Hôm nay,  

Quà... Hỏi...quà...

31/12/200900:00:00(Xem: 256757)

Quà... Hỏi...Quà...

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2827-1628897- vb5123109

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Bài mới của tác giả la chuyện “Đố Vui Có Quà” không chỉ dành cho các em nhỏ mà dành cho cả các cụ.

***

Thật sự mà nói hầu như tất cả những ngày lễ lớn tại Hoa Kỳ đều được các cửa tiệm thương vụ lớn nhỏ quảng cáo đủ mọi cách để khuyến dụ khách hàng mua sắm một cách tối đa.  Các cơ quan truyền thông từ radio, tivi, báo chí cho đến các trang mạng đều cập nhật hóa thông tin mỗi ngày hoặc có khi hàng phút hàng giây.  Lễ Giáng sinh năm nay cũng không ngoài thông lệ đó nhưng đối với đứa cháu của tôi quả là một Giáng Sinh khác thường.
Qua bạn bè chúng tôi được biết Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Viêt (V.A.A.F.A.) của miền Nam California có liên lạc với một vài cơ quan vùng San Jose nhằm mục đích muốn phát một số đồ chơi cho các trẻ em thuộc gia đình lợi tức thấp.  Mọi người cứ nghĩ cho quà rất dễ dàng nhưng thực ra không phải là vậy.  Để có được quà, chương trình "Toys for Tots" đòi hỏi cần có danh sách các em gồm tên, tuổi, trai, hay gái. 
Chương trình những tưởng không thưc hiện được vì chỉ có một ngày rưỡi để lấy danh sách các em.  Với sự tận lực của các cô giáo trường Head Start và một số thiện nguyện viên Mỹ Việt, danh sách các em lên đến khoảng 850 em.  Ai nấy cũng giật mình vì nghĩ chỉ khoảng vài trăm em ghi danh, nào ngờ con số này quá lớn, không biết có đủ đồ chơi cho các em không.  Anh lính đại diện cho hội VAAFA của miền Nam thường xuyên liên lạc với hội viên cũng như chương trình "Toys for Tots" của miền Bắc San Jose để biết tình trạng "Quà" có đủ số lượng như yêu cầu không.  Câu trả lời cho anh là không chắc chắn vì số lượng "Quà" do các bảo trợ viên tặng năm nay rất ít so với số lượng "Quà" mà các hội đoàn đủ mọi sắc tộc mong được nhận. 
Để khỏi làm các em thất vọng cũng như để giữ lời hứa tặng quà, hội VAAFA đã phải đặt mua gấp cả mấy trăm món quà để phát cho các em vào tuần sau.  Trong khi đó các thiện nguyện viên San Jose cũng ráo riết đi kiếm thêm quà cho các em.  Nhờ chương trình "Gift of Reading" họ xin được một số sách mới đáng kể.
Với ảnh hưởng kinh tế suy thoái, các thiện nguyện viên cũng phải uyển chuyển trong việc phát quà.  Hội VAAFA muốn phát quà cho các em ngay tại Grand Century Mall ở đường Story Road được coi như trung tâm San Jose cho mọi người tiện việc đi lại.  Nhưng một số gia đình Mỹ, Mễ, Việt không có phương tiện xe cộ nên việc phát quà được chia làm ba nơi.  Hai nơi kia là trường học Mỹ mạn Bắc San Jose, và cơ quan VIVO.
Hôm phát quà ở Grand Century Mall ngày thứ bẩy 19/12 tôi bận việc không đi được nên tôi dẫn đứa cháu đi ngày thứ tư 23/12 tại cơ quan VIVO.  Chương trình phát quà tại đây dành cho con em dưới 14 tuổi của những học viên lớp huấn nghệ computer hoặc các cháu của các cụ cao niên đang học lớp thi quốc tịch và lớp ESL. 
Khoảng 9:30 sáng, sau phần phát biểu của ông Giám đốc VIVO và anh Trung sĩ trẻ Trần Hiền, đại diện cho hội VAAFA, có đôi lời mừng Giáng Sinh tới mọi người, một ông già Noel mặc trang phục đỏ với túi quà đầy ắp trên vai đã chính thức mời các em theo ông vào phòng kế bên lấy quà.  Để việc phát quà được phân phối một cách trật tự, cô Cathy làm MC đảm nhiệm việc giúp vui cho các cụ, học viên, và con nít ở phía ngoài.  Trong khi đó cứ 10 em nhỏ sẽ tuần tự vào một phòng phía trong lấy quà và chụp hình với ông già Noel. 


Tôi và khoảng 5 người khác ở phòng trong giúp đưa quà cho các em nên không biết tình hình bên ngoài như thế nào.  Chỉ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng vỗ tay và tiếng cười ầm từ bên ngoài vọng vào.  Sau khi phát ra trên hai trăm món quà mọi người mệt phờ cả người, vì cứ phải hỏi từng em một bao nhiêu tuổi và trình độ Anh văn có khá không để đưa sách cho đúng - chẳng hạn như lớn tuổi mà tiếng Anh bập bẹ thì lấy sách nhiều hình, còn nhỏ tuổi mà đọc khá thì lấy sách có nhiều chữ ít hình v.v.
Khi phát quà xong chúng tôi ra ngoài cũng vừa lúc cô Cathy phát vài món quà cuối cùng cho các cụ.  Tôi thấy gần như mọi người lớn bé trên tay đều có món quà chi đó trước khi ra về.  Cô Cathy nói may mà mục phát quà cho các em đã chấm dứt vì thật sự cô không còn biết phải hỏi gì cho mục "Đố Vui Lấy Quà".
Mặc dầu cô Cathy đã bật mí cho tôi trước chương trình rằng cô sẽ hỏi các cụ và các học viên những câu hỏi bằng tiếng Anh mà họ đã học trong lớp thi quốc tịch, ESL, và lớp computer, tôi cứ nghĩ rằng mục "Đố Vui" này làm sao có thể hấp dẫn và giúp vui cho mọi lứa tuổi trong suốt gần hai tiếng đồng hồ.  Cao lắm nửa tiếng là quà sẽ hết và chương trình sẽ đổi lại thành "Đố Vui Để Học".
Vậy mà tôi đã lầm to.  Buổi chiều về nhà tôi được cô bạn (vì bận việc nhà không tham dự được nên chỉ chở hai đứa con trai khoảng 10, 12 tuổi tới nơi và đón con khi xong) nói rằng hai đứa con của chị rất vui đã tham dự chương trình và nhất là được nghe những câu trả lời ngộ nghĩnh bằng tiếng Mỹ của các học viên lớn tuổi.  Họ trả lời cũng ngập ngừng và đôi khi ngây ngô như khi các em đi học tiếng Việt cuối tuần.  Hèn chi mà đứa cháu nhỏ của tôi khi chở nó về nhà nó cũng bảo là chưa bao giờ nó thấy chương trình ngộ như vậy. 
Tôi hỏi thêm chi tiết và được cháu cho biết đại khái như sau: đa số các cụ đều thuộc lòng lịch sử Hoa Kỳ, gần như ¾ gian phòng đều giơ tay, còn lại ¼ chắc là học viên lớp khác; các cụ luôn luôn trả lời nguyên câu cho mọi câu hỏi; hầu hết đều có trở ngại khi phát âm tiếng Mỹ và không nhớ cách đánh vần ra sao, khiến các cháu nhỏ phải kề tai nhắc giùm.

Hỏi:  California có bao nhiêu thượng nghị sĩ"
Đáp:  Nước Mỹ có 100 thượng nghị sĩ.
Hỏi:  Không phải nước Mỹ mà là tiểu bang California có bao nhiêu thượng nghị sĩ"
Đáp:  À, California có 2 thượng nghị sĩ.
Hỏi:  Ai là Phó Tổng Thống nước Mỹ"
Đáp:  Phó Tổng Thống nước Mỹ là ông Châu ... Châu Bái Đần.
Hỏi:  Santa Claus đánh vần như thế nào"
Đáp:  Sen-ta-cờ-lo đánh vần là S A N T A  C L A W.
Hỏi:  Hãy kể tên mấy loại search engines"
Đáp:  Tên của sơ-én-chìn là Gú Gồ, Da Hươu...
Hỏi:  Khi một máy điện toán này nối với một, hai hay nhiều máy điện toán khác thì gọi là gì"
Đáp:  Tôi biết cách làm.  Cô cắm một sợi dây từ máy điện toán này vào máy điện toán kế ...
Hỏi:  Câu hỏi không hỏi cách làm sao để nối hai máy mà hỏi là chữ đó gọi là gì"
Đáp:  Tôi không nhớ, tôi chỉ biết cách làm thôi...
Quả thật chương trình phát quà cho trẻ em và đố vui cho người lớn ngày 23/12 vừa qua đã làm một gạch nối cho hai, ba thế hệ Việt Nam thông cảm nhau hơn qua những tràng cười vui nhộn.  Đặc biệt hơn hết là các em nhỏ nhận thức rằng cha mẹ, ông bà cũng có nỗi khổ riêng khi học một ngoại ngữ y như khi các em bị bắt buộc học tiếng Việt tại hải ngoại vậy.
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến