bị khiển trách vì không làm homework hoặc bad behavior, tìm cách bịa đặt để trả thù thầy cô giáo. Cha mẹ tin con mình kiện cáo lên hiệu trưởng. Tôi cũng là nạn nhân nhiều lần của vụ nầy, nhưng thiệt vàng không sợ lửa, và hơn nữa gặp hiệu trưởng biết giải quyết vấn đề hợp lý. Trường hợp Jeramy, cậu học sinh của tôi về nhà nói gì với cha mẹ. Mẹ nó lên kiện hiệu trưởng. Hiệu trưởng gởi phụ huynh đến lớp tôi sau giờ học. Sau khi nói chuyện với bà mẹ, Jeramy được gọi vào.


- Jeramy, mầy nói gì ở nhà bây giờ mầy nói trước mặt bà Đỗ đi.
- Nothing, nothing, Jeramy trả lời.
- Từ rày về nhà, mầy không được bịa đặt gì nữa nghe chưa.
Rồi bà xin lỗi và ra về.
Học trò trong lớp cũng là những nhân chứng cụ thể của thầy cô giáo. Một cô học trò bé bỏng của tôi tự béo lấy cho đỏ ở cánh tay rồi đổ hô lên là tôi đánh nó. Hiệu trưởng xuống lớp điều tra. Cả lớp lên tiếng, tao thấy mầy béo da thịt mầy, tại sao mầy đổ hô cho cô giáo.
Rồi bao nhiêu chuyện không mấy tốt đẹp với bà Hiệu Trưởng mới đổi về năm đầu làm hiệu trưởng, tôi gọi Dolly để tâm sự.
- Hi, mầy khỏe không"
- Khỏe, nhưng bị stress quá với bà hiệu trưởng sau này.
- Tại sao vậy"
- Bà này trù tao quá trời vì tao không ký vào evaluation của bà phê phán, bà không phê đúng những gì tao đã dạy. Tao đã làm việc với những ông bà hiệu trưởng trước, và tất cả evaluations của tao rất tốt, rất đúng với những gì tao đã dạy, rất professionals. Bà ta giận lắm, bà nói ngày mai tôi xuống observe cô lại. Tao hỏi thưa bà mấy giờ" - 8 giờ, bả nói.
Đúng 8 giờ bà tới. Tao dạy Teaching. Sau nửa giờ bà ra về không nói một lời. Đến kỳ Evaluation lần thứ hai, tao cũng không ký, vì bà không phê phán đúng sự thực. Bà gọi cô thư ký vào ký lấy lý do là tao không ký. Thật sự tao không hiểu nổi bà này. Bà làm lấy được để khỏi mất mặt mất mày, dù rằng đó là trái hay phải.
Mùa hè năm đó. Bà quăng hết những dụng cụ tài liệu của tao để dành hằng năm, sau này khi cần lấy ra dùng, khỏi mất nhiều thì giờ soạn thảo. Hiệu trưởng gì mà lạ vậy, mày xin transfer là vừa. Tao cũng định vậy nhưng rồi lại thôi, vì chỉ còn vài năm dạy nữa di chuyển mà làm gì. Rồi một hôm, tao cần một số dụng cụ để dạy, tao nhờ ông custodian mở kho để hy vọng tìm ra những mất mát quý báu. Ông custodian nói là bà hiệu trưởng cấm không được mở kho. Tao năn nỉ quá, ông mở, nhưng tao không đủ thì giờ để tìm tòi, hy vọng trở lại sau giờ tan học... Liền đó, bà hiệu trưởng kêu tao lên văn phòng khiển trách tại sao bảo ông custodian mở kho. Trời đất ơi, bà làm như là nhà riêng của bà... Bị stress quá, tao đi bác sĩ khám nghiệm... sau khi tested, ông bác sĩ cho prescription mua thuốc uống.
Chưa hết đâu bạn ơi, tao mệt không đi làm, substitute đến dạy thế... Ngày hôm sau tao đi làm thì thấy một trong những bulletin boards bị mất và bà thay vào cái khác của bà. Học trò kể cho tao nghe là đã giúp bà xé xuống trong lúc substitute đang dạy trong lớp. Là hiệu trưởng, nếu không thích những gì giáo chức làm, thì biểu họ thay đổi. Tại sao lại có thái độ độc đoán, thiếu professionals.
Cũng chưa hết đâu bạn ơi, tao đương dạy trong lớp, bà cho người tới thế để tao lên văn phòng hiệu trưởng. Phụ huynh, cậu học trò của tao và bà hiệu trưởng đang chờ mời đến.
- Bà hiệu trưởng, "Julio, ai xé áo trò."
- Bà Amy Đỗ.
- Nếu bà Đỗ xé áo trò, thì ngày mai bà Đỗ sẽ không có ở trường này nữa.
- Xin bà xuống lớp điều tra.
- Tôi không điều tra mà một team ở District sẽ đến điều tra.
Trong lúc đó cậu học sinh của tôi ngồi im lặng, đầu cúi xuống có vẻ lo âu, không biết gì sẽ xảy ra. Còn phụ huynh ngồi đó không nói một lời. Tôi liền nói chuyện với Julio:
- "Julio, ai xé áo em, em nói đi, nói ra sự thật, cô không giận em đâu, cô thông cảm."
- "Bạn em xé," Julio trả lời.
Còn gì để nói nữa mày ơi. Một bà hiệu trưởng vì căm thù đã bày đặt và xử sự không đúng lối. Bà không nên nói những lời có vẻ hăm dọa trước mặt phụ huynh học sinh. Như những hiệu trưởng khác là gửi phụ huynh đến lớp để điều trần với giáo chức. Nếu xử sự không xong sẽ lên đến hiệu trưởng, như trường hợp Jeramy mà tôi đã kể trên...
- Thật sự tao khuyên mày nên chuyển trường đi. Tao cũng nghĩ vậy hoặc về hưu năm nay.
Sau đó tôi đến trình bày sự kiện với Union, nhưng chẳng nghe nói năng gì cả.
Có một vụ mà tôi không bao giờ quên được. Ông G. hiệu trưởng đem đến lớp tôi một cậu học trò và nói riêng với tôi về lý lịch của nó. Ông nói thêm rằng, "Tôi thấy cô là người có thể giúp nó được. Nó ở với rất nhiều foster parents vì không ai có thể điều khiển nó được..."
Oscar rất đẹp trai, cao ráo, học giỏi, nhưng tính tình thì nóng nẩy khỏi nói. Nó nói bậy bạ, làm ồn ào, học sinh cả lớp nhìn nó cười. Khi nó đi xuống lớp Special Ed.., tôi dặn học trò, không được để ý đến gì nó nói, không được cười và giả vờ ignore nó. Học sinh cả lớp sợ nó lắm, không ai dám chơi với nó. Học trò được bán chocolates để gây quỹ nhà trường, nó không được bán. Vào lớp nó làm ầm lên, đập bàn, đập ghế và nói to lên "Tại sao tôi không được bán" tôi bèn nói "calm down Oscar, calm down, cô sẽ giúp em." Giờ ra chơi, tôi và nó đến gặp hiệu trưởng xin cho nó bán. Tôi hứa sẽ chịu trách nhiệm. Nó được bán và chỉ trả 19 đồng, chỉ thiếu 1 đồng. Tôi bù vào vì có thể nó ăn một cái. Muốn nó có bạn, tôi biểu nó đến giúp từng nhóm học sinh. Học trò sợ nó quá, say NO, NO, NO. Tôi liền giải đáp, "Tụi bây sợ nó hay sợ F grade." Dần dà nó quen với cả lớp, và tính tình nó cũng đằm thắm hơn. Nó thật sự cần tình thương. Tôi bèn xử sự như một bà mẹ của nó, chú ý đến nó, nói chuyện với nó mỗi ngày. Thấy học trò ăn snack, nó đứng nhìn thèm thuồng, tôi mua cho nó. Nó ít nói nhưng rất hoạt động, luôn luôn giơ tay trả lời đúng những câu hỏi. Bà psychologist và social worker nói với tôi là cô nên nuôi nó vì nó ở trường này lâu nhất. Tôi mỉm cười trả lời là không đủ khả năng, rất tiếc.
Oscar lại phải đi trường khác vì foster parent không chịu nổi nó. Tôi mở party trong lớp cho nó để chia tay, và gói một món quà nói là của học sinh tặng nó. Nó từ chối NO, NO, NO, nhưng khi mở quà ra, nó mỉm cười và chấp nhận. Ngày mai đến, Oscar không còn trong lớp nữa vì nó phải đi trường khác. Học trò cho tôi biết là Oscar khóc vì không được lên xe bus để đi học. Nó phải trở về để đến foster parent khác. Tôi ngậm ngùi cho số phận của nó. Bây giờ Oscar ở đâu và đã làm gì"
Tôi rất hãnh diện đã góp một phần nhỏ mọn trong nền giáo dục của nước Mỹ tự do nầy. Với Grants, Loans, Awards và học bổng đã giúp cho một số sinh viên như tôi thành công mỹ mãn. Sự thành công đó đã mang lại cho họ nguồn vui vô tận sau những năm dài vùi đầu vào sách vở. Đau đớn thay có những người nỡ tâm chà đạp lên nguyện vọng của họ, làm cho cuộc đời họ bị mai một nếu họ không tìm được lối thoát. Tôi xin về hưu sau đó.
Nước Mỹ là một nước tôn trọng pháp luật và rất nhân đạo. Nước Mỹ có những chương trình đặc biệt giúp cho những ai muốn cầu tiến, không phân biệt tuổi tác. Tôi xin cám ơn nước Mỹ. Tôi cám ơn những người đã giúp tôi vượt qua mọi thử thách, và đã giúp tôi trong bước đường cùng về mặt tinh thần lẫn vật chất.
Cám ơn Presbyterian church đã sponsor gia đình tôi, cám ơn các giáo sư ở SDSU đã chỉ dạy tôi. Cám ơn Soroptimist đã cho tôi giải thưởng hai lần, (local and regional) một số tiền khá lớn; số tiền này đã đóng góp một phần lớn trong sự học của tôi. Soroptimist là Hội Đoàn giúp cho những người đàn bà muốn cầu tiến.
Tôi xin cám ơn các bạn hữu thân mến đã khuyến khích tôi đừng bỏ cuộc. Tôi cũng cám ơn chính tôi đã chịu đựng, nhẫn nhục và cố gắng để đạt được nguyện lòng: ĐI DẠY LẠI.
Amy Vân Xoa Đỗ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,174,451
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến