Hôm nay,  

Cái Bình Sữa Đẹp Nhất

07/02/201000:00:00(Xem: 20353)

Cái Bình Sữa Đẹp Nhất

Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số 2858 -1628928- vb8020710

Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Từ  ba năm qua, bà là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ.  Hiện bà cư trú tại Los Angeles. Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ). Sau đây là bài viết mới của bà, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010, hiện đang phát hành khắp nơi.

***

Năm nào cũng thế, cứ khi bắt đầu gỡ lịch tháng mười là tôi bứt rứt trong lòng.
Năm nào cũng thế, tôi phải ráng viết ít nhứt một bài để gởi Việt Báo số Tết.
Bây giờ giữa tháng mười rồi mà tôi chưa viết được một dòng nào.
Thói quen của tôi khi viết bài thì vặn Tivi, có tiếng động mới suy nghĩ ra. Còn đang đắn đo về đề tài thì tai tôi loáng thoáng nghe chương trình "Nói Chuyện Với Bạn" do một danh hài điều khiển.
Đề tài hôm nay là vấn đề ngày xưa nuôi con bằng sữa mẹ, đến thời gian nuôi con bằng sữa bò chứa trong bình thủy tinh hay bình nhựa rồi nay người ta kêu gọi giới phụ nữ nên trở lại nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, để chứng minh cho việc kêu gọi ấy, là chuyện sáu công ty lớn nhứt nước Mỹ chuyên sản xuất bình sữa bằng loại bình làm bằng chất polycarbonate không bị bể, đã thất kiện, phải chấp thuận án tòa, ngưng tung ra thị trường nước Mỹ loại bình này.
Đề tài quan trọng gợi chú ý, tôi lắng tai nghe anh kể chuyện bên lề: 
-Vấn đề phức tạp, chuyện nào cũng có bề mặt bề trái, tốt và xấu. Không biết quí vị còn nhớ chuyện này không, tại tiểu bang Ohio, ngày 28 tháng 2 năm 2009, người đàn ông lái xe trên xa lộ chợt trông thấy người đàn bà lái xe Van bên cạnh vừa nói chuyện trên cellphone vừa cho con bú sữa mẹ. Đứa bé thì nằm trong lòng, một tay bà cầm điện thoại, một tay giữ tay lái, ngó kỷ hơn thì trong xe có thêm 3 đứa nhỏ nữa ngồi lủ khủ ở băng ghế sau. Vừa lo ngại vừa bực tức ông ta gọi cảnh sát liền và cho biết bảng số chiếc xe Van kia. Cảnh sát kiếm ra địa chỉ chủ nhân chiếc xe Van và tới tận nhà điều tra.
Câu trả lời của người đàn bà ấy là "Ừ đó. Tôi đã vạch áo cho con bú đó. Nó đói, không thể không cho ăn"
Nói gì thì nói lý gì mặc lý, cảnh sát đã đưa giấy phạt bà, tội lái xe không tôn trọng sự an toàn làm nguy hiểm tới tính mạng của nhiều người vì bà đã để đứa con nằm giữa tay lái và bà vừa lái xe vừa cho con ăn vừa nói chuyện trên điện thoại cầm tay
Trong khi khán giả lắc đầu nhăn mặt nhíu mày xì xào bàn tán, anh nói tiếp:
-... nghĩa là bà ta có vô số tội. Còn chuyện vui cười này nữa, được truyền từ mạng internet
"giờ sinh vật Cô giáo giảng bài, cuối lớp có 2 nhóc quậy đang đánh cờ ca rô.
Cô gọi: Tèo và Tí tại sao không chịu nghe giảng" Tèo hãy trả lời cho cả lớp: Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn sữa bò" 
Tèo vẻ mặt rất hớn hở tỏ ra rất thuộc bài nhanh nhảu trả lời ngay:
Thưa Cô vì sữa mẹ có các ưu điểm sau:
1. Sữa mẹ khi uống không cần pha.
2. Khi đi chơi xa không cần bình thủy nước sôi, ly tách, thìa muỗng lỉnh kỉnh.
3. Không cần đậy cất vào tủ lạnh mà không bao giờ bị hư hay hết hạn  
Và cuối cùng là .... cái bình sữa lại rất đẹp ạ!" 
Thế là khán giả cười cái rần, ngả ngiêng thoải mái, tiếp tục bàn luận với nhau về việc nên hay không nên nuôi con bằng sữa mẹ và cách cho con ăn sữa.
Đến đây thì tôi cũng à lên một tiếng.
Aaaa... phải rồi, là đây. Đây là chuyện tôi đã ấp ủ biết bao lâu rồi, muốn viết từ lâu rồi, bây giờ nhờ anh chàng danh hài nầy nhắc nhở, tôi biết tôi viết chuyện gì rồi, là
CHUYỆN CÁI BÌNH SỮA ĐẸP
Cô ba có hai người con dâu. Dâu trưởng là người Mỹ gốc Quãng Đông, dâu thứ là Mỹ rặc, tóc vàng mắt xanh.
Dâu trưởng đã có ba gái và một trai. Khi sanh được thằng hoàng tử, cô ba đã khuyên dâu rằng:
-Có con trai nối dõi rồi, con nên ngưng sanh đi. Còn phải giữ gìn sức khoẻ nữa, với lại có đông con quá sau này cực khổ lắm, nhứt là nếu mình không đủ sức lo cho chúng nó ăn học thành tài thì tội cho nó và mình cũng không vui.
Hoàng tử gần bốn tuổi rồi mà chưa có em. Có lẽ ba má nó ngưng!
Cô dâu thứ mới có hai đứa con trai. Thằng lớn hai tuổi rưởi thằng nhỏ còn bú. Chưa có công chúa nên nó sẽ còn sanh nữa.
Hai cô đã làm một điều mà cô Ba đã thiếu sót. Cả hai cô dâu đều nuôi con bằng sữa mẹ. Mỗi lần nhìn con dâu thứ choàng tấm khăn lên vai, mở nút áo ra cho con bú, cô nghĩ tới ba đứa con mình, niềm hối hận lại dâng trào. Đó là điều hối hận triền miên, lớn nhứt của cô.
Từ khi mới bắt đầu có trí nhớ, cô nhớ mỗi lần có em bé thì hình ảnh má cô vạch áo cho mấy em bú sữa là điều tự nhiên. Nhìn xung quanh hàng xóm mấy dì mấy cô cũng nuôi con y như vậy. Điều khác nhau giữa thời ấy và bây giờ là, hồi xưa vạch áo tỉnh bơ, ngày nay  phải choàng tấm khăn mỏng lên vai, che phần ngực mình và em bé lại.
Có lần, hơi xót ruột, cô ba nói bâng quơ:
-Che vậy thấy ngộp quá!
Con dâu trả lời:
-Vì giữa chốn công cộng, con che cho lịch sự, tránh làm gai mắt người khác. Khi cho con bú tại nhà thì tự do thoải mái chẳng cần che đậy gì. Đôi khi có người nói thẳng với con là cho bú giữa chỗ có người nhìn thấy là điều khiếm nhã. Thật ra, con bất cần những lời thị phi của họ vì cũng có người đã khen việc cho con bú là một việc làm hết sức tự nhiên. Chỉ khi nào cho con ăn mà có đàn ông nhìn lom lom thì con cảm thấy hơi khó chịu. Dù vậy, mỗi khi cho con con ăn sữa, con thấy rất sung sướng trong lòng, thay vì đút bình sữa cho con rồi đi làm việc khác, con đã bỏ hết tất cả mọi việc, ngưng lại, vừa cho nó bú vừa nhìn nó, và thấy nó vừa bú vừa nhìn con với đôi mắt thật sự trìu mến thương yêu làm con vui và cảm động lắm... đó là thời gian chỉ có con với nó mà thôi, dù ban ngày hay ban đêm cũng vậy, giống như có sợi dây nối liền giữa hai mẹ con.
Cô con dâu nói tới đó thì cặp mắt xanh thẳm màu đại dương hơi ươn ướt.
Ôiiii, những lời nói của cô con dâu người Mỹ tóc vàng mắt xanh của cô, có khác nào câu nói của Má cô khi xưa
Cô là đứa thứ ba trong một gia đình đông chị em, nên khi một dọc em kế ra đời, cô đều chứng kiến cảnh mẹ cho em bú. Cứ ba năm hai đứa, đứa này vừa dứt sữa thì mẹ có bầu. Đến đứa út, gia đình thật nghèo túng, lúc ấy chắc mẹ cô đã mòn mỏi không đủ sữa, phải cho em bú dậm thêm sữa bò, có phải vì thế mà nhỏ út này ốm ròm và hay bịnh hoạn"
Hồi năm nhỏ út theo chồng về quê hương, nó đem về một bức tranh sơn mài thật có ý nghĩa, cảnh người mẹ trẻ nằm võng cho con bú.
Hình ảnh này thật sự là hình ảnh của mẹ cô Ba.
Hồi mới từ Cần Thơ lên Sài Gòn, cha mẹ cô mới có chị hai, cô ba , nhỏ thứ tư và mẹ mới sanh em gái thứ năm tên Kim Loan. Gia đình cô mướn một phòng trong một căn nhà có chiều dài thậm thượt, cùng một dãy với những căn khác, nằm trên đường Hàm Nghi, Chợ Lớn Cũ.
Nhà nào trong dãy này cũng đều có lầu, từng trên chứa ba gia đình, từng dưới ba gia đình, ai mướn được cái gác lửng là sướng nhứt, chỉ một gia đình mà thôi. Ai cũng cả bầy con bốn năm đứa, sống túm rụm trong một phòng, nhà bếp nhà tắm xài chung cho nên đã xảy ra biết bao nhiêu điều hỉ nộ ái ố.
Đa số là người Tàu chính cống, chỉ có gia đình của cô ba là Tàu Việt mà thôi. Vì trong phòng chỉ để được cái giường cái tủ cái bàn là chật rồi nên Ba cô giăng cái võng giữa đường đi, cho em bé nằm trong đó. Người trong nhà ai lách đi ngang qua cũng dơ tay ra đưa một cái, lúc lắc một cái, nếu em bé thức thì họ ngừng lại ư e với nó vài tiếng, vì thế mà nhỏ em suốt ngày như trong bản nhạc: 
…ngày còn thơ nằm trên võng đưa mơ màng… (nhạc trước 75) sướng quá trời cho nên nó rất dễ nuôi
Cũng nhờ cái võng ấy mà cô ba nghe mẹ ca riết rồi thuộc lòng và  biết hát những câu ca dao ru em
"ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập gình khó đi…
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời…"
Hay là:
"Gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bề con thơ…
con thơ tay ẵm tay bồng, tay nào xách nước tay nào ru con…"
Người đàn bà Việt Nam lúc ấy như Mẹ cô, sao mà cực quá vậy"
Tay nào xách nước tay nào ru con"
Sáng dậy sớm lo bữa ăn sáng cho chồng con xong rồi mẹ xách giỏ đi chợ, về làm đồ ăn để sẵn, giặt thau quần áo, nấu cơm trưa đủ ba món xào canh mặn, còi hụ 12 giờ, đài phát thanh Sài Gòn truyền thanh tuồng cải lương thì cô và chị hai tiếp dọn chén đũa, Ba về dọn cơm ra ăn. Ăn xong cô ba lau bàn rồi xếp lại, chị hai quét nhà xong lo dỗ em ngủ trưa, cha cũng nằm nghỉ, mẹ dọn dẹp rửa chén. Ba thức dậy đi làm, thì quần áo phơi khô đem vô xếp, rồi mẹ nấu bữa ăn chiều cũng ba món canh mặn xào. Làm những việc nhà như thế mà mẹ còn phải thỉnh thoảng ngừng lại vạch áo cho em bú. Mỗi lần em bé  ré lên là mẹ buông hết mọi việc, cho nó ăn sữa liền. Mỗi lần nghe mẹ nói …. Chaaa căng sữa quá là nghe em bé ré lên khóc đòi bú. Làm như có sợi dây vô hình buộc mẹ con với nhau, khi sữa của mẹ căng lên thì con cũng vừa đói, khi con vừa đói thì mẹ có sữa cho con bú liền. Ngộ thiệt.
Hình ảnh mẹ nằm trên võng cho mấy đứa em bú, miệng ca nhỏ nhỏ "bà tư bán hàng có bốn người con….. người con thứ nhứt đã ra chiến trường…….
 là hình ảnh rất đẹp khắc sâu trong lòng cô Ba
Thế nhưng, nhìn cảnh cực khổ nuôi con của mẹ mà từ nhỏ cô Ba đã tự hứa với lòng rằng khi có chồng sẽ không có đông con như mẹ đâu, và nhứt là sẽ không cho con bú, vừa bận bịu vừa hôi sữa. Cô luôn luôn muốn khi lớn lên sẽ trang điểm bận áo dài xách bóp đi làm việc lãnh lương như cô Thu cô Được làm thư ký ở sở cha cô, không thèm làm người nội trợ đâu, mặc dù mẹ cô hay nói "cho con bú sữa mẹ thì con dễ dạy, con thương cha mẹ hơn và cũng đở tốn tiền hơn.
Khi sanh đứa con đầu lòng, vì sanh sớm quá, mới bảy tháng, bác sĩ khuyên cô nên cho con bú dặm thêm sữa mẹ, như vậy nó mới có cơ hội sống sót và khoẻ mạnh vì trong sữa mẹ có nhiều chất miễn dịch, rất có ích cho đứa bé. Nghe nói mà hết hồn, cô đã nghe lời bác sĩ, nhưng cô chỉ nuôi nó bằng sữa mẹ được đúng một tháng rồi ngưng vì coi mòi nó chịu sữa bò hơn. Với lại, cô cũng chẳng mấy gì thích cảnh lúc nào sữa cũng rịn rịn ẩm ướt áo.
Sanh đứa thứ nhì bên Mỹ, cô đã có ý định sanh xong tìm người giữ con rồi tìm việc làm cho nên từ trong nhà thương bác sĩ đã cho cô thuốc cai sữa rồi, vả lại cũng vì sanh thiếu một tháng con cô nhẹ hơn số cân cần phải có nên bác sĩ giữ nó lại nhà thương hai tuần còn cô thì chỉ hai ngày sau đã cho về.
Khi đem con về cô mới biết nó khó nuôi. Sữa uống vô là ọc ra, cứ thế lại hay sình bụng, nằm phải cho nằm sấp nằm ngiêng. Bà nội bảo có lẽ nó giống cha nó, khi xưa bà đã cho con ăn dặm thêm sữa dê. Ôi trời, dê đâu mà có" nếu có cũng rất là mắc.
Cô đã hơi hối hận lúc ấy. Nhưng hối hận cũng đã trễ rồi vì đã cai sữa rồi.
Nhớ lại mới tức cười. Cười ra nước mắt.
Tại sao mình cứ lo bàn, lo tính, nói về sữa con này sữa con kia còn sữa mẹ thì sao" Thì tàn nhẫn cho chảy ngược vào trong!
Tại sao mình không cho con uống chất dinh dưỡng từ mình tuôn ra mà lại xài cái bình vô tình vô cảm ấy" có khi bận việc này việc nọ, hoặc con bú hơi chậm, mẹ lấy cái gối cái khăn chận, để mặc con với cái bình sữa, có khi rớt lên rớt xuống…


Ôiiii nhớ tới mà đau lòng
Nhớ tới càng buồn

Thời ấy người ta cổ động việc nuôi con bằng sữa bò.
Những công ty quảng cáo quá sức hay. Họ nói cho con bú sữa bò với đầy đủ chất dinh dưỡng, đứa bé lớn lên sẽ không mè nheo không đeo mẹ nhiều sẽ có tinh thần tự lập, người mẹ có thể gởi con đi làm việc và nhứt là hai cái "núi non" sẽ không bị chảy xệ
Bao nhiêu là điều tốt đẹp được truyền bá rộng rải khiến cho giới phụ nữ hưởng ứng rất đông, trong số ấy có cô ba.
Cô có biết đâu, cho dù có giữ gìn cách mấy đi nữa, tới tuổi nào đó cộng với trọng lực của trái đất thì "núi non" cao cách gì cũng trở thành hai cái núi sập chè bè chứ nào phải tại cho con bú đâu mà đổ thừa.
Họ tung ra thị trường càng ngày càng nhiều những loại bình sữa.  Loại bằng thủy tinh dễ bể, loại bằng nhựa chắc chắn không bể, nhẹ nhàng và một loại hơi mắc tiền hơn, bình chỉ là một khung tròn bằng nhựa, túi ny lông trùm lên miệng bình, sữa pha đổ vô ràng lại bằng cái núm vú cao su, lấy tay đẩy túi sữa lên cho không khí thoát ra hết mới cho em bú. Loại này khi đứa bé ăn sữa không nuốt hơi vô bụng.
Thế rồi, từ thập niên trước, cô nghe người ta cổ động ồn ào việc trở lại nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt hơn.Tới đây cô Ba nhớ lại một chuyện trong sở làm.
Cô là giám khảo chấm thi thực hành nghề thẩm mỹ. Trong phòng cô hiện diện 8 thí sinh và đem theo 8 người để làm mẫu. Một điều lệ trong phòng là nếu không có gì khẩn cấp hay cần thiết thì mọi người phải giữ yên lặng.
Một hôm trong giờ làm việc, một thí sinh xong việc sớm, ngồi đợi tới đúng giờ mới cùng tất cả mọi người ra khỏi phòng thì người mẫu của thí sinh ấy tới thì thào hỏi cô:
-Tôi nuôi con bằng sữa mẹ và sữa đang căng, trong thời gian chờ đợi này cô cho phép tôi hút sữa ra nhé.
Hơi ngạc nhiên, cô hỏi lại:
-Cho con …. hút sữa…. là sao" bằng cách gì" Xin lỗi tôi chưa hiểu rõ…
Cô người mẫu cười cười, giải thích:
-Là tôi có cái máy đặt vô ngực rồi máy sẽ hút sữa ra, (thấy cô Ba vẫn ngớ ra như còn "bị chậm tiêu") cô tiếp -hút như máy hút bụi vậy đó!
Cô Ba gật gật đầu, cười xòa:
-Ừm. Cứ làm đi
Trong bụng cô nghĩ, -mẹ căng sữa, con đang đói bụng, chaaaa... tội nghiệp quá.
Thế rồi cô nhìn kỷ người mẫu. Nàng còn trẻ lắm, cở hăm mấy thôi, da ngăm ngăm, có lẽ là người Phi luật tân. À, đàn bà Phi như người mình, nuôi con bằng sữa mẹ.
Cô ấy lấy một tấm vải choàng qua vai che phần ngực lại và làm gì đó… cô Ba tiếp tục công việc chấm thi của mình.
Bỗng dưng, có tiếng "xào xào xào… xột xột xột xào xào… ụt ụt..." nổi lên. Thì ra, đó là tiếng động phát ra từ cái máy hút sữa. Úi Trời, cô tự trách, -phải chi lúc nãy cho cô ấy vô phòng đợi thì hay biết mấy, trong phòng đang yên lặng, tiếng động này làm thí sinh còn đang làm bài thi ngừng tay làm việc và quay qua nhìn nhìn cô ấy. Thiệt tình! Thôi lỡ rồi.
Tiếng động ùn ụt xào xào xột xột kéo dài cở…. hơn mười lăm phút.
Ôi cô nhớ ra rồi. Dâu trưởng của cô cũng làm như vậy chắc.
Thì ra, người mẹ đâu cần phải ở nhà, vẫn có thể đi làm được mà. Cứ sáng sớm hút sữa ra để vô bình vô tủ lạnh, khi con đói thì người giữ nó (bà nội bà ngoại bà con hay người giữ trẻ…) sẽ lấy cho nó bú. Gọn gàng giản tiện biết mấy.
Thiệt tình, xứ sở lạ lùng, chuyện nào cũng có thể máy móc hoá được. Thì ra, con dâu trưởng của cô chắc đã dùng cách này vì cô chưa từng thấy nó vạch áo cho con bú như con dâu thứ. 
Á thôi nhớ rồi
Khi đứa cháu nội đầu lòng ra đời, nghe dâu nói "con sẽ cho nó bú sữa mẹ" cô Ba ngạc nhiên và cảm phục hết sức. Thế nhưng, có bao giờ cô thấy nó vạch áo ra cho con bú đâu nà. Một hôm, vô nhà nó mở tủ lạnh ra kiếm trái chanh, thấy lủ khủ ba bốn chai sữa trong tủ, cô hỏi:
-Ủa" tưởng con cho em bú sữa mẹ mà" thì nghe nó giải thích:
-Đó là sữa con hút ra để dành cho nó đó.
Rồi con dâu cô mới lấy "đồ nghề" ra cho cô coi. Đó là cái ống hút để hút sữa mỗi khi căng, cho vô chai rồi cho con bú bằng bình.
Thấy thì thấy, nghe nói thì nghe nói nhưng nó chưa thực hành nên cô không biết khi hút sữa còn có tiếng động kèm theo nữa.
Ạaaaạ... hèn chi, như vậy nó mới tiếp tục đi làm cho đến khi sanh đứa thứ nhì, tiền gởi hai đứa con còn hơn tiền lương lãnh ra cho nên nó nghỉ ở nhà luôn.
Khi thằng con thứ của cô lấy vợ, một ngừơi Mỹ tóc vàng mắt xanh đàng hoàng, khi có con nó cũng cho con bú sữa mẹ. Nhưng, cô này thì không hút sữa ra để trong bình mà là vạch áo ra cho con bú trực tiếp như má cô Ba ngày xưa.
A, aaa… cô lại nhớ thêm chuyện nữa. 
Sữa phụ nữ không chỉ để nuôi con mà thôi đâu.Trong một phim Tàu, gia đình phú hộ, phú ông bịnh hoạn ngồi xe lăn, không ăn uống gì được nữa, người quản gia đã mướn một người đàn bà nghèo mới sanh con đầu long tới để cho lão ông bú sữa của cô. Mỗi ngày, người mẹ không được cho con bú, phải để dành nguồn sữa ấy, tới giờ thì đến để nuôi lão phú ông. Nếu phú ông không nhận đủ sữa thì họ sẽ không trả tiền. Số tiền ấy để nuôi cả gia đình.
Cách rất ngộ, cô và ông cách nhau một cái vách để không nhìn thấy nhau. Họ đụt một cái lỗ tròn vừa đủ cho phần "Cái Bầu Sữa " đang căng của ngừơi đàn bà đẩy vô. Bên kia lão ông ngồi trên xe lăn được gia nhân đưa tới và phú ông trăm tuổi trở thành như đứa trẻ sơ sanh háu đói hút cạn, giọt cuối còn đọng trên cái miệng móm mém.
Ông cụ nhà giàu no hả hê.
Em bé nghèo ở nhà đói khát phải nuốt nước cháo loãng, họa hoằn lắm, được lòng thương hại của dì Hai cô Năm hàng xóm cũng mới sanh con, vạch áo cho "bú thép" sữa thừa sữa cặn.
Người mẹ nghèo cầm đồng tiền của quản gia nhà giàu mà nước mắt quẩn quanh.
Thôi thôi cô Ba lắc đầu, không nghĩ tới chuyện bất công của xả hội nữa, trở lại thực tại.  
Trở lại sự hối hận, càng hối hận cô càng thương con dâu hơn. Thiệt là đáng phục. Thế hệ này, nhứt là đàn bà sanh ra trong một cường quốc như nước Mỹ, biết cách săn sóc và nuôi con giỏi hơn cô Ba rất nhiều.
Cả hai con dâu, người nào cũng làm cô rất khâm phục, bởi vì cả hai người đều làm điều mà cô đã không làm được và sự cắn rứt cứ lẩn quẩn trong đầu. Tùy theo hoàn cảnh và sức khoẻ mà người mẹ có thể nuôi con bằng cách trực tiếp cho bú hay gián tiếp bằng cái bình, miễn sao con được mạnh giỏi là được.
Hồi cô có con, cô có bịnh hoạn hay hoàn cảnh gì, mà không cho con bú" để bây giờ, mỗi lần đứa con trưởng dễ bị nhiễm cảm vì yếu phổi, ho khúc khắc là cô buồn; mỗi lần đứa con thứ uống thuốc trị bao tử là cô buồn; mỗi lần đứa con gái út nhìn xa xăm với đôi mắt buồn thiên thu nhưng chưa từng gần gũi mẹ đủ để tâm sự, là cô buồn.
Những chứng bịnh từ thể xác đến tâm hồn ấy của các con, không ít thì nhiều cũng là do mẹ đã quá ích kỷ.
Với lại, không bao giờ cô biết được cảm giác vừa đau vừa thương, khi con bắt đầu nhú vài răng sữa, ngứa nướu nhai đầu vú mẹ, không bao giờ biết được lòng xót xa khi phải cho con dứt sữa vì nó có răng rồi phải tập ăn cơm, em bé khóc xanh mặt vì quen hơi mẹ quen dòng sữa ấm ngọt ngào từ lòng mẹ chảy ra, mẹ đau lòng nhưng phải cắn  răng vắt sữa bỏ, đói quá con mới chịu ăn cơm.
Gặp đứa lì lợm, đút món gì vô cũng phun phèo phèo, nhứt định không chịu ăn, mẹ phải dùng "khổ nhục kế", thoa dầu cù là hiệu Con Cọp lên đầu vú, dầu này cay lắm, em bé vừa ngậm vú đã khóc thét nhả ra ngay. Vài lần chịu khóc lả ra, đói quá đói, em bé mới chịu dứt sữa.  
Khổ nỗi, bên mình lúc ấy có thuốc ngừa thuốc ngăn gì đâu, hễ vừa dứt sữa thì mẹ lại có thai, rồi cái vòng lẩn quẩn khổ cực lập lại...
Hai đứa con dâu cô Ba, nuôi con bằng sữa mẹ hai cách khác nhau. Dâu trưởng nuôi gián tiếp, vì vậy khi dứt sữa không có gì khó khăn. Dâu thứ thì cho con bú trực tiếp nên dứt như thế này: chế sữa tươi hâm ấm ấm vô bình, nằm kế con, vừa  cho nó bú vừa dỗ dành nói chuyện với nó. Thằng lớn bỏ sữa mẹ êm ru tuy thỉnh thoảng nhớ nhớ, nó thò tay vô áo măng vú mẹ.

Trên đời, chuyện gì cũng có tốt có xấu
Thời gian gần đây, sau vụ thuốc lá làm hại phổi, chính phủ kêu gọi dân chúng ngưng hút thuốc, đến những vụ thuốc men, chữa hết  bịnh này thì sinh ra bịnh khác, không chết vì bịnh này nhưng có thể chết vì bịnh do chính những thuốc men ấy gây ra, chính phủ ra lịnh thu hồi tiêu hủy và các công ty phải ngưng sản xuất rồi đến những khám phá động trời về loại bình sữa bằng nhựa không bể.
Nhóm thuận nhóm nghịch tranh luận với nhau, lấy phần phải cho mình, bên nào cũng có lý lẽ chứng minh cho mình là đúng
Tuy bị thất kiện, một phát ngôn nhân công ty Avent, một trong sáu công ty vừa nói trên đã tuyên bố, chất bisphenol A trong bình nhựa polycarbonate lại được Ban Kiểm Soát Thực Phẩm và Hoá Chất  U.S. Food and Drug Administration (ta thường gọi tắt là FDA) chấp nhận và không cấm xử dụng cho nên không bán trong nước, họ vẫn đưa loại bình sữa ấy qua những quốc gia khác. Họ còn nói thêm, sau những cuộc thử nghiệm với thú vật thì những chất ấy không gây tai hại gì tới người hay vật
Trời đất! sợ độc hại, chính phủ Mỹ không cho trẻ em trong nước xử dụng, nhưng, sức khỏe của những trẻ em ở các quốc gia khác thì sao"""
Bên thắng thế phản đối rằng, loại bình nhựa polycarbonate có đặc tính là không bể, nhưng dùng hóa chất bisphenol A để tráng bên trong thành bình, ngay cả một số lượng rất nhỏ của chất bisphenol A cũng có thể làm hư hại não bộ, hệ thống sinh sản, làm thay đổi những hoạt động của các tuyến các hạch, dẫn tới những chứng bịnh về tim, mập phì và tiểu đường..
Thêm nữa, ngoài cái bình nhựa ra, chất độc hại bisphenol A này còn được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm cho trẻ con khác như: nhiều loại đồ chơi, sách không thấm nước, búp bê nhựa vv…và vv
Ngoài những nguy cơ có hại nói trên, còn nghĩ tới phương diện tinh thần. Nuôi con bằng bầu sữa mẹ coi bộ an toàn hơn, đi đôi với sự gắn bó giữa mẹ con. 
Còn hình ảnh thiêng liêng nào đẹp đẽ cho bằng cảnh người mẹ ngồi cho con bú. Mẹ nhìn con, con nhìn mẹ. Em bé nằm dốc dốc trong lòng, miệng ngậm vú, mặt ngước lên, đôi mắt to trong sáng nhìn mẹ, đôi khi quơ quơ cánh tay bụ bẫm có ngấn có ngấn lên muốn rờ mặt mẹ, thỉnh thoảng đang nút chùn chụt lại nhả vú ra cười toe toét, miệng dính sữa nhểu sữa, có khi nó ư e nói chuyện với mẹ, nó nói chuyện với mẹ bằng ánh mắt bằng miệng cười, ngay cả bằng tiếng khóc nữa.
Nhìn con như thế, có thấy thương muốn chết luôn không"
Và, có ai hiểu con bằng mẹ" hiểu những lời ư e của nó"
Và những đứa bé bú sữa mẹ, sổ sữa, những "bông sữa" hồng hào ẩn dưới làn da non...
Ôi iiii trên đời nầy, cho dù hãng xưởng nào nổi danh nhứt lớn nhứt giàu nhứt thế giới, chế tạo sản xuất ra bất cứ loại bình sữa kiểu cọ sơn vẽ hoa lá cành nào đi nữa, có tạo nên được những bông sữa ấy không" hay đấy vẫn là những cái bình bằng nhựa vô cảm vô tình. 
"Bầu sữa mẹ không cần phải pha, đi tới đâu cũng cho con ăn sữa được và nhứt là không bị hết hạn"
Thiệt là tiện lợi bao nhiêu bề
... và tình mẹ tuôn theo từng giọt sữa vào miệng con, như dòng sông minh mông, như suối nguồn lênh láng...
Cho nên, theo ý tôi, lời lẽ thơ ngây của em Tý em Tèo gì đó trong chuyện vui cười bên trên là rất đúng.
Cái bình sữa thiên nhiên của Mẹ vẫn mãi mãi là Cái Bình Sữa Đẹp Nhứt Thế Giới ạ.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến