Hôm nay,  

Haiti! Haiti!

19/01/201000:00:00(Xem: 861200)

Haiti! Haiti!

Tác giả: Phan
Bài số 2841-1628911- vb311910

Đúng là chuyện bất thuờng, nhưng các tác giả và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ sẽ không la “Mới Phan hôm kia, lại Phan nữa.” Vẫn ông Phan nhà văn   chủ biên báo Trẻ tại Dallas thôi, nhưng đây là chuyện cả nước Mỹ và thế  giới  đều phải lo khẩn cấp.  Trân trọng mời đọc và hưởng ứng.

***
Sáng sớm mở Yahoo, không thể nào bỏ qua thời tiết và tin mới nhất đêm qua. Sáng nay tin xấu hơn thời tiết mưa giầm tuyết nhẹ! Haiti động đất 7 chấm. Search xem có sóng thần không"
Không khó xác định Haiti trên bản đồ thế giới, một quốc gia nhỏ bé trong vùng biển Caribbean, dân số 9 triệu người và là nước nghèo nhất châu Mỹ. Những thông tin sơ khởi làm thảm họa nặng hơn hay lòng người nặng hơn khi đọc tin thiên tai lại thường giáng xuống những nơi đã thừa cơ cực. Thế là tôi đưa Haiti vào bộ nhớ trật giuộc của mình: Phải theo dõi tin tức Haiti thường xuyên, bao nhiêu người thăng thiên, bao nhiêu nhà cửa chôn vùi" Tổng thống Hoa Kỳ có phản ứng kịp thời với thiên tai hay chỉ lo đánh đấm xa đấu đá gần…
Hôm nay là ngày phải làm trang Tin thế Giới, phải search hết các web để lấy tin từ mở mắt, sao không thấy mừng chút nào với tin tức nóng hổi như ly cà phê đầu ngày. Nói gì thì nói, người ta làm sao vui được trên nỗi đau người khác. Ngồi nghĩ hoài, đã ngán những vụ quyên góp từ thiện, năm nay làm mấy vụ rồi, may là thành công còn biết mệt, nhưng không thể thấy người Haiti chết như rạ mà không cứu. Cứu người chết chỉ là một phần nhỏ thôi, cứu người sống mới quan trọng. Người ta bây giờ cứ lao đầu đi kiếm tiền, sau đó là hưởng thụ. Sự hưởng thụ quá đà thành hưởng dương nếu người ta kiếm được nhiều tiền! Nhắc nhở người sống bên cạnh nhà bạn có hàng xóm, trong chỗ làm có đồng nghiệp… Ngoài những người dù muốn hay không bạn cũng phải quan tâm là gia đình, luôn có những người không đòi hỏi, không có quyền đòi hỏi bạn. Nhưng không cấm được họ đặt hy vọng ở bạn, - những người khốn khổ luôn mong chờ chúng ta đừng quên họ, những người vác thập tự cần niềm tin. Trong người Việt hải ngoại, bất luận có đạo hay không, chẳng ai quên tên cha Lý. Điều có lý nhất của người Việt hải ngoại, nhưng chưa có ai tổng hợp được sự nhớ thành áp lực giải thoát ngài. Người tài thiếu đức, người đức thiếu tài, hai người tài đức chê nhau… Lê Thị Công Nhân tết này ăn tết trong tù, có bao nhiêu người biết" Cô bé nào đoạt giải hoa hậu Dallas năm nay, nhiều người săn đón quan tâm hơn cần thiết! Ra công ra sức giúp tụi nhỏ cơ hội hay giúp mình cơ hội" Ơ kìa, người chết chất đống sao toàn nghĩ tới mỹ nhân. Tập trung vào Haiti đi tên nhà báo, hoá ra chả có bà con với dải đất hình cong chữ S. Nhưng hai nỗi khổ khác nhau mà giống, cũng nhà tan cửa nát, người chết và đau khổ như nhau… Thế kỷ toàn cầu hoá thành công bước đầu là khổ đều trên khắp các châu lục.
Tin tức về động đất tại Haiti nhanh chóng chiếm lĩnh trang nhất mọi tờ báo, tin hàng đầu trên các phương tiện truyền thông trong những ngày tiếp nối. Cảm ơn Tổng thổng sau một năm nhậm chức, công dân hạng hai tôi thấy ông giỏi kỳ này, phản ứng nhanh, tiếp cứu lẹ. Trong cuốn sách dở thể nào cũng có câu văn hay. Thì ra vinh-nhục nước Mỹ đã có trong tâm khảm người công dân hạng hai này! Mỹ hoá nhưng chưa tha hoá, nghe Tổng thống nói, " Nước Mỹ sẽ làm cuộc cứu trợ lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ để cứu Haiti trên tinh thần nhân đạo thuần túy." Lời nói quý hơn trăm triệu đô la đợt đầu gởi tới Haiti nhiều lần vì nó an ủi được khổ đau tinh thần người dân Haiti. Thực phẩm, nước uống và thuốc men chỉ giải quyết được cái bao tử đôi ngày. Nhưng các nước trên thế giới cũng đang hướng về Haiti bằng hết khả năng sở tại, bằng chứng cho những ai hoài nghi về lòng nhân đạo trên hành tinh này đã chết! Loài người chưa bỏ nhau trong thiên tai, mới chỉ bỏ bom, ôm bom chơi nhau vì thiên tư. (Hình như có nỗi nhục dân tộc, mối thù nước Mỹ len lỏi trong tim. Trận bão Katrina đánh vào New Orleans, các nước cử người đến giúp Mỹ trong lời cảm ơn sâu sắc của tổng thống W. Bush. Nhưng ông từ chối phái đoàn Hà Nội vì sợ họ trốn ở lại Hoa Kỳ hay sao vậy kìa" Nhục lắm chứ, máu đỏ da vàng không nhục sao được, có quốc tịch Mỹ là để khè mấy thằng Mễ lậu, chứ mình là người Việt, không tin đi xét nghiệm, trong máu có nước mắm! Không biết lần này Hà Nội có cử người đi giúp Haiti, hay chỉ thấy người sang bắt quàng làm họ!)
Tin tiếp lại chiến tranh. Một ngày trái đất hết chiến tranh, người ta nấu súng đạn ra đúc nạng hoà bình. Hoà bình khập khiễng trên cây nạng, nên chiến tranh không bao giờ hết. Nhưng chiến tranh có thể xảy ra để phân chia lại quyền lực trên thế giới. Chỉ có lòng nhân đạo chan hoà khắp năm châu như nước đại dương, chiến tranh không chia lại được nước biển cho quốc gia này nhiều hơn quốc gia kia. Lòng nhân đạo san sẻ được nỗi buồn, niềm vui, hy vọng không phân biệt màu da, giới tính. Phải hướng về Haiti khi thiệt hại vật chất ở Haiti là 50%. Thiệt hại nhân mạng mới đáng kể thì không thống kê được. Con số 45 ngàn người mới chỉ là sơ kết đợt 1. Chúa ơi,
Một ngày mới trong công việc bắt đầu bằng sự kiện Haiti. Những cú điện thoại của độc giả thân hữu đã gọi vào toà soạn, toàn những cụ già bên Trung tâm sinh hoạt cao niên, Hội cao niên… người gọi trẻ dần độ tuổi xuống tới mấy cô thợ nail, thợ tóc nhanh nhạy tay chân trong công việc và cả trong công tác từ thiện. Người bình dân bình dân cả tấm lòng, thấy ai đói rách thì thương… mười người không biết mấy người biết được Haiti ở đâu, chỉ nghe radio, đọc báo thấy tội nghiệp quá thì giúp, mà cũng chả biết giúp cách nào, gởi đi đâu!
   Chuyện rôm rả của những nhân viên trong toà soạn về thời sự thương tâm. Cô layuot quan hoài tin tức, màn hình Indesign là màn hình kiếm tiền; màn hình Google search là màn hình chi tiền. Mọi hôm search thời trang, ở đâu đang big sale… Hôm nay search tin tức Haiti vì hiếu kỳ, không ngờ động tâm rung rinh 7 chấm. "Trời ơi! Cái nước này nghèo quá mà còn động đất. Em mà làm tổng thống Mỹ, em kêu gọi các nước trên thế giới, chia nhau mỗi nước mấy trăm ngàn người dân Haiti, nước họ có 9 triệu dân hà. Chết chuyến này còn có tám triệu mấy, các nước chia nhau cho họ đi định cư, giải tán cái nước nhỏ xíu, nghèo, mà còn động đất lia chia này đi cho rồi! Tội nghiệp quá!"
Đúng là một phát biểu phi dân tộc tính. Dân tộc nào không có tự hào dân tộc, nghèo đói, thiên tai gì thì cũng là quê hương mình. Nói theo cô này thì tất cả người miền Trung Việt Nam đã bỏ xứ ra đi từ thời nam tiến. Ai mà ở làm chi dải đất chưa cất lại xong căn nhà bị bão năm trước xoá sổ thì bão năm sau đã tới! Cây có cội, nước có nguồn, người di dân chưa hết một đời đã mất khái niệm chôn nhau cắt rốn… mà đâu phải layout nghĩ sao nói vậy người ơi! Có người còn cao kiến hơn, "Đúng đó, tui thấy Mỹ nên giải quyết như vậy. Sau đó, lấy Haiti làm căn cứ quân sự, khống chế vùng biển Caribbean là tuyệt chiêu. Không ngờ con nhỏ layout này biết tính." Không ngờ.


Chuyện Haiti chưa dứt đã tới giờ cơm. Cô bé làm web còn đang đi học, đã search được hàng chục website nhận cứu trợ. Muốn kêu gọi, phổ biến, nhưng vai con cháu trong toà soạn nên chỉ đắn đo. Sau bữa trưa, cánh đàn ông tràn ra công viên ghế mục. Thời sự hôm nay trong giờ cà phê làm sao tránh khỏi sự kiện Haiti. Oâng họa sĩ siêng đọc báo loan tin chắc như nét vẽ. "Cái lo ngại là Haiti không có phương tiện cấp cứu người bị thương, chôn cất người đã chết, sẽ dễ phát sinh dịch bệnh. Vấn đề lương thực, nước uống, chỗ ở, điều kiện vệ sinh cho người mất nhà… Những khó khăn ngập mặt sẽ dẫn tới dịch bệnh, cầu cho Mỹ ra tay và châu Aâu hưởng ứng mạnh, nhanh, mới giải quyết được."
Anh Design trẻ trầm ngâm với ly cà phê sáng, còn ba tuần nữa về Việt Nam ăn tết, anh mong từng ngày được về với dư hương ngày cũ. Sài Gòn chiếm trọn trái tim anh. Haiti chỉ là chuyện phiếm của những người uống cà phê. Trái đất vốn dĩ là tác phẩm cạnh tranh với phụ nữ - ai là tuyện phẩm của tạo hoá nên hai bên thi nhau sửa sắc đẹp. Có gì đâu mà ồn.
Anh thợ chụp hình cầm ly cà phê băn khoăn, khoe. "Ngày mai, ngày mai có ba mươi người đẹp đến studio mình chụp hình, tui không biết tính làm sao"" Biết tính làm sao cho người này nhúc nhích com tim trước nỗi đau người khác! Aùi mỹ, yêu nghề, không có gì xấu. Nhưng yêu nghề, ái mỹ chưa đủ làm người.
Oâng dịch sĩ hớp hớp cà phê, rít hơi thuốc lá, khà… "Tối hôn qua, tui coi TV với con Út nhà tui. Nó sợ quá nên nhảy vô lòng tui ngồi. Tui giải thích cho nó nghe về động đất, nguyên do, hậu quả… nó khóc ngọt. Tui hỏi sao khóc" Nó nói, chừng nào động đất tới đây!" Cũng là cái lo trẻ thơ, nhưng cái lo người lớn có ngộ mà không phải là không có lý! Oâng dịch nói tiếp, "Kỳ Sumatra vậy mà đỡ, nhờ sóngthần cuốn xuống biển một mớ, cũng đỡ cho công tác dọn dẹp. Tui sợ Haiti không có sóng thần nên chết nhiêu còn nhiêu, nay đã có xác trương sình…"
   Ông nhà thơ ở cạnh nhà thờ/ nhà thơ tắt thở nhà thờ rung chuông… chắc chắn rảnh vì ăn cơm tháng toà báo. Huyên thuyên về Haiti. Sự hiểu biết kịp thời không làm cho nhà thơ lớn hơn vì mọi người rút lui không chào hỏi. Có lẽ người nghe chờ một câu thơ chia buồn với Haiti hơn kiến thức một nhà thơ. Thơ đâu cần kiến thức vì thơ là tiếng lòng người nhạy cảm với đau khổ thế nhân…
Buổi làm việc bắt đầu sau bữa cơm trưa. Cô bé làm web trên lầu bắn xuống message hàng tá địa chỉ quyên góp cứu trợ Haiti. Cái cuối cùng, nói lên tấm lòng giới trẻ, "Con nghĩ có phổ biến bao nhiêu địa chỉ quyên góp trên báo, trên web thì cũng nhiều độc giả muốn giúp mà không biết xài computer. Theo con, báo Trẻ đứng ra nhận hết những quyên góp, mình cập nhật theo từng số báo, tổng kết và gởi đi một lần. Mình cực nhưng Haiti được nhiều…" Hình như người càng trẻ càng minh mẫn, người học trường Mỹ thường cụ thể vấn đề hơn dân học trường Việt bên Sài Gòn, cứ nói luyên thuyên mà chẳng rút ra được gì! Nhớ chú nhỏ mười tuổi ban sáng, ngồi im ru trên đường đi học. Không có "wow" với con bò, con ngựa ở những nông trại bên đường như mọi ngày. Một ngày trọng đại trong đời chỉ xài tiền cắc cho những bữa ăn trưa trong trường. Hôm nay chú chính thức thông báo cùng cha mẹ, "Con xin được lấy 10 đồng từ ống heo của con để cứu trợ động đất Haiti. Cô nói mấy đồng cũng được nhưng con muốn đóng 10 đồng." Không biết có người lớn nào làm từ thiện cũng tính toán, đăm chiêu như chú bé này để ra cái quyết định hiến cho từ thiện một nửa gia tài của mình. 10 tuổi, có hai chục dám cho 10 đồng. Rồi hai mươi tuổi, có hai chục chỉ cho 5 đồng. Ba mươi tuổi, có hai chục, không đủ xài. Xin lỗi… Người ta lọt lòng mẹ có khối óc và con tim bằng nhau. Theo thời gian, khối óc lớn lên bao nhiêu thì trái tim nhỏ lại cũng bấy nhiêu. Hình như đây là một định luật cần kiểm chứng với mỗi người.
Xin lỗi, tôi cũng lớn lên ở Sài Gòn, đi học trường Việt Nam nên luyên thuyên hoài mà chẳng tới đâu. Thôi để tôi viết lá thơ kêu gọi cứu trợ động đất Haiti. Khoan đã, có ông nhà thơ khác, không ở cạnh nhà thờ, phang cho cái message, "Chừng nào phát động cứu trợ Haiti, tui mở hàng, năm chục đô la." Cảm ơn nhà thơ không phiền nhà thờ rung chuông. Tôi viết...
Thư kêu gọi cứu trợ nạn nhân động đất Haiti
Theo tin tức trên khắp các phương tiện truyền thông trên thế giới, mọi người đều biết về vụ động đất kinh hoàng đã xảy ra tại đất nước nhỏ bé và nghèo nhất châu Mỹ, có tên gọi Haiti. Nước Haiti là một đảo quốc nằm trong khu vực vùng biển Caribbean, với 9 triệu dân mà số người xấu số đếm được sau cơn động đất 7.0 đã lên tới 50,000 người. Hội Hồng Thập Tự quốc tế chưa biết được con số chính xác về thiệt hại nhân mạng là bao nhiêu vì không thể dọn dẹp sự đổ nát trong thời gian ngắn.
   Tổng thống Hoa Kỳ Barrac Obama đã nhanh chóng gởi quân đội, huy động những chiến hạm của Hoa Kỳ trong vùng biển Caribbean, tàu bệnh viện của hải quân Hoa Kỳ tiếp cứu người dân đảo quốc Haiti. Tổng thống cũng đã nhanh chóng chi ra 100 triệu đô la cứu trợ đợt đầu cho những người không may Haiti.
Chúng ta càng tự hào với quê hương thứ hai này của mình khi Tổng thống đương nhiệm Barrac Obama đã đích thân mời hai Cựu tổng thống W.Bush và Bill Clinton cùng tiếp tay làm từ thiện, hướng về Haiti với lòng nhân đạo thuần tuý. Ba vị tổng thống Hoa Kỳ đã tạm quên những bất đồng quan điểm với nhau trong chính trường để dốc hết tâm sức vào công cuộc cứu trợ nhân đạo.
Một việc làm chỉ có ở xứ sở văn minh nhất và nhân đạo nhất, đã thúc đẩy được toàn thế giới tiếp tay cứu trợ những người dân Haiti nghèo khổ lại còn thiên tai.
Trong những ngày đầu năm tây xa xứ, cuối năm ta không về. Nhóm thực hiện Trẻ chúng tôi đã bàn luận nhiều về sự may mắn của người Việt tỵ nạn chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ. Càng thấy mình may mắn, càng thấy sự khổ đau của người dân nước nghèo Haiti trước thiên tai. Chúng ta có thể giàu, đủ ăn, hoặc khó khăn chút đỉnh trong thời kinh tế suy thoái. Nhưng không đau lòng đến nỗi không có manh chiếu để chôn người thân đã qua đời vì thiên tai.
Trước nỗi đau tận cùng của đồng loại, truyền thống "thương người như thể thương thân" trong Gia Huấn Ca - Việt Nam. Nhóm thực hiện Trẻ chúng tôi đã cân nhắc đưa lên báo Trẻ nhiều địa chỉ đóng góp cứu trợ. Nhưng đồng thời độc giả gọi vô toà soạn với yêu cầu báo Trẻ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm quyên góp và gởi đi địa chỉ nào đáng tin cậy nhất là sự giúp đỡ, chia sẻ của người Việt Nam đến được tận tay người Haiti tội nghiệp.
Nay, nhóm thực hiện Trẻ chúng tôi quyết định: Xin được thay mặt những đồng hương hảo tâm. Chúng tôi xin nhận chi phiếu của tất cả đồng hương đã tin tưởng chúng tôi gởi về toà soạn Trẻ từ khi ra thông báo đến hết ngày 13 tháng 02 năm 2010 (nhằm ngày 30 Tết Việt Nam). Quý vị nào ủng hộ hiện kim, xin ghé lại toà soạn Trẻ để ghi tên vào danh sách. Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách đồng hương hảo tâm theo từng số báo và tổng kết trong số báo Tết của Trẻ. Số báo ra Giêng sẽ đăng chứng nhận chúng tôi đã gởi số tiền tổng kết được đến cơ quan từ thiện nào của chính phủ Hoa Kỳ.
Kính mong được sự hưởng ứng của độc giả và đồng hương Việt Nam trước tai họa thiên nhiên dáng xuống đồng loại của chúng ta.
Trước thềm năm mới, Nhóm thực hiện Trẻ xin được kính chúc qúy độc giả, quý đồng hương một năm mới an lành và phước hạnh.
Kính chào
Nhóm thực hiện Trẻ
"Tất cả mọi chi phiếu xin gởi về Địa chỉ của chúng tôi là:
Trẻ Magazine
3202 N. Shiloh Rd
Garland TX 75040
" Xin ghi trên chi phiếu là: Cứu trợ Haiti
" Những chi phiếu toà soạn nhận được sau ngày 13 tháng 02 năm 2010. Xin phép cho chúng tôi được gởi trả về người gởi khi đã tổng kết và gởi đi cho Hội từ thiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,078,596
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.