Hôm nay,  

Tản Mạn Ngày Xuân

19/02/201000:00:00(Xem: 185146)

Tản Mạn Ngày Xuân

Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 2868 -1628968- vb6021910

Tác giả là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona, đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với bài "Nước Mỹ và tôi."   Tiếp theo là các bài "Không Cho Phép Mình Quên"; "Homeless tại Mỹ." "Lễ Tạ Ơn 2008". Sau đây là bài viết mới nhất cho giải thưởng năm thứ mưới, mừng Tết Canh Dần, 2010.

***

Thấm thoát vậy mà gia đình tôi lại chuẩn bị ăn cái Tết năm thứ 15 trên quê hương mới.
Có sống tại Little Saigon rồi, mới cảm thấy cái may mắn khi Xuân về. Còn đến cả tháng mới Tết, mà không khí Xuân đã tràn ngập khắp nơi. Phố xá, hàng quán như khoác lên mình tấm áo đẹp chuẩn bị đón mừng năm mới. “Nếu tụi con không đến thăm như vầy, Cô Dượng cũng không nhớ  Tết sắp đến rồi”, bà Cô của bà xã tôi cười nói khi chúng tôi đến thăm và biếu Tết. Màthành phố Long Beach đâu có xa xôi gì cho cam, cũng chỉ cách Little Saigon khoảng hơn 30 phút lái xe.
Hầu như  tất cả các chợ trong vùng gần Little Saigon đều có gian hàng giành riêng cho Tết. Tại các quầy thâu ngân, người ta cũng thấy những thiệp Xuân, bao lì xì, những lồng đèn đỏ, những phong pháo chưng Tết được bày bán hay treo khắp nơi. Bánh mứt Tết do các công ty của người Việt cung cấp, được bày bán đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì, từ bánh chưng, bánh tét, mứt bí, mứt dừa, mứt gừng, đến cả bánh tổ đường phèn cũng có. Các cơ sở làm các loại giò chả, giò đầu, thịt nguội ngon vànổi tiếng thì tha hồ đắt khách.  Các nhà hàng nhận đặt gói bánh chưng, bánh tét cả tháng trước Tết. Tại các cộng đoàn công giáo các em trong tổ chức Thiếu nhi Thánh thể, được sự trợ giúp của phụ huynh, gia đình, cũng nhận làm bánh chưng, bánh tét, giò chả, bán cho giáo dân, nhằm gây quĩ sinh hoạt cho năm mới.
Hoa dành cho Tết thì mỗi năm mỗi đẹp hơn. Những cành mai rừng, sau nhiều năm dưới bàn tay chăm sóc, lai ghép của người Việt, đã đượm sắc Xuân hơn, đua nhau khoe màu bên cạnh hoa đào, hoa lan. Các cơ sở kinh doanh của người bản xứ cũng không khoanh tay đứng ngoài cuộc. Những năm gần đây, khoảng độ một, hai tháng trước Tết, công ty Costco lại bày bán những chậu  hoa lan, hoa tulip nhằm phục vụ nhu cầu mừng Xuân của người châu Á. Các ngân hàng cũng tung ra những đồng tiền mới toanh nhằm đáp ứng nhu cầu lì xì Tết của thân chủ. Chợ hoa, hội chợ Tết, diễn hành Xuân đem lại không khí Tết cho người Việt xa quê hương. Và có cả tiếng pháo nổ đì đùng nữa. Nhiều chủ nhân các gian hàng bán Tết không biết có phải vì buôn may bán đắt hay không, lâu lâu lại hào phóng đốt cả một dây pháo thật dài làm nức lòng người du Xuân.
Nhìn những lượt người đông đúc chen chân trong các chợ hoa Xuân, không ai có thể nghĩ được kinh tế vẫn còn đang xuống dốc. Kiếm được một chỗ đậu xe quả là cả một vấn đề, khi xuống phố Bolsa trong những ngày này. Tôi lái xe vòng vòng tìm chỗ mà tìm hoài vẫn không thấy, chưa biết tính sao, thì thật may mắn, bà xã tôi nhìn thấy một tấm bảng chỉ đường vào một bãi đậu xe, mà lại được đậu miễn phí. Bãi đậu xe rộng rãi này thuộc một khu nhà mới xây, nằm ngay sau lưng trung tâm băng nhạc Vân Sơn trên đường Moran, gần sát khu Phước Lộc Thọ, thật là hết sức thuận tiện. Có lẽ vì nó còn mới quá nên không có nhiều người biết đến.
Nghe tôi phàn nàn về cách lái xe hết sức vô tội vạ của nhiều người, chẳng còn lề trái, lề phải gì cả, bà xã tôi cười nói “Thôi mà, ba ngày Tết mà, có chen chúc, chật chội như vầy mới vui, mới có không khí Tết chứ!”. Và chắc cũng vì suy nghĩ “ba ngày Tết mà”, nên phép vua hay lệ làng gì đó cũng phải nhường bước cho người Việt buôn bán Tết. Một cái chợ nhỏ được phép hình thành ngay trước các các cửa tiệm hay nhà hàng gần khu chợ ABC. Một cảnh sát viên lâu lâu lại ghé qua nhắc nhở mọi người nhớ đi lại bên trong phần lòng đường, vốn dĩ hằng ngày dành cho xe cộ qua lại, nay được chăng thêm mấy sợi dây màu vàng làm đường đi dành riêng cho khách mua sắm Tết. Và chắc cũng vì “ôi ba ngày Xuân mà” nên những nhân viên công lực của thành phố Westminster này cũng thật nhẫn nại với các bàn bầu cua, cá, cọp, tài xỉu được mở ra trước khu chợ Hoà Bình, để những người có máu mê đỏ đen hay muốn tìm chút may rủi đầu năm sát phạt lẫn nhau. Cứ như cảnh bắt cóc bỏ vào dĩa. Đám đông tản ra thật nhanh khi thấy bóng sắc phục. Những tờ bầu cua bị bỏ lại trên bàn, nhanh chóng bị các nhân viên này xé bỏ, quăng vào đầy một cái thùng giấy thật to đã được để sẵn gần đó. Và rồi mọi chuyện đâu lại vào đó ngay khi họ vừa quay lưng. Và rồi tiếng sang sảng gọi mời “Hai con bầu, một con cá nha. Nhanh tay đặt vô bà con ơi!” lại vang lên rõ mồn một.
Với sự lớn mạnh của cộng đồng người Á châu, biết đâu sẽ chẳng có ngày, ít nhất tại tiểu bang California này, Tết sẽ trở thành ngày lễ chính thức, các trường học sẽ được nghỉ, học trò gốc Việt được ung dung ăn Tết mà phụ huynh không phải nhận giấy nhắc nhở của nhà trường “dù biết rằng Tết nhất là truyền thống cao đẹp của quý vị nhưng xin đừng quên đem con em đến trường đầy đủ như thường lệ”.
Năm 1995, gia đình tôi ăn cái Tết đầu tiên trên đất Mỹ. Mọi thứ lúc đó còn quá mới mẻ. Cả nhà chưa có xe và cũng chưa ai biết lái. Sống cách Little Saigon có mấy con đường mà chẳng ai biết. Đi đâu cũng nhờ mấy anh chị con bác bảo trợ đưa đi. Chỗ nào cũng thấy sao mà xa quá. Sang đến Mỹ, còn độ chưa đến một tháng thì Tết. Năm đó trời lại mưa nhiều, tôi càng thấy nhớ quê hơn, nhớ Ngoại tôi đã cao tuổi ở Mỹ Tho hơn. Tết đến mà không khí trong nhà không có vẻ Tết tí nào hết. Tôi và nhỏ em bàn nhau phải làm một cành mai chưng Tết. Đợi cho đến hơn mười một giờ đêm, hai anh em tôi rón rén xuống sân của khu chung cư. Tôi cầm theo một con dao chặt thịt thiệt to. Con dao này, và cả một thớt gỗ nặng chịch, đã được Má tôi cụ bị mang theo khi rời khỏi Việt Nam vì nghe ai đó nói, sang Mỹ là tìm không ra đâu. Nhỏ em tôi khúc khích cười, đi sau bưng một cái ghế cao và cầm theo một cây đèn pin. Một lúc, sau khi tìm được những nhánh cây vừa ý, tụi tôi lấy vội đồ hành nghề ra. Tôi bắt ghế  rồi leo lên, một tay với, một tay chặt lấy chặt để, trong khi nhỏ em tôi vừa soi đèn vừa dáo dác nhìn quanh, trông chừng bà quản lý khu chung cư. Nhờ trời thương, công việc diễn ra trót lọt, hai anh em tôi vội vàng ôm về nhà chiến lợi phẩm vừa thu được. Thế là, mới có mười mấy tháng chạp mà phòng khách nhà tôi đã sáng lên với những cánh mai vàng, bằng giấy, dưới bàn tay khéo léo của nhỏ em tôi. Một chút Xuân sớm đã làm cho cả nhà ấm hơn.


Nhìn những cụ Ông, cụ Bà, áo mới, vui cười, đi cùng con cháu thưởng lãm hoa Xuân, tôi lại nhớ đến Ông Bà Nội tôi. Bà tôi mất đi khi Ba tôi còn đang “học tập” ngoài miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Cả nhà đều giấu không cho Ba tôi hay. Ông tôi mất đi khi con cháu chưa đứa nào thành đạt, cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, cực nhọc. Ông Bà không còn, để bây giờ con cháu được nhìn thấy, được mời Ông Bà ăn miếng ngon, lái xe đưa Ông Bà đi đây đi đó, con cháu được khoanh tay mừng tuổi Ông Bà khi Xuân về.
Bà tôi sau ngày mất nước, tuy tuổi đã cao, đã phải bưng ít củ hành, củ tỏi ra ngồi bán ngoài chợ, phụ đỡ Mẹ tôi bớt gánh lo. Đây là thành quả của “cách mạng” đem lại cho người dân miền Nam chăng" Mẹ tôi, một cô giáo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, không làm sao lo được cho gia đình nếu không có sự đùm bọc của Ngoại tôi từ Mỹ Tho. Chừng độ một vài tuần hay một tháng, Ngoại tôi lại nhờ xe đò của người quen dấu đút ít gạo hay ít trái cây chuyển lên Saigon tiếp tế cho gia đình tôi. Hồi đó, mỗi lần Tết gần đến, Mẹ tôi và mấy thầy cô giáo đồng nghiệp lại “hân hoan” chờ bốc thăm để lãnh được một chút thịt, khoảng nửa ký lô đường để ăn Tết.
“Năm nay chị có đi thăm anh không"”, cô Ngọc, một  đồng nghiệp đàn em của mẹ tôi thăm hỏi. “Nếu chị cần, em nhường cho chị phiếu của em đó!”, cô nói tiếp. Vậy là lâu lâu Mẹ tôi lại có được chừng một ký thịt để dành làm chà bông gửi ra cho Ba tôi đón Xuân nơi rừng núi Vĩnh Phú. Ôi tình người mới qúy làm sao!
Nhìn một bà cụ đầu quấn khăn, ngồi bên hàng, bán ít quả ớt, quả chanh, tôi ghé lại hỏi thăm và mua giúp Bà. “Gần Tết rồi, ra bán cho vui. Mấy thứ này Bà trồng trong vườn nhà. Con cháu đứa nào cũng bận rộn. Ra đây, vừa nói chuyện, vừa ngắm người đi chợ Tết, cho vui”. Nội tôi hồi đó kiếm đồng tiền  khó khăn lắm, chứ không phải cho vui. Vậy mà lâu lâu Nội vẫn dúi cho tôi vài đồng. “Nội cho tiền con ăn bánh. Đừng có nói cho chị em con biết, tụi nó phân bì”, Nội cười hiền lành.
Tôi cũng còn nhớ, có lần  tôi đang say sưa ôn một bài lịch sử, thì Nội tôi bỗng dưng quất cho tôi một roi đau điếng. “Vua gì mà có vua đầm lầy"”, Nội la tôi. “Thiệt mà Nội, ông này giỏi đánh trận trong đầm lầy nên người ta gọi là Vua Đầm Lầy”, tôi xuýt xoa phân trần. Trong suy nghĩ  chất phác của Nội tôi, vua là phải ở những nơi cao sang, giàu có. Đêm nào trước khi đi ngủ, Nội cũng kể đúng có một chuyện “rước ông thánh Vicente vào nhà thờ là trời đổ mưa như trút nước”. Tôi thường lăn ra ngủ khoèo trước khi Nội tôi kể xong câu chuyện.
Và cũng vào một mùa Xuân , mùa Xuân 1973, mùa Xuân đầu tiên sau ngày hiệp định Paris được ký kết, dù còn rất nhỏ nhưng tôi vẫn nhớ như in. Ông tôi bỏ dở những bức tường nham nhở, đang được quét vôi chờ đón Tết. Bà tôi trở nên gần như điên loạn, hay quên khi nhận hung tin chú tôi, một chiến binh Biệt Động quân, bị trọng thương rồi mất tích trong đợt hành quân dành dân, lấn đất một ngày trước khi hiệp định có hiệu lực.
Tôi cũng nhớ Bà Cố Mười của tôi ở Mỹ Tho. Bà sống lủi thủi có một mình, huê lợi trông vào giàn lá trầu và vài cây cau trước nhà. Bà sống thanh bần, đầy lòng tự trọng, không chịu nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của con cháu. Tết nào Bà cũng đổi ít tiền mới để lì xì cho con cháu. Tôi tuy đã lớn nhưng năm nào cũng háo hức khoanh tay, xếp hàng với mấy chị em, chờ chúc tuổi Bà. “Thôi con lớn rồi, Cố đừng lì xì con nữa”, tôi phân trần. Cố cười hiền lành, run run nói, “Tội nghiệp mấy chị em bây, Tết nay Cha bây còn ở trong tù ngoài Bắc”. Khi tuổi cao, sức yếu, Cố tôi đã nhịn ăn mà chết, nhất định không làm phiền đến con, đến cháu. Mỗi lần có dịp về lại Mỹ Tho, tôi đều cố gắng nhớ, ghé qua thắp cho Bà một nén nhang. Nhìn căn nhà lạnh tanh, không hơi người, tôi không khỏi chạnh lòng. Năm nay có ai sẽ ghé ngang thắp nhang mừng tuổi cho Cố không"
Tết lại đến. Trong niềm vui đón Xuân, bên mâm cơm cúng tổ tiên năm nay, vẫn có những bà Mẹ, những người Cha bùi ngùi cầu nguyện, thương nhớ những đứa con, những đứa cháu đã bỏ mình trên biển Đông, trên đường rừng Cambodia, hay Thailand, hay trong những trại tị nạn trên những đảo tạm dung ở Hong Kong, Philippines hay Indonesia. Cũng vẫn có những bà Mẹ, những người vợ lâm râm cầu nguyện cho những người chồng, người Cha, thân bằng quyến thuộc đã bỏ mình trong tù cải tạo. Và cũng vẫn còn đó biết bao người con, dù sống xa quê hương, vẫn nguyện cầu cho Việt Nam, một mảnh đất hiền hòa đã chịu quá nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh, và hiện vẫn đang lầm than dưới bàn tay một bọn vô thần, vô tổ quốc. Nguyện xin ơn trên gìn giữ những người lính đang chiến đấu trên các chiến trường Iraq, Afghanistan, cũng như ủi an, nâng đỡ gia quyến của họ. Nguyện cầu cho quê hương Việt Nam mau sớm thái bình, tự do, mọi người dân được sống ấm no, người Việt Nam được ngẩng mặt với thế giới. Xin nguyện cầu cho đất nước Hoa Kỳ này sớm vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế, trở lại vị trí xứng đáng làm đầu tàu cho thế giới.
“Ba ơi, Mẹ nói Tin hỏi Ba coi Tin mặc áo dài có đẹp không"”, thằng bé con cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Nhìn thằng bé với chị nó xúng xính trong chiếc áo dài the, lòng tôi dâng lên một niềm vui, hạnh phúc khôn tả. Được sống trong vòng tay yêu thương, lo lắng của Cha Mẹ, Ông Bà, được sống trong một xã hội mà tôi cho là thiên đường của những ai yêu quí sự học, yêu quí sự tự do, bình đẳng, những đứa bé này sẽ trở thành những thanh niên, thanh nữ xinh đẹp, tự tin, giỏi giang làm rạng danh nòi giống Việt Nam. Chúng chính là những nụ hoa Xuân làm cho gia đình tôi ấm hơn, hạnh phúc hơn khi mà ngoài kia Xuân đang gõ cửa mọi nhà.
Nguyễn Khánh Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,207,877
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”