Hôm nay,  

Đi Chợ Việt, Đi Chợ Mỹ

26/02/201000:00:00(Xem: 266250)

Đi Chợ Việt, Đi Chợ Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2874 -1628974- vb6026110

Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ rất được quí trọng. Ông tham dự từ năm đầu và sau một giải thưởng, vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, chỉ để hỗ trợ và cổ võ giải thưởng.  Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức). Định cu tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông chỉ mới hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***
Vợ chồng bác Chín thường thích đi chợ Việt nam hơn chợ Mỹ. Bác Chín gái thường nói chợ Việt nam có nhiều mặt hàng rẽ hơn chợ Mỹ. Ví dụ như lon sửa ông già với chồm râu dài tới rún, ta thường gọi là Sửa Ông Thọ, chợ Việt nam bán 1$45 cent, có chợ bán 1$ 59 cent, chợ Mỹ để giá 2$39 cent, có chợ để giá 2$59 cent ( thời giá khi đó, bây giờ có thể thay đổi) v...v...Nhưng bác Chín trai  có cái tật là chỉ lái xe chở vợ đi chợ thôi, dù chợ Mỹ hay chợ Việt; bác không bao giờ cùng vợ vào chợ mua hàng. Bác thường dùng thời giờ ngồi chờ vợ trong xe ngoài parking lot, bác ung dung mở các tờ báo hàng ngày đem theo ra đọc; nhưng bác thích nhất là đọc tờ Việt báo. Bác đọc không sót một mục nào, từ tin thời sự, thời cuộc, thư Sài gòn, trang thẩm mỹ, quảng cáo, chia vui, chia buồn v...v... nhưng bác chú ý đặc biệt đọc mục Viết Về Nước Mỹ  của các  "nhà văn tài tử" ở khắp các tiểu bang nước Mỹ, ở Việtnam, ở Úc, ở Pháp v...v...viết gởi đến cho tòa soạn.
Những  "nhà văn tài tử" nầy, họ thường viết lại những sự thật xảy ra cho họ, bạn bè, bà con, chòm xóm. Đa phần không phải là những chuyện hư cấu, tưởng tượng hay tiểu thuyết, cải lương. Đôi khi họ cũng thêm chút mắm muối cho câu chuyện có đầu, có đuôi, linh động nhưng cốt truyện vẫn là sự thật. Hơn nữa, tổ tiên ta có câu " Có Tích Mới Dịch Ra Tuồng". Họ viết để gởi lòng mình vào câu chuyện, thấy sao, nghe sao, viết vậy, xong gởi đi không mong đạt được giải thưởng, nhưng họ thật sự thích thú thấy lòng mình, ý mình muốn nói, muốn thuật lại được trải dài trên trang giấy của tờ báo. Bác Chín thường nói: "Đối với tôi, những bài viết VVNM trên Việt Báo lôi cuốn tôi lắm. Tôi khỏi cần đi khắp nơi, chỉ ngồi môt chỗ mà cũng biết hết mọi chuyện xảy ta trên nước Mỹ nầy của người tỵ nạn Việtnam " Hỉ, Nộ, Ái, Ố" có đủ." 
Bác canh giờ rất hay, vừa đọc báo, thỉnh thoảng bác ngừng lại chốc lát, nhìn  vào chợ, đoán chừng bác gái sắp  đẩy xe chợ ra, bác vội để tờ báo xuống, tung cửa xe,  chạy đến bên vợ dành đẩy xe , và nhanh nhẹn chất hàng vào cốp. Bác gái chỉ xách bóp đi theo sau. Về tới nhà, bác đem các bịch hàng vào nhà. Bác lăng xăng chất các thức ăn vào tủ lạnh, và cùng vợ thổi cơm. Bác vo gạo nấu cơm, bác gái làm cá, lặt rau, nấu canh. Ăn xong, bác thường dành dọn bàn, rửa chén giúp vợ. Bác nói  " bàn tay em đẹp vậy, trắng bót mà em dùng xà phòng rửa chén riết hư đi, coi sao được." Bác Chín gái mĩm cười, nhỏ nhẹ trả lời: "Sao hồi anh ở tù Cộng sản mới về, anh cầm tay em nâng lên rồi khóc mà. Bộ hồi đó anh chê tay em sao!". Bác nói: "Bàn tay em lúc đó chỉ còn da bọc xương, bàn tay gân guốc, bàn tay lặn lội ruộng đồng, sớm nắng, chiều mưa, nhổ mạ, cấy lúa, tàt nước, lòng bàn tay chai cứng, khô cằn, bươn chải kiếm cơm nuôi con dại thay anh đang bị bọn cầm quyền Cộng sản nhốt ngoài Bắc; nên nghĩ tội em quá, thương em quá, anh khóc đấy! Đâu phải chê! Bàn tay em lúc đó, đâu được như bây giờ, bàn tay trắng muốt, ngón tay búp măng, ngồi làm việc tám tiếng mỗi ngày trên máy điện toán ở Sở, thảo ra những chương trình, viết những văn thư giao dịch cho công ty. Anh cầm bàn tay em lúc trước và bây giờ có hai xúc cảm khác nhau. Một nỗi đau đớn và uất hận khôn cùng! Một nỗi hạnh phúc và sung sướng không tả được. Em biết không" Giờ đây, có mặt anh bên cạnh, anh phải biết giữ gìn bàn tay đẹp đó cho em chứ." 
Những lời đối đáp ân tình, và lối cư xử giúp đỡ vợ như vậy; nên bác Chín gái thấy tình chồng vợ không gì hạnh phúc hơn nữa. Bác đối xử với vợ không có cái lối " Chồng Chúa Vợ Tôi" như thời phong kiến xa xưa đâu. Mà trái lại, bác là cái gốc cây vững chắc cho vợ con dựa váo.
Khi mới tỵ nạn Cộng sản qua Mỹ, bác chấp nhận làm những công việc chân tay nặng nề, không từ chối làm thêm những giờ phụ trội thứ bảy, chủ nhật để đủ tiền nuôi sống vợ con khỏi phải nhờ đến chính phủ trợ cấp, và dành ra chút đỉnh gởi về cho mẹ già ở Việt nam. Ngoài ra, bác còn  hết lòng giúp đỡ vợ làm hết mọi việc trong nhà những khi rãnh rỗi; nhưng bác kỵ nhất là cùng vợ đi lang thang trong chợ mua sắm. Bác gái biết tính chồng như vậy, nên chiều chồng, không trách móc gì cả, riết thành thói quen. Có nhiều lần cùng vợ đi chợ, bác quên cầm theo tờ báo, bác gái còn nhắc: "Anh quên cầm theo tờ báo rồi!". Bác gái còn chọc quê, nói đùa: " không lẽ anh ngồi ngoài xe ngủ gà, ngủ gật, ngáp ngắn, ngáp dài hay nhìn ông đi qua, nhìn bà đi lại, nhìn các cô mặc  "mini- jupe"  nhún nha, nhún nhẩy trên đường sao! ".
Nay các con của hai bác đã lớn, một số đã có gia đình, dọn ra ở riêng, có cháu chưa chồng, chưa vợ cũng dọn ra ở gần sở làm cho tiện việc đi lại. Hai vợ chồng bác chưa tới tuổi hưu, bác trai sáu hai, bác gái sáu mươi nên còn phải đi làm nhiều năm nữa để trả "ốp" căn nhà, và chờ ngày hưu trí. Thường cuối tuần, hai bác hay nấu nướng, có khi nồi bún riêu, nồi phở, nồi bún bò giò heo, cá nướng v...v...xong gọi các con cháu về chơi. Có bữa chúng lục tục kéo về đầy đủ, có hôm chỉ một vài đứa đến tham dự, những đứa khác gọi điện thoại là bận công việc riêng tư nên không đến được. Mỗi lần chúng về nhà, rồi đi, hai  Bác dọn dẹp mệt nghỉ. Tuy vậy, họ vẫn thấy vui vẻ và hạnh phúc lắm!
Cuộc sống hai bác đều đặn, mẫu mực như vậy; nhưng ở đời không ai biết được chữ NGỜ, những việc lành, dữ xảy ra như ánh chớp khi trời giông bão mà con người không thể tiên đoán trước được. Hình như có sự sắp xếp của Thượng đế, số mạng, định mệnh của mỗi người đã sắp sẵn từ lâu. Một bữa trên đường lái xe đi làm về, bác gái  bị một người say rượu lái xe chạy ngược đường một chiều, chiếc "truck" tông mạnh vào cây cản trước, bác gái bị thương nặng. Xe cứu thương chở vào bệnh viện, chỉ mấy giờ sau từ trần.
Còn nỗi đau đớn nào hơn nữa cho bác trai và các con của Bác. Bác Chín bây giờ thành con gà trống; nhưng gà trống không phải nuôi con; vì chúng đã trưởng thành. Mỗi khi đi làm về,  Bác phải tự túc nấu ăn hay ghé vào các tiệm fast food. Khi nào muốn ăn đồ tươi, chuyện chẳng đặng đừng, bác phải đi chợ. Bác tự mua sắm những thứ cần thiết. Giờ đây, có khi Bác đi chợ Mỹ, khi chợ Việt. Một hôm, bác Chín vừa đẩy xe chợ ra, gặp kẻ viết bài nầy đang thả bộ nơi bãi đậu xe, tính vào chợ Ralphs (chợ Mỹ). Bác vồn vã chào hỏi:


-Ủa! Chào anh Tám. Lâu quá không gặp. Đi đâu mà lạc vào đây vậy"
-Tính vào chợ mua mấy xâu bia về lai rai với mấy thằng bạn trên Sacramento xuống chơi. Chiều nay, tuị nó  hẹn đến thăm đó mà. Anh còn nhớ tuị thằng Bển, thằng Lượm, thằng Sơn khóa mình không" Nhân tiện, mời anh qua chơi luôn nhé!
  - Nhớ sao không nhớ. Hồi ở Sài gòn, mỗi lần được về phép, tụi nó thường nhậu quất cần câu ở Soái Kính Lầm trong Chợ lớn. Có lần say quá, lái xe lạng quạng bị quân cảnh tuần tiểu hốt vào quân trấn. Tôi phải đi nhận lãnh mấy ông thần đó ra đấy.
  - Vậy chắc chắn chiều nay anh qua chơi nhé. Tuị nó sẽ ngạc nhiên và mừng lắm khi gặp lại anh đó.
Họ gặp nhau nhắc lại những kỷ niệm thời trai trẻ ở trong quân ngũ, kể lại những trận đánh long trời lỡ đất với Cộng sản Bắc Việt mà sự chết sống chỉ là gan tấc, hồi tưởng những dã man, tàn bạo của bọn cai tù ở các trại tù Cộng sản ngoài Bắc, trong Nam, những mối tình chợt đến, chợt đi ở những nơi dừng quân khắp bốn vùng chiến thuật. Bỗng " Quan Ba" Bền phát ngôn:  " Hồi năm 67, đơn vị tôi đụng mạnh với bọn chính qui Cộng sản Bắc Việt ở mặt trận An Lão, miền núi tỉnh Bình Định, anh em có bắt sống được một cán binh Việt Cộng, cấp bậc tiểu đoàn trưởng, tuổi cở 36, 37, và  dẫn đến cho tôi thẩm vấn sơ khởi trước khi giao về cho trung tâm thẩm vấn tù binh. Tôi mời anh ta điếu thuốc và hỏi:
 "Anh cảm thấy thế nào khi đụng trận với chúng tôi"”
Anh tù binh nầy xem ra cũng tỉnh lắm, không tỏ vẽ run sợ, khiếp đảm như những cán binh khác. Anh ta trả lời:
 "Chúng tôi ngán nhất là khi đụng trận với nhảy dù, lính thủy đánh bộ (ý nói Thủy Quân Lục Chiến của ta) biệt động, biệt kích, thám báo của các anh. Tụi tôi biết là trước sau gì cũng  "Chém Vè"(1) thôi, nếu muốn còn sống để trở về đất Bắc với vợ con.
- Còn khi các anh đụng với quân đội Mỹ thì sao"
-  Nói ra các anh cho chúng tôi nói khoác, phét lác. Mà đây là sự thực đó. Đụng trận với họ hả" Ăn cơm sườn đấy. Chúng tôi chỉ sợ phi pháo của họ thôi. Hỏa lực họ khiếp đảm lắm! Núp dưới hầm sâu, không trúng mảnh, trúng đạn gì hết vẫn bị hộc máu ra mà chết đấy. Ngán chỗ đó thôi! Nếu không pháo, không máy bay phản lực bỏ bom, bắn "rocket" thì chúng tôi được bữa cơm sườn no nê, phủ phê đấy. Hành quân chiến trận mà họ xài đôi hình nầy, đội hình nọ, nguyên tắc như trong xi-nê, bắt đầu súng nổ là họ gọi nhau ơi ới, chạy qua, chạy lại lung tung chỉ làm bia cho chúng tôi bắn. Theo tôi nghĩ đánh trận là phải tùy cơ ứng biến, kinh nghiệm, liều lĩnh và gan dạ. Lính Cộng Hòa các anh được tiếng gan dạ và liều lĩnh. Quân Mỹ hành quân trong rừng mà máy bay thả bia hộp, cô- ca- cô-la xuống cho lính uống. Nhiều khi thả trật qua chúng tôi. Anh em được bửa no say. Nhưng phải xem chừng các đồng chí chính ủy. Quân Mỹ đúng là lính tư bản."
- Tại sao phải xem chừng mấy cha chính ủy.
- Thì họ đâu có cho xài đồ ăn của tư bản. Phải góp lại chuyển về tư lệnh.
- Chắc dành cho mấy tên cán bộ cỡ bự xài chớ gí!
- Nghe dư luận đồn vậy; nhưng tôi không rõ lắm!
Rượu vào, lời ra, các bạn đang sôi nổi nói chuyện trận mạc, anh Tám quay sang hỏi anh Chín:
-Nè! anh Chín, hồi chị Chín còn sanh tiền, tôi thấy anh chị thường đi chợ Việtnam. Sao giờ đây, anh thích đi chợ Mỹ vậy. Hay là anh tính ngắm nghé cô tóc vàng nào trong chợ đây"
Anh Chín tu luôn một hơi bia, xong để chai xuống, nói:
-Tôi nói ra thì có nhiều người hiểu lầm, nói tôi khó tính, nhận xét hồ đồ; vơ đủa cả nắm; nhưng không nói ra để trong bụng, nó tức như bị bò đá đấy.
  - Thì chuyện gì, nói lẹ lên. Hay anh đã "xỉn" rồi.
  - Trời ơi! Mới có ba chai Heineken này mà say sao! Nè! Thằng Lượm đang phá mồi kìa. Tôi đã ba chai, nó mới một chai chưa hết.
  -Lạc đề rồi! anh Chín, kệ nó, nói tiếp đi.
   -Nè anh Tám " Tôi đồng ý siêu thị Việt nam ở đây có những món hàng thật là rẻ so với siêu thị Mỹ. Một món hàng cùng một phẩm chất, cùng một số lượng, cùng một hãng sản xuất, chợ Mỹ bán giá mắc hơn mấy đô-la. Như xâu bia Heineken mười hai chai tụi mình đang uống đây, chợ  Mỹ bán 16$99 cent, chợ Việt bán 14$, có khi họ bán sale có 12$.  (Thời giá lúc đó bây giờ có thể thay đổi). Phần nhiều những chủ chợ Việtnam họ lấy công làm lời; nên giá hàng thường rẻ hơn chợ Mỹ, nhưng tôi thích đi chợ Mỹ hơn; vì tôi muốn thấy nụ cười, cử chỉ vui vẻ trên nét mặt của những cô tính tiền. Tôi đẩy xe chợ lên quầy tính tiền, cô  "cashier" Mỹ lời đầu tiên hỏi tôi:"Hi!  How are you today" (Chào ông! Hôm nay, ông có mạnh khoẻ không")" Và trên môi nở ra nụ cười tươi như hoa, vui vẻ, thân mật. Tính tiền xong, họ còn hỏi tôi có cần người giúp đưa hàng ra xe không, và họ không quên nói lời cảm ơn khi tôi trả tiền cho họ. Một số chợ Việt nam thì khác, có những cô "cashier" khi vừa bấm máy tính tiền cho khách, vừa nói chuyện điện thoại, máy gắn vào lỗ tai, oang oang như chỗ không người, vừa nói, vừa cười dòn dã với người bên kia, miệng nói, tay gỏ máy, mắt nhìn vào bàn phiếm, không hề biết người khách đứng tần ngần cạnh đó là ai, và đừng mong họ nói lời chào hỏi hay cảm ơn như những cô tính tiền chợ Mỹ đâu. Đầu tóc tôi bạc trắng, tuổi tôi đã gần thất thập mà khi tôi ký check trả tiền, cô ta hỏi YOU đưa xem bằng lái xe. Sao cô không nói hẳn câu tiếng Việt đi mà gọi tôi là YOU. Còn có những cô đứng tính tiền chợ như việc làm cực chẳng đã, nét mặt như đưa đám, không thèm nói một lời nào với khách, xem thường những người đi chợ. Họ có biết đâu rằng những người đi chợ là những chủ nhân trực tiếp của mình, là người đem công việc làm đến cho họ đó. Chợ ế ấm, họ sẽ bị mất việc, chủ sẽ layoffs họ ngay!
Bác Chín như chưa hết ấm ức, nói tiếp:
-Tôi nói thật, dù giá hàng chợ Mỹ có mắc hơn, tôi vẫn thích đi chợ Mỹ để nhìn thấy nụ cười, lối đối xử lịch sự, nhã nhặn của những cô tính tiền, những nhân viên làm việc trong chợ Mỹ.
-Anh Chín ới! " Mía Sâu Có Đốt Nhà Giột Có Nơi". Đâu phải chợ Việt nam nào cũng có những cô tính tiền như anh phàn nàn đâu. Bỏ qua đi anh Chín.
-Thì tôi đã bỏ qua rồi mới kể chuyện nầy cho các anh nghe chơi đấy.
                 Nguyễn Hữu Thời

(1)"Chém Vè": từ cán binh Cộng sản thường dùng, có nghĩa là đánh ngang một cú rồi bỏ chạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,035,728
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến