Hôm nay,  

Khóc Mẹ

11/05/201000:00:00(Xem: 112213)

Khóc Mẹ

Tác giả: Yến Nguyễn
Bài số 2887-28187-vb305110

Tác giả đã có bài dự Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước., nhưng không cho phần sơ lược tiểu sử. Bài mới của Yến Nguyễn năm nay viết về người Mẹ vừa ra đi ở quê nhà, với lời ghi “Kính dâng Mẹ. Mother s Day 2010.”

***

Mẹ kính yêu của con,
Mấy tháng nay con khó ngủ cách lạ kỳ. Nhiều đêm đến 2, 3 giờ sáng mệt lắm mới thiếp đi. Có những lần gặp Mẹ trong mơ thấy Mẹ buồn nhiều lắm. Nửa năm nay, mỗi lần gọi về thăm, em con đều nói Mẹ ngủ. Mẹ ăn được, ngủ được thì con mừng. Ngày nào con cũng cầu nguyện cho Mẹ khoẻ và vui. Con nhớ lắm. Mười lăm năm sống ở Sài Gòn với con chỉ có 3 lần Mẹ về Giồng Tháp, Gò Công.
Lần thứ nhứt Mẹ về để cho xây hai hồ nước dành phân phát cho người lối xóm lúc vào mùa nắng hạn. Mẹ nói Mẹ học theo gương Bà Ngoại. Vườn cây nhà Bà Ngoại có luỹ tre chạy dài, bao bọc. Bà Ngoại thường để ngoài đầu ngõ một khạp nước mưa thật lớn cho người đi đường đỡ khát giữa trưa.
Lần thứ hai Mẹ về vào đầu mùa gieo mạ. Mẹ nói Mẹ trả tiền trước cho những người làm ruộng mà quá nghèo. Không đủ lúa ăn, không đủ tiền mua thóc giống. Dù con biết rằng sau mùa gặt chưa chắc gì họ trả nổi. Mẹ bảo rằng ngày xưa Ông Bà Ngoại con giàu có. Nhưng khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ thì cậu thứ ba của con là anh của Mẹ bị Pháp bắt, treo lên sà nhà, đánh cho chết đi sống lại mấy lần. Một phép nhiệm mầu nào đó làm cho dây trói cậu đứt ra. Cậu chạy băng lộ, băng đồng, cứ nhắm hướng Sài Gòn: Chạy! Rồi cũng tới được khu nhà sau sân banh Trần Bình Trọng, Chợ Quán. Căn nhà Bà Ngoại bị bọn lính Pháp phóng hoả thiêu rụi. Chỉ còn bộ ván gõ cẩm lai dầy quá chưa cháy hết. Vỏ đạn thì hốt cả chục miểng vùa.


Từ một tiểu thư, Mẹ thành goá phụ nghèo xơ xác.Vì Cha con đã chết trước đó mấy tuần. Ba tháng tuổi con đã biết mùi khám tù gần tuần lễ. Cả nhà được thả ra. Bà Ngoại khóc hết nước mắt. Mẹ cũng vậy. Chiến tranh. Thật là kinh khủng. Mẹ giống Bà Ngoại. Từ đó, thấy ai nghèo khổ thì thương.

Mẹ ơi,
Trước 1975, con và các em con lớn lên trong thời kỳ loạn lạc. Nhưng đứa nào cũng gia thất yên bề. Sau 1975, gia đình mình điêu đứng. Mẹ vẫn sống một nếp sống vững vàng, giàu nghị lực. Mẹ nói đất nước mình đang để tang chung. Miễn còn sức khoẻ là còn làm việc được. Người sống là một đống vàng. Mẹ không buồn đâu. Đừng lo cho Mẹ. Nhưng những ngày sống với con Mẹ có sung sướng gì đâu! Người con rể thứ nhứt của Mẹ sau hơn 6 năm tù cải tạo, đi Mỹ. Mất tăm. Người con rể thứ hai tám năm trên Đất Bắc cũng đã đem cả vợ con đi HO rồi. Thời kỳ đó sao mà khó khăn. Thư từ khó. Không có điện thoại như bây giờ. Không ai có thể gọi về thăm Mẹ. Hằng ngày con đi làm ở InterShop thì Mẹ ngồi nhà viết thư và làm thơ. Hễ con đọc là khóc. Con thương Mẹ. Con thương cuộc đời của Mẹ mãi lo cho con cháu. Mẹ nói: mình sống giữa chiến tranh mà. Nghèo thì khó. Nghèo thì khổ đó. Nhưng con cháu của Mẹ còn sống, còn bình yên là Mẹ vui rồi. Biết bao gia đình có chồng, con ra chiến trận rồi không thấy quay về! Con cũng vui vì con có những ngày được sống bên Mẹ. Được nghe Mẹ kể chuyện ngày xưa. Được nghe Mẹ nhắc về ông bà. Những vui buồn trong cuộc đời làm dâu của Mẹ. Những đau đớn của Mẹ khi người thân lần lượt ra đi: Cậu Năm, Bà Ngoại, Cậu Ba, Má Hai.
Mẹ nói Má Hai sống đến 99 tuổi. Mẹ sẽ sống đến tuổi 100.
Tuần tới, cả nước Mỹ mừng Mother’s Day mà con thì mất Mẹ. Mẹ mất mà con không về được. Con bất hiếu Mẹ ơi! Xin Mẹ tha thứ cho con. Con tin rằng nơi yên nghỉ đời đời Mẹ không còn hay khóc thương con cháu nữa. Mẹ cũng không còn lo âu nữa. Mẹ của con ơi!
Yến Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,196,270
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến