Hôm nay,  

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

23/05/201000:00:00(Xem: 115447)

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

Tác giả: Gia Nguy
Bài số 2899-28199-vb8052310

Tác giả nguyên là người Việt gốc Hoa, sang Mỹ năm 1991, diện HO 6, cựu sĩ quan QLVNCH, cấp bực Thiếu Tá thuộc binh chủng Thiết Giáp. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là những nét chấm phá sắc gọn về cách biệt giữa cha mẹ con cháu trong một gia đình Việt tại Mỹ.

***
Lão Tâm nay đã nghỉ hưu, hằng ngày thường giúp bà xã làm việc nhà, duy chỉ có việc giặt quần áo là ông không được phép rớ tới.
Một hôm, bà nhà bị đau lưng chẳng làm được gì. Ông len lén mang sọt quần áo dơ đến phòng giặt đồ, bỏ từng món vào máy giặt, chỉ là ông không thấy áo ngực của cô con gái, tưởng là bị sót ở đâu, ông trở về phòng hỏi bà nhà. Bà nói "làm cha mà đi lo mấy việc của con gái làm gì"". Ông cụt hứng bỏ về ngồi ở phòng khách.
Trinh Trinh từ ngoài vào nhà với hai túi to, bỏ túi xuống đất rồi cởi bỏ áo khoác ngoài, cái áo hai dây nhỏ xíu không đủ che hết bộ ngực sắp sửa lộ hết ra ngoài, cô ta nói ở trường còn lạnh hơn nhiều mà các nữ sinh viên vẫn mặc áo hở vai đến lớp có sao đâu" Ba khéo lo!
Trinh Trinh năm 16 tuổi đã muốn có cái xe của riêng mình và muốn làm việc ngoài giờ để kiếm tiền tiêu vặt. Lão Tâm kiên quyết không chấp thuận, chỉ khi nào cô ta đủ 18 tuổi mới được hưởng cái quyền lợi mà cô ta cho là "Thể hiện sự tồn tại của không gian cá nhân."
Trinh Trinh vào đại học, lão Tâm cùng ba đứa con trai hùn tiền vào mua cho Trinh Trinh chiếc SUV-all wheel drive. Ông nghĩ xe nầy bảo đảm cho Trinh Trinh tránh việc đụng xe và có thể chạy an toàn khi trời đổ tuyết. Ông cũng để Trinh Trinh làm part time ở nhà hàng trong cương vị hầu bàn, thỏa mãn cho cô ta cái tính tự mãn là đã trưởng thành như mấy đứa con tây "để nhìn thấy cái mà cha anh không nhìn thấy".


Lão Tâm càng ngày càng nhìn thấy đứa con gái của mình như con thú sút chuồng, trong lòng rất lo lắng, mà bà nhà thì cứ dửng dưng, khiến ông càng bực mình.
Một buổi sáng, ông Tâm từ phòng ngủ bước ra, ngang qua phòng con gái thấy cửa không đóng, nhìn vào ông thấy con gái chỉ với cái quần lót nhỏ xíu, áo không có, nằm quay mặt vào tường ngủ say. Ông quay nhanh về phòng gắt gỏng nói với bà nhà "không ra gì hết, bà đi coi con gái bà" bà vợ thản nhiên nói "Ông rối lên làm gì, kéo cửa đóng lại là xong thôi!"
Lão Tâm thấy bà vợ dung túng con gái quá bèn nói "Con gái làm vậy coi sao được"" bà ngắt ngang lời ông "Ông bình tĩnh chút đi, đóng cửa phòng ngủ lại, chuyện của người ta ở trong phòng ai mà lo được! Lão Tâm có vẻ tức giận nói "Được, được, để rồi coi, sẽ có một ngày con bà gọi phone về: mẹ ơi, con và thằng Jack đi cắm trại, tối nay không về, rồi một hôm khác, nó sẽ dẫn về một thằng mắt xanh, nói với bà, mẹ ơi, tối nay thằng John ngủ lại nhà mình, nó ngủ phòng con. Tôi coi bà tính sao."
Bà Tâm trừng mắt nhìn ông nói: "Ông thực là điên! Con cái lớn rồi, chúng nó có thân tự nó lo, ông không cần để mắt tới!"
Lão Tâm từ đó bịnh luôn.
Mừng sinh nhật ông, dâu con dẫn cháu về chúc thọ. Đến lúc cắt bánh sinh nhật, các con hỏi ông ước nguyện gì, ông chỉ lên tường chỗ có hàng chữ ông đã nắn nót "Hãy giữ truyền thống và văn hóa Việt" rồi xẵng giọng nói "các con hãy theo đó mà làm."
Trinh Trinh chạy đến ôm ông nói "I love you, I love Vietnamese culture too" rồi quay sang mẹ ngọng nghịu tiếp "mẹ ơi, mẹ đã rửa cái quần bò của con chưa" Tối nay con phải mang nó đó."
Nguy Gia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến